• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4

Ngày soan: 11/ 09/ 2015.

Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 09 năm 2015.

Toán Tiết (16): 29 + 5.

I. Mục tiêu:

1. KT: - Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng 29 + 5.

-Biết số hạng,tổng.

2. KN: -Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

-Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

3. TĐ: - GDHS tính tự giác tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: que tính - Học sinh: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài kiểm tra.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài

* Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 29 + 5 - Giáo viên nêu: Có 29 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính: 29 + 5 = ?

+ Đặt tính.

+ Tính từ phải sang trái.

29 + 5 34

* 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.

* 2 thêm 1 bằng 3, viết 3 * Vậy 29 + 5 bằng mấy ?

- Giáo viên ghi lên bảng: 29 + 5 = 34.

* Hoạt động 3: Thực hành.

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, ... riêng bài 3 giáo viên cần hướng dẫn kỹ hơn để học sinh đọc được

- Học sinh nêu lại bài toán.

- Học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả bằng 34.

- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính.

+ Bước 1: Đặt tính.

+ Bước 2: Tính từ phải sang trái.

- Học sinh nhắc lại.

- Hai mươi chín cộng năm bằng ba mươi tư.

- Học sinh làm lần lượt từng bài theo yêu cầu của giáo viên.

(2)

tên của mỗi hình.

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

- Bài 3: Học sinh đọc Hình vuông ABCD; MNPQ.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Tập đọc

Tiết (10, 11): BÍM TÓC ĐUÔI SAM.

I. Mục tiêu:

1. KT: -HS nắm được cách đọc bài nắm được nội dung bài.

2. KN: -Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm,dấu phẩy,giữa các cụm từ;bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

-Hiểu ND:Không nên nghịch ác với bạn,cần đối xử tốt với các bạn gái.(trả lời được các CH trong SGK)

3. TĐ: GDHS đoàn kết, yêu thương bạn bè.

*Các kĩ năng sống :

-Biểm soát cảm xúc. -Tìm kiếm sự hỗ trợ.

-Tự duy phê phán. -Thể hiện sự cảm thông.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ.

*PP:-Trải nhiệm thảo luận nhóm.trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên đọc thuộc lòng bài: “Gọi bạn” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu

- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu, từng đoạn.

- Giải nghĩa từ:

+ Tết: Đan, kết nhiều sợi thành dải.

+ Loạng chọang: Đi, đứng không vững.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn.

- Học sinh đọc phần chú giải.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc theo nhóm đôi.

(3)

+ Ngượng nghịu (vẻ mặt, cử chỉ): không tự nhiên.

- Hướng dẫn đọc cả bài.

- Đọc theo nhóm.

- Thi đọc cả bài.

Tiết 2:

* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.

* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên hệ thống nội dung bài.

- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt nhất.

- Đọc đồng thanh cả lớp.

- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

-

Các nhóm học sinh thi đọc cả bài theo vai.

- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Hát nhạc

HỌC HÁT BÀI: XÒE HOA.

Dân ca Thái. Lời mới: Phạm Duy.

Người soạn: Nguyễn Tường Anh.

I/ MỤC TIÊU:

1.KT: - Biết bài “Xòe hoa” là 1 bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.

2. KN: - HS hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca.

3. TĐ: - GDHS

II/ CHUẨN BỊ : Hát chuẩn xác bài hát “ Xòe hoa”.

Đàn Organ, bảng phụ chép bài hát, tranh về dân tộc Thái.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát.

a/ Giới thiệu bài: Xòe hoa là 1 trong những bài dân ca hay của dân tộc Thái. Xòe tiếng Thái là múa. Xòe hoa là múa hoa.

b/ Dạy hát: GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.

- HS nhận xét về nhịp điệu bài hát (nhanh, chậm, vui tươi sôi nổi hay nhẹ nhàng?).

- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. Nhắc lại tên bài hát.

- HS nghe hát mẫu.

- Nhận xét bài hát: vui tươi, rộn ràng.

(4)

- HDẫn HS đọc lời ca (có thể đọc theo tiết tấu của bài hát).

- Dạy cho HS hát từng câu ( bài chia thành 4 câu ).

