• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: Ngày 26 tháng 11 năm 2020 Buổi sáng Ngày giảng : Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020

TOÁN

Tiết 61: Luyện tập chung

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: -Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.

2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân các số thập phân. Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

3. Thái độ:- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ viết sẵn bài tập 4a.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

Giáo viên Học sinh

A. Kiểm tra bài cũ:3p

- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân và cách viết dạng tổng quát.

- Tính: (25,7+32,5)x3,5 ; (28,6+13,9)x9,7 - Nhận xét học sinh.

B. Bài mới:32p

1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng luyện tập về về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân. Giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.

2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1:

a) GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình.

Bài 2/61:SGK - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . . . . ta làm như thế nào?

+ Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; . . . ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS áp dụng qui tắc trên để thực hiện nhân nhẩm.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự tính phần a.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc

- HS trả lời.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS nghe.

- HS đọc thầm trong. 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

- HS nhận xét.

- 3 HS lần lượt nêu trước lớp.

- HS đọc đề bài trong SGK.

+ HS trả lời.

- 3 em lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.

- HS nhận xét.

- 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

- HS nhận xét.

- 1 em lên bảng làm bài,cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét.

- HS thực hiện.

(2)

Giáo viên Học sinh nhân một tổng các số thập phân với một số

thập phân.

- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức

(a + b) x c và a x c + b x c khi a = 2,4 ; b = 1,8 ; c = 10,5.

+ Vậy khi thay chữ bằng số thì giá trị hai biểu thức (a + b) x c và a x c + b x c như thế nào so với nhau?

- (a + b) x c = a x c + b x c.

- GV yêu cầu HS nêu qui tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên.

+ Qui tắc trên có đúng với các số thập phân không?

- GV yêu cầu HS vận dụng qui tắc vừa học để làm phần b.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

3 Củng cố dặn dò:

Nhận xét giờ học. Dặn dò VN.

- HS so sánh.

+ HS trả lời.

- HS theo dõi.

- HS nêu trước lớp.

+ HS trả lời.

- Theo dõi và nhắc lại.

- 1 em lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.

- HS nhận xét.

Kq: 121 ; 8,91 ; 956

--- TẬP ĐỌC

Người gác rừng tí hon

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Hiểu được ý nghĩa bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.

* Rèn kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

3. Thái độ:

- GD HS có ý thức bảo vệ rừng.

* BVMT: Có ý thức k chặt phá cây xanh

* QTE: Quyền tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường tài sản công. Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.

* KNS: -Ứng phó với căng thẳng ( linh hoạt ,thông minh trong tình huống bất ngờ).

-Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

Giáo viên Học sinh

A. Kiểm tra bài cũ:3p

+ Đọc thuộc 2 khổ thơ cuối, trả lời: Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?

+ Đọc thuộc 2 khổ thơ cuối, nêu ý nghĩa bài thơ?

- Nhận xét .

+ 2 HS lên bảng.

(3)

Giáo viên Học sinh B. Bài mới:32p

1. Giới thiệu bài: Có một bạn nhỏ đã giúp các chú công an bắt được bọn người ăn trộm gỗ rừng. Chiến công của cậu bé như thế nào? Các em hãy đọc và tìm hiểu bài Người gác rừng tí hon của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Châu.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

2.1. Luyện đọc: 10p - Cho HS đọc.

- Chia đoạn: 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu … ra bìa rừng chưa?

+ Đoạn 2: Qua khe lá … thu lại gỗ.

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

a. Hướng dẫn đọc đúng.

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.

- Luyện cho HS đọc đúng: lửa đốt, bành bạch, cuộn, rô bốt, dây chão.

b. Hướng dẫn hiểu nghĩa từ.

- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó.

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc cả bài.

- Đọc diễn cảm toàn bài.

2.2. Tìm hiểu bài: 10p

- Cho HS sinh hoạt nhóm, giao việc:

+ Đọc nối tiếp trong nhóm.

+ Thảo luận các câu hỏi trong SGK.

- Tổ chức cho HS đọc, đàm thoại.

- Cho HS đọc đoạn 1.

? Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?

- Cho HS đọc đoạn 2.

*DGMT? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?

? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm?

- Cho HS đọc đoạn 3.

* KNS: ? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?

? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

: GV chốt ý: bài đọc hôm nay biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi...

* QTE+ Vậy qua bài con có quyền và bổn phận gì?

2.3. Đọc diễn cảm.10p

- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn . - Đọc diễn cảm cả bài 1 lần .

- Hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn, đúng lời nhân vật.

- HS nghe.

- 1 HS đọc, líp theo dõi, đọc thầm.

- Dùng bút chì đánh dấu đoạn.

- 3 HS lần lượt đọc nối tiếp (2 lượt).

- Luyện đọc đúng các từ . - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.

- 1 HS đọc phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Líp đọc thầm.

- Luyện đọc theo cặp (2 lần).

- 1 HS đọc cả bài, líp theo dõi.

- HS nghe.

- Ngồi theo nhóm 6, nhận việc và thực hiện.

- Trình bày ý kiến thảo luận.

- 1 HS đọc , líp đọc thầm.

+ HS trả lời.

- 1 HS đọc, líp đọc thầm.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- 1 HS đọc, líp đọc thầm.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- 2 HS nhắc lại.

- Quyền tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường và tài sản công và có bổn phận phải bết bảo vệ tài sản của cộng đồng.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài.

- HS nghe và luyện đọc diễn cảm . - HS thực hiện.

(4)

Giáo viên Học sinh - Cho HS đọc diễn cảm cả bài.

- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.

- Nhận xét, khen những HS đọc hay.

C. Củng cố dặn dò.:2p

- Nhận xét giờ học. Dặn dò VN.

- 3 HS đọc nối tiếp.

