• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn :9/4/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 thang 4 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 21: NHÂN HÓA ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ? I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nắm được 3 cách nhân hóa (BT2).

2.Kĩ năng

- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? (BT3)

- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (bt4a/b) . HS khá giỏi làm được toàn bộ bài tập 4.

3.Thái độ

-Hs yêu thích môn học.

II/ CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết đoạn văn thiếu dấu phẩy sau các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian.

- 2 tờ giấy A4 viết nội dung bài tập 1. Bảng phụ viết 3 câu văn bài tập 3 . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) - Gọi 1HS lên bảng làm lại BT1 tiết trước.

- Nhận xét.

2/ Bài mới : ( 30 phút ) a) Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b)HD học sinh làm bài tập: ( 29 phút ) Bài 1: - GV đọc diễn cảm bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa “ .

- Mời HS đọc lại.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ . - Yêu cầu lớp đọc thầm lại gợi ý:

+ Những sự vật nào được nhân hóa ? - Dán 2 tờ giấy giấy lớn lên bảng.

- Mời 2 nhóm mỗi nhóm lên bảng thi tiếp sức.

- 1 em lên bảng làm bài.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe GV đọc bài thơ.

- HS đọc lại. Cả lớp theo dõi ở SGK.

- Một em đọc yêu cầu.

- Cả lớp đọc thầm bài thơ.

- Đọc thầm gợi ý.

+ mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.

- 2 nhóm tham gia thi tiếp sức.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Cả lớp sửa bài trong VBT (nếu sai) Tên

sự vật

Cách nhân hóa Gọi bằng Tả cách nói M.Trời ông bật lửa

Mây chị kéo đến

Trăng Trốn

(2)

- Chốt lại ý chính có 3 cách nhân hóa:

gọi sự vật bằng những từ dùng để gọi con người ; tả sự vật bằng những từ dùng để tả người ; nói với sự vật thân mật như nói với con người.

Bài 3:

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.

- Mời 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TLCH ở đâu ?

- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

Bài 4: cho HS làm và chữa bài 3/ Củng cố - Dặn dò: ( 3 phút ) - Nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.

Đất nóng

lòng …

Mưa xuống Thân mật như

bạn Sấm ông vỗ tay

- Một học sinh đọc đề bài tập 3.

- Lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào VBT.

- Hai học sinh lên thi làm, lớp nhận xét bổ sung.

a/ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây .

b/ Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ .

c/ Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái , nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.

- HS làm và chữa bài - HS chú ý nghe.

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

TIẾT 64, 65: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I/ MỤC TIÊU

1. Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn, ông là người giàu sáng kiến và luôn quan tâm đến con người, mong muốn khoa học phục vụ con người.( Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4)

- Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người xung quanh.

2. Kể chuyện:

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo lối phân vai.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án. Sử dụng tranh có sẵn trong SGK.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

(3)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đọc thuộc bài: “Bàn tay cô giáo”

- Nhận xét

2/ Bài mới: ( 50 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc: ( 30 phút ) - GV đọc mẫu toàn bài

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc nối tiếp câu

- GV chú ý phát hiện sửa lỗi phát âm cho HS.

* Đọc nối tiếp đoạn

- GV hướng dẫn đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, đọc phân biệt lời Ê-đi-xơn và bà cụ.

- Gọi HS đọc chú giải

* Đọc theo nhóm - Gọi các nhóm thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương.

- Y/c cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.

c. Tìm hiểu bài: ( 12 phút )

- Cả lớp đọc thầm chú thích dưới ảnh và đoạn 1, trả lời

- Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?

- Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ (sinh năm 1847, mất năm 1931). Ông đã cống hiến cho loài người hơn một nghìn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.

- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?

- Bà cụ mong muốn điều gì?

- Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?

- 2 HS lên đọc thuộc long bài và trả lời câu hỏi.

- Nghe giới thiệu.

- Theo dõi đọc mẫu.

- Đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS phát âm lại từ sai - HS đọc nối tiếp lần 2

- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài lần 1.

- Đọc chú giải để hiểu các từ khó.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc theo nhóm 4 - 2 nhóm thi đọc với nhau.

- Nhận xét

- Đọc đồng thanh đoạn 1 - HS đọc thầm.

- Ê-đi-xơn là một người ham học, cống hiến hơn một ngàn sang chế…

- Nghe giảng.

- Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số người đó.

- Đọc đoạn 2, 3.

- Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.

- Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.

(4)

- Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?

- Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?

- Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?

d. Luyện đọc lại: ( 8 phút )

- Đọc mẫu đoạn 3.Hướng dẫn HS luyện đọc đúng lời nhân vật.

- Gọi HS thi đọc.

- Gọi HS đọc phân vai toàn bài - Tuyên dương nhóm đọc hay nhất.

KỂ CHUYỆN: ( 15 phút ) a. GV nêu nhiệm vụ:

Không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai

b. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuỵên theo vai.

- GV: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.

- GV chia lớp thành 3 tổ

- Gọi các nhóm thi kể lại câu chuyện - Tuyên dương nhóm kể hay, sáng tạo.

3/ Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )

- Qua câu chuyện trên, em biết thêm được điều gì về nhà bác học Ê-đi-xơn?

- Về học bài và chuẩn bị bài: “Cái cầu”

- Nhận xét tiết học.

- Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện.

- Đọc đoạn 4.

- Nhờ óc sáng tạo kỳ diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.

- Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.

- Lắng nghe - 3 HS thi đọc

- Đọc bài theo phân vai.

Nhận xét bạn đọc hay, diễn cảm.

- Lắng nghe

- HS hình thành nhóm dựng lại câu chuyện.

- Các nhóm thi đua kể chuyện.

- Các nhóm khác theo dõi để chọn nhóm kể hay nhất.

- Ông là nhà bác học vĩ đại, hết lòng nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó, ông rất quan tâm đến cuộc sống của con người.

- Nghe

TOÁN

TIẾT 104: LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Học sinh biết cộng trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10000.

2.Kĩ năng

(5)

- Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ .

- Làm bài tập1(cột 1,2) 2,3,4.

3.Thái độ

-Hs yêu thích môn học.

II/ CHUẨN BỊ - VBT, bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập: Tính nhẩm:

8500 - 300 = 7900 - 600 = 6200 - 4000 = 4500 - 2000 = - Nhận xét.

2/ Bài mới: (30 phút ) a) Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b) Luyện tập: ( 29 phút )

Bài 1 (cột1,2): - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT.

- Yêu cầu nêu lại cách tính nhẩm.

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.

- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài . - Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.

- Mời hai học sinh lên bảng thực hiện.

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài . - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài toán.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- Hai học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giới thiệu.

- Tính nhẩm.

- Nêu lại cách nhẩm các số tròn nghìn - Cả lớp tự làm bài vào vở.

- 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.

5200 + 400 = 5600 5600 - 400 = 5200 6300 + 500 = 6800 6800 - 500 = 6300 8600 + 200 = 8800 8800 - 200 = 8600

- Đặt tính rồi tính.

- Cả lớp tự làm bài vào vở.

- Hai em lên bảng đặt tính và tính, lớp bổ sung.

a/ 6924 5718 b/ 8493 4380 +1536 + 636 - 3667 - 729 8460 6354 4826 3651

- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài .

- Học sinh đọc đề bài.

- Cùng GV phân tích bài toán.

- Cả lớp thực hiện vào vở.

- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung.

Giải

Số cây trồng thêm được là:

(6)

- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

Bài 4: - Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS thực hiện trên bảng con.

- Nhận xét chữa bài.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?

3/ Củng cố - Dặn dò: ( 3 phút ) - Nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại các BT đã làm và xem tờ lịch năm 2005 - SGK.

948 : 3 = 316 ( cây) Số cây trồng được tất cả là:

948 + 316 = 1264 ( cây ) Đ/S: 1264Cây - Tìm x.

- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện trên bảng con.

a/ x + 1909 = 2050

x = 2050 – 1909 x = 141

b/ x – 586 = 3705 x = 3705 + 586 x = 4291

- HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.

- HS chú ý nhge.

Ngày soạn :10/4/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 thang 4 năm 2020 TOÁN

Tiết 105: THÁNG - NĂM I/ MỤC TIÊU

- Biết các đơn vị đo thời gian : tháng , năm biết được một năm có 12 tháng . Biết tên gọi các tháng trong một năm. Biết số ngày trong từng tháng .

- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm ,…) - HS có ý thức tốt trong giờ học.

II/ CHUẨN BỊ

- Một tờ lịch năm 2012.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm BT.

1. Tính nhẩm: 10000 - 6000 = 6300 + 500 = 2. Đặt tính rồi tính:

5718 + 636; 8493 - 3667 - Giáo viên nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a) Giới thiệu bài : ( 1 phút )

- Hai em lên bảng làm BT, mỗi em làm một bài:

- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài.

- Nghe GV giới thiệu.

(7)

b) Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng: ( 12 phút ) - Treo tờ lịch năm 2012 lên bảng và giới thiệu.

- Đây là tờ lịch năm 2012 . Lịch ghi các tháng trong năm 2012 và các ngày trong mỗi tháng.

- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2012 trong sách giáo khoa và TLCH:

+ Một năm có bao nhiêu tháng ? + Đó là những tháng nào ?

- Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng . - Mời hai học sinh đọc lại.

* Giới thiệu số ngày trong một tháng . - Cho học sinh quan sát phần lịch tháng 1 năm 2012 ở SGK.

+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? + Tháng 2 có mấy ngày ?

- Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày.

- Lần lượt hỏi học sinh trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng.

- Cho HS đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ.

3/ Luyện tập: ( 18 phút )

Bài 1:- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và TLCH.

- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.

- Quan sát lịch 2012 và trả lời câu hỏi của GV.

+ Một năm có 12 tháng đó là : Tháng 1 , tháng 2 , tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 , tháng 9 , tháng 10 , tháng 11, tháng 12.

- Nhắc lại số tháng trong một năm.

- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.

+ Tháng một có 31 ngày.

+ Tháng hai có 29 ngày.

- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm.

- HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh)

- Một em nêu yêu cầu bài.

- Cả lớp tự làm bài.

- HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.

+ Tháng này là tháng 1. Tháng sau là tháng 2

+ Tháng 1 có 31 ngày +Tháng 3 có 31 ngày

+ Tháng 6 có 30 ngày +Tháng 7 có 31 ngày

+ Tháng10 có 31 ngày +Tháng 11 có 30 ngày

- Một em đọc đề bài 2 .

- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.

- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:

(8)

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 3

- Y/c HS tự làm bài và trả lời.

- Sửa bài.

Bài 4

- Y/c HS tự làm bài -Nhận xét.

4/ Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) - Những tháng nào có 30 ngày ? - Những tháng nào có 31 ngày ? - Tháng hai có bao nhiêu ngày ?

- Về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch.

+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu .

+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư.

+ Tháng 8 có 4 chủ nhật.

+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28.

- Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày.

- Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 12 có 31 ngày.

- Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày.

- HS chú ý nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Lần lượt HS nêu theo yêu cầu của bài.

a. Những tháng có 30 ngày: 4,6,9,11.

b.Những tháng có 31 ngày:

1,3,5,7,8,10,12.

1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Khoanh vào câu c: thứ tư

CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT ) TIẾT 43: Ê- ĐI-XƠN I/ MỤC TIÊU

- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập 2a.

- Giáo dục tính kiên nhẫn khi viết bài. Trình bày bài sạch đẹp.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: KHGD, viết sẵn bài 2a trên bảng lớp 2. Học sinh: Bảng con, SGK, vở.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đọc cho HS viết: tranh vẽ, chuồn chuồn, trẻ nhỏ, chuyên cần.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn HS nghe-viết: ( 8 phút )

- 2 hs lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.

- Hs lắng nghe

(9)

* Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc nối dung đoạn văn

- Những chữ nào trong bài được viết hoa?

- Tên riêng Ê-đi-xơn viết thế nào?

- Y/c HS tìm những chữ trong bài chính tả dễ viết sai?

* GV đọc cho HS viết bài: ( 15 phút ) - GV chú ý, quan sát, uốn nắn cho HS

* Chấm, chữa bài: ( 5 phút )

c. Hướng dẫn HS làm bài tập:( 5 phút ) Bài 2a

- Gọi HS đọc y/c bài - Y/c HS làm bài cá nhân - Gọi 2 HS lên làm bài

- Nhận xét bài làm của HS, ghi điểm, tuyên dương em nào làm bài đúng và nhanh.

3/ Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )

- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả, sửa lỗi đã mắc trong bài

- Chuẩn bị bài sau:“Một nhà thông thái”.

- Nhận xét tiết học

- HS nhắc lại

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê-đi-xơn.

- Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.

- HS tự rút từ khó ,viết bảng con: Ê- đi-xơn,cần cù, cống hiến, sáng kiến,

….

- Đọc lại các từ vừa viết.

- HS viết bài vào vở - HS dò bài

- HS dò bài,sửa lỗi.

- HS nộp bài viết

- 2 HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.

- 2 HS lên bảng thi đua làm - Đọc lại lời giải và làm vào vở.

+ Tròn, trên, chui.

+ Là mặt trời.

- HS nghe

- Lắng nghe

Ngày soạn :12/4/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 15 thang 4 năm 2020 TOÁN

TIẾT 107: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I/ MỤC TIÊU

- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

- Bước đầu biết dung compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.

( Làm được bài tập 1,2,3)

- Giáo dục HS kiên trì, cẩn thận trong học toán.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: KHGD,SGK, hộp ĐDDH Toán 3.

2.Học sinh: SGK,VBT, compa

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

(10)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Giới thiệu hình tròn: ( 6 phút )

- GV đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn.( mặt đồng hồ) và giới thiệu“Mặt đồng hồ có dạng hình tròn”

- Y/c HS nêu ví dụ về một số đồ vật có dạng hình tròn.

- Vẽ hình tròn lên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.

M

A B O

- Gv chỉ vào tâm đường tròn: Điểm này được gọi là tâm của hình tròn, cô đặt tên là O

- Gv chỉ đường kính AB: Đoạn thảng đi qua tâm O và cắt hình tròn ở hai điểm A và B được gọi là đường kính AB của hình tròn tâm O.

- Từ tâm O của hình tròn, vễ đoạn thẳng đi qua tâm O, cắt hình tròn ở điểm M thì OM gọi là bán kính của hình tròn tâm O.

* GVKL:

+ Tâm O là trung điểm của đường kính AB + Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán

kính.

c. Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn: ( 6 phút )

- Cho HS quan sát cái compa và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa dùng để vẽ hình tròn.

- GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O bán kính 2cm

+ Xác định khẩu độ compa bằng 2 cm trên thước

- 2 HS lên bảng làm bài 2, 3.

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Hs lắng nghe - HS quan sát

- Vài HS nêu ví dụ cụ thể: cái đĩa.

- HS quan sát

- HS nghe

- HS quan sát và chỉ hình nêu lại.

- HS nêu lại

- HS lắng nghe - Vài HS nhắc lại - HS quan sát

- HS quan sát và nhắc lại O

(11)

+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.

- Y/c HS thực hành ra giấy nháp

3/ Luyện tập - thực hành: ( 18 phút ) Bài 1

- Gọi HS nêu y/c bài - Gọi 2 HS làm bài

- Vì sao CD không được gọi là đường kính của hình tròn ?

- Nhận xét.

Bài 2

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv cho HS tự vẽ, sau đó y/c HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.

- Nhận xét.

Bài 3

- Y/c HS tự vẽ hình vào bài.

- Gọi HS trả lời câu b và giải thích vì sao.

- Nhận xét.

4/ Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) - Nhắc lại nội dung bài học.

- Về nhà làm bài tập trong VBT.

- Nhận xét tiết học

- HS thực hành ra giấy nháp.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào nháp.

+ Bán kính: OM, ON, OP, OQ.

Đường kính: MN, PQ.

+ Bán kính: OA, OB.

Đường kính: AB.

( CD không qua O nên CD không là đường kính; từ đó IC, ID không phải là bán kính).

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- 2HS lên bảng thực hành vẽ. Cả lớp dùng compa và thước vẽ hình tròn theo yêu cầu vào vở.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở

- Dưới lớp trả lời câu b và giải thích

- Lắng nghe TẬP ĐỌC

TIẾT 66: CÁI CẦU I/ MỤC TIÊU

- Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK); Thuộc được khổ thơ em thích.

- Giáo dục HS yêu quý cha mẹ.

* QTE : Quyền được có cha mẹ, tự hào về cha mẹ mình. Con cái có bổn phận phải yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: KHGD.Tranh minh hoạ, 2. Học sinh: : SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

(12)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 3 HS phân vai kể lại câu chuyện

“Nhà bác học và bà cụ.”

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc: ( 8 phút ) - GV đọc diễn cảm toàn bài - GV hướng dẫn HS luyện đọc

* Đọc nối tiếp dòng thơ - GV sửa lỗi phát âm cho HS

* Đọc nối tiếp khổ

- GV nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở các từ thể hiện tình cảm:

yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả…

- Gọi HS đọc chú giải

* Đọc theo nhóm

- Gọi các nhóm thi đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Y/c cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 12 phút ) - Gọi 1 hs đọc bài

- Người cha trong bài thơ làm nghề gì?

- Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào?

Cầu Hàm Rồng là chiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã, trên đường vào TP Thanh Hoá. Cầu nằm giữa hai quả núi. Một bên giống đầu rồng nên gọi là núi Rồng. Bên kia giống viên ngọc nên gọi là núi Ngọc. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng. Máy bay Mỹ thường xuyên bắn phá vị trí này nhằm phá cầu, cắt đứt đường chuyển quân, chuyển hàng vào miền Nam của ta. Bố của bạn nhỏ đã tham gia xây dựng chiếc cầu nổi tiếng đó

- Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ

- 3 HS lên kể theo phân vai

- Hs lắng nghe - Lắng nghe

- HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc 2 dòng thơ.

- HS phát âm lại từ sai.

- HS đọc nối tiếp lần 2

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1.

- HS đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp khổ lần 2 - HS đọc bài theo nhóm.

- 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

- 1HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm - Cha bạn làm nghề xây dựng cầu.

- Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã.

- Lắng nghe

- 3HS đọc khổ thơ 2, 3, 4

- Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu

(13)

đến những gì?

- Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?

- Hãy tìm câu thơ em thích nhất? Vì sao em thích câu thơ đó?

- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào?

* Liên hệ: Chúng ta phải biết yêu thương cha mẹ, đó là những người đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành……

d. Luyện học thuộc lòng: ( 8 phút ) - GV đọc toàn bài

- Treo bảngphụ đã viết sẵn bài thơ, xoá dần cho HS luyện học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.

- GV nhận xét.

3/ Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) - Nêu nội dung chính của bài

- Về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài “Nhà ảo thuật”

- Nhận xét tiết học

giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió, như chiếc cầu giúp sáo sang sông. Bạn nghĩ đến lá tre, như chiếc cầu giúp kiến qua ngòi. Bạn nghĩ đến chiếc cầu tre sang nhà bà ngoại êm như võng trên sông ru người qua lại. Bạn nghĩ đến chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.

- Chiếc cầu trong tấm ảnh – cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp của cha bạn làm nên.

- HS tự phát biểu

- Bạn yêu cha, tự hào về cha. Vì vậy,bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra.

- Nghe

- HS nghe

- HS luyện học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV.

- Thi học thuộc lòng giữa các nhóm - Thi đọc thuộc lòng cá nhân.

- Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 22: TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO.

DẤU PHẨY, DẤU CHẤM,CHẤM HỎI I/ MỤC TIÊU

- Nêu được một số từ ngữ trong chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học ( BT 1)

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 2a,b,d) - Biết dung đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài ( BT 3) - GDHS nói, viết phải thành câu.

* QTE: Quyền được học tập, giúp đỡ mọi người trong gia đình.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

(14)

1.Giáo viên: Giáo án, 1tờ giấy A3 ghi sẵn lời giải của BT1.

- 6 tờ A4 để cho 6 nhóm hoạt động(BT1); 2 băng giấy viết 4 câu văn ở BT2.

- 2 băng giấy viết nội dung truyện vui Điện(BT3).

2.Học sinh: Chuẩn bị bài.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập tiết trước - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a.Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. HD làm bài tập: ( 29 phút )

Bài tập 1

- Gọi HS đọc y/c bài

- GV chia lớp thành 6 nhóm phát phiếu cho các nhóm.Thời gian làm bài là 5 phút.

- GV treo lời giải lên bảng.

- Cho HS làm bài

Bài 2

- Gọi HS đọc y/c bài

- Dán lên bảng 2 băng giấy đã viết sẵn các câu văn lên bảng.

- 2 HS lên làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Hs lắng nghe và nhắc lại - 2 HS đọc

- Nhận phiếu BT. Mở SGK đọc và làm theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm dán BT lên bảng, đọc kết quả. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Bình chọn nhóm thắng cuộc: nhóm tìm được đúng, nhanh, nhiều từ ngữ.

- Làm vào vở BT lời giải đúng.

Chỉ trí thức Chỉ hoạt động của trí thức Nhà bác học,

nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ.

Nghiên cứu khoa học.

Nhà phát minh, kĩ sư.

Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống,

Bác sĩ, dược sĩ. Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh.

Thầy giáo, cô

giáo. Dạy học.

Nhà văn, nhà

thơ. Sáng tác.

- Đọc yêu cầu.

- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.

- Đọc lại các câu đã hoàn chỉnh.

+ Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.

(15)

- Nhận xét.

Bài 3

- Gọi HS đọc y/c bài

- Giải nghĩa từ Phát minh: tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa đối với cuộc sống.

- Dán 2 băng giấy lên bảng.

- GV nhận xét.

- Truyện này gây cười ở chỗ nào?

3/ Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) - VN học bài và chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

- Nhận xét tiết học

+ Trong lớp, Liên luôn chú ý nghe giảng.

+ Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.

- 2 HS đọc - Lắng nghe

- Đọc thầm truyện vui. Làm bài cá nhân.

- 2HS lên bảng thi sửa nhanh bài viết của bạn Hoa.

- Cả lớp nhận xét.

- 3HS đọc truyện vui sau khi đã sửa đúng dấu câu.

- Tính hài hước của truyện là ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới hoạt động được.

Nhưng anh lại nói nhầm: Không có điện thì anh em mình phải “thắp đèn dầu để xem vô tuyến”. Không có điện thì làm gì có vô tuyến.

- Cả lớp làm bài vào vở.

+ Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?

+ Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến

- Hs lắng nghe.

Ngày soạn :13//4/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 thang 4 năm 2020 TOÁN

TIẾT 79: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần )

- Giải được bài toán gắn với phép nhân.( Làm được bài 1, bài 2 cột a, bài 3, bài 4 cột a).

2.Kĩ năng 3.Thái độ

(16)

- GD HS Tính chính xác, cẩn thận khi làm Toán.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK, VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập tiết trước.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. HD trường hợp nhân không nhớ:

- Giới thiệu phép nhân:1034  2 = ? - Gọi HS lên đặt tính

- Gọi HS nêu cách thực hiện phép tính.

1034

2 2068

* 4 nhân 2 bằng 8, viết 8.

* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.

* 2 nhân 0 bằng 0, viết 0.

* 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.

1034  2 = 2068

c. HD trường hợp nhân có nhớ một lần:

Nêu và ghi bảng phép nhân 2125 3 = ? - Nghe HS nêu. Ghi bảng:

2125

3 6375

* 3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1.

* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.

*3 nhân 1 bằng 3, viết 3

* 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.

2125  3 = 6375

* Lưu ý:

- Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.

- Nhân rồi mới cộng với “phần nhớ” ở hàng liền trước ( nếu có ).

* So sánh 2 phép tính trên có điểm gì giống và khác nhau.

3/ Thực hành - Luyện tập: ( 18 phút ) Bài 1:

- Gọi HS nêu y/c bài

- Gọi HS nêu cách thực hiện phép tính.

- 2 HS lên bảng làm bài tiết trước.

- Hs lắng nghe - Lắng nghe - Đọc phép nhân.

- 1 HS lên đặt tính.

- Nêu cách đặt tính.1HS đứng tại chỗ nêu cách tính ( nhân lần lượt từ phải sang trái ).

- Vài HS nêu lại.

- Đọc phép nhân.

- Nêu cách đặt tính. 1HS đứng tại chỗ nêu cách tính (nhân lần lượt từ phải sang trái).

- Nghe, ghi nhớ.

- HS so sánh

- Đọc yêu cầu của bài.

- HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm bài vào vở.

1234 4013 2116 1072

(17)

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2 ( cột a)

- Gọi HS nêu y/c bài

- Nhận xét.

Bài 3

? Bài tốn cho biết gì?

? Bài tốn hỏi gì?

- Nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 4: ( cột a )

- Nhận xét.

3/ Củng cố - Dặn dị: ( 5 phút )

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài “ Luyện tập”

- Nhận xét tiết học

x 2 2468

x 2 8026

x 3

6348

x 4 4288

- Đọc yêu cầu bài tập.

- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.

1023 x 2 2046

1810 x 5 9050 - Hs lắng nghe

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Một bức tường xây hết 1015 viên gạch.

- 4 bức tường như thế thì xây hết bao nhiêu viên gạch.

- 1HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.

Bài giải

Số viên gạch xây 4 bức tường là:

1015  4 = 4060(viên)

Đáp số: 4060 viên gạch - Đọc yêu cầu.

- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.

a) 2000 x 2 = 4000 4000 x 2 = 8000 3000 x 2 = 6000

- Lắng nghe

TỐN

TIẾT 111: NHÂN SỐ CĨ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CĨ MỘT CHỮ SỐ (TT) I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ so á( có nhớ hai lần không liền nhau ).

2. Kỹ năng: Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, khoa học. Sự cẩn thận trong học toán.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án.

(18)

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Bài cũ: ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập tiết trước;

- Nhận xét.

- 2 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu: Ghi tựa bài - 2 Hs nhắc lại b) HD thực hiện phép nhân 1427

 3.

( 12 phút )

- Nêu và ghi bảng 1427  3 = ? - Nêu cách đặt tính và tính?

- Ghi bảng.

1427 3 4281

* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2

* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.

* 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.

* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.

1427  3 = 4281

- 1HS đọc phép tính. Nêu cách đặt tính và tính: Đặt thừa số thứ hai dưới thừa số thứ nhất, sao cho hàng thẳng hàng, cột thảng cột.

- Nêu cách tính.

- Nhắc lại:

- Lần 1: Nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10; nhớ sang lần 2.

- Lần 2: Nhân ở hàng chục rồi cộng thêm phần nhớ.

- Lần 3: Nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10; nhớ sang lần 4.

- Lần 4: Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm phần nhớ.

3) Luyện tập: ( 18 phút )

* Bài 1:

-Chữa bài.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.

* Bài 2:

- Sửa bài.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.

* Bài 3:

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Sửa bài.

- Đọc đề toán.

- Mỗi xe chở 1425kg gạo.

- Ba xe như thế chở bao nhiêu ki-lô-gam gạo.

- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

Cả 3 xe chở được số kg gạo là:

1425  3 = 4275(kg)

Đáp số: 4275kg gạo

*Bài 4:

- Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào?

- 1HS đọc yêu cầu.

- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.

Bài giải

Chu vi khu đất đó là:

(19)

-Nhận xét. 1508  4 = 6032(m) Đáp số: 6032m.

4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Hệ thống lại bài.

-Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- Nghe - Bổ sung nhận xét của HS

TẬP LÀM VĂN

Tiết 21: NĨI VỀ TRÍ THỨC

NGHE - KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG I/ MỤC TIÊU

- Biết nĩi về người trí thức được vẽ trong tranh và cơng việc của họ đang làm.(BT1) - Nghe - kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2)

- Các em cĩ ý thức tốt trong giờ học.

II/ CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa trong sách giáo khoa, mấy hạt thĩc.

- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý để học sinh kể lại câu chuyện . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Mời 3HS lên báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua (tiết học trước).

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a/ Giới thiệu bài : ( 1 phút ) b/ HD làm bài tập: ( 29 phút ) Bài 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập . - Mời 1HS làm mẫu.

- Yêu cầu lớp quan sát tranh theo nhĩm và nĩi rõ những người trí thức trong tranh vẽ là ai ? Họ đang làm gì ? - Yêu cầu đại diện các nhĩm thi trình bày trước lớp.

- Nhận xét.

Bài tập 2:

-Gọi một em đọc bài tập và gợi ý . - Yêu cầu HS quan sát ảnh ơng Lương Định Của trong SGK.

- Giáo viên kể chuyện lần 1:

+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?

- Hai em lên báo cáo hoạt động của mình.

- Lắng nghe.

- Hai em đọc yêu cầu bài tập.

- 1HS làm mẫu (nĩi nội dung tranh 1).

- Lớp quan sát các bức tranh trao đổi theo nhĩm, mối nhĩm 4 em.

- Đại diện các nhĩm thi trình bày nội dung từng bức tranh trước lớp.

- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nĩi hay nhất.

- Một học sinh nêu nội dung yêu cầu của bài tập

- Quan sát tranh vẽ hình ơng Lương Định Của và lắng nghe giáo viên kể chuyện để trả lời các câu hỏi :

+ Viện nghiên cứu nhận được 10 hạt giống quý .

(20)

+ Vì sao ơng Lương Định Của khơng đem gieo ngay cả mười hạt giống ? + Ơng đã làm gì để bảo vệ giống lúa?

- Giáo viên kể lại lần 2 và lần 3.

- Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp - Mời HS thi kể trước lớp.

- Giáo viên lắng nghe bình chọn học sinh kể hay nhất.

+ Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì về nhà nơng học Lương Định Của ? 3/ Củng cố - Dặn dị: ( 3 phút )

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.

+ Vì lúc ấy trời đang rét nếu đem gieo hạt nảy mầm sẽ bị chết rét.

+ Ơng chia 10 hạt ra hai phần. 5 hạt đem gieo trong phịng TN, cịn 5 hạt ngâm nước ấm, gĩi vào khăn, tối tối ủ người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thĩc nảy mầm.

- Từng cặp tập kể lại nội dung câu chuyện.

- 1 số em thi kể trước lớp.

- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể tốt nhất.

+ Ơng Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ơng đã nâng niu từng hạt giống.

- Hai em nhắc lại nội dung bài học.

TẬP ĐỌC

TIẾT 69: CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC I/ MỤC TIEU

1. Kiến thức: HS đọc và hiểu được:

- Hiểu nghĩa từ: bản quảng cáo, dí dỏm, biến hoá, tu bổ,………

- Nội dung tờ quảng cáo trong bài.

- Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:

- Phát âm đúng các từ: dí dỏm, đặc sắc, giảm giá, khéo léo,…………

- Đọc chính xác các chữ số, các tỷ lệ % và số điện thoại.

3. Thái độ: HS cảm nhận được cái hay của các môn nghệ thuật xiếc.

II/ CHUẨN BỊ

1.GV: KHGD.Tranh minh hoa 2.HS: SGK

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện “Nhà ảo thuật” và nêu câu hỏi về nội dung đoạn kể - Nhận xét.

- HS kể và trả lời

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a. GTB: ( 1 phút ) - HS nhắc lại

b. Luyện đọc: ( 8 phút )

- GV đọc toàn bài - HS nghe

- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp

(21)

giải nghĩa từ

- Ghi bảng: 1 – 6, 50%, 10%, 5, 180360.

+ Đọc từng câu

- GV sửa lỗi phát âm cho HS

- Đọc: Mồng một tháng sáu, năm mươi phần trăm, mười phần trăm, năm một tám không ba sáu không.

- Hs đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc 1 câu cho đến hết bài.

+ Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ khó và hướng dẫn ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu khó - HS tìm hiểu các từ ngữ được chú giải.

+ Đọc từng đoạn trong nhóm - Đọc bài theo nhóm.

- 4HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- 2 HS đọc cả bài.

3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 12 phút ) - Cả lớp đọc thầm bảng quảng cáo và trả lời:

- Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?

- Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Nói rõ vì sao?

- Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.

- HS tự trả lời - Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt

( về lời văn, trang trí )? - Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất: tiết mục, điều kiện của rạp xiếc, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.

- Thông báo rất ngắn gọn, rõ ràng. Các câu văn đều ngắn, được tách ra thành từng dòng riêng.

- Những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình abỳ bằng nhiều cỡ chữ và kiểu chữ khác nhau, các chữ được tô amù khác nhau.

- Có tranh minh hoạ cho tờ quảng cáo đẹp và thêm hấp dẫn.

- Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?

- Những quảng cáo trên cột điện, vẽ trên tường nhà đã dán không đúng chỗ, làm xấu đường phố.

- Ở nhiều nơi:

+ Trên sân vận động, trên ti vi, nóc các toà nhà lớn, ……

+ Trên cột điện, vẽ trên tường nhà,………

4/ Luyện học thuộc lòng bài thơ: ( 8 p) - GV chọn một đoạn trong tờ quảng cáo, hướng dẫn HS luyện đọc.

- GV nhận xét.

- HS nghe

- 4 HS thi đọc đoạn quảng cáo 5/ Củng cố, dặn do:ø( 5 phút )

- HS nghe

(22)

- Nhắc HS ghi nhớ những đặc điểm nội dung và hình thức của một tờ quảng cáo.

- Về tiếp tục luyện đọc bài và xem bài sau

“Đối đáp với vua”

- Nhận xét tiết học

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét... Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn,

Tìm ví dụ về tinh thần lạc quan, yêu đời : - Người chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm vẫn tin vào thắng lợi của cách mạng, vui sống để tiếp tục chiến đấu ( như Bác Hồ

Người trí thức là nhà nghiên cứu, họ đang nghiên cứu về giống nấm, họ làm việc trong phòng

- Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý ( BT1); nói lại được ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng ( BT2). - HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ

Hiểu được mong ước của cây, ông mặt trời, cô mây, chị gió đã bàn bạc, nghĩ cách để giúp cây.. (3) Chị gió bay đi kiếm những hạt giống nhỏ đem

Kiến thức: Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kểvới điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