* Chú ý phát âm rõ lời, tiếng reo vui hát như là reo vùi.

- Sau khi tập xong, cho HS hát lại nhiều lần để nhớ lời ca và giai điệu của bài hát.

- GV sửa cho HS nếu hát chưa đúng, nhận xét.

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.

- HDẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp (gõ vào những phách mạnh), gõ đệm theo phách ( phách mạnh gõ mạnh, phách nhẹ gõ nhẹ) và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.

x x x x

x x x x x x x

x x x x x x x x x x

3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.

+ GV cho HS hát ôn dưới hình thức dãy, nhóm, tổ, cá nhân.

- Bài hát các em vừa học có tên là gì?

- Nhạc của ai? Ai đã dịch sang lời mới?

- Giai điệu của bài hát như thế nào?

+ Nội dung của bài hát nói lên vấn đề gì? (Điệu múa hoa của đồng bào Thái ở Tây Bắc trong những ngày lễ hội).

- Cho cả lớp hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, GV đệm đàn.

+ GV nhận xét tiết học. Dặn dò các em về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu, lời ca của bài hát.

- Đọc lời ca theo h/dẫn GV.

- Tập hát từng câu.

- HS hát: + Đồng thanh.

Nhóm, dãy, cá nhân.

- HS lắng nghe GV h/dẫn.

- Hát và gõ đệm.

- Theo nhịp.

- Theo phách.

- Theo tiết tấu lời ca.

- HS thực hiện kết hợp với nhạc cụ.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

+ HS lắng nghe, ghi nhớ.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Ngày soan: 11/ 09/ 2015.

(5)

Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 09 năm 2015.

Toán

Tiết (17): 49 + 25.

I. Mục tiêu:

1. KT: - Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng: 49 + 25.

2. KN: - Biết giải bài toán bằng phép cộng.

- Tìm tổng hai số hạng đã học.

3. TĐ: - GDHS tính cẩn thận trong khi làm bài.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Bảng phụ; que tính.

-Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi một số học sinh lên đọc bảng công thức 9 cộng với một số.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng: 49 + 25 - Giáo viên nêu bài toán: Có 49 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? - Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?

- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính.

- Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi thực hiện phép tính.

49 . + 25 74

* 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.

* 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.

* Hoạt động 3: Thực hành.

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, …riêng bài 2 trước khi làm giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm một số hạng.

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

- Học sinh nhắc lại bài toán.

- Ta lấy 49 que tính cộng với 25 que tính

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh thực hiện phép tính.

- Nhiều học sinh nhắc lại.

- Học sinh đọc yêu cầu từng bài rồi tự làm bài theo yêu cầu của giáo viên

RÚT KINH NGHIỆM:

………

(6)

………

………

---o0o--- Kể chuyện

Tiết (4): BÍM TÓC ĐUÔI SAM.

I. Mục tiêu:

1. KT : - Dựa theo kể lại được đoạn 1 và đoạn 2 trong câu chuyện (BT1)bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình9BT2)

.2. KN : -Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyên.

3.TĐ: - Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết với bạn bè.

I. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Bạn của nai nhỏ. ” - Giáo viên nhận xét, ghi điểm.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể.

- Dựa vào tranh nhắc kể lại đoạn 1 và đoạn 2 trong câu chuyện bím tóc đuôi sam.

- Cho học sinh quan sát kỹ 2 bức tranh minh họa trong sách giáo khoa.

+ Kể theo nhóm.

+ Đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa hà và thầy giáo.

Giáo viên nhận xét chung.

- Kể toàn bộ câu chuyện theo vai.

+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện.

+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét.

- Phân vai dựng lại câu chuyện.

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe.

- Học sinh quan sát tranh.

- Nối nhau kể trong nhóm.

- Cử đại diện kể trước lớp.

- Một học sinh kể lại.

- Các nhóm thi kể chuyện.

- Nhận xét.

- Các nhóm cử đại diện lên kể.

- Cả lớp cùng nhận xét.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đóng vai đạt nhất.

- Học sinh lên đóng vai.

- Cả lớp nhận xét.

