• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2020 TOÁN

Tiết 76:

Ngày giờ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.

- Biêt xem giờ đúng trong một ngày.

- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.

3. Thái độ:

- Phát triển tư duy toán học cho học sinh. Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, đồng hồ, lịch, sách giáo khoa, bài tập toán.

- Học sinh: Vở bài tập toán, bộ đồ dùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết học trước, lớp làm bài vào bảng con.

- Giáo viên gọi học sinh nêu cách thực hiện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Giới thiệu ngày giờ: (10’) + Bước 1:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm.

- Giáo viên nêu: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm, chúng ta không nhìn thấy mặt trời.

- Giáo viên sử dụng mô hình đồng hồ, quay kim đến 5 giờ và hỏi: Lúc 5 giờ sáng em

- 2 học sinh lên bảng làm tập 2 của tiết học trước, lớp làm bài vào bảng con.

−66 29 37

−41 6 35

−82 37 45

−53 18 35 - Học sinh nêu cách thực hiện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Bây giờ là ban ngày.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát đồng hồ và trả lời:

Em đang ngủ.

(2)

đang làm gì ?

- Giáo viên quay mặt đồng hồ đến 11 giờ và hỏi: Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì ?

- Giáo viên quay mặt đồng hồ đến 2 giờ và hỏi: Lúc 2 giờ chiều em đang làm gì ?

- Giáo viên quay mặt đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Lúc 8 giờ tối em đang làm gì ?

- Giáo viên quay mặt đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi: Lúc 12 giờ đêm em làm gì ? - Giáo viên giới thiệu: Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: sáng, trưa, chiều, tối, đêm.

+ Bước 2:

- Giáo viên nêu: Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết 1 ngày. Một ngày có bao nhiêu giờ ?

- Giáo viên nêu: 24 giờ trong một ngày lại chia ra theo các buổi.

- Giáo viên quay đồng hồ cho học sinh đếm giờ buổi sáng.

- Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ ?

- Giáo viên quay đồng hồ cho học sinh đếm giờ buổi trưa.

- Vậy buổi trưa bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ ?

- Giáo viên quay đồng hồ cho học sinh đếm giờ buổi chiều.

- 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? - Tại sao ?

- Vậy buổi chiều bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ ?

- Giáo viên quay đồng hồ cho học sinh đếm giờ buổi tối.

- Vậy buổi tối bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ ?

- Giáo viên quay đồng hồ cho học sinh đếm giờ ban đêm.

- Vậy ban đêm bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ ?

- Em đang ăn cơm cùng với gia đình.

- Em đang học bài cùng các bạn.

- Em xem ti vi.

- Em đang ngủ.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại.

- Học sinh đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời:

24 tiếng đồng hồ tức là 24 giờ.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 giờ sáng, 2 giờ sáng,3 giờ sáng, 4 giờ sáng, 5 giờ sáng, 6 giờ sáng, 7 giờ sáng, 8 giờ sáng, 9 giờ sáng, 10 giờ sáng.

- Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.

- 11 giờ trưa, 12 giờ trưa.

- Buổi trưa từ 11 giờ sáng đến 12 giờ trưa.

- 1 giờ chiều, 2 giờ chiều, 3 giờ chiều, 4 giờ chiều, 5 giờ chiều, 6 giờ chiều.

- 1 giờ chiều còn gọi là 13 giờ.

- Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 cộng 1 bằng 13 nên 1 giờ chính là 13 giờ.

- Buổi chiều từ 1 giờ chiều đến 6 giờ chiều.

- 7 giờ tối, 8 giờ tối, 9 giờ tối.

- Buổi tối từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối.

- 10 giờ dêm, 11 giờ đêm,12 giờ đêm.

- Ban đêm bắt đầu từ 10 giờ đêm đến 12 giờ đêm.

(3)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần bài học trong sách giáo khoa.

3. Thực hành: (19’) Bài 1: Số?

- Y/C HS đọc câu hỏi - GV y/c HS làm bài .

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

-- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ và làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát giờ trên các mặt đồng hồ bài tập 3 trong vở bài tập.

- Giáo viên giới thiệu đồng hồ điện tử.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên hỏi: 15 giờ chiều hay còn gọi là mấy giờ ?

- 20 giờ hay còn gọi là mấy giờ tối ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C.Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc phần bài học trong sách giáo khoa.

-Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS xem giờ trên hình vẽ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm.

- HS làm bài

+ Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng + Mẹ em đi làm về lúc 12 giờ trưa + Em chơi bóng lúc 17 giờ chiều

+Lúc 17 giờ tối em xem phim truyền hình.

+ Lúc 22 giờđêm em đang ngủ - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh nêu kết quả.

A – Em đọc truyện lúc 8 giờ tối B – Em ngủ lúc 10 giờ đêm C – Em vào học lúc 7 giờ sang D – Em chơi thả diều lúc 17 giờ - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát giờ trên các mặt đồng hồ.

- Học sinh quan sát đồng hồ điện tử.

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh trả lời: 15 giờ chiều hay 3 giờ chiều.

- 20 giờ hay 8 giờ tối.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

(4)

TẬP ĐỌC

Tiết 46- 47:

Con chó nhà hàng xóm

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Hiểu nội dung : Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ, trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh đọc đúng, đọc to, rõ ràng và liền mạch.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu quý các loài vật.

