• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22

Ngày soạn: 15/2/2019

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 18 tháng 2 năm 2019 Tự nhiên xã hội

BÀI 22: CÂY RAU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs kể được tên và nêu ích lợi của 1 số loại rau.

2. Kĩ năng: Chỉ được rễ, thân, là, hoa của cây rau.

3. Thái độ: Có ý thức ăn rau và rửa sạch rau trước khi ăn II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.

- Kĩ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau và ăn rau, ăn rau sạch.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoật động học tập.

III. CHUẨN BỊ

1.GV : - Đem các loại cây rau đến lớp.

- Hình cây rau cải phóng to

- Chuẩn bị trò chơi: “Tôi là rau gì? “ 2.HS : Sưu tầm các loại rau

IV. LÊN LP

1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Bài mới.

a. HĐ1: Quan sát cây rau (12 phút)

*Mục đích : HS biết các bộ phận của cây rau.Phân biệt các loại rau khác nhau.

*Cách tiến hành

Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.

- Hãy quan sát cây rau mà mình mang đến lớp và chỉ rõ: Đâu là thân, rễ, lá, của cây rau? Bộ phận nào ăn được?

Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động

- GV KL: có rất nhiều loại rau. Có loại rau ăn lá, có loại rau ăn thân lá, quả, rễ, hoa…(Nêu tên các loại rau mang đến lớp)

b. HĐ2: Làm việc với SGK (13 phút)

*Mục đích: - HS biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK.

- Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.

*Cách tiến hành

Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động - Hãy quan sát đọc và trả lời câu hỏi trong SGK Bước 2: Kiểm tra kết quả hđộng.

- Gọi 1 số nhóm

- Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì?

-H hoạt động nhóm

- Các nhóm trình bày về cây rau của mình

- Hoạt động nhóm

(2)

- Vì sao phải ăn rau thường xuyên?

GKL: Về ích lợi của rau và tại sao phải rửa rau trước khi ăn

c. HĐ3: Trò chơi “ Tôi là rau gì?” (10 phút)

*Mục đích: Củng cố những hiểu biết về cây rau

*Cách tiến hành:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- 1 số HS lên tự giới thiệu các dặc điểm của mình.

VD: Tôi màu xanh, trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá vào thân.

- HS trả lời: Bạn là rau cải.

Bước 2: H thực hiện

3. Củng cố - dặn dò: (4 phút) - Khi ăn rau cần chú ý điều gì?

- Nhận xét chung giờ học

-Dặn H thường xuyên ăn rau và nhớ rửa sạch rau trước khi ăn

- Một nhóm đọc câu hỏi- Một nhóm trả lời

- 1 Hs giới thiệu đặc điểm của mình- một Hs đoán

_______________________________

Học vần BÀI 88: IP - UP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ip, up, bắt nhịp, búp sen.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Tiếng dừa ……..bay ra.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.

3. Thái độ: GDHS biết giúp đỡ những công việc vừa sức của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Cho hs đọc: lễ phép, xinh đẹp, gạo nếp, bếp lửa - Đọc câu ứng dụng:

Việt Nam ………… Trường Sơn sớm chiều.

- GV đọc: lễ phép, gạo nếp - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ip

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ip - Gv giới thiệu: Vần ip được tạo nên từ i và p - So sánh vần ip với ep

- Cho hs ghép vần ip vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ip

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs quan sát tranh- nhận xét.

- 1 hs nêu.

- Hs ghép vần ip.

(3)

- Gọi hs đọc: ip

- Yêu cầu hs ghép tiếng: nhịp

- Cho hs đánh vần và đọc: nhờ- ip- nhíp- nặng- nhịp - Gọi hs đọc toàn phần: ip- nhịp- bắt nhịp

Vần up:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ip.) - So sánh up với ip?

c. Đọc từ ứng dụng (8 phút)

- Cho hs đọc: nhân dịp, đuổi kịp. chụp đèn, giúp đỡ - Gv giải nghĩa các từ: nhân dịp, chụp đèn

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: ip, bắt nhịp.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: up, búp sen.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

TIẾT 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Cho hs đọc câu ứng dụng - Hs xác định tiếng có vần mới:

- Gv đọc mẫu: Tiếng dừa ... bay ra.

- Cho hs đọc toàn bài trong sách giáo khoa.

b. Luyện nói (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Giúp đỡ cha mẹ.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, tập thể - Thực hành như vần ip.

+Giống: Âm cuối vần là p.

+Khác nhau âm đầu vần là u và i.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, đọc chữ mẫu

- HS nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- HS nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs quan sát tranh- nhận xét.

- 5 hs đọc.

- 1 hs nêu: nhịp - Hs theo dõi.

- Đọc cá nhân, tập thể.

- Hs quan sát tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

(4)

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

- Cho hs giới thiệu trong nhóm với các bạn xem mình đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ?

- Cho hs trình bày trước lớp.

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ip, up, bắt nhịp, búp sen.

- Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

+ Chị đang cho gà ăn, em quét nhà, đàn gà, đống rơm,cây chuối.

+ Chị cho gà ăn, em quét nhà.

- Hs làm việc theo nhóm.

- 4 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 89.

_____________________________________

Đạo đức

BÀI 10: EM VÀ CÁC BẠN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.

2. Kĩ năng: Biết cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và vui chơi.

Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh.

- GDG&QTE: Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được tự do kết giao bạn bè và được đối xử bình đẳng.

3. Thái độ: HS biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và vui chơi

II. CÁC KNSCB ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọngtrong quan hệ với bạn bè.

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè.

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với bạn bè.

- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa cho bài. Mỗi hs có 3 bông hoa để chơi trò chơi.

- Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”.

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Khởi động:(2 phút)

- Cho hs hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài (1 phút)

- Hs hát tập thể.

(5)

b. Hoạt động 1:(12 phút) Đóng vai.

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs thảo luận đóng vai các tình huống 1, 3, 5, 6 của bài tập 3.

- Yêu cầu hs các nhóm lên đóng vai.

- Nhận xét.

- Em cảm thấy thế nào khi:

+ Em được bạn cư xử tốt?

+ Em cư xử tốt với bạn?

- Gv nhận xét, kết luận: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn.

c. Hoạt động 2 (16 phút)Vẽ tranh về chủ đề Bạn em.

- Yêu cầu hs tự vẽ tranh về bạn của mình.

- Giới thiệu tranh vẽ.

- Gv tổ chức cho hs trưng bày tranh vẽ.

Kết luận chung: trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết bạn.

+ Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.

- Hs thảo luận nhóm 4.

Mỗi nhóm 1 tình huống.

- Hs các nhóm đóng vai.

- Hs nêu.

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- HS nghe

- Hs tự vẽ.

- 3 hs giới thiệu.

- Hs bày theo tổ.

- HS nghe 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Nhắc lại nd bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs thực hiện theo bài học.

____________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hát về mùa xuân I. Mục tiêu :

- Học sinh biết sưu tầm và hát được những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa về chủ đề mùa xuân.

- Biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát, kết hợp một số động tác múa phụ họa.

- Yêu thích các hoạt động tập thể, tự hào về truyền thống của quê hương, của Đảng quang vinh.

II. Đồ dùng: Nội dung các bài hát về mùa xuân.

III. Các ho t ạ động d y h c ch y u : ủ ế

Bước 1: Chuẩn bị

- Gv thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động.

- Hd hs sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh…

- Chuẩn bị một số câu hỏi về tên bài hát, tác giả, ý nghĩa

Bước 2: Triển lãm tranh ảnh về mùa xuân:

- Ổn định tổ chức: cho hs hát tập thể một bài - Gv tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu dự.

- Mời đại biểu và hs tham quan triển lãm.

Lắng nghe

Tham quan

(6)

- Gv thông báo nội dung chương trình.

Bước 3: Biểu diễn văn nghệ:

- Hs tiến hành biểu diễn văng nghệ: múa, hát, đọc thơ, diễn tiểu phẩm… ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân, ca ngợi công ơn của Đảng, Bác kính yêu

Cả lớp bình chọn tiết mục văn nghệ hay nhất Bước 4: Nhận xét, đánh giá:

- Gv nhận xét, đánh giá…

- Tuyên dương những cá nhân, tổ, nhóm có phần biểu diễn xuất sắc…

- Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau…

Biểu diễn

Bình chọn

Ngày soạn: 16/2/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19 tháng 2 năm 2019 Thể dục

BÀI 22: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Ôn 4 động tác thể dục đã học. Học động tác bụng.

- Làm quen với trò Chơi "Nhảy đúng, nhảy nhanh".

2. Kỹ năng: - Thực hiện được 4 động tác ở mức tương đối chính xác. động tác vặn mình yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.

- Trò chơi biết tham gia vào trò chơi ở mức ban đầu.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV chuẩn bị 1 còi và kẻ sân chơi

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.

- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.

- Khởi động các khớp.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-3 HS lên trước lớp thức hiện lại 4 động tác đã học.

- Chỉ định HS nhận xét bạn.

- GV nhận xét, đánh giá 2. Phần cơ bản:

a. Ôn phối hợp 4 động tác

9-10’

1 lần 1 lần 1 lần 1 lần 1 lần 23-26’

4-5’

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS nhận xét bạn - HS lắng nghe

- Nghe GV nêu tên động tác HS

(7)

Mỗi động tác HS thực hiện 2 x 4 nhịp

- Nhận xét

GV quan sát và sửa sai cho HS b. Học động tác bụng (2 x 8 nhịp) - Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập

Nhận xét:

* Ôn 5 động tác thể dục đã học.

Mỗi động tác thực hiện 2 x 4 nhịp Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện

- Gv nhận xét:

c.Trò chơi: “Nhảy đúng nhảy nhanh”.

- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi, và tổ chức cho hs chơi. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.

- Tổ chức chơi thử

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi

- GV nhận xét

2-3 lần

4-5’

4-5 lần

6’

1-2 lần

9-10’

1 lần

1 lần 2-3 lần

xem và tập theo giáo viên.









GV

- HS sửa sai theo hướng dẫn của GV.

- HS lẵng nghe và quan sát GV, giải thích, làm mẫu, tập theo nhịp hô của Gv. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV









GV

HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động HS lắng nghe

3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát .

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

3 – 4’

3-4 lần –Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang, thả lỏng các cơ .

HS lắng nghe và ghi nhớ.

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

(8)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tìm số liền trước, số liền sau.

2. Kĩ năng: Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20.

3. Thái độ: Hăng say học tập, có ý thức tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG :

- Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn bài 2; 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đặt tính rồi tính : 14 + 4 19 - 5 15 – 5

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

- Nêu yêu c u gi h c, ghi ờ ọ đầu b i.à

b. Thực hành (30 phút)

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề.

- Yêu cầu HS tự điền số dưới tia số, sau đó đọc các số lên.

- Các số lớn ở phía nào của tia số?

- HS tự nêu yêu cầu.

- HS làm và nhận xét bài bạn chữa.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu - HS tự nêu yêu cầu - Treo bảng phụ, HS đọc mẫu, làm thế nào

để có số liền sau?

- Yêu cầu HS làm và chữa bài.

- GV nhận xét – chữa bài. Củng cố cách làm

- lấy số đó cộng 1

- nhận xét bài bạn về kết quả và cách đặt tính.

Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - HS tự nêu yêu cầu.

- Treo bảng phụ, HS đọc mẫu, làm thế nào để có số liền trước?

- Yêu cầu HS làm và chữa bài.

- GV nhận xét – chữa bài. Củng cố cách làm

- lấy số đó trừ 1

- nhận xét bài bạn về kết quả và cách đặt tính.

Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu. - đặt tính rồi tính

- Yêu cầu HS làm vào vở ô li và chữa bài - chữa và nhận xét bài bạn - Nêu lại cách đặt tính, cách tính? - cá nhân, tập thể

Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu sau đó làm và chữa bài.

- Tính từ đâu sang đâu?

- tính nhẩm và nêu kết quả - từ trái sang phải

3. Củng cố - dặn dò (4 phút)

- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính theo cột dọc?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, xem trước bài: Bài toán có lời văn.

____________________________

Học vần BÀI 89: IÊP - ƯƠP

(9)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Nhanh tay ……mà chạy.

Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề Nghề nghiệp của cha mẹ.

3. Thái độ: GDHS biết tôn trọng nghề nghiệp của cha mẹ mình dù là bất cứ nghề gì..

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Cho hs đọc: nhân dịp, đuổi kịp. chụp đèn, giúp đỡ - Đọc câu ứng dụng: Tiếng dừa ……… bay ra.

- GV đọc: nhân dịp, giúp đỡ - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần iêp

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iêp - Gv giới thiệu: Vần iêp được tạo nên từ iê và p - So sánh vần iêp với êp

- Cho hs ghép vần iêp vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: iêp - Gọi hs đọc: iêp

- Yêu cầu hs ghép tiếng: liếp - Nêu cách ghép tiếng liếp

- Cho hs đánh vần và đọc: lờ- iêp- liếp- sắc- liếp - Gọi hs đọc toàn phần: iêp- liếp- tấm liếp

Vần ươp:

(Gv hướng dẫn tương tự vần iêp.) - So sánh ươp với iêp.

c. Đọc từ ứng dụng (8 phút)

- Cho hs đọc: rau diếp, tiếp nối, ướp cá, nườm nượp - Gv giải nghĩa các từ: ướp cá, nườm nượp - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: iêp, tấm liếp.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- 2 hs đọc - 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs quan sát tranh- nhận xét.

- 1 hs nêu.

- Hs ghép vần iêp.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- 1 hs nêu.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân.

- Thực hành như vần iêp.

- 1 hs nêu:

+Giống nhau: Âm cuối vần là p.

+ Khác : âm đầu vần là ươ và iê.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, 3 HS đọc cá nhân

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

(10)

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: ươp, giàn mướp.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Cho hs đọc câu ứng dụng - Hs xác định tiếng có vần mới:

- Gv đọc mẫu: Nhanh tay ... mà chạy - Cho hs đọc toàn bài trong sách giáo khoa.

b. Luyện nói (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài: Nghề nghiệp của cha mẹ.

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Cho hs nêu nghề nghiệp của những người trong tranh?

- Cho hs lần lượt giới thiệu về nghề nghiệp của cha mẹ.

- Gv nhận xét, khen hs có lời giới thiệu hay.

c. Luyện viết (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút - Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs quan sát tranh- nhận xét.

- 5 hs đọc.

- 1 hs nêu: cướp - Hs theo dõi.

- Đọc cá nhân.

- Hs quan sát tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ Bác nông dân, cô giáo, bác sĩ, bác thợ xây.

+ 4 hs nêu.

+ 5 hs giới thiệu trước lớp.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

3. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 90.

Ngày soạn: 17/2/2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 20 tháng 2 năm 2019 Học vần

BÀI 90: ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU

(11)

1. Kiến thức: Hs đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

2. Kĩ năng: Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép. HS kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.

3. Thái độ: HS có ý thức chịu khó, tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa: ấp trứng; cốc nước, lon gạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (1 phút)

- Cho hs đọc: rau diếp, tiếp nối, ướp cá, nườm nượp - Gọi hs đọc câu ứng dụng: Nhanh tay ……. mà chạy.

- GV đọc: tiếp nối, ướp cá - Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Ôn tập các vần đã học (18 phút) - Gv đưa bảng ôn, gv đọc vần cho hs viết.

- Nhận xét trong 12 vần có gì giống nhau?

- Trong 12 vần, vần nào có âm đôi?

- Đọc lại các vần trong bài.

c. Đọc từ ngữ ứng dụng (8 phút)

- Gv ghi bảng: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.

- Đọc thầm và tìm tiếng có chứa vần vừa ôn tập: ắp, tiếp, ấp.

- Gv cho hs quan sát tranh, ảnh gà mẹ ấp trứng, cốc nước đầy.

- Nghe sửa phát âm

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc (15 phút) - Luyện đọc sách giáo khoa.

- Quan sát tranh và nhận xét xem tranh vẽ gì?

- Luyện đọc các câu ứng dụng.

- Tìm tiếng có chứa vần vừa ôn?

- Cho HS đọc trơn toàn bài.

b. Luyện viết (10 phút) - Cho HS quan sát ch m uữ ẫ

- Gv viết mẫu: đón tiếp, ấp trứng.

- 2 hs thực hiện.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- 6 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- HS quan sát

- 5 hs đọc cá nhân, tập thể.

- 5 hs đọc.

- 2 hs nêu.

- 4 hs đọc.

- 2 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- HS quan sát, đọc chữ mẫu

- Hs viết bài vở tập viết.

(12)

- Yêu cầu hs luyện viết vở tập viết.

c. Kể chuyện: Ngỗng và Tép ( 10 phút) - Gv kể chuyện 2 lần.

- Gv giới thiệu vì sao ngỗng lại không ăn tép qua câu chuyện Ngỗng và tép.

- Gv tổ chức cho hs kể theo nhóm.

- Gọi hs kể trước lớp.

- Ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau.

4. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Đọc lại bài trong sách giáo khoa.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài và làm bài tập.

- HS nghe

- Hs kể theo nhóm 4 hs.

- Hs đại diện nhóm kể.

- HS nghe

- 2 HS đọc ________________________________

Toán

BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm).

2. Kĩ năng: Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mô hình để lập bài toán có lời văn, tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - HS làm bài tập: Tính:

11+ 2+ 4 = 15- 1+ 6 = + Đặt tính rồi tính: 17- 3 = 13 + 5 =

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu bài toán có lời văn (30 phút) Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Cho hs nêu yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Bạn đội mũ đang làm gì?

+ Thế còn ba bạn kia?

+ Vậy lúc đầu có mấy bạn?

+ Về sau thêm mấy bạn nữa?

- Yêu cầu hs viết số thích hợp vào chỗ chấm để được bài toán.

- Gọi hs đọc lại bài toán đã đầy đủ.

- 2 hs làm bài.

- 2 hs làm bài.

- 2 hs đọc yêu cầu.

+ Đang đứng giơ tay chào.

+ Ba bạn đang đi tới chỗ bạn đội mũ.

+ Lúc đầu có 1 bạn.

+Thêm 3 bạn nữa.

- Hs làm bài.

- 4 hs đọc.

(13)

KL: Bài toán thường có hai phần là các số (Điều đã biết) và câu hỏi. (điều chưa biết) Bài 2: Thực hiện tương tự như bài 1.

Bài 3: Giảm tải yêu cầu nêu tiếp câu hỏi để có bài toán.

- Gọi hs nêu yêu cầu bài toán.

- Cho hs quan sát tranh và nêu thành bài toán.

+ Bài toán cho biết những gì?

+ Bài toán còn thiếu gì?

- Lưu ý: Trong câu hỏi bài toán có từ “tất cả” và có dấu ? ở cuối bài.

- Cho hs nêu bài.

- Gọi hs đọc lại bài toán đã đầy đủ.

Bài 4: Giảm tải yêu cầu nhìn tranh nêu số thích hợp và câu hỏi bằng lời để có bài toán:

- Cho Hs nêu yêu cầu bài toán + Bài toán cho những gì?

+ Bài toán còn thiếu những gì?

- Cho hs nêu bài tập.

- Đọc lại bài.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Cho hs dựa vào mô hình, tranh, ảnh,... để tự lập bài toán tương tự như các bài toán trên.

- Gv tổ chức cho hs thi đua lập đề toán.

- Gv nhận xét, đánh giá - nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài trong vở bài tập

- Nghe, nhắc lại

- Hs thực hiện như bài 1.

- Hs nêu.

- Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.

- Hs trả lời.

- Thiếu câu hỏi.

- Hs nêu bài.

- 4 hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

+Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến . + Hs nêu.

- Hs nêu bài bằng lời.

- 5 hs đọc.

- Hs lập theo nhóm.

- Gọi hs các nhóm đọc trước lớp.

___________________________

Ngày soạn: 17/2/2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 21 tháng 2 năm 2019 Tập viết

BẬP BÊNH, LỢP NHÀ, XINH ĐẸP, BẾP LỬA, GIÚP ĐỠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS viết đúng các chữ: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá….kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng: Biết viết đúng tốc độ, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.

3. Thái độ: Say mê luyện viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG

- Chữ mẫu: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Kiểm tra bài viết ở nhà của hs. - HS để vở lên bàn

(14)

- Cho hs viết các từ: đôi guốc, cá diếc, rước đèn, kênh rạch

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn cách viết (10 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Giới thiệu chữ mẫu, gọi hs đọc từ: bập bênh, xinh đẹp, lợp nhà, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá - Giáo viên viết mẫu lần 1

- Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ bập bênh: Bập bênh gồm 2 tiếng, tiếng bênh có vần ênh.

+ lợp nhà: Viết chữ lợp có vần ơp và dấu sắc, nhà có dấu huyền.

+ xinh đẹp: Viết chữ xinh có vần inh.

- Giáo viên hướng dẫn từ bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá tương tự như trên.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

c. Thực hành (20 phút)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết vào vở

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát

- Nêu nhận xét

- Hs theo dõi.

- Hs viết vào bảng con

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

_____________________________________

Tập viết

VIÊN GẠCH, KÊNH RẠCH, SẠCH SẼ, VUI THÍCH, CHÚC MỪNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các chữ: viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, vui thích, chênh chếch, chúc mừng….kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng: Biết viết đúng tốc độ, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.

3. Thái độ: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

(15)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Kiểm tra vở viết của hs.

- Cho hs viết các từ: bếp lửa, giúp đỡ - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn cách viết (10 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, vui thích, chênh chếch, chúc mừng

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ viên gạch: gồm 2 chữ, chữ gạch có vần ach + kênh rạch: gồm 2 chữ, chữ rạch có vần ach và dấu nặng.

- Giáo viên hướng dẫn từ , sạch sẽ, vở kịch, vui thích, chênh chếch, chúc mừng tương tự.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

c. Thực hành (20 phút)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Dặn học sinh về luyện viết vào vở.

- HS để vở lên bàn - Hs viết bảng con.

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

- Hs theo dõi.

- Hs viết vào bảng con

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

Toán

GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu đề toán: cho gì? Hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

(16)

2. Kĩ năng: Bước đầu tập cho hs tự giải bài toán.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng các tranh vẽ trong sgk.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Bài toán có lời văn thường có mấy phần? Là những phần nào?

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải.(12 phút)

- Yêu cầu hs xem tranh, đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gv ghi tóm tắt lên bảng.

- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm như thế nào?

- Gv hướng dẫn hs giải bài toán.

Bài giải

Nhà An có tất cả số con gà là:

5+ 4= 9 (con gà ) Đáp số: 9 con gà - Nêu lại các bước khi giải bài toán?

* Lưu ý HS viết bài giải bao gồm: Câu lời giải, phép tính có tên đơn vị, viết đáp số.

(Chú ý cách trình bày cho đẹp).

c. Thực hành:(18 phút) Bài 1: Đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tự điền vào tóm tắt rồi giải bài toán.

Bài giải

Cả hai bạn có số quả bóng là:

4+ 3 = 7 (quả bóng ) Đáp số: 7 quả bóng - Nhận xét bài giải.

- Nêu lại các bước khi giải toán?

Bài 2: - Đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- 2 HS trả lời

- 3,4 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Viết bài giải; câu lời giải; phép tính; đáp số.

- 1 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- Hs làm bài giải.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- HS nêu - 2 hs đọc.

- 2 hs nêu.

(17)

- Yêu cầu hs tự điền vào tóm tắt rồi giải bài toán.

Bài giải

Tổ em có tất cả số bạn là:

6+ 3= 9 (bạn ) Đáp số: 9 bạn - Gọi hs nhận xét.

Bài 3: ( Giảm tải - bỏ) Củng cố kĩ cho HS cách làm bài 1, 2

3. Củng cố, dặn dò:(5 phút)

- Nêu lại các bước khi giải bài toán có lời văn?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

- 3 hs nêu.

- Hs làm bài giải.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu nhận xét.

__________________________________

Thủ công

CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.

2. Kĩ năng: Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng học tập. Cẩn thận khi dùng kéo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy vở hs.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra(4phút)

- Kiểm tra dụng cụ học tập bộ môn - Nhạn xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu các dụng cụ thủ công.(7phút)

- Gv cho hs quan sát từng dụng cụ thủ công: bút chì, thước kẻ, kéo.

- Yêu cầu Hs nêu tên từng đồ dùng?

c. Hướng dẫn thực hành.(10 phút)

* Hướng dẫn hs cách sử dụng bút chì.

- Gv mô tả cái bút chì.

- Hướng dẫn hs cách cầm bút chì.

- Hướng dẫn hs cách sử dụng bút chì khi vẽ, kẻ, viết.

* Hướng dẫn hs cách sử dụng thước kẻ.

- Gv giới thiệu 1 số loại thước kẻ = gỗ, = nhựa.

- Hướng dẫn hs cách sử dụng thước kẻ.

* Gv hướng dẫn hs cách sử dụng kéo.

- Gv mô tả cái kéo.

- HS để các loại dụng cụ lên bàn

- Hs quan sát.

- 5 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs theo dõi.

(18)

- Hướng dẫn hs cách sử dụng kéo.

d. Thực hành (15 phút)

- Yêu cầu hs tập kẻ đường thẳng.

- Yêu cầu hs cắt theo đường thẳng.

- Gv quan sát, uốn nắn, giúp đỡ hs hoàn thành nhiệm vụ.

3. Củng cố - Dặn dò:(3phút)

- Kể tên các dụng cụ để học thủ công?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà chuẩn bị bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô để giờ sau học bài Kẻ các đoạn thẳng cách đều nhau.

- Hs tự làm.

- Hs tự làm.

____________________________________

Ngày soạn: 17/2/2019

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 22 tháng 2 năm 2019 Toán

XĂNG – TI – MÉT. ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng-ti-mét viết tắt là cm .

2. Kĩ năng: Biết dùng thước có chia vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thước thẳng có vạch chia thành từng cm.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Gọi hs làm bài tập 2, 3 sgk.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (5 phút).

- Gv giới thiệu cái thước thẳng có chia vạch cm.

- Gv giới thiệu đơn vị xăng- ti- mét viết tắt là cm.

- Gv ghi bảng.

- Gọi hs đọc.

b. Giới thiệu các thao tác đo đọ dài (7 phút) - Gv hướng dẫn hs đo độ dài theo 3 bước:

+ Đặt vạch số 0 của thước trùng với 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.

+ Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo.

- Gv vẽ đoạn thẳng AB dài 3 cm.

- Gv vẽ đoạn thẳng MN dài 6 cm.

- 2 hs làm bài giải.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs đọc.

- Hs quan sát.

- HS thực hành

(19)

c. Thực hành:

Bài 1: Viết kí hiệu của xăng - ti- mét.

- Yêu cầu hs tự viết.

- Nhận xét bài viết.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo.

- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ, viết rồi đọc số đo.

- Gọi hs đọc trước lớp.

- Nhận xét bài làm.

Bài 3: Đặt thước đúng ghi Đ, sai ghi S.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nêu kết quả.

- Nhận xét.

Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo.

- Yêu cầu hs tự đo từng đoạn thẳng rồi viết số đo.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Nêu tên đơn vị đo độ dài vừa học?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự viết bài.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài theo cặp.

- 2 hs đọc.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

_____________________________________

Học vần BÀI 91: OA - OE

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Hoa ban …….. dịu dàng. Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất

3. Thái độ: GDHS ý thực tự giác chăm chỉ luyện tập rèn luyện sức khoẻ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu, phông chiếu chiếu tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: đấy ắp, đón tiếp, ấp trứng - Đọc câu ứng dụng: Cá mè………là đẹp - GV đọc: đấy ắp, đón tiếp

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần oa

- Gv giới thiệu tranh vẽ trên máy chiếu rút ra vần mới:

oa

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

(20)

- Gv giới thiệu: Vần oa được tạo nên từ o và a - So sánh vần oa với ao

- Cho hs ghép vần oa vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: oa - Gọi hs đọc: oa

- Yêu cầu hs ghép tiếng: hoạ

- Cho hs đánh vần và đọc: hờ- oa – hoa - nặng- hoạ - Gọi hs đọc toàn phần: oa - hoạ - hoạ sĩ

Vần oe:

(Gv hướng dẫn tương tự vần oa.) - So sánh oa với oe.

(Giống nhau: âm đầu vần là o và âm cuối vần là a và e).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ: sách giáo khoa, hoà bình, chích choè, mạnh khoẻ.

- Gv cho học sinh quan sát tranh các từ ứng dụng trên máy chiếu và giải nghĩa từ:

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát ch m uữ ẫ

- Gv giới thiệu cách viết: oa, hoạ sĩ.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nh n xét b i vi t c a hs. à ế ủ

- Gv giới thiệu cách viết: oe, múa xoè.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng trên máy chiếu - Gv đọc mẫu: Hoa ban ………dịu dàng

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: hoa, xoè, khoe

- 2, 3 hs nêu.

- Hs ghép vần oa.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần oa.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, đọc chữ mẫu

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

(21)

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút)

- Gv giới thiệu tranh vẽ tên máy chiếu

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Sức khoẻ là vốn quý nhất - Trong tranh vẽ những gì?

- Các bạn trai trong bức tranh đang làm gì?

- Tập thể dục đều sẽ giúp ích gì cho cơ thể?

GDQTE: Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ.

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

- 1, 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 4 hs đọc.

+ 1, 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 92.

SINH HOẠT TUẦN 21

I. MỤC TIÊU

-HS nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần. Có hứơng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phướng hướng tuần 22.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét.

2. ý kiến học sinh.

3. GV nhận xét chung:

………

………

………

………

………

………

………

………

……….

4. Phương hướng tuần tới:

- Thi đua học tập tốt chào mừng Đàng, mừng xuân mới.

(22)

- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.

- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.

- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.

- Tiếp tục thi đua đạt nhiều hoa điểm tốt .

- Chú ý thực hiện tốt ATGT đội mũ BH , không chơi các trò chơi, đồ chơi nguy hiểm, - Không tàng trữ, mua bán sử dụng pháo nổ, đốt thả đèn trời...,không leo trèo, không chơi gần ao, hồ, sông, suối khi không có người lớn đi kèm..

- Chú ý giữ VSCN sạch sẽ, mặc đủ ấm, đeo giấy tất đầy đủ khi thời tiết rét để đảm bảo sức khoẻ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: Qua bài học, học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ.. II- ĐỊA ĐIỂM,