• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 23/10/2020 Tiết: 15 Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

- Các bước làm thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm; Nhận xét kết quả thí nghiệmvà kết luận.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thao tác thực hành.

- Kĩ năng quan sát, nhận xét.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực, phẩm chất 4.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tư duy sáng tạo.

4.2. Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa: hồng, cúc, huệ, loa kèn trắng, cành lá dâu, dâm bụt...

- Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Làm thí nghiệm 1 theo nhóm ghi lại kết quả ;

- Thí nghiệm 2 : quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có).

(2)

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: PP đàm thoại, thuyết trình, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, quan sát, thảo luận nhóm...

2. Kĩ thuật: Kỹ thuật động não, đọc tích cực, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ, trình bày 1 phút, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 10/11/2020 6B

2. Kiểm tra bài cũ(4’) 1. Thân to ra do đâu?

- Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau ? + Tầng sinh vỏ : Vị trí :...

Chức năng : ...

+ Tầng sinh ... : Vị trí : nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.

Chức năng : ...

+ Thân cây to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh ...và tầng sinh.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: Gv yêu cầu các nhóm để lên bàn phần chuẩn bị mà cô đã dặn từ tiết trước.

B2: Gv kiểm tra và biểu dương tinh thần chuẩn bị của các em. Như các em đã thấy cành hoa hồng đă chuyển màu, mép vỏ mà các em bóc ở phía trên phình to ra. Vậy vì sao lại có hiện tượng như thế. Điều đó sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay.

B3: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (các nhóm báo cáo).

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước 1. Tìm hiểu sự vận chuyển

(3)

và muối khoáng hoà tan(15’) - Mục tiêu:

- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm...

B1: GV yêu cầu nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà.

- Đại diện nhóm trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, cho cả lớp quan sát kết quả của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

B2: GV nêu các bước tiến hành thí nghiệm : (5 bước)

- Quan sát ghi lại kết quả.

B3: GV quan sát kết quả của các nhóm, so sánh SGK, GV thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt.

- HS nhẹ tay bóc vỏ nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát màu của gân lá.

B4: GV cho cả lớp xem thí nghiệm của mình trên cành mang hoa (cành hoa huệ) cành mang lá (cành dâu) để nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá.

- Các nhóm thảo luận: chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân? Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành của nhóm, quan sát bằng kính hiển vi.

- GV phát một số cành đã chuẩn bị hướng dẫn HS bóc vỏ cành.

nước và muối khoáng hoà tan

* Các bước tiến hành thí nghiệm:

Bước1.Mục đích của thí nghiệm.

Bước 2.Chuẩn bị thí nghiệm.

Bước 3. Tiến hành thí nghiệm.

Bước 4. Nhận xét kết quả thí nghiệm.

Bước 5. Kết luận.

* Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.

(4)

- GV cho 1 vài HS quan sát mẫu trên kính hiển vi, xác định chỗ nhuộm màu, có thể trình bày hay vẽ lên bảng cho cả lớp theo dõi.

- GV nhận xét, đánh giá cho điểm nhóm làm tốt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ(15’)

- Mục tiêu: - HS hiểu được các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

- Phương pháp: : thuyết trình, đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Các bước làm thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm; Nhận xét kết quả thí nghiệmvà kết luận.

B1: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó thảo luận nhóm.

- HS đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2 SGK trang 55.

B2: GV lưu ý khi bóc vỏ, bóc luôn cả mạch nào?

- Thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang 55.

- GV có thể mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ...

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

B3: GV nhận xét và giải thích nhân dân lợi dụng hiện tượng này để chiết cành.

- Giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây théo vào thân cây.

B4: GV hỏi: Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? tại sao?

2. Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ

- Chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây.

(5)

- HS Suy nghĩ trả lời.

3.3: Hoạt động luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

Bài tập: Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Mạch ……. gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng ………….

Mạch ……. gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất nguyên sinh, có chức năng.

3.4: Hoạt động vận dụng, mở rộng (2’) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Nhà Ông nội bạn có cây bưởi rất ngon, muốn có giống bưởi đó và nhanh được ăn thì em cần phải làm gì?

- Để tạo ra nhiều cành hoa có màu sắc khác nhau thì em phải làm gì?

4.Hướng dẫn về nhà(2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………...………...…… ...…… ...……...

Ngày soạn: 06/11/2020 Tiết: 19 Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ

(6)

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

- Kiến thức trọng tâm :Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.

- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.

4. Năng lực, phẩm chất 4.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tư duy sáng tạo.

4.2. Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

*Tích hợp giáo dục đạo đức cho HS:

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng và phát triển của thực, động vật

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh phóng to hình 20.4 SGK.

- Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá.

2. Chuẩn bị của học sinh: Vở luyện tập sinh học, phiếu học tập.

III. Phương pháp, kĩ thuật

(7)

1. Phương pháp: PP đàm thoại, thuyết trình, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, quan sát, thảo luận nhóm...

2. Kĩ thuật: Kỹ thuật động não, đọc tích cực, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ, trình bày 1 phút, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 13/11/2020

6B

2. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch nào?

- Các chất hữu cơ được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch nào?

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: Gv: Yêu cầu hs mở SGK trang 173 đọc bài “ ĐI THĂM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KỲ DIỆU”

Gv: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể cấu tạo nhà máy đó như thế nào nhé.