* Giáo dục KNS: Củng cố, dặn dò.

-Kiểm soát cảm xúc. Thể hiện sự cảm thông. Trình bày suy nghĩ. Tư duy sáng tạo. Phản hồi, lắng nghe tích cực, chia sẻ.

* Giáo dục QTE: (Hoạt động 3)

- Quyền được có cha mẹ, bác sĩ chăm sóc khi ốm đau.- Quyền được nuôi súc vật, yêu quý súc vật(chó, mèo).

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh họa, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài Bé Hoa và trả lời câu hỏi.

- Em biết những gì về gia đình Hoa ? - Em Nụ đáng yêu như thế nào ? - Hoa đã làm gì giúp mẹ ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (35') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu tuần 16 có tên gọi là Bạn trong nhà. Các em hãy quan sát tranh minh họa và nói về tranh. giới thiệu bài.

- Các em đã đoán được bạn trong nhà là ai chưa ?

- Bài đọc mở đầu của chủ điểm Bạn trong nhà là 1 truyện Con chó nhà hàng xóm.

Qua bài đọc này các em sẽ thấy tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu tình bạn với các vật nuôi trong nhà. Những người bạn ấy làm cho cuộc sống của các em thêm

- Học sinh đọc bài Bé Hoa và trả lời câu hỏi.

- Gia đình Hoa gồm có 4 người: bố, mẹ, Hoa và em Nụ mới sinh.

- Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.

- Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh minh họa chủ điểm đầu tuần và trả lời: Tranh vẽ hai bạn nhỏ đang vui đùa với chó và mèo. Mèo thích thú vờn quả bóng.

- Là những vật nuôi trong nhà như chó mèo, gà, ngan, vịt, trâu.

- Học sinh lắng nghe.

(5)

đẹp, thêm vui.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc: (34’) a.Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm, giọng cô tiên dịu dàng, giọng các cháu kiên quyết. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.

b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc.

* Đọc từng câu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên đưa từ khó: thân thiết , vẫy đuôi, nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, rối rít, thỉnh thoảng.

- Giáo viên đọc mẫu từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp.

- Giáo viên chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu...khắp vườn.

+ Đoạn 2: Một hôm...trên giường.

+ Đoạn 3: Bè bạn...mẹ ạ.

+ Đoạn 4: Ngày hôm sau... đi chơi được.

+ Đoạn 5: Đoạn còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu văn dài.

+ Bé rất thích chó / nhưng nhà Bé không nuôi con nào. //

+ Cún mang cho Bé / khi thì tờ báo hay cái bút chì / khi thì con búp bê. //

+ Nhìn Bé vuốt ve Cún, / bác sĩ hiểu / chính Cún đã giúp Bé mau lành. //

- Giáo viên đọc mẫu câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu dài.

- Học sinh ghi tên bài vào vở - Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Một số học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc câu dài.

+ Bé rất thích chó / nhưng nhà Bé không nuôi con nào. //

+ Cún mang cho Bé / khi thì tờ báo hay cái bút chì / khi thì con búp bê. //

(6)

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc các từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đặt câu với một số từ chú giải trong sách giáo khoa theo yêu cầu.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm theo nhóm 5.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên gọi học sinh đọc cả bài.

=> Chuyển ý: Vừa rồi chúng ta đã được luyện đọc toàn bài, vậy để tìm hiểu xem bạn của Bé là ai thì chúng ta cùng nhau chuyển sang phần tìm hiểu bài.

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài: ( 20’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Bạn của Bé ở nhà là ai?

- Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào?

- Giáo viên giảng: Bé rất thích chó và bạn của bé là Cún Bông. Bé với Cún thường chạy nhảy, tung tăng khắp nơi. Vậy chuyện gì xảy ra với bé, chúng ta tìm hiểu đoạn tiếp theo.

- Vì sao Bé bị thương ?

-Khi bé bị thương Cún đã giúp Bé như thế nào?

- Những ai đến thăm Bé ?

+ Nhìn Bé vuốt ve Cún, / bác sĩ hiểu / chính Cún đã giúp Bé mau lành. //

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh lên bảng đặt câu với một số từ chú giải trong sách giáo khoa theo yêu cầu.

+ Em bé chạy tung tăng khắp sân.

+ Mắt cá chân của bố em xưng rất to.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm theo nhóm 5.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc cả bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Cún Bông con chó của bác hàng xóm.

- Nhảy nhót tung tăngkhắp vườn.

- Học sinh lắng nghe.

- Bé mải chạy theo Cún, vấp phải một khúc gỗ và ngã.

- Cún chạy đi tìm người giúp Bé.

- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho Bé.

(7)

- Vì sao Bé vẫn buồn?

- Giáo viên giảng: Vì mải chạy nhảy chơi với Cún nên bé đã bị thương và phải nằm viện để điều trị. Mặc dù bé được các bạn đến thăm, động viên nhưng bé vẫn rất buồn vì nhớ Cún. Khi bé buồn Cún có đến thăm bé không, Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn còn lại.

- Cún có đến thăm bé không ? - Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?

- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?