(7)

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Chính tả

Tiết (7) Nghe viết: BÍM TÓC ĐUÔI SAM.

I. Mục tiêu:

1 KT:- Chép chính xác BCT, biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài.

2.KN: -Làm được BT2; BT(3) a/b,hoặc BTCT phương ngữ do GV Soạn.

3TĐ: - GDHS tính cẩn thận, lòng say mê rèn chữ.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết các từ: Héo khô, bê vàng, dê trắng.

- Học sinh ở dưới lớp viết vào bảng con.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.

- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép.

- Hướng dẫn tìm hiểu bài.

Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài chép.

- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: xinh, ngước, đầm địa, nín, ngượng nghịu, …

- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.

- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở.

- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.

- Đọc cho học sinh soát lỗi.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 vào vở.

- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 2a.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 Học sinh đọc lại.

- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh luyện bảng con.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh chép bài vào vở.

- Soát lỗi.

- Học sinh đọc đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở.

- 1 Học sinh lên bảng làm.

- Cả lớp nhận xét.

- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh.

(8)

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về làm bài tập 2b.

- Cả lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng nhất.

Da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Ngày soan: 11/ 09/ 2015.

Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 09 năm 2015.

Tập đọc

Tiết (12): TRÊN CHIẾC BÈ.

I. Mục tiêu:

1.KT: - Biết nghỉ hơi đung sau các dấu chấm,dấu phẩy,giữa các cụm từ.

2. KN: -Hiểu ND Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi.(trả lời được CH1,2).

3.TĐ: - GDHS tinh thần đoàn kết, yêu quý bạn bè.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên đọc bài: “Bím tóc đuôi sam” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu

- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu, từng đoạn.

- Giải nghĩa từ:

+ Ngao du thiên hạ: Đi dạo chơi khắp nơi.

+ Bái phục: phục hết sức.

+ Lăng xăng: làm ra vẻ bận rộn, vội vã.

+ Váng (nói, hét, kêu): rất to, đến mức chói tai.

- Hướng dẫn đọc cả bài

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nối nhau đọc từng dòng, từng câu.

- Học sinh đọc phần chú giải.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

(9)

- Đọc theo nhóm.

- Thi đọc cả bài

* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.

* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên hệ thống nội dung bài.

- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài

- Nhận xét nhóm đọc tốt nhất.

- Đọc đồng thanh cả lớp.

- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài.

- Cả lớp cùng nhận xét khen nhóm đọc tốt.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Toán

Tiết (18): LUYỆN TẬP.

I. Mục tiêu:

1. KT: - Biết thực hiện phép cộng có tổng là số tròn chục dạng: 9 + 5 ,thuộc bảng 9 cộng với một số.

-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng29+5;49+25.

2.KN: -Biết thực hiện phép tính 9 cộng với một số để so sánh hai ssố trong phạm vi 20.

-Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

3. TĐ: - GDHS tính cẩn thận trong khi làm bài.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1: Tính nhẩm

- yêu cầu học sinh làm miệng.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm miệng:

9 + 4 = 13 9 + 5 = 14

(10)

- Nhận xét kết quả làm của học sinh

Bài 2: Tính

- Yêu cầu học sinh làm bảng con.

- Nhận xét bảng con.

Bài 3: Dấu <; >; =

- Yêu cầu học sinh làm vào vở.

Bài 4: Yêu cầu học sinh tóm tắt rồi giải vào vở.

Tóm tắt:

Gà trống: 19 con Gà mái: 25 con Có: … con gà ?

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

9 + 6 = 15 9 + 7 = 16 9 + 8 = 17 9 + 9 = 18 9 + 3 = 12 5 + 9 = 14 - Học sinh làm bảng con.

29 + 45 74

19 + 9 28

9 + 37 46

72 + 19 91 - Học sinh làm vào vở.

9 + 9 … 19 2 + 9 … 9 + 2 9 + 9 … 15 9 + 5 …6 + 6 9 + 8 … 9 + 6 9 + 3 … 9 + 2 - Học sinh giải vào vở.

Bài giải

Trong sân có tất cả số con gà là:

19 + 25 = 44 (Con):

Đáp số: 44 con gà.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Tập viết

Tiết (4): CHỮ HOA: C.

