• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4 Cơ sở thực tiễn

1.4.1 Đặc điểm nhận diện thương hiệu tại Việt Nam

Một số doanh nghiệp kinh doanh vẫn không chịu đăng ký ở các thị trường có khả năng tiêu tụ được sản phẩm của doanh nghiệp. Họ cho rằng không cần đăng ký thương hiệu thì sản phẩm của họ vẫn tiêu thụ được, đăng ký thương hiệu thêm tốn kém mà lúc đó sản phẩm lại không tiêu thụ được thì phí, nói chung là họ vẫn kém về mặt pháp luật, chỉ quan tâm đến đầu ra, làm cho các sản phẩm thiếu khả năng cạnh tranh trên các thị trường lớn, chỉ bó hẹp tại thị trường địa phương. Tệ hơn nữa các doanh nghiệp còn làm nhái hoặc ăn cắp nhãn hiệu của các doanh nghiệp lớn trong ngành,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp còn không quan trọng chỉ chú trọng về sản phẩm kinh doanh và tiềm kiếm khách hàng mới, dẫn tới khách hàng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nhưng không định hìnhđược doanh nghiệp là ai, dễ bị ăn cắp sản phẩm và làm nhái thương hiệu.Ví dụ có rất nhiều doanh nghiệp không để ý tới thương hiệu của mình trong lòng khách hàng mà chỉ quan tâm tới sản phẩm của mình bán hàng được nhiều hay không.

Rất nhiều doanh nghiệp ở nước ta chưa ý thức được rằng cần phải coi việc xây dựng, quảng bá, xúc tiến thương hiệu là một chiến lược lâu dàu và phải đặt nó ngang tầm với các chiến lước kinh doanh khác của doanh nghiệp. Họ cho rằng cứ sản xuất tốt là có thể bán được nhiều nhưngnhìn chung khi sản phẩm được đưa ra thị trường thì bị các nhãn hiệu khác nhanh chân đăng ký thương hiệu làm họ mất đi rất nhiều lượi thế cạch tranh.

Có rất nhiều dẫn chứng về việc thương hiệu sản phẩm của Việt Nam khi ra thị trường quốc tế bị đánh cắp mất thương hiệu của mình, ví dụ trường hợp của cà phê Trung Nguyên bị một công ty Trung Quốc đăng ký trước tên thương hiệu khi muốn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài, đây là một bài học đắt giá ngoài ra thương hiệu nước nắm nhĩ Phú Quốc cũng bị một doanh nghiệp sản xuất của Thái Lan đăng ký thương hiệu tên sản phẩm của mình và từ đó sản phẩm này bị kiện tại phải rút toàn bộ sản phẩm nước mắm của mình khỏi nước TháiLan.

Chính vì thế nhìn chung thị trường Việt Nam vẫn còn khá non trẻ trong việc bảo vệ thương hiệu và doanh nghiệp vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nhận diện thương hiệu, muốn kinh doanh thành công trên thị trường thì cần các công ty cung cấp dịch vụ phải phát huy được thế mạnh của mình và tìm ra những vấn đề còn tồn đọng tại các doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp khắc phục. Mọi doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh đều phải định hướng cho mình mục tiêu kinh doanh và xác định rõ những chiến lước kinh doanh cụ thể.

1.4.2 Đặc điểm nhận diện thương hiệu tại thành phố Huế nói riêng và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mục tiêu đề ra là hình thành và phát triển các thương hiệu đặc sản của tỉnh có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa ổn định chất lượng nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế và phát triển sâu vào các lĩnh vực nhất định như du lịch-dịch vụ, góp phần nâng cao bản sắc và văn hóa của Huế. Quản lý và phát triển quyền sỡ hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, các chỉ dẫn địa lý và các đặc sản của tỉnh.

Nhiệm vụ đặt ra là xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận từ 3-4 sản phẩm cho từng doanh nghiệp.

Xây dưng các nhãn hiệu mang đậm tính Huế như sản phẩm bột ném hương vị Bún bò Huế, mè xững Huế, Cơm vua Huế, Ruốc Huế,…

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đẩy mạnh công tác phát triển thương hiệu ra tầm quốc tế, tổ chức các cuộc thi mang tính đặc trưng của Huế như cuộc thi Thanh Trà Huế quy mô toàn tỉnh nhằm thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng thông qua việc áp dụng sáng chế các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Sở công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan triển khai kế hoạch này, tổng hợp số liệu định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện tổ chức tổng kết việc thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản tỉnh.

Cho thấy tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Thành Phố Huế nói chung đã tập trung vào việc phát triển định vị và nhận diện thương hiệu sản phẩm tại địa phương, đặc sắc hơn có các câu lạc bộ được thành lập để hỗ trợ trong việc kết nối các thương hiệu lại tạo thành một nhóm thương hiệu tập trung như CLB Hội Doanh Nghiệp Trẻ Thừa Thiên Huế. Hội doanh nhânThừa Thiên Huế,….

Tại Thừa Thiên Huế theo thống kê có hơn 6800 doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng bình quân 15%/năm.Nhận thấy được tìm năng to lớn của thị trường dịch vụ bộ nhận diện thương hiệu trên địa bàn Thừa Thiên Huế, tại Huế đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp chọn cung cấp dịch vụ nhận diện thương hiệu hơn, trong đó có một số doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty cổ phần

Trường Đại học Kinh tế Huế

truyền thông Eagle, Công ty TNHH Thương Hiệu và Đồng Phục Lion, …. Hiện nay có nhiều Công ty đang có xu hướng tập trung vào mảng thiết kế thương hiệu này, họ đang đẩy mạnh thăm dò thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nâng cao năng lực của công ty và đặc biệt trên địa bàn Thành Phố Huế kể từ đầu năm đến nay có khá nhiều doanh nghiệp thành lập tập trung vào mảng cung cấp các dịch vụ nhận diện thương hiệu, ngoài các tên tuổi đã có mặt lâu trên địa bàn thì các doanh nghiệp mới mở cũng đang hình thành nênđược giá trị thương hiệu cho riêng mình bằng các sản phẩm mang tính độc đáo và hết sức hấp dẫn đối với khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh cho địa bàn Thành Phố Huế và các huyện lân cận, chưa hết các Công ty cònđang đẩy mạnh thị trường ra khỏi địa bàn Thừa Thiên Huế bằng cách xây dựng hoặc liên kết với các Công ty ngoài tỉnh để mở rộng thị trường kinh doanh, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới cho mình. Các công ty này ngày càng có nhiều khách hàng hơn trong dịch vụ bộ nhận diện thương hiệu, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng trong địa bàn Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG

ĐẠI BÀNG