- Câu chuyện khuyên em điều gì?

- Câu chuyện nói lên điều gì?

- Giáo viên đưa ra nội dung bài: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

* Giáo dục QTE: Em có nuôi con vật nào không ? Hãy nói về con vật mà em yêu thích ? Em chăm sóc và bảo vệ con vật đó như thế nào ?

- Giáo viên nhận xét, kết hợp QTE:

Chúng ta phải biết yêu quý và chăm sóc những vật nuôi ở trong gia đình mình.

4. Luyện đọc lại: ( 15’ ) - Giáo viên đọc mẫu bài lần 2.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc theo phân vai: người dẫn chuyện, bé và mẹ của bé.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc theo phân vai trong nhóm theo nhóm 3:

người dẫn chuyện, bé, mẹ của bé.

* Thi đọc:

- Giáo viên yêu cầu học sinh thi đọc phân vai.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

* Giáo dục KNS: Qua câu chuyện em

- Bé nhớ Cún Bông.

- Học sinh lắng nghe.

- Cún có đến thăm bé.

- Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê làm cho Bé cười.

- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.

- Tình bạn giữa Bé và Cún Bông đã giúp Bé mau lành bệnh.

*Ý nghĩa:Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại nội dung bài.

- Nhà em có nuôi con mèo. Em lấy thùng giấy làm nhà cho nó.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc phân vai trong nhóm theo nhóm 3: người dẫn chuyện, bé, mẹ của bé.

- Học sinh thi đọc phân vai.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

(8)

học tập được điều gì ?

* Giáo viên nhận xét, kết hợp KNS:Cần phải biết thương yêu, chăm sóc những con vật nuôi trong nhà.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2020 ĐẠO ĐỨC

Tiết 16:

Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lố, đường làng, ngõ xóm.

3. Thái độ :

- Có thái độ tôn trọng quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng

* GD KNS: - Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

* GDBVMT : Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm cho MT nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV:Tranh ảnh, sgk.

- Hs:Đồ dùng học tập, vbt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Ổn định tổ chức.

A. Kiểm tra bài cũ. (5’ ) B. Bài mới: (30’)

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài: Các em đã biết cách giữ gìn vệ sinh trường lớp. Vậy chúng ta cần phải làm gì, cần giữ gìn nơi công cộng ra sao. Ta học bài hôm nay.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Yc hs ghi đầu bài.

2. Nội dung.

a. Hoạt động 1: Phân tích tranh.

- Lớp hát.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS ghi đầu bài.

(9)

- GV cho h/s quan sát tranh: Trên sân trường có biểu diễn văn nghệ. Một số hs đang xô đẩy nhau để chen lên ngế gần sát sân khấu.

+ Nội dung tranh nêu gì?

+ Việc chen lấn xô đẩy có tác hại gì?

+ Qua việc này các em rút ra được điều gì?

- GDBVMT :

+ Vì sao chúng ta cần phải giữ trật tự nơi công cộng ?

+ Nếu em có mặt ở đó , em sẽ nói gì với các bạn ?

*Kết luận:Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như th? là làm mất trật tự nơi công cộng. Chúng ta cần phải giữ trậy tự để không gây ồn ào , cản trở, ảnh hưởng đến người khác .Có như vậy là là chúng ta đã biết góp phần vào giữ trật tự nơi công cộng và được mọi người yêu quý.

b. Hoạt động 2: Xử lý tình huống.

- Giới thiệu tình huống qua tranh trên ô tô một bạn nhỏ đang tay cầm bánh mì ăn và nghĩ “bỏ rác vào đâu bây giờ…”

- GV yêu cầu h/s thảo luận nhóm để tìm ra cách giải quyết giúp bạn. Sau đó sắm vai để biểu diễn trước lớp.

- Gọi đại diện 1 số nhóm lên thể hiện

- HS quan sát tranh.

+ 1 số HS chen lấn xô đẩy.

+ Làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.

+ Không nên làm mất trật tự nơi công cộng.

+ Vì giữ trật tự nơi công cộng sẽ không gây cản trở, ảnh hưởng đến người khác.

+ Em sẽ nhắc nhở, giải thích cho các bạn hiểu: cần phải giữ trật tự để công việc của mọi người được diễn ra tốt đẹp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, phân tích tình huống.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS trình bày.

(10)

trước lớp .

+ Cách ứng xử như vậy có lợi, có hại gì?

+ Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào vì sao ?

* GD KNS: :

+ Nếu là em , em sẽ làm gì trong trường hợp đó ?

+ Vì sao em lại làm như vậy ?

*Kết luận GD KNS: Vứt rác bừa bãi làm bẩn ra sàn xe, gây nguy hiểm cần gom rác lại, bỏ đúng nơi quy định. Làm như vậy là giữ vệ sinh nơi công cộng.

c. Hoạt động 3: Đàm thoại.

- GV nêu câu hỏi cho hs trả lời :

+ Các em biết những nơi công cộng nào?

+ Nơi đó có ích lợi gì?

- GDBVMT :

+ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng các em cần làm gì? và tránh những gì ?

+ Giữ trật tự, vs nơi công cộng có tác dụng gì ?

* Kết luận: Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho mọi người. Trường học là nơi học tập, bệnh viện là nơi để khám chữa bệnh, chợ là nơi mua bán, Giữ trật tự giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành có lợi cho sức khỏe.

C. Củng cố - dặn dò: ( 5’ ) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh./.

+ Làm bẩn sàn xe, đường xá gây nguy hiểm cho người xung quanh.

+ Cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông, bỏ đúng nơi quy định.

+ Em sẽ bỏ rác vào túi ni lông để khi xuống xe em sẽ bỏ vào thùng rác.

+ Làm như vậy là góp phần vào việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và không gây ảnh hưởng đến người khác.

- HS lắng nghe.

+ Trường học, chợ, bệnh viện, trạm y tế…

+ Mang lại nhiều lợi ích…

+ Giữ trật tự, vs nơi công cộng không vứt rác bừa bãi, không đánh cãi chửi nhau ảnh hưởng đến mọi người .

+ Giúp mọi công việc của con người được thuận lợi.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày Soạn: Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng: (Chiều) Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Luyện các bảng trừ đã học I. MỤC TIÊU:

(11)

- Củng cố cho HS cách thực hiện phép tính dựa vào các bảng cộng, trừ đã học.

- Củng cố giải toán cộng trừ có nhớ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên H. động của học sinh 1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích yêu cầu 2. Bài luyện.

- Học sinh làm các bài tập sau Bài 1: Đặt tính rồi tính

45 và 55 84 và 7 62 và3 4 27 và 73 I 2 và 59 47 và 9 Bài 2. Tính theo mẫu

16 + 4 - 10 36 - 6 + 70 15 + 5 - 17

=20 - 10 = =

= 10 = =

Bài 3. Trong bao có 54 kg gạo nếp. Bán đi một số kg .Trong kho còn 19 kg. Hỏi số ki-lô-gam gạo nếp đã bán là bao nhiêu?

- BT hỏi gì? - BT cho biết gì?

- Bài toán thuộc dạng toán nào?

3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị giờ sau.

- HS lắng nghe

- HS làm bài

- 3 HS- lên bảng chữa bài nhận xét

- HS Làm bài

- 2 HS- lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét

- HS đọc đề, phân tích đề.

- Tóm tắt rồi giải:

Bài giải

Số ki-lô-gam gạo nếp đã bán là:

54 – 19 = 35 (kg) Đáp số: 35 kg - 1HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét

Tìm một thành phần chưa biết.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Đọc- hiểu truyện: Chó cứu hỏa

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy toàn bài:Chó cứu hỏa. Hiểu ý nghĩa bài đọc vàphân biệt được mẫu câu Ai làm gì?

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

(12)

3.Tháiđộ:

- Có ý thức tự đọcở nhà và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, vở thực hành toán và TV.

- Học sinh: Vở thực hành toán và TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài thơ Dạy em học chữ và trả lời câu hỏi.

a) Thấy anh mở sách, em làm gì ? b) Anh nói chữ A như chiếc ghế của thợ quét vôi, em bảo gì ?

c) Em nói gì khi thấy chữ T ?

d) Anh sững sờ ngạc nhiên vì điều gì ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

(29')

Bài 1Bài tập 1: (Dành cho hs cả lớp)

- - - Giáo viên đọc mẫu bài Chó cứu hỏa.

- Giá - Giáo viên nêu giọng đọc. Giới thiệu về tác giả.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên chia đoạn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- 2 học sinh đọc bài thơ Dạy em học chữ và trả lời câu hỏi.

a) Lẫm chẫm đến bên.

b) Đầu chữ A nhọn, có ngồi đượcc không ?

c) Chữ T giống cái bơm xe đạp.

d) Chữ T đúng là giống cái bơm, em giỏi quá.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu giọng đọc và tác giả.

- Học sinh đọc lại bài.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc từ khó: hỏa hoạn, kẹt lại, huấn luyện, cứu hỏa, lao ra.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

(13)

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc từng đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, đọc tốt.

- - Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung câu chuyện.

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng.

(Câu d, e dành cho hs HTT) - Giáo viên gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viênhỏi:

a) Vì sao rất khó cứu các em nhỏ khi hỏa hoạn ?

b) Vì sao chú chó Bốp nổi tiếng ? c) Bốp đã cứu cô bé trong truyện này như thế nào ?

d) Truyện có gì buồn cười ?

e) Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu câu Ai làm gì ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

C. Củng cố dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài học sau.

- Học sinh thi đọc đoạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nội dung bài.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh đọc thầm lại bài và làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

a) Vì các em thường sợ hãi, nấp vào chỗ kín.

b) Vì Bốp đã cứu được 12 em nhỏ trong đám cháy.

c) Phóng vào ngôi nhà cháy, chỉ ít phút đã kéo cô bé ra ngoài.

d) Bốp tưởng búp bê cũng là người cần cứu.

e) Bà mẹ lao ra từ ngôi nhà cháy.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Phân biệt ui/uy, tr/ch, từ trái nghĩa.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tìm tiếng có vần ui/ uy bài tập 1; tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã trong bài “ Chó cứu hỏa'' bài tập 2. Nối đúng từ ngữ trái nghĩa bài tập 3.

- Luyện tập đặt câu văn với cặp từ ngữ trái nghĩa bài tập 4.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, vở thực hành toán và TV.

- Học sinh: Vở thực hành toán và TV.

(14)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 tiết 2, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới : 30’

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: (29') Bài 1:Tìm 3 tiếng có vần ui/ uy.

(Dành cho hs cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ, lớp làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Dành cho hs cả lớp) a) Tìm trong truyện “Chó cứu hỏa’’ 3tiếng có thanh hỏi/ 3 tiếng có thanh ngã.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3 tiết 2, lớp theo dõi nhận xét.

+ Từ ngữ chỉ hình dáng: thấp bé, bụ bẫm, cao to.

+ Từ ngữ chỉ màu sắc: trắng tinh, xanh biếc, đỏ hồng, vàng tươi.

+ Từ ngữ chỉ tính tình: chịu khó, nóng nảy, vui vẻ, cởi mở.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ, lớp làm bài vào vở thực hành.

+ 3 tiếng có vần ui: mui thuyền, mùi thơm, múi bưởi.

+ 3 tiếng có vần uy: thùy mị, thủy thủ, khuy áo.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc lại bài “Chó cứu hỏa’’

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét

+ 3 tiếng có thanh hỏi: nhỏ, lửa,thả.

+ 3 tiếng có thanh ngã: hãi, nữ, nghĩ - Học sinh nhận xét.

(15)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b) Điền chữ: tr hoặc ch

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên treo bảng phụ, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Nối các từ ngữ trái nghĩa (Câu c, d dành cho hs HTT) - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 3, đặt câu với mỗi từ theo mẫu.

(Dành cho hs HTT)

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên treo bảng phụ, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

Góc sân nho nhỏ mới xây

Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông

Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét.

+ a nối với số 2: dũng cảm – hèn nhát + b nối với số 1: đen sì – trắng muốt + c nối với số 4: thông minh – ngốc nghếch.

+ d nối với số 3: hiền lành – dữ tợn.

Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc mẫu.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

Ai ? Thế nào ?

Chó cứu hỏa rất thông minh Những chú mèo Trông thật ngốc

nghếch

(16)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, sdặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng) Thứ tư, ngày 23 tháng 12 năm 2020 TOÁN

Tiết 78:

Ngày,tháng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đọc tên các ngày trong tháng .

- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết đơn vị thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày ); ngày, tuần lễ.

3. Thái độ:

- Phát triển tư duy toán học. Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:Lịch tháng 11, 12, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- Học sinh:Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập , lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Giới thiệu các ngày trong tháng:

(10’)

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập , lớp theo dõi nhận xét.

+ An thức dậy lúc 6 giờ sáng - nối với đồng hồ A.

+ Buổi tối An xem phim lúc 20 giờ - nối với đồng hồ D.

+ 17 giờ An đá bóng - nối với đồng hồ C.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

(17)

- Giáo viên treo tờ lịch tháng 11.

- Các bạn có biết đó là gì không ? - Lịch tháng cho ta biết điều gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên các cột.

- Giáo viên giảng: Cột ngoài cùng ghi tháng dòng thứ nhất ghi tên các ngày trong 1 tuần lễ các ô còn lại ghi số chỉ các ngày trong tháng.

- Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào?

- Ngày 1 tháng 11 vào thứ mấy?

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vào ô ngày 1 tháng 11.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt tìm các ngày khác.

- Tháng 11 có bao nhiêu ngày?

3. Luyện tập, thực hành: (29) Bài 1: Đọc viết (theo mẫu):

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, kết luận: Khi đọc hay viết ngày trong tháng ta đọc, viết ngày trước, tháng sau.

Bài 2:

a) Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12 (có 31 ngày)

- Học sinh quan sát các ngày trong tháng.

- Tờ lịch tháng.

-Lịch cho ta biết được các ngày trong tháng.

- Học sinh đọc tên các cột: Thứ hai, thứ ba thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại.

- Ngày 01.

- Thứ 7.

- Học sinh thực hành chỉ ngày trên lịch.

- Học sinh tìm theo yêu cầu của giáo viên.

- Tháng 11 có 30 ngày.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh đọc mẫu.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh nêu kết quả.

Đọc Viết

Ngày bảy tháng mười một Ngày 07 tháng 11 Ngày mười lăm tháng

mười một

Ngày 15 tháng 11 Ngày hai mươi tháng

mười một

Ngày 20 tháng 11 Ngày ba mươi tháng

mười một

Ngày 30 tháng 11

(18)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên treo bảng phụ.

- Giáo viên hỏi:

+ Đây là tờ lịch tháng mấy?

+ Sau ngày một là ngày mấy?

- Giáo viên nêu nhiệm vụ: Điền các ngày còn thiếu vào lịch.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét.

- Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào các ngày còn thiếu vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng điền vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b. Xem tờ lịch trên rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh xem lịch ở phần a và làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

+ Ngày 22 tháng 12 là thứ mấy?

+ Ngày 25 tháng 12 là thứ mấy?

+ Trong tháng 12 có mấy ngày chủ nhật? Đó là những ngày nào?

+ Tuần này có thứ 6 là ngày 19 tháng 12, tuần sau thứ sáu là ngày nào?

+ Thứ sáu liền trước ngày 19 tháng 12 là ngày nào?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh trả lời.

- Là tờ lịch tháng 12.

- Là ngày 2.

- Học sinh điền ngày 2 vào ô trống trong lịch.

- Học sinh nhận xét: Bạn điền đúng.

- Học sinh điền vào các ngày còn thiếu vào vở bài tập.

- Một số học sinh lên bảng điền vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN

12

1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh xem lịch ở phần a và làm bài vào vở bài tập.

- 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

+ Thứ hai.

+ Thứ năm.

(19)

sau. + Có 4 ngày chủ nhật: 7 , 14 , 21 , 28 + Là ngày 26 tháng 12.

+ Ngày 12 tháng 12.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ ( Tập Chép)

Tiết 31:

Con chó nhà hàng xóm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập 2, bài tập (3) a / b, hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đúng, trình bày bài sạch đẹp.

3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu mến các con vật nuôi trong nhà.

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, vở bài tập TV.

- Học sinh: Vở chính tả, vở bài tập TV, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con: Sắp xếp, ngôi sao, sương sớm.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Trong giờ chính tả tuần này, các em sẽ nhìn bảng chép lại đoạn văn tóm tắt câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. Sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ui/uy, ch/tr, thanh hỏi/ thanh ngã.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu

- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con: Sắp xếp, ngôi sao, sương sớm.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

(20)

bài.

2. Hướng dẫn tập chép: ( 20’ ) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Giáo viên treo bảng phụ, đọc đoạn văn đã chép trên bảng.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại.

- Giáo viên nêu câu hỏi giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả.

- Bạn của bé là ai ?

- Vì sao từ Bé trong bài phải viết hoa ?

- Trong hai từ '' bé '' ở câu '' Bé là một cô bé yêu loài vật.'' từ nào là tên riêng

?

b. Từ khó.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết từ khó, cả lớp viết vào bảng con các từ khó có trong bài: Quấn quýt, mau lành, bị thương.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

c. Học sinh chép bài vào vở:

- Đối với bài chính tả tập chép muốn viết đúng các em phải làm gì?

- Muốn viết đẹp các em phải ngồi như thế nào?

- Hãy nêu cách trình bày đoạn văn ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài vào vở chính tả.

- Giáo viên theo dõi học sinh viết bài.

- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

d. Nhận xét, chữa bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp vở chính tả.

- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: (8’)

Bài 2: Hãy tìm:

a) 3 tiếng có vần ui.

b) 3 tiếng có vần uy.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầuđề bài và đọc mẫu.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc lại đoạn chép.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.

- Bạn của bé là Cún Bông .

- Từ Bé trong bài phải viết hoa vì là tên riêng

- Từ bé thứ nhất là tên riêng.

- 2 học sinh lên bảng viết từ khó, cả lớp viết vào bảng con các từ khó có trong bài: Quấn quýt, mau lành, bị thương.

- Học sinh nhận xét.

- HS viết bảng con.

- Nhẩm, đọc chính xác từng cụm từ để viết đúng.

- Ngồi ngay ngắn, đúng tư thế.

- Ghi tên đầu bài giữa trang, chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô.

- Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở chính tả.

- Học sinh lắng nghe và tự soát lỗi ghi ra vở.

- Học sinh nộp vở theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài và đọc mẫu.

(21)

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và tìm từ làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

a) Tìm những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch ?

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả bài làm của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở bài tập.

- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.

a) Ui: Núi, múi bưởi, mùi vị, bùi, búi tóc, chui, túi,đen thui, gùi lúa, gẫn gũi, tủi thân, xúi giục, vui vẻ, phanh phui.

b) Uy: Tàu thuỷ, huy hiệu, luỹ tre, nhụy hoa, thiêu hủy, truy đuổi, tủy sống, tuy vậy, tùy ý, suy nghĩ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe, chữa bài.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh đọc mẫu.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh trình bày kết quả bài làm của mình.

a) Chăn, chiếu, chum, chảo, chổi, chạn, chén, chậu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe, chữa bài.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 48:

Thời gian biểu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đọc chậm , rõ ràng các số chỉ giờ; biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột, dòng.

- Hiểu được từ thời gian biểu. Hiểu được tác dụng của thời gian biểu, trả lời được câu hỏi 1, 2 sách giáo khoa.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh, đọc mạch lạc, dứt khoát.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý.

II. CHUẨN BỊ:

(22)

- Giáo viên: Sách giáo khoa,bảng phụ, tranh minh họa.

- Học sinh:Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài: Con chó nhà hàng xóm và trả lời câu hỏi sau:

- Bạn của Bé ở nhà là ai ?

- Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào ?

- Vì sao Bé bị thương ?

-Khi bé bị thương Cún đã giúp Bé như thế nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Mỗi ngày, các em có rất nhiều việc phải làm ở nhà và ở trường. Vì không biết sắp xếp thời gian, sắp xếp công việc, nên em có suốt ngày bận rộn mà kết quả công việc vẫn không tốt. Ngược lại, có nhiều em làm được nhiều việc mã vẫn thong thả, lại có thì giờ vui chơi. Muốn được như vậy, phải biết sắp xếp các việc theo thòi gian biểu hợp lí. Tiết tập đọc thời gian biểu hôm nay sẽ giúp các em biết cách đọc đúng một thời gian biểu và học cách lập một thời gian biểu cho hoạt động hằng ngày của mình.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc: (12’) a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chúng ta đọc bài với giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ rõ sau mỗi cụm từ.

b. Đọc câu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó: Tập thể dục, đi học, thời gian biểu.

- 2 học sinh đọc bài Con chó nhà hàng xóm và trả lời câu hỏi.

- Cún Bông con chó của bác hàng xóm.

- Nhảy nhót tung tăng khắp vườn.

- Bé mải chạy theo Cún, vấp phải một khúc gỗ và ngã.

- Cún chạy đi tìm người giúp Bé.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh lắng nghe.

(23)

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên chia đoạn:

+Đoạn 1: Tên bài và sáng.

+ Đoạn 2: Trưa.

+ Đoạn 3: Chiều.

+ Đoạn 4: Tối.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn đọc câu văn dài.

+ 6 giờ - 6giờ 30 / Ngủ dậy ,/ tập thể dục,/ vệ sinh cá nhân .//

+ 6giờ 30 - 7giờ / sắp xếp sách vở / ăn sáng .//

- Giáo viên đọc mẫu câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc các từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với một số từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

d. Đọc trong nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinhluyện đọc trong nhóm theo nhóm 4.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh đọc cả bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Tìm hiểu bài: (10')

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Đây là lịch làm việc của ai?

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh theo dõi và lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc câu dài.

+ 6 giờ - 6giờ 30 / Ngủ dậy ,/ tập thể dục,/ vệ sinh cá nhân .//

+ 6giờ 30 - 7giờ / sắp xếp sách vở / ăn sáng .//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc các từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

+ Em tự lập được thời gian biểu cho mình.

+ Ngày nào em cũng vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm theo nhóm 4.

- Đại diện các nhóm lên thi đọc.

- Học sinh đọc cả bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Ngô Phương Thảo học sinh lớp

(24)

- Em hãy kể các việc Phương Thảo làm hàng ngày ?

- Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?

- Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác thường?

- Qua bài đọc giúp em hiểu điều gì ?

- Giáo viên chốt: Chúng ta nên mỗi người tự lập 1 thời gian biểu làm việc phù hợp trong ngày. Thời gian biểu ta sắp xếp làm việc hợp lý, có kế hoạch, làm cho công việc đạt kết quả.

4. Luyện đọc lại: (7’) - Giáo viên đọc mẫu lần 2.

- Giáo viên yêu cầu các nhóm thi đọc nối tiếp đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Thời gian biểu có cần thiết không? Vì sao?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau:

Tìm ngọc.

2A trường tiểu học Hoà Bình.

- Học sinh kể theo yêu cầu:Buổi sáng Phương Thảo thức dậy vào 6 giờ. Sau đó bạn tập thể dục và vệ sinh cá nhân 30 phút, đến 6 giờ 30 phút. Từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ, bạn sắp xếp sách vở, ăn sáng. Đúng 7 giờ bạn đi học. Bạn học ở trường từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa.

- Để bạn nhớ và làm các việc một cách thông thả tuần tự, hợp lý, đúng lúc.

- 7 giờ đến 11 giờ. Đi học thứ bảy:

học vẽ, chủ nhật đến bà.

* Ý nghĩa: Thời gian biểu giúp ta sắp xếp việc làm hợp lí và có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi .

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Các nhóm thi đọc nối tiếp đoạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Rất cần thiết. Thời gian biểu giúp ta sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, có kế hoạch làm cho công việc đạt kết quả.. Người lớn, trẻ em đều nên lập thời gian biểu cho mình.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều) Thứ tư, ngày 23 tháng 12 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Thực hành xem đồng hồ I, MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

(25)

- Củng cố cách xem đồng hồ

2. Kĩ năng: củng cố kĩ năng xem đồng hồ

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ tự giác trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG - Bảng phụ

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ: (5p) 2 hs lên bảng làm

- GV nhận xét B, Bài mới:30' 1, GTB

2, Thực hành Bài 1: Tính nhẩm

? Bài yêu cầu gì?

GV nhận xét

Bài 2: Nối ( theo mẫu) - Gọi học sinh đọc yêu cầu HS đứng tại chỗ đọc kết quả Hs nhận xét

Gv nhận xét

Lớp đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét

Bài 3 : Nối theo mẫu - GV cho hs nêu yêu cầu - Hướng dẫn cách làm Gv chốt kết quả

Bài 4: Vẽ thêm kim giờ ( kim ngắn) để đồng hồ chỉ giờ đúng

- GV cho hs nêu yêu cầu - Hướng dẫn cách làm Gv vẽ đồng hồ lên bảng Bài 5: Đố vui

Bài yêu cầu gì?

Dựa vào bức tranh ghi đúng sai Gv chốt kết quả đúng

III, Củng cố dặn dò:5' - Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về nhà làm tiếp tiết 2

- 2 hs làm - HS nx

- Học sinh nêu yêu cầu

- Làm vở, đọc kết quả, lớp nhận xét

- Nêu yêu cầu

Cả theo dõi, soát bài - Lớp làm vở

- Nhận xét

- 1 hs lên bảng làm - Lớp làm vở

-1 HS làm bảng phụ - Nhận xét

- Học sinh lên bảng làm - Lớp làm vở

- Nhận xét

Hs nêu Hs làm bài

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Tham gia giao lưu tìm hiểu ngày thành lập Quân đội nhân dân

(26)

Việt Nam 22/12

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 16:

Các thành viên trong nhà trường

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết các thành viên trong hà trường: Hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, nhân viên, nhân viên phục vụ và học sinh.

2. Kĩ năng:

- Biết được các thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với nhà trường.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu quý, kính trọng và biếtơn các thành viên trong nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Sách giáo khoa, vbt, tranh ảnh.

- Hs: vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Ổn định tổ chức: (1’) A. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Gv gọi hs trả lời câu hỏi:

+ Nêu các cảnh quan trong nhà trường?

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài: (1’) - Gv giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung: (29’)

* Hoạt động 1:

* Bước 1: Hoạt động nhóm: Gv phát cho mỗi nhóm một bộ bìa.

- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và gắn tấm bìa vào hình cho phù hợp.

* Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày.

* KL: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: Cô hiêu trưởng, cô hiệu phó, các thầy cô giáo, học sinh và các cán bộ khác.

* Hoạt động 2:

- Yêu cầu hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Trong trường bạn biết những thành viên nào? Họ làm những việc gì?

+ Nói về tình cảm và thái độ của bạn đối với các thành viên đó?

- 2 hs trả lời

- Hs ghi đầu bài - Các nhóm thảo luận

- Các nhóm thảo luận về từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học.

- Các nhóm cửđại diện trình bày.

- Hs nghe.

- Các nhóm thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.

(27)

+ Để thực hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường bạn sẽ làm gì?

- Yc các nhóm trình bày.

KL: Học sinh phải biết kính trọng và biếtơn tất cả các thành viên trong nhà trường.

* Hoạt động 3: Trò chơi: Đố là ai?

- Gv hướng dẫn luật chơi.

+ 1 số hs sẽ lên bảng quay lưng về phía mọi người. Sau đó gắn lên lưng mỗi hs 1 tấm bìa có ghi tên 1 thành viên trong nhà trường (hs đó không được nhìn tấm bìa ghi gì).

+ Hs khác sẽ nói các thông tin về các thành viên trên tấm bìa cho phù hợp.

VD: Tấm bìa có ghi tên cô hiệu trưởng thì: 1 hs sẽ nói: Đó là ngườiđiều khiển mọi hoạt động trong nhà trường. Thì hs đó sx đoán là cô hiệu trưởng.

- Tổ chức cho hs chơi - Nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố - dặn dò: (5’)

- Chúng ta cần kính trọng và biếtơn về các thành viên trong nhà trường.

- Nhận xét tiết học.

- Đại diện các nhóm trình bày - Hs nghe

- Hs nghe ghi nhớ.

- Hs cả lớp tham gia chơi.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ năm, ngày 24 tháng 12 năm 2020 TOÁN

Tiết 79:

Thực hành xem lịch

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ .

2. Kĩ năng:

- Rèncho học sinh kĩ năng xem lịch.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết quý trọng thời gian.

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:Lịch, sách giáo khoa, vở bài tập.

- Học sinh:Lịch, sách giáo khoa, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(28)

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lịch và trả lời phần b bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung:(29’)

Bài 1: Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tháng 1 (có 31 ngày):

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên chuẩn bị 3 tờ lịch như sách giáo khoa.

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh các nhóm thi lên bảng điền.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Đây là tờ lịch tháng 4.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- YC HS quan sát lịch tháng 4 trả lời đúng câu hỏi.

+ Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày nào?

- 2 học sinh quan sát lịch và trả lời phần b bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

- Ngày 1 tháng 12 là thứ hai, ngày 2 tháng 12 là thứ ba.

- Tháng 12 có 4 ngày chủ nhật. Đó là các ngày 7, 14, 21, 28.

- Tuần này, thứ bảy là ngày 13 tháng 12.

Tuần sau, thứ bảy là ngày 20 tháng 12.

- Tuần ngày, thứ hai là ngày 1 tháng 12, đến thứ bảy tuần này sẽ là ngày 7 tháng 12.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh cchú ý lắng nghe, theo dõi.

- Học sinh chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh các nhóm thi nhau lên bảng điền.

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN

1

1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24 25

26 27 28 29 30 31 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc y/c đề bài.

- HS quan sát tờ lịch tháng 4.

+ Là các ngày 2, 9, 16, 23, 30.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - Lớp đọc thầm trong sách giáo khoa - Cả lớp thực hiện làm bài vào vở.... - Gọi học sinh nêu miệng tên hai sự

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 44, 45 thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:.. + Em bé trong hình 1 có thể gặp

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 50, 51 trong sách

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

Bài tập 1: Nối chữ với hình - Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu học sinh quan sát vào tranh - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh để làm bài tập 1. -

- Giáo viên: Tranh minh họa về các hoạt động của người1. - Học sinh: Bảng phụ; vở

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.. - Giáo viên nhận xét