- HS xung phong đọc. Lớp nhận xét

--- Ngày soạn: Ngày 26 tháng 11 năm 2020 Buổi sáng Ngày giảng : Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2020

TOÁN

Bài 62: Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Củng cố về cộng, trừ, nhân các số thập phân, tính chất nhân một số thập phân với một tổng , một hiệu hai số thập phân. Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỷ lệ.

2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân số thập phân. Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân để tính được giá trị của biểu thức. Một cách thuận tiện nhất. Giải được bài toán có liên quan đến quan hệ tỷ lệ.

3. Thái độ:- HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

Giáo viên Học sinh

A. Kiểm tra bài cũ:3p

- Phát biểu và viết công thức qui tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên.

- Tính: 8,7 x 5,6 + 8,7 x 4,4 - Nhận xét học sinh.

B. Bài mới:32p 1. Giới thiệu bài: 2p 2. Hướng dẫn luyện tập

Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 3:

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Tương tự bài 2

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS trả lời.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưíi líp theo dõi và nhận xét.

- HS đọc đề bài. 2 HS lên bảng làm bài cả líp lµm vào vở.

- HS nhận xét.

- HS đọc đề bài.

- 2 em lên bảng làm bài, HS cả líp làm vào vở.

- HS nhận xét.

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một phần. HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét.

- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.

(5)

Giáo viên Học sinh - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên

bảng.

- GV nhận xét.

C. Củng cố , dặn dò.:2p - Củng cố lại nội dung bài.

-Chuẩn bị bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

- 1 em lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.

- HS nhận xét.

Đáp số: 200 000 đồng

--- Buổi chiều CHÍNH TẢ

Hành trình của bầy ong

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức - Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong theo thể thơ lục bát. Làm đúng bài tập 2a và 3a để phân biệt tiếng có phụ âm đầu s/x.

2. Kĩ năng:- Nhớ viết hai khổ thơ cuối của bài Hành trình của bầy ong. Củng cố cách viết các tiếng có phụ âm đầu s/x.

3. Thái độ:- Giáo dục HS có ý thức tích cực học thuộc các bài học thuộc lòng. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG.

- phiếu ghi từng cặp tiếng ho hs bốc thăm.

-Bảng lớp viết những dòng thơ có chữ cần điền.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP A. Kiểm tra bi cũ: 3p

+ Em hãy viết các từ ngữ: son sắt, sắc sảo, thắt chặt, mặc cả.

- GV nhận xét cho từng HS . B. Bài mới.32p

1. Giới thiệu bài: 2p

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

2.1. Nhớ -viết chính tả .15p - Cho HS đọc bi chính tả.

- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm.

+ Bài chính tả gồm mấy khổ thơ? Viết theo thể thơ nào?

+ Cách trình bày bài chính tả như thế nào?

- Cho HS viết.

- GV đọc bài chính tả.

2.2 Làm bài tập chính tả:

- GV chấm chữa bài.

- GV nhận xét bài viết của HS.

Bài tập 2: 8p

+ 2 HS lên bảng, nghe GV đọc và viết.

- HS nghe.

- 1 HS đọc trong SGK 2 khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong .

- 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.

- Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ trong SGK để ghi nhí.

- Luyện viết vào bảng con.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS nhí - viết bài.

- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.

- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.

- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

- 1 HS đọc, cả líp đọc thầm.

- Tìm các từ ngữ có tiếng chứa vần ghi trong bảng b.

(6)

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2a.

- GV giao việc.

- Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi: Thi viết nhanh.

Cách chơi: 3 em sẽ cùng lên bốc thăm. Khi có lệnh cùng viết lên bảng từ ngữ mình tìm được. Các em còn lại nhận xét. Em nào viết đúng, nhanh là thắng.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3: 7p

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3a.

- GV giao việc.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

C.Củng cố - Dặn dò:2p

- Củng cố cách viết tiếng có âm đầu s/x - Chuẩn bị bài: Chuỗi ngọc lam, phân biệt âm đầu tr/ ch, vần ao/ au

- 3 HS lên bốc thăm cùng lúc và viết nhanh từ ngữ mình tìm được lên bảng líp.

- HS tiếp nối nhau đọc từ ngữ ghi trên bảng.

- Líp nhận xét.

- 1 HS đọc đề bài, cả líp đọc thầm.

- Điền vào chỗ trống s hay x - HS làm bài cá nhân.

- Một số HS phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

--- HĐNGLL - SBH

Bài 4: Thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng

I. MỤC TIÊU

-Cảm nhận được tấm lòng bao dung, đồng cảm của Bác trước nỗi đau của nhân dân và tình cảm lớn lao của Người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc

- Nhận thức về giá trị của cuộc sống hòa bình và tự do ngày nay

- Biết ơn, trân trọng đối với những người đã hi sinh vì đất nước và có những hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn đó.

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu và trò chơi ô chữ- Các câu hỏi ghi trên giấy.

III. NỘI DUNG

A. Bài cũ: Không có việc gì khó

- Nêu ý nghĩ 4 câu thơ mà Bác Hồ đã đọc?

B.Bài mới : Thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện “ Thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng

+ Gia đình BS Vũ Đình Tụng đã phải chịu đựng những nỗi đau gì trong chiến tranh?

+ Trong thư Bác đã dùng hình ảnh so sánh gì khi nói về nỗi đau của Người khi mất đi một tanh niên VN yêu nước?

+ Trong bức thư Bác Hồ đã động viên BS Tụng như thế nào?

+Lá thư Bác Hồ gửi BS Vũ Đình Tụng cho em suy nghĩ gì về tình cảm của Bác đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc?

2.Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận theo nhóm 4

+ Để có hòa bình, tư do hôm nay, nhân dân ta phải đánh đổi bằng nhiều sự hy sinh, mất mát. Trước sự hi sinh đó, chúng ta phải làm gì?

+ Kể về một tấm gươngđã hi sinh vì Tổ quốc mà em biết?

-HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân

-Hoạt động nhóm 4 - HS thảo luận theo nhóm- Đại diện nhóm trình bày -Các nhóm khác bổ sung - HS tự nguyện trả lời

(7)

3.Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng

+. Kể những việc em nên làm để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã mang lại hòa bình, tự do cho đất nước chúng ta.

Nội dung Việc em nên làm

+ Viết vào giấy những điều các em đang được hưởng trong cuộc sống tự do, hòa bình ngày hôm nay và những điều xảy ra trong chiến tranh?

Hòa bình, tự do Chiến tranh

+ Trò chơi ô chữ: GVhướng dẫn HS sinh chơi trên mẫu ô chữ kẻ trên bảng phụ theo đội 4 người- GV tuyên dương

4. Củng cố, dặn dò:

-Để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã mang lại hòa bình, tự do cho đất nước chúng ta, em phải làm gì?

Nhận xét tiết học

- Các bạn sửa sai, bổ sung - HS làm bài cá nhân trên

giấy nháp -

-Hoạt động nhóm - HS thảo luận nhóm 2- TLCH

- Nhận xét

- HS làm bài trên bảng nhóm

- Đại diện nhóm trình bày - Các bạn bổ sung

- HS tham gia chơi

- HS trả lời

--- Ngày soạn: Ngày 26 tháng 11 năm 2020 B uổi sáng Ngày giảng : Thứ tư, ngày 2 tháng 12 năm 2020

TOÁN

Bài 63: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :- Nắm được cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

2. Kĩ năng :- Bước đầu biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành.

3. Thái độ :- HS ý thức tự giác học bài và cẩn thận khi thực hiện phép chia.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ viết sẵn nội dung phần bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo viên Học sinh

A. Kiểm tra bài cũ:3p - Tính: 84:45; 7258:19 - Nhận xét học sinh.

B. Bài mới.32p

1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng học cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

a) Ví dụ 1: 6p

+ Hình thành phép nhân

- GV nêu bài toán ví dụ: Một sợi dây dài 8,4 m được chia thành 4 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét?

- Để biết được mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét chúng ta phải làm như thế nào?

- GV nêu: 8,4 : 4 là phép tính chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

+ Đi tìm kết quả.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm thương của phép chia 8,4 : 4 (GV gợi ý: chuyển đơn

- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe.

- HS theo dõi và nêu lại ví dụ.

- HS trả lời.

- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau để tìm cách chia.

(8)

Giáo viên Học sinh vị để cĩ số đo viết dưới dạng số tự nhiên rồi

thực hiện phép chia).

- Gọi HS trình bày kết quả tính của mình trước líp.

- GV hỏi: vậy 8,4m chia 4 được bao nhiêu?

+ Giới thiệu kĩ thuật tính.

- GV hướng dẫn HS đặt tính như SGK.

* Thơng thường ta đặt tính rồi làm như sau:

+ 8 chia 4 được 2, viết 2.

2 nhân 4 bằng 8 ; 8 trừ 8 bằng 0, viết 0.

+ Viết dấu phẩy vào bên phải 2.

+ Hạ 4 ; 4 chia 4 được 1, viết 1.

1 nhân 4 bằng 4 ; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 8,4 : 4.

- Em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa cách thực hiện hai phép chia 84 : 4 = 21 và 8,4 : 4 = 2,1.

- Trong phép chia 8,4 : 4 = 2,1 chúng ta đã viết dấu phẩy ở thương 2,1 như thế nào?

b) Ví dụ 2:4p

- GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính 72,58 : 19 - GV hướng dẫn HS tương tự ví dụ 1.

- Qua hai ví dụ, em nào cĩ thể nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HS học thuộc tại lớp.

Bài 1, 2:

- Gọi HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.

- GV nhận xét.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 4:

Học sinh đọc y/c và nêu kt quả C.Hoạt động nối tiếp:2p - Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét tiết học, và dặn dị về nhà và chuẩn bị bài: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . . .

- 1 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS nêu.

- HS theo dõi.

- 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con.

- HS trao đổi với nhau và nêu.

- HS trả lời.

- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.

- HS nối tiếp nhau nêu trước lớp.

- HS tự học thuộc cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

- 1 HS đọc.

- 6 em lên bảng viết, các em khác làm vào vở.

- HS thực hiện.

- Lần lượt 6 HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.

- HS đọc đề bài.

- 1 em lên bảng làm bài các em khác làm vào vở.

- HS nhận xét.

- Học sinh làm vở bài tập – 1 HS lên bảng

Đáp số: 57,05 m - 2 học sinh nối tiếp nhau nêu miệng.

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

---

(9)

TẬP ĐỌC

Tiết 25: Trồng rừng ngập mặn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Hiểu được ý chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá;

thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

2. Kĩ năng:- Đọc lưu loát toàn bài víi giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.

3. Thái độ:- GD HS có ý thức BVMT rừng

*BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

* QTE: Chúng ta có bổn phận , cải tạo, giữ gìn môi trường xấu.

* Biển đảo:

- HS thấy được nguyên nhân, hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Ảnh rừng ngập mặn, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo viên Học sinh

A. Kiểm tra bài cũ:3p

+ Đọc đoạn 1, trả lời: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?

+ Đọc đoạn 2 và kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm?

+ Đọc đoạn 3, trả lời: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

- Nhận xét cho từng HS.

B. Bài mới:32p

1. Giới thiệu bài: Ở vùng ven biển thường có gió to, bão lớn. Để bảo vệ đê biển, chống xói lở, vỡ đê khi có gió to, bão lớn, đồng bào sống ở ven biển đã biết cách tạo một lớp lá chắn – đó là trồng rừng ngập mặn. Tác dụng của rừng ngập mặn như thế nào các em sẽ đọc và tìm hiểu bài Trồng rừng ngập mặn.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Cho HS đọc.

- Cho HS xem tranh ảnh minh họa.

- Chia đoạn: 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu … sóng lớn.

+ Đoạn 2: Mấy năm qua … Cồn Mờ…

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

a. Hướng dẫn đọc đúng.

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.

- Luyện cho HS đọc đúng: ngập mặn, xói lở, vững chắc.

b. Hướng dẫn hiểu nghĩa từ.

- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó: rừng ngập mặn (cho xem tranh); quai đê, phục hồi (cho đặt câu).

- Chúng ta có bổn phận , cải tạo, giữ gìn + 3 HS lên bảng.

- HS nghe.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi, đọc thầm - Quan sát.

- Dùng bút chì đánh dấu đoạn.

- 3 HS lần lượt đọc nối tiếp (2 lượt).

- Luyện đọc đúng các từ . - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.

- 1 HS đọc phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Lớp đọc thầm.

(10)

Giáo viên Học sinh - Cho HS luyện đọc .

- Gọi HS đọc cả bài.

- Đọc diễn cảm toàn bài.

- Cho HS sinh hoạt nhóm, giao việc.

+ Đọc nối tiếp trong nhóm.

+ Thảo luận các câu hỏi trong SGK.

- Tổ chức cho HS đọc, đàm thoại.

- Cho HS đọc đoạn 1.

+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?

- Cho HS đọc đoạn 2.

*BVMT+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

- Cho HS đọc đoạn 3.

* Biển đảo

+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

- GV chốt ý.

- Gọi HS nêu ý chính từng đoạn, ý chính của bài.

- Cho HS đọc lại bài.

- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.

- Đọc diễn cảm cả bài 1 lần . - Cho HS đọc diễn cảm cả bài.

- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.

- Nhận xét, khen những HS đọc hay.

2.Củng cố, dặn dò.2p - Củng cố nội dung bài.

* QTE? Qua bài học con cần có bổn phận gì?

- Dặn dò học bài và chuẩn bị bài sau.

- Luyện đọc theo cặp (2 lần).

- 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi.

- HS nghe.

- Ngồi theo nhóm 6, nhận việc và thực hiện.

- Trình bày ý kiến thảo luận.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ HS trả lời.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ HS trả lời.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ HS trả lời.

- HS nêu.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài.

- HS nghe và luyện đọc diễn cảm . - 3 HS đọc nối tiếp.

- HS xung phong đọc. Lớp nhận xét.

Phải giữ gìn môi trường sống.

--- Buổi chiều ĐỊA LÍ

Tiết 13: Công nghiệp (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Chỉ trên lược đồ và nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp nước ta.

- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.

2. Kĩ năng:- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.

- Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

3. Thái độ:- Có ý thức tiết kiệm năng lượng của các sản phẩm công nghiệp

* BVMT: có hình thức sử lý nước thải công nghiệp hợp lý

* SDNL: Sd tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.

* Biển đảo:

-

Vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất: Sự hình thành những trung tâm công nghiệp ở vùng ven biển với những thế mạnh khai thác nguồn lợi từ biển (dầu khí, đóng tàu, đánh bắt, nuôi trồng hải sản, cảng biển...).

- Những khu công nghiệp này cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

(11)

- Bản đồ kinh tế Việt Nam.

- Lược đồ công nghiệp Việt Nam

- Sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

- Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Giáo viên Học sinh

A. Kiểm tra bài cũ : 3p

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.

B. Giới thiệu bài mới: 32 p

1.GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã cùng tìm hiểu về một số ngành công nghiệp, nghề thủ công, các sản phẩm của chúng. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vè sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta.

Hoạt động 1

Sự phân bố của một số ngành công nghiệp

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.

- GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện.

- GV nêu yêu cầu HS nêu ý kiến.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV tổ chức cuộc thi ghép kí hiệu vào lược đồ.

+ Treo 2 lược đồ công nghiệp Việt Nam không có kí hiệu các khu công nghiệp, nhà máy,...

+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em đứng xếp thành hai hàng dọc hai bên bảng.

+ Phát cho mỗi em một loại lí hiệu của ngành công nghiệp.

+ Yêu cầu các em trong đội tiếp nối nhau dán các kí hiệu vào lược đồ sao cho đúng vị trí.

+ Đội nào có nhiều kí hiệu dán đúng là đội thắng cuộc, nếu hai đội dán được số kí hiệu như nhau thì đội nào xong trước đội đó thắng cuộc.

- GV tổ chức cho HS chơi, sau đó nhận xét cuộc thi, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Phỏng vấn một số em: Em làm thế nào mà dán đúng kí hiệu?

- GV nêu Khi xem lược đồ, bản đồ cần đọc chú giải thật kỹ. Điều đó sẽ giúp các em xem bản đồ, lược đồ được chính xác.

Hoạt động 2

Sự tác động của tài nguyên, dân số

đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp.

- GV nêu yêu cầu HS làm việc các nhân để hoàn thành bài tập sau:

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của các ngành đó.

+ Nêu đặc diểm của nghề thủ công nước ta.

+ Địa phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào?

- HS nêu: Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của ngành công nghiệp đó.

- HS làm việc cá nhân.

- 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác the dõi và bổ sung ý kiến.

 Công nghiệp khai thác than Quảng Ninh.

 Công nghiệp khai thác dầu mỏ Biển Đông (thềm lục địa).

 Công nghiệp khai thác A-pa-tít Cam Đường (Lào Cai).

 Nhà máy thuỷ điện: vùng núi phía Bắc (Thác Bà, Hoà Bình); vùng tây nguyên, Đông Nam Bộ (Y-a- ly, sông Hinh, Trị An)

 Khu công nghiệp nhiệt điện Phú Mỹ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ HS lên bảng chuẩn bị chơi và nhận đồ dùng:

Đội 1 (đội 2 tương tự như đội 1).

HS 1 - Kí hiệu khai thác than.

HS 2 - Kí hiệu khai thác dầu mỏ.

HS 3 - Kí hiệu khai thác a-pa-tít.

HS 4 - Kí hiệu nhà máy thuỷ điện.

HS 5 - Kí hiệu nhà máy nhiệt điện.