I. Mục tiêu:

1.KT: - BViết đúng chữ hoa C( 1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ ),chữ và câu ứng dụng:Chia(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ),Chia ngọt sẻ bùi(3 lần).

2. KN: Rèn HS viết đúng viết đẹp.

3. TĐ: - GDHS tính cẩn thận, cân cù trong khi viết bài.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ.

- Học sinh: Vở tập viết.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con chữ b và từ bạn bè.

- Giáo viên nhận xét bảng con.

(11)

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết.

- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu.

- Nhận xét chữ mẫu.

- Giáo viên viết mẫu lên bảng.

C - Phân tích chữ mẫu.

- Hướng dẫn học sinh viết bảng con.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng.

- Giới thiệu từ ứng dụng: Chia ngọt sẻ bùi - Giải nghĩa từ ứng dụng.

- Hướng dẫn viết từ ứng dụng giáo viên nào bảng con.

* Hoạt động 4: Viết vào vở tập viết.

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn.

- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai.

* Hoạt động 5: Chấm, chữa.

* Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh về viết phần còn lại.

- Học sinh quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ.

- Học sinh theo dõi giáo viên viết mẫu.

- Học sinh phân tích

- Học sinh viết bảng con chữ C 2 lần.

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

- Giải nghĩa từ.

- Học sinh viết bảng con chữ:

Chia

- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên.

- Sửa lỗi.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Đạo đức

Tiết (4): BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 2).

I. Mục tiêu:

1. KT : - Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.

-Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.

2. KN : -Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

3. TĐ : - GDHS luôn biết nhận lỗi và sửa lỗi.

*-Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vẫn đè trong tình huống mắc lỗi.

-Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai, - Học sinh: Vở bài tập.

(12)

III. Các hoạt động dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên làm bài tập 3.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài

* Hoạt động 2: Đóng vai theo tình huống - Giáo viên chia nhóm

- Giao việc cho từng nhóm mỗi nhóm 1 tình huống.

- Giáo viên kết luận: ở tình huống a vân nên trình bày lý do bị điểm xấu với cô giáo và các bạn để cô sắp xếp lại chỗ ngồi cho em.

Ở tình huống b các bạn không nên trách bạn Dương vì bạn ấy có lý do chính đáng.

* Hoạt động 3: Tự liên hệ.

- Giáo viên gọi một số học sinh lên kể 1 số trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi của mình.

- Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quí.

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài.

- Nhóm 1, 2 tình huống a.

- Nhóm 3, 4 tình huống b.

- Các nhóm thảo luận hướng giải quyết.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nhắc lại kết luận.

- Học sinh lên trình bày.

Sau mỗi học sinh kể cả lớp cùng nhận xét.

- Nhắc lại kết luận cá nhân + đồng thanh

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Ngày soan: 11/ 09/ 2015.

Ngày giảng: Thứ năm ngày 17 tháng 09 năm 2015.

Toán

Tiết (18): 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 + 5.

I. Mục tiêu:

1. KT: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 lập được bảng cộng với một số.

2. KN: - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.

-Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

3. TĐ: - GDHS tính cẩn thận. sáng tạo trong khi làm bài.

II. Đồ dùng học tập:

(13)

- Giáo viên: 20 que tính; bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 8 + 5.

- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép cộng 8 + 5 và hướng dẫn tương tự bài 9 với một số: 9 + 5

8 + 5 = 13

- Hướng dẫn học sinh lập bảng công thức cộng 8

- Hướng dẫn học sinh tự học thuộc bảng cộng thức.

* Hoạt động 3: Thực hành.

Bài 1: Củng cố bảng công thức cộng cho học sinh.

Bài 2: Cho học sinh làm bảng con.

Bài 3: Tính nhẩm

- yêu cầu học sinh làm vào vở.

Bài 4: Học sinh tự giải vào vở.

Tóm tắt:

Hà có: 8 con tem Mai có: 7 con tem

Cả 2 bạn có: … con tem ?

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

- Học sinh đọc lại đề toán.

- Thực hiện trên que tính để tìm ra 8 cộng 5 bằng 13.

