• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20/3/2019 Giảng:

Tiết 25

§8. ĐƯỜNG TRÒN

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Biết các khái niệm đường tròn, hình tròn, tâm, cung tròn, dây cung, đường kính, bán kính. Nhận biết được các điểm nằm bên trong, bên ngoài, nằm trên đường tròn.

2. Kĩ năng: Biết dùng compa để vẽ đường tròn, cung tròn. Biết gọi tên và kí hiệu đường tròn. Biết dùng compa để so sánh 2 đoạn thẳng.

3. Thái độ và tình cảm:

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, quy củ, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

4. Tư duy:

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.

5. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học trong phát biểu tính chất, sử dụng thành thạo compa để vẽ đường tròn.

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Thước kẻ, compa dùng cho giáo viên, thước đo góc, phấn mầu….

2. Chuẩn bị của học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo độ.

III. Phương pháp.

- Vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát trực quan, tự nghiên cứu SGK, luyện tập thực hành.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.

3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn. (15’)

- Mục tiêu: Biết các khái niệm đường tròn, hình tròn, tâm. Nhận biết được các điểm nằm bên trong, bên ngoài, nằm trên đường tròn. Biết dùng compa để vẽ đường tròn. Biết gọi tên và kí hiệu đường tròn.

(2)

O N

M

P - Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước kẻ, compa.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, quan sát trực quan, tự nghiên cứu SGK.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Để vẽ đường tròn ta dùng dụng cụ gì?

H: Trả lời.

? Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2 cm, trên đường tròn lấy các điểm A, B, C, M. Chúng cách O một khoảng bằng bao nhiêu?

D

C

B A

M

H: Cách O 2cm

? Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R?

H: Trả lời => Định nghĩa

? Cho (O; 1,7) em hiểu điều này như thế nào?

G:Vẽ các điểm N, M, P.

? So sánh ON, OP với OM?

H: So sánh và trả lời

G: Giới thiệu điểm nằm trên, trong, ngoài đường tròn.

G: Giới thiệu hình tròn.

? So sánh đường tròn và hình tròn?

1. Đường tròn và hình tròn:

*Định nghĩa: SGK.

Đường tròn tâm O bán kính R ký hiệu: (O; R). Ta có: A, B, C, M

(O; R).

+ ON < OM: N là điểm nằm trong đường tròn

+ OP > OM: P là điểm nằm ngoài đường tròn

+ M nằm trên đường tròn

*Định nghĩa hình tròn: SGK

*Hoạt động 2: Cung và dây cung. (10’)

- Mục tiêu: Biết các khái niệm cung tròn, dây cung, đường kính, bán kính. Biết dùng compa để vẽ đường tròn, cung tròn. Biết gọi tên và kí hiệu đường tròn.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước kẻ, compa.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, quan sát trực quan, tự nghiên cứu SGK.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

(3)

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng G: Yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả

lời câu hỏi:

+ Cung tròn là gì?

+ Dây cung là gì?

+ Thế nào là đường kính của đường tròn?

H: Nghiên cứu và trả lời

G: Vẽ hình và chốt lại khái niệm cung, mút, dây cung, đường kính.

? Trường hợp nào ta có hai cung bằng nhau?

? Mối quan hệ giữa đường kính và bán kính?

H: Đường kính gấp đôi bán kính.

2. Cung và dây cung:

O B

A

D C

B A O

+ A, B  (O; R). Hai điểm này chia đường tròn thành 2 cung tròn. Hai điểm A, B là hai mút của cung

+ Dây cung là đoạn thẳng nối 2 mút của cung.

+ Đường kính là dây cung đi qua tâm.

*Hoạt động 3: Một số công dụng khác của compa. (8’)

- Mục tiêu: Biết dùng compa để so sánh 2 đoạn thẳng, đặt đoạn thẳng trên cùng một tia.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước kẻ.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, quan sát trực quan, tự nghiên cứu SGK.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Vẽ hai đoạn thẳng AB, CD bất kì. Không dùng thước, chỉ dùng compa hãy so sánh độ dài hai đoạn thẳng trên?

H: Nêu cách so sánh như SGK, lên bảng thực hành.

? Cho hai đoạn thẳng AB và CD, xác định tổng độ dài 2 đoạn thẳng mà không cần đo từng đoạn?

H: Nêu và thực hành.

G: Chốt lại 2 công dụng khác của compa.

? Ngoài vẽ đường tròn, compa còn dùng để làm gì?

3. Một công dụng khác của compa:

* Ví dụ 1: Dùng compa để so sánh 2 đoạn thẳng. (SGK)

* Ví dụ 2: Dùng compa để đặt đoạn thẳng trên tia. (SGK)

4.Củng cố - Luyện tập: (11')

- Đường tròn là gì? Hình tròn là gì? So sánh sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn?

(4)

- Nêu khái niệm cung tròn, dây cung? Đường kính là gì?

- Nêu các công dụng của compa?

- GV chốt lại nội dung cơ bản của bài.

* Luyện tập:

? Đọc yêu cầu của bài? Vẽ hình vào vở?

? Muốn chứng tỏ 2 điểm O và A cùng nằm trên đường tròn tâm C ta làm thế nào?

G: Hướng dẫn: Chứng tỏ khoảng cách từ C tới O và A bằng 2cm.

H: Làm nhóm trong vòng 5’. Trao đổi bài nhận xét chéo giữa các nhóm.

G: Chốt kết quả.

Bài 38/SGK-92

C

A O

Đường tròn (O; 2 cm) đi qua O và A vì

CO = CA = 2 cm Bài 40/SGK – 92.

GH = ES; IK = LM; CD = PQ 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1')

- Học bài nắm vững các khái niệm: đường tròn, hình tròn, cung tròn, dây.

- Bài tập về nhà: 39,40 - 42(SGK) 35 – 38(SBT) - Đọc trướcbài Tam giác.

V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học để vẽ hình, đọc tên nửa

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ hình, sử dụng ngôn ngữ toán học để đọc

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học trong phát biểu tính chất, sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học trong phát biểu tính chất, sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học trong phát biểu tính chất, sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính để tính đúng số đo góc, sử dụng ngôn ngữ toán học trong phát biểu tính chất, sử

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn