• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh của

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh của các

1.3.1 Thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh của

1.3 Thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạt động kinh

giao dịch qua di động tăng trưởng đến 238% (số liệu được trích từ báo cáo của Cục Thương mại điện tửvà Kinh tếsố- BộCông Thương).

Trên thếgiới, số lượng dịch vụthanh toán di động đã tăng lên và cung cấp nhiều chức năng hơn. Ở các nước đang phát triển, các dịch vụ thanh toán di động là một công cụquan trọng cho hoạt động giao dịch, đặc biệt là các dòng tiền xuyên biên giới như kiều hối. Ở các nền kinh tế phát triển, thế hệtrẻcó khả năng áp dụng và ưa thích sửdụng các dịch vụmới chiếm tỷlệ cao và có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.

Lợi ích của thanh toándi động là người dùng có thểsửdụng thiết bị di động để thực hiện việc thanh toán mua bán hàng hóa bất cứ lúc nào, ở đâu bảo mật, tiện lợi, hoạt động đơn giản, dịch vụ cá nhân, đa chức năng, chi phí thấp, phạm vi rộng, không bị ràng buộc vềthời gian, không gian và các ưu điểm khác.

Thanh toán di động có thể được sửdụng trong nhiều chương trình như thanh toán vé máy bay, phí vận chuyển, thậm chí thanh toán nội dung số như nhạc, biểu trưng trò chơi hoặc tin tức... Việc thanh toán cho hàng hóa thực tế cũng có thể được thực hiện tại các máy bán vé và máy bán hàng tự động cũng như các điểm bán hàng có người bán.

Trên thế giới hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thanh toán di động, tuy nhiên, có thể được chia thành 2 loại gồm: Thanh toán từxa và thanh toán tiệm cận. Hai loại hình dịch vụ thanh toán di động này bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh khác nhau của thị trường, công nghệ, mô hình kinh doanh, phương pháp thanh toán giữa người tiêu dùng vàngười bán (Goeke & Pousttchi, 2010).

 Thanh toán từxa

Thanh toán từxa (cònđược gọi là thanh toán trực tuyến) là việc người thanh toán không trực tiếp tương tác với hệ thống bán hàng của người bán. Các giao dịch được thực hiện thông qua mạng viễn thông như: 3G, 4G, internet hoặc GSM...

Hầu hết các công nghệhỗtrợ thanh toán từ xa bao gồm dữliệu dịch vụbổsung không có cấu trúc, dịch vụtin nhắn ngắn, mạch tích hợp chung được kết hợp, đáp ứng bằng giọng nói tương đối và giao thứcứng dụng không dây.

Việc thanh toán từ xa được thực hiện thông qua trình duyệt web di động hoặc phần mềm

Trường Đại học Kinh tế Huế

ứng dụng khi điện thoại di động được sửdụng làm thiết bị để tự động lưu

Hiện nay, chuyển tiền hoặc gửi tiền cho một cá nhân hoặc quốc gia khác là một thị trường khổng lồ cho thanh toán từ xa, đặc biệt làở các nước đang phát triển như:

Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Mexico (Mobey Forum, 2011). Ngoài ra, thanh toán từxa thông qua cácứng dụng phần mềm hoặc trình duyệt di động thường được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Hiện tại, khu vực thanh toán di động phát triển nhanh nhất là mua cácứng dụng, âm nhạc và trò chơi.

 Thanh toán tiệm cận

Thanh toán tiệm cận là giao dịch tương tác trực tiếp với các điểm bán hàng hoặc thiết bị POS di động của người bán mà người tiêu dùng sử dụng để thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua thanh toán không tiếp xúc. Thanh toán tiệm cận có thểsửdụng ở 2 địa điểm (cửa hàng và máy bán hàng tự động). Thanh toán tiệm cận có thểdựa vào cơ sởhạtầng thanh toán của ngành Tài chính bằng cách người bán có thể sử dụng công nghệ và mã vạch của công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn (NFC) để đạt được thanh toán không tiếp xúc (Shen & Yazdanifard, 2015).

NFC là một thiết bị đầu cuối thanh toán tương thích và chuyên dụng thường được người bán sử dụng để nhận thanh toán từ người tiêu dùng và người tiêu dùng chỉ cần di chuột hoặc chạm NFC. Các thiết bị di động tương thích trên đầu đọc NFC sẽ đọc các thông tin trên thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc điện thoại của người thanh toán để hoàn thành việc thanh toán mà người thanh toán không cần ký tên hay nhập mã pin trong giao dịch.

Hiện nay, thanh toán di động đang là xu thế chung của việc thanh toán trên toàn cầu. Với sự phát triển nhanh chóng của điện thoại di động, thanh toán di động có khả năng thay đổi mô hình giao dịch tài chính. Thanh toán di động là một trong những động lực chính của thương mại di động (Yanget al., 2012).

Các dịch vụ thanh toán di động trong nền kinh tế và xã hội có thể tạo ra giá trị đặc biệt, điển hình như M-Pesa của châu Phi, Apple Payở Hoa Kỳ, Alipay của Trung Quốc... Các cơ sở hạ tầng mới, khả năng mở rộng dịch vụ và các thành phần công nghệtiên tiến đang tạo ra giá trịcho các công ty cung cấp dịch vụvà lợi ích cho người sửdụng. Khi thực hiện giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn và

Trường Đại học Kinh tế Huế

thuận tiệnhơn.

Thanh toán di động cũng chothấy, những tiện ích với người dùng đểquản lý tiền của họ, đặc biệt là cho gần 2 tỷ người không có tài khoản ngân hàng. Người tiêu dùng có thểsử dụng các chức năng gửi tiền, thanh toán, chuyển tiền, theo dõi các giao dịch một cách nhanh chóng và chính xác. Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổbiến tại các nước.

Theo khảo sát của Ngân hàng Thếgiới (WB), thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng sốgiao dịch hằng ngày. Tỷ lệtiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tếchỉ chiếm khoảng 7,7% ởMỹvà 10%

ởkhu vực đồng Euro vào năm 2016. Hầu hết các nước đã vàđang triển khai công cuộc cải cách hệ thống thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của người dân.

Điển hình tại Thụy Điển cho thấy, tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế. Con số này cho thấy Thụy Điển là quốc gia người dân rất ít giao dịch bằng tiền mặt trong khi con số tương tự của toàn thế giới là 75%. Trả tiền bằng thẻ tín dụng là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Thụy Điển, với gần 2,4 tỷ giao dịch qua thẻtín dụng và thẻghi nợ trong năm 2013, so với 213 triệu giao dịch trước đó 15 năm. Tuy nhiên, ngay cảthẻnhựa (bao gồm thẻ tín dụng và thẻghi nợ) cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, do số lượng người Thụy Điển dùng ứng dụng để giao dịch tài chínhtăng mạnh.

Hiện nay, ngày càng nhiều chính phủkêu gọi tiến tới chuyển đổi các giao dịch từ tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán điện tử được khuyến khích bởi những hoạt động thanh toán này sẽ đểlại dấu vết điện tửmà nhà chức trách có thể dễdàng kiểm tra, giám sát.

Người dân sẽkhông phảiđếnngân hàng đểrút tiền, giữtiền và có thểthanh toán ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại. Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động thương mại.

Hình thức thanh toán bằng thẻ và tiền điện tử ngày càng đa dạng. Ngày càng có nhiều quốc gia sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng thẻthông minh trong các ngành dịch vụkhác nhau. Có thểkể

hóa thanh toán vé xe bus, tàu điện trong giao thông, chứng minh thư điện tửtrong lĩnh vực quản lý nhà nước, hay các loại thẻ thanh toán của ngành ngân hàng… Trong đó, ngành Viễn thông được đánh giá là Ngành sử dụng thẻ thông minh nhiều nhất (dưới dạng thẻsim).

Trong lĩnh vực ngân hàng, liên minh thẻ EMV (Euro Pay, MasterCard và Visa) được xem là nền tảng để nhiều ngân hàng đầu tư và triển khai giải pháp phát hành thẻ thông minh. Hầu hết các nước trên thế giới đã chuyển đổi sang sử dụng hệ thống EMV. Tiên phong chuyển đổi sử dụng hệ thống thẻ EMV là châu Âu (chuyển đổi từ năm 1996), màđiển hình là Pháp và Anh.

