• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH

1.4. Những đặc thù cạnh tranh trong ngành dịch vụ viễn thông

1.4.4. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.4.2. Các yếu tố bên trong

Các nhà cungứng.

Các nhà cung ứng bao gồm các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động của một công ty, như các nhà cung cấp vốn, nguyên liệu…Các nhà cung ứng có thể gây áp lực khá mạnh tới hoạt động của công ty. Cho nên, việc phân tích và tìm hiểu các nhà cungứng là vấn đề quan trọng trong quá trình phân tích cạnh tranh.

Khách hàng.

Là đối tượng chính của hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ và trung thành từ phía khách hàng.

Về mặt lý thuyết, lợi ích của khách hàng và của nhà sản xuất thường mâu thuẫn với nhau. Khách hàng mong muốn có được những chủng loại hàng hóa và dịchvụvới chất lượng tốt nhất và giá cả thấp nhất. Còn nhà sản xuất lại mong muốn khách hàng trả cho hàng hóa của họ mức giá cao.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì vai trò của khách hàng càng trở nên quan trọng và cần được ưu tiên hơn. Một doanh nghiệp không thể thỏa mãnđược tất cả nhu cầu của các loại khách hàng cho nên nhất thiết các doanh nghiệp phải phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau. Trên cơ sở đó mới tiến hành phân tích và đưa ra các chính sách thích hợp để thu hút ngày càng nhiều khách hành về phía mình.

Sảnphẩmthay thế.

Sức ép do xuất hiện sản phẩm thay thế làm hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại ở các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các hãng không ngừng nghiên cứu và tung ra các mặt hàng thay thế. Muốn đạt thành công thì phải luôn cập nhật các công nghệ mới của nhân loại vào sản xuất và hoạt động kinh doanh.

hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân. Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mởrộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán… tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm.

b. Nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm. Một nguồn nhân lực kém không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chiathành hai cấp. Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnhđạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển sản phẩm trong tương lai.

Nếu họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽ có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh: đội ngũ này chi phối trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề, kỉ luật lao động, ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo của họ…. Các yếu tố này kết hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm… góp phần quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

c. Nguồn lực vật chất.

Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh….Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng về nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Do đó việc phân tích, đánh giá đúng nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực tiềm tàng, những hạn chế… để có các quyết định quản trị sát với thực tế: khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn lực bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, lựa chọn các đối tượng hợp tác nhằm tăng qui mô nguồnlực, cơ sở vật chất, thực hiện dữ trữ một tỷ lệ nhất định đề phòng rủi ro và đương đầu với các đối thủ trong nước và ngoài nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

d. Nguồn lực quản trị và điều hành.

Năng lực quản trị của nhà lãnh đạo của một doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Nhà quản trị có biết nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời các xu hướng, các ưu thế của thị trường mà doanh nghiệp mình có thể nắm bắt. Kịp thời đưa ra các chiến lược, phương án đối phó với thị trường. Nhà quản trị phải biết dung hòa tất cả các yếu tố lại với nhau, biết nắm bắt tâm lý của người lao động, tạo động lực cho họ phát triển, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mình. Giúp họ phát huy tối đa nguồn lực cả các nhân, đồng thời nhà quản trị cũng phải biết cách tập hợp những cá nhân lại thành từng nhóm hỗ trợ công việc với nhau. Phát huy tinh thân làm việc nhóm để đạt được năng suất tối đa đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp.

e. Văn hóa doanh nghiệp.

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có qui mô lớn, là một tập hợp khác nhau về con người, trình độ kỹ thuật, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, văn hóa xã hội,… chính sự khác nhau đó tạo ra một một môi trường làm việc đa dạng phức tạp. Bên cạnh đó với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn tìm tòi cái mới, sáng tạo phù hợp với thị trường thực tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nền văn hóa đặc thù phát huy được nănglực và thúc đẩy mọi người làm việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Mặt khác, xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu của chính sự phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh thương hiệu sẽ góp phần quảng bá doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.

f. Máy móc và công nghệ.

Tình trạng máy móc và công nghệ ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, giá thành và giá bán sản phẩm. Có thể khẳng định một doanh nghiệp với trang bị máy móc iện đại tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ cho ra đời sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

g. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp.

Hệ thống phân phối chính là những nơi để khách hàng có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì thế, một doanh nghiệp có mạng lưới hệ thống phân phối rộng khắp thì sẽ đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình đến gần hơn với người tiêu dùng.

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp nếu được thực hiện một cách hợp lý thì nó sẽ là phương tiện giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

h. Năng lực marketing.

Hệ thống bán hàng và các hoạt động Marketing đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, thoảmãn các nhu cầu của khách hàng. Sức mạnh cạnh tranh được tạo ra bởi hoạt động marketing và bán hàng hết sức to lớn. Chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng góp phần không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nó xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng , giữ chân khách hàng trung thành với sản phẩm dịch vụcủa doanh nghiệp . Để đánh giá năng lực Marketing của doanh nghiệp cần phải đánh giá hệthống phân phối của doanh nghiệp , các chính sách vềgiá, chiết khấu, khuyến mãi, các chính sách chăm sóc khách hàng.