A B

Ngành công

nghiệp Phân bố

1. Nhiệt điện a) Nơi có nhiều thác ghềnh

2. Thuỷ điện b) Nơi có mỏ khoáng sản

3. Khai thác khoáng sản

c) Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng 4. Cơ khí, dệt

may, thực phẩm

d) Nơi có nhiều Than

(12)

Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp.

- GV cho HS trình bày kết quả làm bài trước lớp.

- GV sửa chữa cho HS (nếu các em làm sai).

- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm bài để trình bày sự phân bố của các ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, nhiệt điện, thuỷ điện, ngành cơ khí, dệt may, thực phẩm.

- GV sửa chữa phần trình bày cho HS (nếu cần).

Hoạt động 3

Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập sau:

- GV gọi nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày kết quả làm việc của nhóm.

- GV sửa chữa câu trả lời cho HS (nếu cần).

- GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh:

- + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, khoa học, kĩ thuật lớn nhất của đất nước. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin,...

- * SDNL+ Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí giao thông rất thuận lợi. Là đầu mối giao thông đi các vùng Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Nam Bộ. Có hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không phát triển, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu từ các vùng xung quanh đến và chở sản phẩm đi tiêu thụ ở các vùng khác.

- + Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất nước nên có nguồn lao động dồi dào, lại là thị trường tiêu thụ lớn để kích thích sản xuất phát triển.

- * BVMT:+ Thành phố Hồ Chí Minh ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm; cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- C. củng cố, dặn dò : 2p

- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài.

- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nêu suy nghĩ:

+ Em nhớ vị trí.

+ Em nhớ tên của các mỏ khoáng sản và biết chúng được in màu gì trên lược đồ.

+ Em biết tên các nhà máy được viết màu trên lược đồ nên tìm chỗ dán nhanh và dễ.

- Tự làm bài.

Kết quả làm bài đúng:

1 nối với d 3 nối với b 2 nối với a 4 nối với c - 1 HS nêu đáp án của mình, các HS khác nhận xét.

- 2 HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

--- LỊCH SỬ

Tiết 13: Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:

+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.

(13)

+ Rạng sáng ngày 19 -12 -1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

+ Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.

2. Kĩ năng:- Thuật lại được cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.

3. Thái độ:- Tự hào về truyền thống của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình minh họa trong SGK.

- HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: 3p

+ Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?

+ Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và giặc dốt”?

+ Nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ trong những ngày toàn dân diệt “ giặc đói “ và

“giặc dốt”.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 32 p 1. Giới thiệu bài: 2p

Vừa giành đọc lập, Việt Nam muốn có hòa bình để xây dựng đất nước, nhưng chưa đầy 3 tuần sau ngày độc lập, thực dân pháp đã tần công Sài Gòn, sau đó mở rộng xâm lược miền Nam, đành chiếm Hải Phòng, Hà Noi.

Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết về những ngày đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- GV yêu HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi:

+ Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?

+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?

+Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhânh dân ta phải làm gì ?

- GV yêu cầu HS đọc SGK từ đêm18 rạng 19/12/1946 đến nhất định không chịu làm nô lệ.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

+ TƯ Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?

+ Ngày 20/12/1946 có sự kiện gì xảy ra ? - GV yêu cầu HS đọc lời kêu gọi của Bác Hồ + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ? + Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất ?

C.Củng cố, dặn dò:2p

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời.

- HS nghe

- HS đọc SGK, tìm câu trả lời . + HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- 1 HS đọc.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

(14)

- Củng cố nội dung bài họcChuẩn bị bài:

Thu Đông 1947 Việt Bắc “ mồ chôn giặc Pháp”

--- Ngày soạn: Ngày 26 tháng 11 năm 2020 Buổi sáng Ngày giảng : Thứ năm, ngày 3 tháng 12 năm 2020

TOÁN

Tiết 64: Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Củng cố ý nghĩa của phép chia thông qua bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

+ Xác định số dư trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

3. Thái độ:-GD HS có ý thức học tập tốt.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

Giáo viên Học sinh

A. Kiểm tra bài cũ:3p

- Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên em làm như thế nào?

- Tính: 46,827:9; 586,32:9 - Nhận xét học sinh.

B. Bài mới:32p

1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập về chia một số thập phân cho một số thập phân.

2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 2:

- Học sinh tự làm bài .

- Củng cố thứ tự thự hiện phép tính trong biểu thức.

Bài 3:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Tóm tắt, Phân tích đề và giải.

=> Nhận xét và củng cố.

Bài 4:Tính bằng 2 cách.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Giáo viên nhắc lại yêu cầu và làm.

=> Nhận xét và chốt kết quả.

C. Củng cố, dặn dò: 2p

- Củng cố lại nội dung của bài.

- Nhận xét và dặn dò, giao bài tập về nhà.

- 1 HS nêu trước líp.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới líp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe.

- 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 phép tính.

- HS nhận xét.

- Kq: 17,9 ; 1,41 ; 0,36 - Học sinh đọc và làm.

- 2 học sinh lên bảng.

- Nhận xét.

Kq: 1.37 ; 3,12.

Bài giải

Trung bình mỗi hộp có số lượng kg là:

13,6 : 2 = 6,8 (kg)

Hộp thứ nhất lúc đầu có số chè là:

6,8 + 1,2 = 8 (kg) Hộp thứ 2 có số chè là:

6,8 - 1,2 = 5,6 (kg)

Đáp số: 8 kg ; 5,6 kg

- 1 Học sinh đọc và làm vở bài tập.

- 1 học lên bảng.

- Nhận xét kết quả.

- Kq: 29,68.

(15)

--- KỂ CHUYỆN

Tiết 13: Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Kể lại được một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường .

- Biết cách sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.

- Lời kể sinh động tự nhiên hấp dẫn, sáng tạo.

2. Kĩ năng:- Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn 3. Thái độ:- GDHS có ý thức BVMT

*BVMT: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.

* QTE: Chúng ta có quyền tham ra chia sẻ với mọi người trong cộng đồng và bổn phận giữ gìn, bảo vệ môi trường.Đấu tranh chống cái xấu, cái ác để bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp ghi sẵn đề bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi 1-2 Hs lên bảng kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường - GV nhận xét .

B. Bài mới

1. giới thiệu bài : Kể chuyện được chứng kiến, được tham gia.

2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài: 7p - Gọi HS đọc đề bài

- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Một việc làm tốt, một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường . - goị HS đọc phần gợi ý trong SGK.

- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện định kể . b) Kể trong nhóm: 8p

- Tổ chức HS kể trong nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện .

- Gợi ý cho HS kể và trao đổi :

*BVMT: + Bạn cảm thấy như thế nào khi tham gia vào việc làm đó?

+ Việc làm dó có ý nghĩa như thế nào?

* QTE+ Bạn cảm thấy như thế nào khi chứng kiến việc làm đó?

+ Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó?

c) Thi kể trước lớp: 15p - Tổ chức cho hS thi kể . - Nhận xét đánh giá . 3. Củng cố dặn dò: 3p - Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà kể lại .

- 2 HS kể .

- HS nghe.

- HS đọc đề bài.

- HS nghe.

- HS đọc gợi ý.

- 3 HS giới thiệu chuyện sẽ kể.

- Hs kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- 4 - 7 HS kể trước lớp.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

---

(16)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 25: Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường.

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường.

2. Kiến thức: Viết được một đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

* QTE: Quyền được sống trong môi trường trong lành và bổn phận giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* BVMT: Hs có ý thức giữ gìn và BVMT xung quanh.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.Phiếu học tập cho bài 2.VBT III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: 3 p

- Em hãy đặt 1 câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu.

2. Bài mới: 32 p a). Giới thiệu bài.

-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b) Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1:8p

- Tổ chức cho HS thảo luận tìm hiểu để hiểu rõ nghĩa của cụm từ: Khu bảo tồn đa dạng sinh học.

- GV gợi ý nghĩa của cụm từ đó nằm ngay trong nội dung bài.

-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng.

* QTE:Khu bảo tồn đa dạng sinh học là khu lưu giữ nhiều loài động vật, thực vật phong phú đa dạng.

Bài tập 2:8p

- Y/c HS đọc kĩ bài và thảo luận làm bài theo nhóm 4.

- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm và tờ giấy to để các nhóm lựa chọn gắn từng hành động cho phù hợp với y/c.

- GV và HS cùng nhận xét kết luận.

- Y/c HS có thể kể thêm 1 số hành động phá rừng hoặc bảo vệ rừng mà em biết.

Bài tập 3: 10p

- GV nêu y/c của bài .

- Gợi ý hướng dẫn HS lựa chọn và viết cho đúng với chủ đề đã chọn.

- GV thu vở nx bài cho HS 4. Củng cố, dặn dò.3p - Củng cố nội dung bài

* BVMT+ Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?

- Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- 3, 4 em nối tiếp nhau trả lời.

- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.1 em đọc phần chú thích.

-HS thảo luận theo cặp và đại diện nối tiếp phát biểu.

- 2 em đọc y/c của bài.

- HS làm việc theo nhóm, đại diện gắn bài, chữa bài trên bảng.

- vài HS nối tiếp nhau kể.

- HS làm việc cá nhân vào vở.

- 3 HS đọc bài làm trước lớp.

- 2-3 HS trả lời .

---

(17)

Buổi chiều TẬP LÀM VĂN

Tiết 25: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình )

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về đoạn văn.

2.Kĩ năng: HS biết viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.

3. Thái độ: HS biết thể hiện thái độ, tình cảm chân thật đối với người được tả.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- HS chuẩn bị dàn ý tả một người em thường gặp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: 3 p

- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.

2. Bài mới: 32 p a).Giới thiệu bài. 2p

-GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học.

b) Phần nhận xét. 10p

- GV cho HS quan sát ảnh Hạng A Cháng.

- Mời 1 em đọc bài văn.

- Tổ chức cho HS trao đổi tìm từng phần của bài văn và trả lời các câu hỏi.

-GV chốt lại từng câu trả lời.

- Qua tìm hiểu các câu hỏi hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người.

c) GV chốt lại và ghi bảng phần ghi nhớ.

d) Luyện tập. 20p - Y/c HS đọc đề bài.

- GV giúp HS nắm vững đề bài và hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết.

+ cần bám sát 3 phần của bài văn.

+ đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc- những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động.

- Y/c 1 vài em nêu đối tượng định tả.

- Y/c HS làm dàn ý chi tiết vào vở.

- GV và lớp cùng nx chữa bài của 1 số bạn.

3. Củng cố dặn dò: 2p

HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.

-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

-Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 2, 3 HS đọc đơn, lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 em đọc , lớp theo dõi SGK.

- 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn.

-HS thảo luận để tìm câu trả lời, đại diện phát biểu ý kiến.

- 2,3 HS trả lời.

- HS đọc nội dung ghi nhớ.

- HS tự chữa bài, tìm ra nguyên nhân để chữa.

- HS theo dõi bài và học tập.

- 2, 3em nêu đối tượng định tả.

- HS làm bài vào vở, đại diện 2 em làm phiếu to để chữa bài.

---

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Tiết : LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI.

I. Mục tiêu:

- Củng cố cho học sinh cách làm một bài văn tả người.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.

(18)

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1 :

H: Đọc bài Bà tôi (SGK Tiếng Việt tập I trang 122) và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của bà.

- Cho học sinh lên trình bày

- Cả lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả.

Bài tập 2 :

H: Ghi chép lại những quan sát về ngoại hình của cô giáo (thấy giáo) chủ nhiệm của lớp em.

- Cho học sinh lên trình bày

- Cả lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả.

4.Củng cố dặn dò : - Hệ thống bài.

- Dặn dò học sinh về nhà quan sát người thân trong gia đình và ghi lại những đặc điểm về ngoại hình của người thân

- HS nêu.