Ở khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiến hành từ những năm 2003-2004.Ở Đông Nam Á, Malaysia và Singapore là những quốc gia đầu tiên chuyển đổi hệ thống thanh toán thẻ sang chuẩn EMV từ năm 2005, tiếp sau đó là Thái Lan, Indonesia, Philipines và Việt Nam.

Ban đầu, thanh toán thẻ xuất hiện dưới hình thức là quẹt thẻ thanh toán, sau đó các hình thức thanh toán online, bao gồm cổng thanh toán và ví điện tử. Tiếp đó, các hình thức thanh toán trên nền tảng websiteđược phát triểnthêm như Alipay,Braintree, Paymentwall… Vềthanh toán thôngthường thì có các thiết bịchấp nhận thẻ(POS).

Từ năm 2010 trở lại đây, khách hàng có thể sửdụng các phương thức thanh toán hiện đại để chi trả cho những giao dịch trực tuyến cũng như tại các cửa hàng, trung tâm mua sắm… Các hình thức thanh toán tăng lên với tốc độ chóng mặt, ngoài Visa, Master Card, Paypal còn có các hình thức mới áp dụng công nghệ như QR Code, NFC và mPOS; Internet Banking và Mobile Web Payment.

Như vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang ngày càng thu hút nhiều khách hàng, doanh nghiệp sử dụng do tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi lúc, mọi nơi và ngày càng đa dạng.

1.3.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpởViệt Nam

Đến nay đã có 53 tổ chức phát hành và thanh toán thẻ, số lượng thẻ cũng được các ngân hàng quan tâm phát triển và vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Cụthể doanh thu từ thị trường thanh toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

điện tử năm 2020 đã tăng trưởng 14,2% so với cùng kỳ

năm 2019, doanh thu đạt được 8,904 triệu USD. Lượng người dùng cũng đã tăng trưởng lên đến 36,2% triệu, tăng 12,1% so với năm 2019. Số lượng các máy chấp nhận thẻ(POS) có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo sốliệu từVụ Thanh toán, đến cuối tháng 12/2016, trên toàn quốc có 17.472 ATM và hơn 263.427 POS được lắp đặt, chưa kể một số lượng lớn các website thương mại điện tửchấp nhận giao dịch thẻtrực tuyến.

Việc sáp nhập thành công Smartlink vào Banknetvn và đổi tên thành Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tạo thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc kết nối, chuyển mạch thẻ tại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng nhằm tạo nền tảng kỹthuật cho việc phát triển thanh toán thẻ.

Ngân hàng Nhà nước cũng quan tâm chỉ đạo phát triển thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS), ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí thấp, dễsử dụng và đảm bảo an toàn bảo mật, mở ra khả năng mới để phát triển nhanh các điểm chấp nhận thẻ quy mô nhỏ, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụcho khu vực nông thôn.

1.3.2.1 Htng vin thông, Internet

Internet và thiết bị điện tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt đối với người tiêu dùng trong độ tuổi 25-34 tuổi. Trong khoảng 92 triệu dân, có hơn 49% sửdụng Internet, trong đó, 58%sửdụng Internet đã từng tham gia mua hàng trực tuyến và 65% sử dụng smartphone đểtruy cập Internet.

Tính đến nay, Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, 95% sử dụng smartphone cho việc nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng và 60%

đã từng mua hàng trực tuyến thông qua smartphone. Điều này cho thấy, phương thức thương mại truyền thống cần có sựchuyển dịch, thíchứng với quá trình mua hàng mới hiện nay của người tiêu dùng.

1.3.2.2 Htng kthuật thanh toán điện t

Thẻngân hàng tiếp tục phát triển, số lượng thẻphát hành, số lượng và giá trịgiao dịch thẻ tăng khá nhanh; đến cuối tháng 7/2016, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 107 triệu thẻ (tăng gấp 3,48 lần so với cuối năm 2010). Các ngân hàng thương mại đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo hiểm, phí giao thông, thanh toán trực tuyến; đồng thời, các

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngân hàng thương mại cũng quan tâm hơn đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ, chú trọng tăng độan toàn của thẻngân hàng.

Cơ sở hạtầng phát triển thanh toán bằng thẻ, hạtầng kỹthuật phục vụcho thanh toán thẻ cũng được cải thiện đáng kể. Việc sáp nhập thành công Smartlink vào Banknetvn và đổi tên thành Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tạo thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc kết nối, chuyển mạch thẻtại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng nhằm tạo nền tảng kỹthuật cho việc phát triển thanh toán thẻ.

Hiện nay, tại Việt Nam, có khoảng 60 tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai các dịch vụ thanh toán qua Internet và gần 40 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.

Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty Fintech cũng đã giúp tạo ra một môi trường năng động, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Ngày càng có nhiều người dùng dịch vụ, tin tưởng hơn với việc sửdụng các hình thức thanh toán không điện tử.

Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán điện tử, thanh toán thẻ tiếp tục được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Hệthống thanh toán điện tử liên ngân hàng với vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế, tính đến cuối năm 2016 đã kết nối được với 322 đơn vị thành viên, gồm 64 đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước, 258 đơn vị thành viên thuộc 99 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong năm 2016, trung bình mỗi ngày hệ thống này xử lý khoảng 323.000 món với giá trị gần 177.000 tỷ đồng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định nâng cấp Hệthống thanh toánđiện tửliên ngân hàng áp dụng theo các thông lệ, chuẩn mực, tiến bộ về thanh toán và công nghệ của các nước phát triển trên thếgiới, bảo đảm phù hợp với lộtrình độcông nghệthông tin của các ngân hàng Việt Nam.

Các giao dịch thanh toán đã chuyển dần sang phương thức xử lý tự động, sử dụng chứng từ điện tử, đến việc các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng lớn, thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn xuống còn vài phút, thậm chí chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong vòng vài giây hoặc tức thời.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-NHNN ngày 30/12/2015 về chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ gắn vi mạch điện tử, chậm nhất đến ngày 31/12/2020 toàn bộ thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam hoàn thành chuyển đổi sang thẻ chip. Ngoài ra ngày 09/06/2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1189/QĐ-NHNN thành lập Ban chỉ đạo triển khai dựán xây dựng hệthống ACH phục vụcác giao dịch thanh toán bán lẻ.

1.3.2.3Cơ sở pháp lýthanh toán điện t

Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý riêng quy định đầy đủ về quy trình cung ứng các dịch vụ ngân hàng điện tử, tiền điện tử để tạo dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, thống nhất cho việc ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Căn cứ vào Luật các Tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ vềThanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định 101) đã đưa ra các quy định mang tính khuôn khổvềcác dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụcũng như quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Điều 5.3; Điều 15 và Điều 16. Để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101, các Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 về Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (TCCUDVTT) (Thông tư 23), Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán (Thông tư 39) và Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày31/12/2014 hướng dẫn vềdịch vụthanh toán không dùng tiền mặt (Thông tư 46) đưa ra quy định về điều kiện khuôn khổmang tính nguyên tắc chung, đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản, quan trọng cho các TCCUDVTT khi cung ứng dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử ởViệt Nam.

Thông tư 39 hướng dẫn chung vềdịch vụtrung gian thanh toán bao gồm dịch vụ cungứng hạtầng thanh toán điện tử(chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử, cổng thanh toán điện tử) và dịch vụhỗtrợ dịch vụthanh toán (hỗtrợ thu hộ, chi hộ; hỗtrợchuyển tiền điện tử và ví điện tử); đồng thời, cũng đưa ra các quy định về

Trường Đại học Kinh tế Huế

quyền và trách

Thanh toán điện tử ởViệt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, rào cản lớn, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đầy đủ và đồng bộ, các chính sách và điều kiện hỗ trợ phát triển dịch vụ thanh toán điện tử còn yếu và thiếu, trình độ phát triển kinh tế, xã hội còn thấp, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế, thói quen thanh toán tiền mặt và sựthiếu tin tưởng của xã hội đối với thanh toán điện tử...

1.3.3 Thực trạng thanh toán điện tửtại Việt Nam