• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản trị bán hàng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Quản trị bán hàng trong doanh nghiệp

1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản trị bán hàng

Xúc tiến là công cụ quan trọng đẩy mạnh hoạt động bán hàng, nó giúp người mua hiểu biết về sản phẩm, thế lực của doanh nghiệp. Xúc tiến tạo điều kiện đưa nhanh hàng hóa vào lưu thông.

Ngoài ra còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp như vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp, mục tiêu, khả năng định hướng theo đuổi mục tiêu của Ban Lãnh đạo doanh nghiệp và người tham gia kiểm soát, quản lý doanh nghiệp...

1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản trị bán hàng

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Các yếu tố thuộc chi phí bán hàng bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, phân loại, đóng gói, bao bì, thuê kho bãi trong quá trình bán hàng và trả lương cho nhân viên. Chi phí bán càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng càng giảm. Vì vậy các nhà quản trị phải tính toán và kiểm soát chặt chẽ để tiết kiệm chi phí, tránh tình trạng lãng phí làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.4.2. Lợi nhuận bán hàng

Để đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng, người ta thường dựa vào lợi nhuận gộp và tỷ lệ lợi nhuậni gộp.

Lợi nhuận gộp:

Là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp được sử dụng để bù đắp các chi phí hoạt động và là bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp

về bán hàng = Doanh thu

bán hàng thuần - Giá vốn

hàng bán

Tỷ lệ lợi nhuận gộp:

Là tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp trên doanh thu. Tỷ lệ này càng cao phản ánh doanh nghiệp có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp Doanh thu

Lợi nhuận thuần:

Là phần lợi nhuận gộp đã trừ đi các khoản chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, quảng cáo...

Lợi nhuận thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh

= Lợi nhuận gộp về bán hàng

- Chi phí bán hàng của số hàng đã bán

- Chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lãi ròng:

Là phần lợi nhuận thuần sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là phần thu nhập thực tế của công ty.

Lợi nhuận chịu tác động từ nhiều yếu tố như doanh thu, chi phí, các khoản giảm trừ doanh thu,… Vậy để tăng lợi nhuận, cần phải tác động vào nhiều yếu tố từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, kể cả quá trình sản xuất. Doanh nghiệp phải giảm trừ các loại chi phí từ khâu mua hàng, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và tiết kiệm các loại chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Các loại chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì thế, các nhà quản trị cần cân nhắc và kiểm soát chặt chẽ để tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.4.3. Thị phần kinh doanh

Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Thực chất nó là phần thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Thị phần được tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc doanh số của doanh nghiệp so với toàn ngành.

Thị phần = Doanh số bán hàng của doanh nghiệp

Tổng doanh số của thị trường × 100 %

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Trong khi các yếu tố khác không đổi, việc tăng thị phần thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao.

1.2.4.4. Năng suất lao động bán hàng

Năng suất lao động bán hàng trong một doanh nghiệp là mức độ tiêu thụ hàng hóa bình quân trên một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian, được đo bằng tỷ lệ tổng doanh thu trên tổng nhân viên bán hàng.

Năng suất lao động bán hàng bình quân = M NVBH

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong đó:

M : Tổng doanh thu bán hàng NVBH : Tổng số nhân viên bán hàng.

Tăng năng suất lao động trong bán hàng là tăng lượng tiêu thụ trên một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian hoặc giảm lượng thời gian cần thiết để bán được một giá trị hàng hóa tiêu thụ. Việc tăng năng suất lao động luôn gắn liền với giảm hao phí lao động, giảm chi phí sản xuất. Đó là sự khác biệt giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động. Việc tăng năng suất lao động rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp vì nó gắn liền với mở rộng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, tiết kiệm hao phí lao động, chi phí và tăng tích lũy cho doanh nghiệp, cải thiện đời sống người lao động.

1.3. Một số vấn đề thực tiễn về công tác quản trị bán hàng của doanh nghiệp