- Lập bảng công thức cộng 8.

8 + 3 = 11 8 + 4 = 12 8 + 5 = 13 8 + 6 = 14

8 + 7 = 15 8 + 8 = 16 8 + 9 = 17

- Học sinh tự học thuộc bảng công thức cộng 8.

- Đọc cá nhân + đồng thanh.

- Một số học sinh thi đọc thuộc.

- Học sinh làm miệng.

- Học sinh làm bảng con.

- Học sinh làm vào vở.

8 + 5 =13 8 + 2 + 3 = 13 9 + 5 = 14 9 + 1 + 4 = 15

8 + 6 = 14 8 + 2 + 4 = 14

9 + 8 = 17 9 + 1 + 7 = 17

-

Học sinh làm vào vở.

Bài giải

Cả hai bạn có tất cả số con tem là:

8 + 7 = 15 (Con tem):

Đáp số: 15 con tem.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o---

(14)

Chính tả (Nghe viết) Tiết (8): TRÊN CHIẾC BÈ.

I. Mục tiêu:

1. KT: - Nghe viết chính xác trình bày đúng bài CT.

2. KN: -Làm được BT2;BT(3) a/b,hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.

3. TĐ: - GDHS tính cẩn thận,sáng tạo trong khi viết bài.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng làm bài tập 3a của giờ trước.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết.

- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết.

- Hướng dẫn tìm hiểu bài.

Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài.

- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con:

Dế trũi, ngao du, say ngắm, bèo sen, trong vắt, trắng tinh, hòn cuội, …

- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.

- Đọc cho học sinh chép bài vào vở.

- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.

- Đọc cho học sinh soát lỗi.

- Chấm và chữa bài.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 1:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở.

Bài 2a: Giáo viên cho học sinh lên bảng làm.

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về làm bài 2b.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 Học sinh đọc lại.

- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh luyện bảng con.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh chép bài vào vở.

- Soát lỗi.

- Học sinh nhắc lại qui tắc viết chính tả:

- Học sinh đọc đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Cô tiên, chiếc, thiết; quyển, chuyên, tuyến.

- Học sinh lên bảng làm.

- Cả lớp nhận xét.

RÚT KINH NGHIỆM:

(15)

………

………

………

---o0o--- Luyện từ và câu

Tiết (4): TỪ CHỈ SỰ VẬT.

Mở rộng vốn từ: NGÀY, THÁNG, NĂM.

I. Mục tiêu:

1. KT: - Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật,con vật,cây cối(BT1).

2. KN: - Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian(BT2).

- Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý (BT3).

3. TĐ: - GDHS có lòng ham thích tìm hiểu.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Bảng phụ;

- Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 3 Học sinh lên bảng làm bài 3 của giờ học trước.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên ghi các từ học sinh vừa nêu lên bảng

Bài 2: Gọi học sinh đọc đề

Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về:

Ngày, tháng, năm.

Tuần, ngày trong tuần.

Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn học sinh làm vào vở.

- Giáo viên nhận xét – sửa sai.

- Giáo viên thu một số bài để chấm.

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh tìm các tư theo mẫu trong bảng.

+ Chỉ người: Học sinh, cô giáo, công nhân, bác sĩ, …

+ Đồ vật: Bàn, ghế, vở, tủ, … + Con vật: Trâu, voi, gà, vìt, … + Cây cối: xoài, cam, chanh, bàng - Học sinh đọc lại các từ vừa nêu.

- Học sinh đọc yêu cầu

- Học sinh thực hành theo cặp.

- Các cặp lên hỏi đáp trước lớp.

- Cả lớp cùng nhận xét.

- Học sinh làm vào vở.

- Đọc bài của mình.

- Cả lớp nhận xét.

(16)

- Học sinh về nhà ôn lại bài.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Thủ công

Tiết (4): GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (Tiết 2).

I. Mục tiêu:

1.KT: - Học sinh biết cách gấp máy bay phản lực và gấp được máy bay phản lực.

2. KN: - Học sinh biết cách phóng máy bay.

3.TĐ: - Học sinh yêu thích và hứng thú gấp hình.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Mẫu tên lửa bằng giấy.