- Vì sao lá có thể tự chế tạo ra chất dinh dưỡng cho cây ? Ta có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo trong của phiến lá.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá

Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.

- Phương pháp: PP đàm thoại, thuyết trình, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, quan sát, thảo luận nhóm...

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Biểu bì(10’) 1. Biểu bì

(8)

B1: GV yêu cầu HS quan sát H 20.1 và nghiên cứu thông tin đầu sách cho biết: Cấu tạo của phiến lá gồm mấy phần?

- HS quan sát H 20.1 và nghiên cứu thông tin đầu sách: Cấu tạo của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thân lá và thịt lá.

- HS đọc thông tin mục SGK, quan sát hình 20.2 và 20.3 trao đổi theo 2 câu hỏi SGK.

B2: GV cho HS trong nhóm nghiên cứu SGK trả lời 2 câu hỏi SGK trang 65.

- Yêu cầu HS phải nêu được:

Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau.

B3: GV yêu cầu HS thảo luận toàn lớp.

- GV chốt lại kiến thức đúng.

B4: GV có thể giải thích thêm về hoạt động đóng mở lỗ khí khi trời nắng và khi râm.

? Lỗ khí thường tập trung ở đâu?

? Lỗ khí thông với bộ phận nào?

Lỗ khí đóng mở giúp thoát hơi nước.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Tập trung ở mặt dưới của phiến lá.

- Thông với khoang chứa không khí ở bên trong của phiến lá.

Hoạt động 2: Thịt lá(10’)

Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá

B1: GV giới thiệu và cho HS quan sát mô hình, hình 20.4 SGK, nghiên cứu SGK.

- HS nghe và quan sát mô hình trên bảng, đọc mục  và quan sát hình 20.4 SGK trang 66.

? Cấu tạo của thịt lá ?

- Gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong.

? Vai trò của lục lạp ? Lục lạp được hình thành khi nào ? - Thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ cho cây.

- Khi có đủ ánh sáng lục lạp hình thành.

B2: Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi mục ,

- Lớp tế bào biểu bì có vách ngoài dày dùng để bảo vệ, có nhiều lỗ khí để trao đổi khí và thoát hơi nước.

2. Thịt lá - Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp để chế tạo chất hữu cơ.

(9)

- GV gợi ý khi so sánh, chú ý ở những đặc điểm: hình dạng tế bào, cách xếp của tế bào, số lượng lục lạp...

- HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi mục , ghi ra giấy.

- HS trao đổi nhóm theo những gợi ý của GV và thống nhất ý kiến làm vào phiếu học tập.

- Trao đổi chéo các nhóm

B3: GV cho HS thảo luận nhóm sau khi đã tự trả lời làm vào phiếu học tập:

- GV đưa biểu điểm:

- GV ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng để nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

- Gv đưa đáp án , hướng dẫn HS chấm bài cho nhóm bạn.

- GV kiểm tra kết quả của các nhóm.

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại.

? Tại sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?

? Chức năng chính của thịt lá là gì?

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Giống: đều chứa lục lạp -> tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây.

+ Khác:

Đặc điểm so sánh

TB biểu bì mặt trên

TB biểu bì mặt dưới Hình dạng

Cách sắp xếp.

Số lượng lục lạp Chức năng

dẹp, ngắn - Mặt trên tập trung nhiều lục lạp hơn mặt dưới.

Chứa và trao đổi khí

- Chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Dài bầudục Xếp xít nhau Nhiều

Chế tạo chất hưuc cơ Thưa ít

B4: GV: Tổng kết ý kiến HS, chốt đáp án chuẩn.

Hoạt động 3: Gân lá(10’)

B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 66 và trả lời câu

3. Gân lá - Gân lá nằm xen kẽ giữa phần

(10)

hỏi:

- HS đọc mục SGK trang 66 quan sát hình 20.4 kết hợp với  kiến thức về chức năng của bó mạch ở rễ và thân, trả lời câu hỏi SGK.

B2: GV kiểm tra 1-3 HS, cho HS rút ra kết luận.

? Qua bài học em biết được những điều gì?

- HS trả lời trước lớp, HS khác bổ sung nếu cần.

B3: GV treo tranh phóng to hình 20.4 giới thiệu toàn bộ cấu tạo của phiến lá.

thịt lá gồm mạch rây và mạch gỗ có chức năng vận chuyển các chất.

3.3: Hoạt động luyện tập (4’)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

1/ Nhận biết các bộ phận trong của phiến lá qua sơ đồ câm Hinh 20.4 2/ Điền các cụm từ vào cột chức năng tương ứng.

3/ Cho các cụm từ: lục lạp; vận chuyển; lỗ khí; biểu bì; bảo vệ; đóng mở. Hãy chọn cụm những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây:

- Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào ……… (1) trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng ……..(2) cho các phần bên trong của phiến lá.

- Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều ……..(3). Hoạt động …….. (4) của nó giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài.

- Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ……. (5) có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.

- Gân lá có chức năng …….(6) các chất cho phiến lá.

3.4: Hoạt động vận dụng, mở rộng (2’) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?

4. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”.

(11)

- Ôn lại kiến thức ở tiểu học: Chức năng của lá, chất khí nào duy trì sự cháy.

- Làm thí nghiệm 1. Bài Quang hợp. Mang lá khoai lang đã làm thí nghiệm ở nhà đến lớp vào giờ học sau.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học