- HS đọc kỹ đề bài

- S lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập.

Bài giải :

- Mái tóc đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực,…

- Đôi mắt sáng long lanh, hai con ngươi đen sẫm nở ra,…

- Khuôn mắt hình như vẫn tươi trẻ, đôi má ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn,…

- Giọng nói đặc bịêt trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông,...

Bài giải :

- Mái tóc đen dày, cắt ngắn ngang vai…

- Đôi mắt đen, long lanh, dịu hiền ấm áp…

- Khuôn mặt trái xoan ửng hồng…

- Giọng nói nhẹ nhàng, tình cảm…

- Dáng người thon thả,…

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.

--- Ngày soạn: Ngày 26 tháng 11năm 2020 Buổi sáng Ngày giảng : Thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2020

TOÁN

T iết 65: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000…

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Biết cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,….

2. Kĩ năng:- Bước đầu có kĩ năng chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000,…và vận dụng để giải được bài toán có lời văn.

3. Thái độ:- HS ý thức tự giác học bài và vận dụng kiến thức vào thực hành. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

(19)

Giáo viên Học sinh A. Kiểm tra bài cũ:3p

- Tính: 783,25:8 ; 687,82:12 - Nhận xét học sinh.

B. Bài mới:32p

1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta học cách chia nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, . . .

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

a) Ví dụ 1: 5p

- Hãy thực hiện phép tính 213,8 : 10

- GV nhận xét phép tính của HS, sau đó GV hướng dẫn HS nhận xét để tìm qui tắc chia một số thập phân với 10 :

+ Nêu rõ số bị chia, số chia, thương trong phép chia 213,8 : 10 = 21,38.

+ Em có nhận xét gì về số bị chia 213,8 và thương 21,38.

+ Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính có thể viết ngay thương như thế nào?

b) Ví dụ 2: 5p

- GV nêu: Hãy thực hiện phép tính 89,13 : 100.

- GV hướng dẫn HS tương tự ví dụ 1.

c) Qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, . . . 2p

- Muốn chia một số thập phân cho 10 ta làm thế nào?

- Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm như thế nào?

- Hãy nêu qui tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, . . .

- GV yêu cầu HS học thuộc qui tắc ngay tại lớp.

Bài 1

-Gọi học sinh đọc yêu cầu và làm bài

=> Nhận xét và củng cố nhân nhẩm với 0,1;

0,001; … và chia số thập phân cho 10; 100;

1000…

Bài 2

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài toán.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- HS lên bảng làm bài.

- HS nghe.

- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào nháp.

- HS nhận xét.

+ HS lần lượt nêu.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.

- HS thi học thuộc qui tắc tại lớp.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- 3 học sinh lên bảng.

- Nhận xét:

- Kq: a) 0,49 = 0,49 ; b) 2,468 = 2,468

c) 0,675 = 0,675

Học sinh đọc và làm vở bài tập.

- 4 học sinh lên bảng.

- Nhận xét.

- Kq: a) 320,08 ; b) 25,67 c) 630,06 ; d) 66,94 - 1 học sinh đọc.

- Cả lớp đọc thầm.

- Học sinh giải vở bài tập.

- 1 học sinh lên bảng.

Bài giải:

(20)

Giáo viên Học sinh - GV nhận xét.

Bài 4:

- Tiến trình như bài 2.

3.Củng cố, dặn dò: 2p

- Học sinh nêu lại quy tắc chia nhẩm 1 số tập phân với 10 , 100 , 1000…

- Nhận xét tiết học và dặn dò, giao bài tập về nhà.

Số gạo chuyển đến kho là:

246,7 : 10 = 24,67 (tấn) Trong kho có tất cả số gạo là:

246,7 + 24,67 = 271,3 (tấn) 271,3 tấn = 271 370 kg

Đáp số: 271 370 kg

- Kq: 59,84.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 26: Luyện tập về quan hệ từ.

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: HS biết sử dụng một số căp quan hệ từ thường gặp.

2. Kiến thức: HS nhận biết về các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng.

3.Thái độ.Có ý thức trong việc sử dụng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ khi đặt câu và viết văn.Bảng phụ, VBT.

*BVMT: GDHS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ, VBT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Y/c HS đọc bài tập 3 của giờ trước.

2. Bài mới: 32 p a.Giới thiệu bài.

-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1. HS đọc yêu cầu của bài tập 1.

- Tổ chức cho HS Làm việc cá nhân.

- Y/c 1em lên bảng làm.

-GVvà HS cùng chữa bài chỉ rõ cặp QHT có trong mỗi câu.

Bài tập 2.

-Y/c HS đọc kĩ từng đoạn văn và làm nhiệm vụ chuyển 2 câu đó thành một câu bằng cách lựa chọn cặp quan hệ từ thích hợp.

-GV và HS cùng nhận xét kết luận, chốt lại lời giải đúng.

- Qua bài tập 2 em thấy QHT có tác dụng gì?

Bài tập 3.

- Y/c HS đọc nội dung bài.

- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tập.

- Bài tập y/c làm mấy việc đó là việc nào?

-Y/c HS làm bài vào vở.

- GV cùng HS chốt lại kết quả đúng.Nhắc nhở HS sử dụng đúng lúc đúng chỗ các QHT, nếu không sẽ gây tác dụng ngược lại như bài 3 (b)

3. Củng cố, dặn dò: 2p

- 2 HS đọc bài. Lớp theo dõi và nhận xét.

-HS tự làm và đại diện báo cáo kết quả.

- 1 em lên bảng thực hiện.

- HS làm việc cá nhân .

- 2,3 HS đại diện trả lời có giải thích. 1 em chữa bảng lớp.

- Vài em trả lời.

- 3 em đọc nội dung bài, lớp theo dõi.

- HS nêu từng phần việc.

- HS trao đổi với bạn, làm bài vào vở và đại diện chữa bài.

(21)

- HS nêu tác dụng của cặp QHT trong bài 3.

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

_ HS nghe và ghi nhớ.

--- Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 13 I.Mục tiêu:

- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong tuần và đề ra kế hoạch tuần 14.

- Giáo dục HS ý thức tự quản cao hơn.

II.Tiến trình lên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1)Lớp tự sinh hoạt:

- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.

- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.

2) GV nhận xét lớp:

- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có chất lượng.

- Việc học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp đã đạt kết quả cao hơn so với tuần trước.

- Tuy nhiên trong lớp vẫn còn một số em nói chuyện riêng trong giờ học, chưa thật sự chú ý nghe giảng :

- Nhìn chung các em đi học đều, song có1HS nghỉ học có lý do ốm:

3) Phương hướng tuần tới:

- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.

- Thi đua HT tốt chào mừng 22/12.

4) Văn nghệ:

- GV quan sát, động viên HS tham gia.

- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.

- Lớp phó HT: nhận xét về HT.

- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.

- Lớp trưởng nhận xét chung.

- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.

-Lớp nhận nhiệm vụ.

- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.

--- BÀI 8 : HOẠT ĐÔNG NGOẠI KHÓA

I,Mục tiêu: Sau bài học giúp các em:

- Thấy được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa .

-Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa ;biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế .

- Có ý thức khi tham gia hoạt động ngoại khóa . II- Chuẩn bị: (SGK - THKNS)

III- Hoạt động dạy học:

Giáo viên Học sinh

1. Ổn định

2. Bài cũ : - GV yêu cầu HS nêu những điều cần tránh . .Bài : Tham gia hoạt động của trường lớp.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài, ghi tựa bài.

*Hoạt động 1: Khởi động qua câu

- Hát

- 2 HS nêu . - Ghi tựa bài

(22)

chuyên . Người bạn gương mẫu (SGK trang 32)

* Hoạt động 2:

1/Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi , - Hoạt động ngoại khóa đã mang lại lợi ích gì cho Minh ?

- Ghi lại các hoạt động ngoại khóa mà em đã từng tham gia và cảm nhận của em khi tham gia các hoạt động đó .

- HS trình bày kết quả Bt đã làm, nhận xét, bổ sung.

* Hoạt đông 3: Cá nhân

2/ Đánh dấu x vào ô những hoạt đông ngoại khóa .

-GV NX & tuyên dương .

3/Gv yêu cầu HS kể lại một hoạt động ngoại khóa em nhớ nhất .

-GV yêu cầu HS nêu những việc cần làm để tham gia hoạt động ngoại khóa tốt . -Yêu cầu 1 HS đọc to những điều cần làm –HS nêu những điều cần tránh .

-HS nêu lợi ích khi tham gia hoạt động ngoại khóa

- GVNX & tuyên dương ..

*Hoạt đông 4 : Em tự đánh giá

. Củng cố dặn dò: GV nhận xét chung giờ học. Yêu cầu HS ghi nhớ nội dung bài học.

- Hoàn thành BT và chuẩn bị bài sau.

- Nhờ ba hoặc mẹ NX SGK trang 35.

-1 HS đọc trước lớp ,HS đọc thầm .

- HS thực hành theo nhóm 4 - HS trình bày, bổ sung ý kiến.

- HS suy nghĩ và đánh dấu x vào BT 2 trang 33

- HS suy nghĩ và ghi khoảng 4-5 câu vào SGK trang 34 .

- HS đọc thầm thong tin SGK trang 34 mục 1 và nêu trước lớp .

. - HS đọc trước lớp .

-HS đọc thầm và học thuộc .Thi đua đọc trước lớp .

- HS tô màu các bông hoa như yêu cầu bài 1 trang 35.

-HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu GV.

--- Buổi chiều TẬP LÀM VĂN

Luyện tập tả người ( Tả ngoại hình)

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Kiến thức: Củng cố lại cách viết đoạn văn tả ngoại hình..

2. Kĩ năng: HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có của giờ trước.

3. Thái độ: Tỏ thái độ thân mật, yêu mến người mình tả.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Bảng phụ ghi gợi ý 4.VBT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: 3p

-Y/c HS đọc dàn ý chi tiết của bài văn tả một người mà em thường gặp.

2.Bài mới: 32 p a)Giới thiệu bài. 2p

-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

-3 HS đọc bài, lớp nhận xét bổ sung.

(23)

b) Hướng dẫn HS luyện tập.

- HS đọc nội dung yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý SGK.

-Y/c HSG đọc phần tả ngoại hình trong trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.

- Mời 1 HS đọc lại gợi ý 4 để HS ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và những y/c khi viết một đoạn văn.

- GV giúp HS nắm vững hơn về cách viết 1 đoạn văn qua gợi ý 4.

- Nhắc nhở HS có thể viết đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình, cũng có thể tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu.

- Y/c HS xem lại phần dàn ý , kết quả quan sát và tự viết đoạn văn vào vở.

- GV và HS cùng bình chọn đoạn văn viết có ý riêng, ý mới, giàu cảm xúc.

3. Củng cố, dặn dò: 2p -GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS quan sát một người và ghi lại những nét tiêu biểu của người em gặp để lập dàn ý cho bài sau.

-2 HS đọc.Lớp theo dõi . -3 HS đại diện trình bày .

-1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm để nắm được đoạn văn.

+ Có câu mở đoạn.

+ Nêu được đủ đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được tình cảm đối với người đó.

+ cách sắp xếp câu trong đoạn phải hợp lí.

- Dựa theo hướng dẫn HS viết bài.

- HS đại diện đọc đoạn văn đã viết,lớp nhận xét đánh giá .

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn kĩ năng nói và nghe: Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.. Qua câu chuyện thể hiện

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức

Biết kể lại được một câu chuyện rõ ràng về một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo

+ Những hành động và sự việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và cách khắc phục1. Hành động làm suy thoái môi

Kiến thức: - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Rèn kĩ

Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường..1.