- Học sinh: Giấy màu, kéo, … III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp máy bay phản lực.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* Hoạt động 2: Thực hành.

- Cho học sinh quan sát mẫu tên lửa gấp sẵn.

- Gợi ý cho học sinh nắm được hình dáng, kích thước tờ giấy để gấp tên lửa.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm trình tự theo các bước như sách giáo khoa.

- Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.

- Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn phóng máy bay.

- Cho học sinh phóng theo nhóm - Đánh giá sản phẩm của học sinh

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh về tập gấp lại.

- Học sinh quan sát và nhận xét.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nhắc lại các bước gấp tên lửa.

- Học sinh làm theo nhóm.

- Trưng bày sản phẩm - Thi phóng máy bay.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

(17)

………

………

---o0o--- Ngày soan: 11/ 09/ 2015.

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2015.

Toán Tiết (20): 28 + 5.

I. Mục tiêu:

1KT: - Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng: 28 + 5 . 2.KN: -Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .

-Biết giải bài toán bằng một phép cộng . 3.TĐ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn toán.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Bảng phụ, 2 bó que tính và 13 que tính rời.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 28 + 5 - Có 28 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?

- Hướng dẫn học sinh thực hiện trên que tính.

- Giáo viên ghi lên bảng: 28 + 5 = ? - Hướng dẫn đặt tính rồi tính.

28 + 5 33

* 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1.

* 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.

* 28 cộng 5 bằng mấy ? * Vậy 28 + 5 = 33

* Hoạt động 3: Thực hành.

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 4 bằng các hình thức: Miệng, vở, trò chơi, …riêng bài 2 giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ để các em nối đúng.

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh nêu lại đề toán.

- Thực hiện trên que tính.

- Học sinh tự tìm kết quả của phép tính: 28 + 5 = 33

- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính.

+ Đặt tính + Tính:

* 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1.

* 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.

+ Bằng 33.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

(18)

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Tập làm văn

Tiết (4): CẢM ƠN - XIN LỖI.

I. Mục tiêu:

1. KT: - Biết nói lời cảm ơn,xin lỗi phù hợp với tình huốnh giao tiếp đơn giản (BT1,BT2)

2. KN: -Nói được 2,3 câu ngắn về nội dung bức tranh,trong đó có dùng lời cảm ơn,xin lỗi(BT3).

3.TĐ: - GDHS lòng say mê tìm hiểu và sáng tạo.

*-Giao tiếp: Cởi mở,tự tin trong giao tiếp,biết lắng nghe ý kiến người khác.

-Tự nhận thức về bản thân.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ;

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 đến 5 học sinh lên đọc bản danh sách của tổ mình.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

2. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài 1:

- Hướng dẫn học sinh làm miệng.

Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu.

- Giáo viên cho học sinh làm tương tự bài 1.

Bài 3:

- 1 Học sinh đọc yêu cầu.

- Từng cặp học sinh thực hành.

- Cả lớp nhận xét.

+ Cảm ơn bạn đã cho mình đi chung áo mưa.

+ Em cảm ơn cô ạ!

+ Chị cảm ơn em nhé!

- Học sinh làm miệng.

(19)

- Giáo viên nhắc học sinh quan sát kỹ 2 bức tranh để đoán xem việc gì xáy ra.

- Giáo viên nhận xét sửa sai.

Bài 4: Cho học sinh viết vào với những câu em vừa nói về nội dung một trong hai bức tranh.

- Giáo viên thu chấm.

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh quan sát tranh.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Học sinh nói về nội dung từng tranh.

- Cả lớp cùng nhận xét.

- Học sinh làm vào vở

- Một số bạn đọc bài của mình.

Sinh nhật Lan mẹ tặng cho Lan một con gấu bông rất đẹp.

Lan giơ hai tay nhận lấy và nói: Con cảm ơn mẹ ạ.

- Cả lớp cùng nhận xét.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Tự nhiên và xã hội

Tiết (4): LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT.

I. Mục tiêu:

1. KT : - Sau bài học học sinh có khả năng:

2 KN : - Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt.

3.TĐ : - Học sinh có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt.

* Kĩ năng sống :

-Kĩ năng ra quyết định :Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt.

-Kĩ năng làm chủ bản thân : dddamr nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động để cơ và xương phát triển tốt.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh vẽ trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên bảng kể tên một số cơ của con người.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài m i:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

(20)

* Hoạt động 2: làm gì để xương và cơ phát triển tốt.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

- Nhận xét đưa ra kết luận: Muốn cho cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống đầy đủ, chăm tập thể dục thể thoa, không mang vác quá nặng, …

* Hoạt động 3: Trò chơi nhấc một vật - Giáo viên phổ biến luật chơi.

- Giáo viên làm mẫu.

- Kết luận: Để không bị đau lưng và cong vẹo cột sống các em phải mang, vác các vật phù hợp, …

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà ôn lại bài.

- Học sinh quan sát tranh - Thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nhắc lại kết luận nhiều lần.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh chơi trò chơi.

- Học sinh chơi theo nhóm.

- Học sinh nhắc lại kết luận nhiều lần.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

---o0o--- Mĩ thuật

Tiết 4 :VẼ TRANH : ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY I. Mục tiêu:

1.KT: - Tập vẽ hai hoặc ba trái cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích.

2. KN: - vẽ được hai hoặc ba trái cây đơn giản và vẽ màu theo ý thíchmột cách sáng tạo.

3.TĐ: -GDHS lòng say mê tìm hiểu và sáng tạo.

II.Đồ dùng dạy - hoc:

1. Đồ dùng: - Tranh ảnh về đề tài.

- Tranh phiên bản trong vở tập vẽ + Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh nếu có . 2. Phương pháp

Quan sát thực hành...

III.Các ho t đ ng d y- h c ch y u:ạ ộ ủ ế

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra : Đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu cây cối trong

- Lớp hát.

(21)

thiên nhiên để HS nhận biết.

b. Nội dung:

( * ) Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài - GVgiới thiệu tranh về cây cối, gợi ý HS nêu ý kiến

+Tranh vẽ những hình ảnh gì ?

+Em hãy kể tên một số loại cây mà em biết ? +Nêu tên cây mà em thích ?

+Hình dáng của cây đó như thế nào?

+Đặc điểm của cây đó ?

+Cây có những phần chính gì ? +Màu sắc của cây có những màu gì ?

- GV Nhận xét : trong vườn cây có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây có hoa, quả.

( * ) Hoạt động 2 : Cách vẽ : - Hãy mô tả cây em định vẽ ?

- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình ảnh cây + Vẽ thân cây trước

+ Vẽ cành, tán lá

- Chú ý : Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau + Vẽ thêm hình ảnh khác để cho tranh thêm sinh động như : Hoa, quả, thúng sọt đựng quả, người hái quả .

-Vẽ màu theo ý thích của mình .

- GV cho HS xem một số bài của HS năm cũ để tham khảo.

( * ) Hoạt động 3: Thực hành .

- GV nêu yêu cầu của bài tập ( Vẽ một vườn cây đơn giản)

- GV quan sát HS thực hành giúp đỡ những HS còn lúng túng.

( * ) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.

- GV chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét : +Cách vẽ hình trên trang giấy, cách vẽ đặc điểm cây, màu sắc của tranh.

- GV nhận xét chung tiết học 4. Dặn dò :

- Quan sát hình ảnh con vật . - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.

- HS chú ý lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

- HS quan sát tranh .

- Tranh vẽ hình ảnh cây cối - HS kể tên một số cây

- HS nêu ý kiến theo cảm nhận riêng

- Cây to nhỏ khác nhau...

- HS nêu ý kiến theo cảm nhận . - Thân, cành, lá.

- Xanh, vàng,

- HS chú ý lắng nghe - HS quan sát.

- HS quan sát tham khảo .

- HS thực hành trên vở

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng

- HS lắng nghe

- HS ghi vở điều GV dặn dò.

RÚT KINH NGHIỆM:

………

(22)

………

………

---o0o--- SINH HOẠT LỚP

TUẦN 4 I.Mục tiêu :

1. KT: - HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần 4 - Nắm phương hướng cho tuần 5

2. KT: - - Rèn kỹ năng nói nhận xét - Có ý thức xây dựng nề nếp lớp

3. TĐ:- Giáo dục các em có ý thức phê và tự phê tốt II: Chuẩn bị: Phương hướng tuần 5.

II Các HĐ dạy và học

HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH 1Ổn định :

2:Nhận xét :Hoạt động tuần 4

- GV nhận xét chung 3. Sinh hoạt văn nghệ: 12

GV tổ chức cho HS trình diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị

4.Kế hoạch tuần 5 - Học chuyên cần - Truy bài đầu giờ

- Giúp các bạn còn chậm

- Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp -Xây dưng nền nếp lớp,…

-Luyện tập tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Tết Trung thu.

Phân công nhiệm vụ cho các tổ:

- Lớp trưởng nhận xét

- Báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần qua

- Các tổ trưởng báo cáo - Các tổ khác bổ sung

- Bình chọn tổ, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ

-Các tổ trình diễn

-Bình chọn tiết mục hay nhất

- Lắng nghe ý kiến bổ sung

Tổ 2: trực nhật lớp

Tổ 3: trực nhật sân trường

Tổ 1 : VS hành lang, chăm sóc cây xanh trong phòng học

(23)

An toàn giao thông

Bài 2 : TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ

A.

Mục tiêu:

1. Kiến thức :- Học sinh kể được tên đường nơi mình ở, biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư, …

2. Kỹ năng: - Nhận biết được đường an toàn và không an toàn.

3. Thái độ: - Thực hiện tốt quy định đi trên đường phố.

B. Đồ dùng dạy học: 4 tranh nhỏ trong sách giáo khoa.

C.Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

HĐ 1: Kiểm tra và giới thiệu bài mới.

- Khi đi trên đường phố em thường đi ở đâu để được an toàn ? (Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường để tránh các loại xe đi trên đường.)

HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm đường nhà em Chia lớp thành nhiều nhóm. (Mỗi nhóm 4 học sinh.)

*Các em cần nhớ tên đường phố nơi em đang ở và những đặc điểm đường em đi học. Khi đi trên đường phố phải cẩn thận.

Đi trên vỉa hè, quan sát kỹ khi đi trên đường.

HĐ 3: Tìm hiểu đường an toàn và chưa an toàn.

- Chia nhóm và giao tranh cho mỗi nhóm - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát tranh và chỉ ra tranh nào chụp về con đường an toàn ,tranh nào chụp con đường không an toàn ? Giải thích

- GV mời lần lượt từng nhóm lên gắn từng bức tranh và trình bày ý kiến . - Giáo viên kết luận như trong sách giáo khoa

HĐ 4: Củng cố dặn dò.

- Học sinh cần ghi nhớ : Tên các đường phố em thường đi hoặc gần nơi em đang ở.

Thảo luận các câu hỏi :

1/ Hàng ngày đến trường em đi qua những đường nào ?

2/ Trường em nằm trên những đường nào ?

3/ Đặc điểm những đường phố đó.

4/ Có mấy đường một chiều, hai chiều ? 5/ Có dãy phân cách không ?

6/ Có mấy đường có vỉa hè ? Mấy đường không có vỉa hè ?

7/ Khi đi trên đường phố, em cần chú ý điều gì ?

Các nhóm thảo luận xem đường nào an toàn và chưa an toàn.

Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.

Tranh 1, 2 : Đường an toàn.

Tranh 3, 4 : Đường không an toàn

- Lớp cử ra 3 đội mỗi đội 4 em .

- Lần lượt mỗi em lên viết một tên đường rồi chạy xuống đến lượt em khác .

(24)

Nhận xét tiết học.

* Liên hệ thực tế

- Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường

---

………

………

………

………

………..

Tổ trưởng

Dương Thị Đức

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài Sự Tích chú Cuội cung trăng và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. + Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?. + Chú Cuội

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa, đọc thầm về mẫu báo cáo đã học ở tiết 3.. - Giáo viên nhắc nhở học

Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên - Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học...

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.. - Giáo viên nhận xét

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.. - Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.. - Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh