• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5

Ngày soạn: 5/9/2018

Ngày giảng Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2018 Toán

SỐ 7

I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Kiến thức: Có khái niệm ban đầu về số 7.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số 7. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 7; nhận biết các số trong phạm vi 7; vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các nhóm có 7 đồ vật cùng loại.

- Mỗi chữ số 1 đến 7 viết trên một tờ bìa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’) Số?

- Đếm xuôi từ 1-6?

- Trong các số đó số nào bé nhất, lớn nhất?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu số 7:(10’)

* Bước 1: Lập số 7.

- Gv cho hs quan sát tranh nêu: Có 6 em đang chơi cầu trượt, một em khác chạy tới. Tất cả có mấy em?

- Cho hs lấy 6 hình tròn, rồi lấy thêm 1 hình tròn và nêu: 6 hình tròn thêm 1 hình tròn là 7 hình tròn.

- 6 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính?

- Gv hỏi: có bảy hs, bảy chấm tròn, bảy con tính, các nhóm này đều chỉ số lượng là mấy?

*,Bước 2: Gv giới thiệu số 7 in và số 7 viết.

- Gv viết số 7, gọi hs đọc.

* Bước 3: Nhận biết số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

- Cho hs đếm các số từ 1 đến 7 và ngược lại.

- Gọi hs nêu vị trí số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

- GV viết mẫu số 7 - hướng dẫn

- 2 hs làm bài trên bảng.

- Lớp làm nháp

- 3 HS đứng tại chỗ đếm - Trả lời

- Tất cả có 7 em - 3 hs nêu.

- Hs tự thực hiện.

- 6 con tính thêm 1 con tính là 7 con tính.

- Tất cả đều chỉ số lượng là 7.

- Hs đọc cá nhân - tập thể.

- 2,3 hs đọc.

- Số 7 đứng liền sau số 6.

- Viết bảng con số 7 6

2 1

6 1

(2)

3. Thực hành (17’) Bài 1: Viết số 7.

Bài 2: Số ?

- Cho hs quan sát hình đếm và điền số thích hợp.

- Gv chữa bài – yêu cầu nêu cấu tạo số 7.

7 gồm 6 và 1, 1 và 6 7 gồm 5 và 2, 2 và 5 7 gồm 4 và 3, 3 và 4

c. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs tự viết các số vào ô trống.

- Đọc bài và nhận xét.

- Trong dãy số từ 1 đến 7 số nào là số lớn nhất?

d. Bài 4: (>, <, =)?

- Yêu cầu hs so sánh các số rồi điền dấu thích hợp.

- Quan sát – giúp đỡ HS - GV chữa bài - nhận xét.

- Hs tự viết vào vở.

- 1 hs nêu yc.

- Hs làm bài.

- 2 hs nêu.

Học sinh đọc cấu tạo số 7 - 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 4 hs lên bảng làm.

- Hs đọc và nhận xét.

- Số 7 là số lớn nhất - 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs đọc kết quả.

HS tự làm ra vở - H trả lời

- H đọc yêu cầu

- H thực hiện theo yêu cầu 4 - Củng cố, dặn dò:(4’)

- Số 7 đứng liền sau số nào?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

________________________________

Học vần BÀI 17: U- Ư

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được âm: u, ư, nụ, thư.

- Đọc được câu ứng dụng: thứ tư bé hà thi vẽ.

2. Kĩ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô.

* GDG&QTE:Quyền được học tập, vui chơi giải trí.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Gọi hs đọc trong SGK - GV đọc: da thỏ, thợ nề.

- Gọi hs đọc câu: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: Gv nêu.

- 3 hs đọc

- Lớp viết bảng con.

- 2 HS đọc trơn câu.

(3)

b. Dạy chữ ghi âm(15’):

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: u - Hãy tìm và ghép âm u?

- Nêu cấu tạo của âm u?

- G: Chữ u gồm 1 nét xiên phải, 2 nét móc ngược.

- Gv phát âm mẫu âm: u khi phát âm miệng mở hẹp nhưng tròn môi.

- Hãy tìm và ghép tiếng nụ?

- Nêu cấu tạo của tiếng nụ?

Âm n trước âm u đúng sau, dấu nặng dưới u.

- Hướng dẫn hs đánh vần và đọc: nờ- u- nu- nặng- nụ.

- Gọi hs đọc toàn phần: u/ nờ- u- nu- nặng- nụ/

nụ.

Âm ư:

(Gv hướng dẫn tương tự âm u.)

*So sánh u với ư.

- GV nhận xét - bổ sung c. Đọc từ ứng dụng:(7’)

- GV ghi bảng: cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ u, ư, nụ, thư.

-G: Chữ u cao 2 đơn vị. Khi viết u đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét xiên phải, lia bút viết 2 nét móc ngược.

*Tương tự hướng dẫn viết các chữ khác.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: thứ tư, bé hà thi vẽ.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép âm u- đọc.

- 1 ,2 hs nêu.

- Nhiều hs đọc cá nhân.

- Hs tự ghép.

- 2 HS nêu

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs thực hành như âm u.

- Giống nhau: đều có chữ u. Khác nhau: ư có thêm dấu râu.

- 5 hs đọc cá nhân - tập thể.

-Hs quan sát - nhắc lại cách viết

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc.

(4)

- Hs xác định tiếng có âm mới: thứ tư.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(5’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: thủ đô.

+ Trong tranh cô giáo đưa hs đi thăm cảnh gì?

+ Chùa Một Cột ở đâu?

+ Hà Nội còn được gọi là gì?

+ Mỗi nước có mấy thủ đô?

* GDG&QTE:Quyền được học tập, vui chơi giải trí

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: u, ư, nụ, thư.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết . - Gv thu một số bài - Nhận xét, đánh giá

- 3 H đọc

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ Thăm chùa Một Cột.

+ Ở Hà Nội.

+ Còn được gọi là Thủ đô.

+ Chỉ có một thủ đô

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

3. Củng cố, dặn dò:(5’) - Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Tìm tiếng ngoài bài có âm mới?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 18

_____________________________________

Thể dục

Bài 5:

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học.

- Làm quen với trò chơi "Qua đường lội (hoặc qua suối)".

2. Kỹ năng: - HS thực hiện một số kỹ năng đội hình đội ngũ chính xác, nhanh và kỷ luật, trật tự hơn giờ trước.

- Trò chơi yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.

3. Thái độ- Qua bài học HS biết xếp hàng nhanh hơn khi mỗi lần tập chung, thể dục. trò chơi nhằm rèn kĩ năng đi, khả năng giũ thăng bằng tập trung chú ý, phối hợp khéo léo chính xác và tính cẩn thận.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi "Qua đường lội".

I III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Định

lượng Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu:

- GV tập hợp HS thành 2- 4 hàng

8-10’

1 lần - Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4

(5)

dọc, sau đó cho quay thành hàng ngang. GV nhắc lại nội quy và cho HS sửa lại trang phục.

- Đứng vỗ tay, hát.

2. Phần cơ bản:

a. . Tập hợp hàng dọc, dóng hàng - GV hướng dẫn cán sự lớp hô khẩu lệnh. GV quan sát sửa sai

GV nhận xét

b. Tư thế nghiêm, nghỉ.

- GV hướng dẫn cán sự lớp hô khẩu lệnh. GV quan sát sửa sai

GV nhận xét

c. Trò chơi: Qua đường lội.

- GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu.

- Tổ chức chơi thử.

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi

- Nhận xét

1 lần

23-26’

6-7’

8-9’

4-5 lần

10-11’

1 lần

1 lần 4-5 lần

hàng ngang, báo cáo sĩ số và

Thực hiện theo yêu cầu của GV

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động

3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS vỗ tay và hát .

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

- GV kết thúc giờ học

3 – 4’

1 lần –Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang và hát.

HS lắng nghe và ghi nhớ.

HS hô “ khỏe”

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 6/10/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2018

Toán SỐ 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs

- Có khái niệm ban đầu về số 8.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số 8. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 8; nhận biết các số trong phạm vi 8; vị trí của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.

3. Thái độ: Hs có ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(6)

- Các nhóm có đến đồ vật cùng loại.

- Mỗi chữ số 1 đến 8 viết trên một tờ bìa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Đếm từ 1 đến 7. Từ 7 đến 1

- So sánh số 7 với các số 1, 2, 3, 4, 5 - GV đọc số 7

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới:

a. Giới thiệu số 8:(11’)

* Bước 1: Lập số 8.

- Tiến hành tương tự như bài số 7. Giúp hs nhận biết được: Có 7 đếm thêm 1 thì được 8.

- Qua các tranh vẽ nhận biết được: Tám hs, tám chấm tròn, tám con tính đều có số lượng là mấy?

*Bước 2: Gv giới thiệu số 8 in và số 8 viết.

- Gv viết số 8, gọi hs đọc.

* Bước 3: Nhận biết số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

- Cho hs đếm các số từ 1 đến 8 và ngược lại.

- Gọi hs nêu vị trí số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

b. Thực hành:(17’) Bài 1: Viết số 8.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Cho hs quan sát hình đếm và điền số thích hợp.

- GV chữa bài.

8 gồm 7 và 1; gồm 1 và 7 8 gồm 6 và 2; gồm 2 và 6

………

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs tự viết các số vào ô trống.

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài.

- GV nhận xét - chữa bài.

- Trong dãy số từ 1 đến 8 số nào là số lớn nhất?

Bài 4: (>, <, =)?

- Yêu cầu hs so sánh các số rồi điền dấu thích hợp.

- 6 học sinh đếm - Học sinh so sánh

- Học sinh viết bảng con

- Tất cả đều chỉ số lượng là 8.

- Hs đọc cá nhân - tập thể.

- Viết bảng con số 8 - 3 hs đọc.

- Số 8 đứng liền sau số 7.

- Hs tự viết.

- 1 hs nêu yc.

- Hs làm bài.

- 2 hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu cách làm.

- Hs tự làm bài.

- 4 hs lên bảng làm.

- Hs đọc kết quả - Nhận xét - bổ sung.

- 1 hs nêu yc.

(7)

- GV nhận xét - chữa bài

7 < 8 4 < 8 ...

8 > 7 8 > 4 ...

8 = 8 4 = 4 ...

- Hs tự làm bài.

- 2 hs thực hiện.

3- Củng cố, dặn dò:(3’)

Trò chơi thi đua : trò chơi thi đua ai nhanh hơn

- Giáo viên cho đại diện 2 dãy thi đua điền nhanh đúng các số còn thiếu vào ô trống

1 , … , … , … , 5 , … , … , … ,

… , … , … , … , 4 , 3 , … , … ,

- Nhận xét – tuyên dương

- Gv nhận xét giờ học.- Dặn hs về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau _______________________________

Học vần BÀI 18: X- CH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được âm: x, ch, tiếng: xe, chó.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh họa, bộ đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Gọi hs đọc bài trong SGK - GV đọc: cá thu, cử tạ.

- Gọi hs đọc câu: thứ tư bé hà thi vẽ.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: Gv nêu.

b. Dạy chữ ghi âm(15’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới x - Hãy tìm và ghép âm x?

- Nêu cấu tạo của âm x?

- G: Chữ x gồm 1 nét xiên phải, 1 nét xiên trái.

- Gv phát âm mẫu âm: khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng lợi, hơi thoát ra xát nhẹ.

- Hãy tìm và ghép tiếng xe?

- Nêu cấu tạo của tiếng xe?

Âm x đứng trước âm e sau.

- Hướng dẫn hs đánh vần và đọc: xờ - e – xe / xe.

- Gọi hs đọc toàn phần: x / xờ - e – xe / xe.

Âm ch:

- 4 hs đọc trong SGK.

- Lớp viết bảng con - 2 HSG đọc câu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép âm x - đọc.

- 1,2hs nêu.

- Nhiều hs đọc cá nhân.

- Hs tự ghép.

- 2 HS nêu

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

(8)

(Gv hướng dẫn tương tự âm x.)

* So sánh ch với th.

- GV nhận xét - bổ sung c. Đọc từ ứng dụng:(7’)

- GV ghi bảng: thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ x, ch, xe, chó..

G: Chữ x cao 2 đơn vị. Khi viết x: đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét cong hở trái, lia bút viết nét cong hở phải.

* Tương tự hướng dẫn viết các chữ khác.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc:(15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: xe ô tô chở cá về thị xã.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Tìm tiếng có âm mới? xe, chở - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ - hỏi: Trong tranh có những loại xe nào?

- Hãy nêu tên bài luyện nói: xe bò, xe lu, xe ô tô.

+ Xe bò thường dùng làm gì? Quê em còn gọi là xe gì?

+ Xe lu dùng làm gì? Xe lu còn gọi là xe gì?

+ Xe ô tô trong tranh được gọi là xe ô tô gì? Nó dùng để làm gì?

+ Có những loại xe ô tô nào nữa? Chúng được dùng làm gì?

- Nhà con có loại xe gì?

- Xe thường chạy ở đâu?

- Khi đi ra đường em chú ý gì?

- Hs thực hành như âm x.

- Giống nhau là đều có h đứng sau. Khác là ch có c đứng trước còn th có t đứng trứơc

- 5 hs đọc cá nhân - tập thể.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc cá nhân - tập thể.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 HS đọc trơn.

- 1 vài hs nêu.

- HS đọc trơn, HS đánh vần và đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3hs đọc.

+ Xe bò thường dùng chở lúa, chở hàng...

+ Dùng để san đường.

+ Xe con - để chở người.

+ Ô tô tải, ô tô buýt...

+ 1 vài hs nêu.

+ Xe thường chạy ngoài đường - Chú ý quan sát 2 bên đường.

(9)

* LHGD: Khi đi trên đường cần chú ý đi sát lề đường phía tay phải, quan sát kĩ trước khi sang đường. Khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi trên ô tô phải thắt dây an toàn….

- Nhận xét – đánh giá c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: x, ch, xe, chó.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết . - Gv nhận xét, đánh giá một số bài trước lớp.

- HS nêu cá nhân.

- Hs viết bài trong vở.

4. Củng cố, dặn dò:(4’) - Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

* Trò chơi: Hái hoa dân chủ.

- Gọi 1 số học sinh lên hái hoa và đọc to tiếng có trong hoa: chó xù, chú bé, xe taxi, thợ xẻ.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc lại bài; Xem trước bài 19

_____________________________________

Đạo đức

GIỮ GÌN SÁCH VỞ- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hs hiểu:

- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.

2. Kĩ năng: H giữ gìn tốt đồ dùng học tập

3. Thái độ: Hs biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

* BVMTHs hiểu được giữ gìn sách vở, đồ dung học tập là góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm cho môi trường luôn sạch đẹp.

GDTKNL: Giữ gìn sách vở đồ dùng trong học tập… là tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở đồ dùng học tập.

*GDG&QTE: Trẻ em có quyền được học tập và bổn phận giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ các bài tập trong vở bài tập.

- Sách vở và đồ dùng học tập của hs.

- Bài hát: Sách bút thân yêu ơi (Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo).

- Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Em phải làm gì để thể hiện mình là người ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .

- Hãy quan sát trong lớp ta ai đã thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ? ai chưa gọn gàng, sạch sẽ?

- Nhận xét – tuyên dương

- Chải đầu, mặc quần áo ngay ngắn, cắt móng tay, thắt dây giầy, rửa tay chân - 2 HS nêu

(10)

- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập.

2. Bài mới

a. Hoạt động 1(7’): Bài tập 1.

- Yêu cầu hs tô màu vào các đồ dùng học tập.

- Gọi hs kể tên các đồ dùng học tập có trong hình.

- Gv nhận xét.

b. Hoạt động 2(10’): Bài tập 2.

- Cho hs tự giới thiệu với nhau về đồ dùng học tập của mình:

+ Tên dồ dùng học tập?

+ Đồ dùng đó dùng để làm gì?

+ Cách giữ gìn đồ dùng học tập?

- Gọi hs trình bày trước lớp.

- Cho hs tự nhận xét.

*GDG&QTE: -Trẻ em có quyền được học tập. Giữ gìn đồ dùng học tậpsạch đẹplà bổn phận giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.Cả hs trai, hs gái đều phải có ý thức giữ gìn đồ dùng, sách vở.

3. Hoạt động 3(10’): Bài tập 3.

- Cho hs quan sát tranh thực hiện hỏi và trả lời:

+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm của bạn đúng hay sai? Vì sao?

- KL:

+ Hành động của các bạn trong tranh 1, 2, 6 là đúng.

+ Hành động của các bạn trong tranh 3, 4, 5 là sai.

GDBVMT: giữ gìn sách vở, đồ dung học tập là góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm cho môi trường luôn sạch đẹp.

GDTKNL: Giữ gìn sách vở đồ dùng trong học tập… là tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở đồ dùng học tập…

- Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập luôn sạch, đẹp.

-để sách vở, đồ dùng lên bàn

- Hs làm cá nhân.

- 5 hs kể.

- Giới thiệu theo cặp.

- Vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs thực hiện theo nhóm 5.

- Đại diện nhóm trình bày.

- 2 hs nêu.

- HS nghe, nhớ

4. Củng cố – dặn dò(3’)

- Em đã thực hiện giữ gìn sách vở đồ dùng học tập chưa?

- Nhận xét chung giờ học

- Thực hiện giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, chuẩn bị bài tiết 2 Ngày soạn: 7/10/2018

Ngày giảng Thứ 4 ngày 10 tháng 10 năm 2018

Học vần BÀI 19: S- R

I. MỤC TIÊU

(11)

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được các âm, tiếng: s, r, rễ, sẻ.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: rổ, rá.

3. Thái độ: H say mê trong học tập.

GDG&QTE: Quyền được học tập, chăm sóc, dạy dỗ. Quyền được vui chơi, được tự do kết giao ban bè và được đối sử bình đẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

- Bộ đồ dùng tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gọi hs đọc: thợ xẻ, xa xa, chì dỏ, chả cá.

- Gọi hs đọc câu: xe ô tô chở cá về thị xã.

- GV đọc: chì đỏ, thợ xẻ

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Gv nêu.

b. Dạy chữ ghi âm(15’):

Âm s:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: s - Hãy tìm và ghép âm s vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: Khi phát âm uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh.

- So sánh s với x.

- Hãy tìm và ghép tiếng sẻ?

- Nêu cấu tạo của tiếng sẻ?

- Gv đánh vần và đọc mẫu: sờ- e- se- hỏi- sẻ.

- Gọi hs đọc toàn phần: sờ- sờ- e- se- hỏi- sẻ- sẻ.

Âm r:uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh(rung)

(Gv hướng dẫn tương tự âm s.) So sánh âm r với âm s?

c. Đọc từ ứng dụng:(7’)

- Ghi bảng: su su, chữ số, rổ rá, cá rô.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

- Giải nghĩa từ khó

d. Luyện viết bảng con:(8’)

- 5 hs đọc cá nhân - 3 HS đọc trơn.

-Lớp viết bảng con

- Hs quan sát máy chiếu - nhận xét.

- Hs ghép âm s - HS đọc cá nhân - HS so sánh - Hs tự ghép.

- Gồm âm s trước âm e sau, dấu hỏi trên e.

- Hs đánh vần và đọc cá nhân - tập thể.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs thực hành như âm s.

- Giống nhau: nét xiên phải, nét thắt. Khác nhau: kết thúc r là nét móc ngược còn s là nét cong hở trái.

- 10 hs đọc cá nhân - tập thể.

(12)

- Gv giới thiệu cách viết chữ s, r, sẻ, rễ.

- Gv quan sát sửa sai cho hs - Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15 ) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: bé tô cho rõ chữ và số.

- GV nghe, uốn nắn - sửa phát âm - Tìm tiếng có âm mới? ( rõ, số) - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói(5’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: rổ, rá.

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Rổ dùng làm gì?

+ Rá dùng làm gì?

+ Ngoài rổ, rá còn loại nào khác đan bằng mây tre?

- KL:

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: s, r, sẻ, rễ.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết . Gv đánh giá nhận xét một số bài-

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc cá nhân - tập thể.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 5 HS đọc trơn, HSđánh vần - đọc.

- 2,3 hs nêu.

- Hs đọc cá nhân - tập thể.

- Hs quan sát tranh trên máy chiếu.

- 5 hs đọc.

+ Tranh vẽ cái rổ, rá.

+ Đựng rau.

+ Vo gạo.

+ Thúng, nia, sàng...

+ 2,3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò:(5’) – 3 HS đọc lại bài - Tìm tiếng ngoài bài có âm mới học?.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại bài; Xem trước bài 20.

Tự nhiên và xã hội VỆ SINH THÂN THỂ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Giúp hs:

- Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, tự tin.

2. Kĩ năng: Biết việc nên làm và ko nên làm để da luôn sạch sẽ.

(13)

3. Thái độ:Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.

* Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm: Giáo dục HS biết tắm gội, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách bằng nước sạch và tiết kiệm nước khi thực hiện các công việc này.

GDG&QTE: Biết vệ sinh thân thể đảm bảo thực hiện tốt quyền có sức khỏe và được chăm sóc sức khỏe.

II. CÁC SKNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc bản thân

Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ thân thể.

Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

III. CÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các hình trong bài 5.

- Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Nêu những việc nên làm để bảo vệ mắt và tai. - 3 HS tự nêu - Nêu những việc không nên làm để bảo vệ mắt và Tai - 3 HS nêu - GV nhận xét – đánh giá

* Khởi động: (2’) Cho hs hát bài: Chiếc khăn tay - Yêu cầu hs xem và nhận xét bàn tay ai sạch và chưa sạch.

- Gv giới thiệu bài và ghi đầu bài.

a. Hoạt động 1: Gd Kĩ năng tự bảo vệ(10’) Chăm sóc bản thân

Làm việc theo cặp

- Yêu cầu hs nhớ và kể lại những việc đã làm hằng ngày để giữ sạch thân thể, quần áo... cho bạn nghe.

- Kết luận: Hằng ngày các em đã làm nhiều việc để giữ vệ sinh thân thể: Rửa mặt, tắm, gội...

b. Hoạt động 2: (10’)Làm việc với sgk

+ Cho hs quan sát hình ở trang 12 và 13 sgk, hãy chỉ và nói việc làm của các bạn trong từng hình.

+ Yêu cầu hs nêu rõ việc nào đúng, việc nào sai.

Tại sao?

- Gọi hs trình bày trước lớp.

- Kết luận: Tắm, gội bằng nước sạch và xà phòng;

thay quần áo, nhất là quần áo lót; rửa chân, tay,...

GDG&QTE: Biết vệ sinh thân thể đảm bảo thực hiện tốt quyền có sức khỏe và được chăm sóc sức khỏe.

c. Hoạt động 3:(10’) GD Kĩ năng ra quyết định Thảo luận cả lớp

- Gv hỏi: + Hãy nêu các việc cần làm khi tắm.

- Cả lớp hát.

- Hs quan sát theo cặp và nhận xét.

- 3 hs nhắc lại đầu bài.

- Nhiều hs kể trước lớp.

- Hs thảo luận theo cặp.

- Hs đại diện trình bày trước lớp.

(14)

+ Nên rửa tay khi nào?

+ Nên rửa chân khi nào?

- Kết luận: Khi tắm cần chuẩn bị nước sạch, xà phòng, khăn tắm...

Giáo dục SDNLTK&HQ: HS biết tắm gội, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách bằng nước sạch và tiết kiệm nước khi thực hiện các công việc này.

- H trả lời theo yêu cầu.

3. Củng cố, dặn dò: (2’)

Hãy kể những việc con đã làm để giữ gìn vệ sinh thân thể?

- Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs thực hiện theo bài học. Chuẩn bị bài sau.

__________________________________

Thực hành kiến thức môn Tiếng Việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc, viết được tiếng từ bất kì chứa âm đã học.

2. Kĩ năng: Hs nối chữ với chữ được từ đúng. Nối hình với chữ đúng.

- Quan sát hình vẽ điền đúng u (ư). Viết đu đủ, cử tạ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG - Vở BT tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: ôn tập và làm bài số 17: u, ư.

2. Hướng dẫn h/s ôn tập: (30’) a. Ôn tập:

* Bài 1: Ghép chữ:

- Gv đọc: thư từ - Gv ghi bảng

+ nụ na, ô dù, củ hẹ, thơ ca, tủ cũ, lá đỏ,…dạy ntr.

- Gv chỉ thứ tự- không thứ tự

* Bài 2: Điền âm: Gv đưa b’ phụ + u hay ư:

bú mẹ chữ số cử tạ lá thư phụ nữ thứ tư bà cụ sư tử ô dù - Gv nhận xét

+ l hay n:

quả lê lơ là lò xo

Thi ghép nhanh h/s ghép - nhận xét - HS đọc cá nhân

nhiều h/s đọc nhận âm, tiếng bất kì.

mỗi lượt 3 h/s làm bài giống nhau

lớp nhận xét

giải nghĩa từ - 6 h/s đọc

- HS làm cá nhân.

(15)

no nê nơ đỏ phụ nữ lo nghĩ lá mơ mũ lá b. Làm vở BT tiếng việt (Tr18) Bài 1: Nối

-Yêu cầu H quan sát các tranh và đánh vần các từ cho sẵn để nối từ cho đúng với mỗi tranh.

- Gọi H báo cáo kết quă - G nhận xét và chốt bài.

Bài 2: Điền u hay ư?

- Gọi H nhắc lại yêu cầu của bài.

- Yêu cầ H tự làm bài.

- Gọi H báo cáo kết quả - GV nhận xét , sửa sai.

Bài 3: Viết: đu đủ, cử tạ - GV giới thiệu chữ mẫu.

- GV viết mẫu , hướng dẫn HS viết.

- GV quan sát, uốn nắn 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv chỉ bảng lớp.

- Nhận xét giờ học.

- VN ôn lại bài

- H tự làm vào VBT - thú dữ, tu hú - 2 H nhắc lại

- H thực hiện theo yêu cầu.

- H quan sát - HS viết vào vở

- HS đọc đồng thanh

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 9/10/2018

Ngày giảng Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018 Học âm

BÀI 20: K- KH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: k, kh, kẻ, khế.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.

GDG&QTE: Quyền được học tập, quyền được kết giao bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa, bộ đồ dùng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc: su su, chữ số, rổ rá, cá rô.

- Gọi hs đọc câu: bé tô cho rõ chữ và số.

- GV đọc: chữ số, rổ rá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

- 5 hs đọc.

- 3 HS đọc trơn cá nhân.

- Lớp viết bảng con

(16)

a. Giới thiệu bài: Gv nêu.

b. Dạy chữ ghi âm(15’):

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: k - Hãy tìm và ghép âm k vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu:

- So sánh k với h.

- Hãy tìm và ghép tiếng kẻ?

- Nêu cấu tạo của tiếng kẻ?

- Gv đánh vần và đọc mẫu: ca- e- ke- hỏi- kẻ.

- Gọi hs đọc toàn phần: ca- ca- e- ke- hỏi- kẻ- kẻ..

Âm kh:

(Gv hướng dẫn tương tự âm k.) - So sánh kh với k?

c. Đọc từ ứng dụng:(7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.

- GV nghe sửa phát âm cho hs - Giải nghĩa từ khó

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ k, kh, kẻ, khế.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs - Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Tìm tiếng có âm mới học? ( kha, kẻ) - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

- GV nghe - sửa phát âm cho hs b. Luyện nói:(6’)

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép âm k - HS đọc cá nhân - HS so sánh - Hs tự ghép.

- Gồm âm k trước âm e sau, dấu hỏi trên e.

- Hs đánh vần và đọc cá nhân - tập thể.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs thực hành như âm k.

- Giống nhau: chữ k. Khác nhau: kh có thêm h

- 10 hs đọc cá nhân - tập thể.

- HS tập giải nghĩa từ - Đọc trơn cá nhân

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 5 hs đọc trơn.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc.

HS: Đọc trơn toàn bài.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

(17)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Các vật, con vật trong tranh có tiếng kêu như thế nào?

+ Em còn biết tiếng kêu của các vật, con vật nào khác?

+ Có tiếng kêu nào khi nghe thấy người ta sợ và phải chạy vào nhà ngay?

+ Em thử bắt chước tiếng kêu của các vật ở trong tranh hay ngoài thực tế.

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: k, kh, kẻ, khế.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết . - Gv kiểm tra Nhận xét

+ cối xay, bão, đàn ong bay, đạp xe, còi tàu.

+, ù ù, vo vo, vù vù...

+ 2,3 hs nêu.

+ 4 hs nêu.

+ 3 hs thực hiện.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò:(4’) - Gọi HS đọc lại toàn bài.

- Tìm tiếng có âm mới học?.

- Gv tổng kết.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 21.

_________________________________________

Toán(19)

SỐ 9

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs:

- Có khái niệm ban đầu về số 9.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số 9. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 9; nhận biết các số trong phạm vi 9; vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.

3. Thái độ: H hăng say trong học tập

II. ĐỒ DÙNG

- Các nhóm có đến đồ vật cùng loại.

- Mỗi chữ số 1 đến 9 viết trên một tờ bìa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4)

- Gọi học sinh đếm từ 1 đến 8. Đếm từ 8 đến 1 - GV đọc số 8

- So sánh số 8 với các số 1, 2, 3, 4 ,5, 6, 7 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

- 4 hs lên bảng đọc.

- Lớp viết bảng con - HS nêu miệng cá nhân

(18)

a. Giới thiệu số 9:(10’)

* Bước 1: Lập số 9.

- Tiến hành tương tự như bài số 8. Giúp hs nhận biết được: Có 8 đếm thêm 1 thì được 9.

- Qua các tranh vẽ nhận biết được: chín hs, chín chấm tròn, chín con tính đều có số lượng là mấy?

*Bước 2: Gv giới thiệu số 9 in và số 9 viết.

- Gv viết số 9, gọi hs đọc.

* Bước 3: Nhận biết số 9 trong dãy số 1, ……, 9.

- Cho hs đếm các số từ 1 đến 9 và ngược lại.

- Nêu vị trí số 9 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9?

b. Thực hành:(18) . Bài 1: Viết số 9.

. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Hãy quan sát hình - đếm và điền số thích hợp.

- Gọi hs chữa bài.

- Gv hỏi: 9 gồm mấy và mấy?

- Hướng dẫn HS nêu cấu tạo của số 9 như trong bài tập

- GV nhận xét - bổ sung

Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:

- Gọi hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs so sánh các số trong phạm vi 9.

- GV nhận xét - chữa bài.

8 < 9 7 < 8 9 > 8 8 < 9 ...

Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống.

- Yêu cầu hs đếm các số từ 1 đến 9 và đọc ngược lại.

- Cho hs tự điền số thích hợp vào ô trống.

- GV chữa bài - nhận xét

+,Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: 1,2,3,4,5,6...

+,Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: 9,8,7,6,5,4,...

- Vài hs nêu.

- Hs tự thực hiện.

- 2,3 hs nêu.

- Hs đọc - viết bảng con số 9 - Hs đọc cá nhân - tập thể.

- 1,2 hs nêu.

- Hs tự viết.

- 1 hs nêu yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài.

- 2 hs nêu.

+ 9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8.

+ ...

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 4 hs lên bảng làm.

- Hs đọc và nhận xét.

- 1 hs nêu yc.

- Hs đếm nhẩm.

- Hs tự làm bài.

- 2hs đọc kết quả.

3. Củng cố, dặn dò:(3’)

- Số 9 được nằm ở vị trí nào trong dãy số từ 1-9?( Số 9 đứng liền sau số 8).

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau

(19)

_________________________________

Thủ công

XÉ DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS : Xé, dán được đường thẳng, đường cong để tạo thành hình vuông, hình tròn tương đối cân đối.

2. Kĩ năng: Rèn đôi tay khéo léo.

3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh lớp học

II. ĐỒ DÙNG

- Bài mẫu, giấy màu, giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau - Giấy nháp, Vở THTC, bút chì, hồ dán...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’) - Nhận xét chung bài vừa rồi - KT dụng cụ HS

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’) Ghi bảng tên bài b. Hướng dẫn HS quan sát (5’t) - GV cho HS xem lại bài mẫu

- Gợi ý HS tìm đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn

c. Thực hành (25’)

- GV Hướng dẫn lại từng thao tác, - Nhắc HS dán hình cân đối, phẳng mặt - GV theo dõi, uốn nắn

3. Củng cố - dặn dò (5’) - Đánh giá sản phẩm - Nhận xét chung giờ học

- VN hoàn thành sản phẩm cho đep. Chuẩn bị:

xé, dán hình quả cam.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

- Nêu tên đồ vật - HS làm theo

- HS vẽ và xé hình vuông, hình tròn vào giấy màu

- Dán sản phẩm vào vở - trình bày sản phẩm

- Theo dõi và thực hiện

___________________________________________________________________

Ngày soạn: 9/10/2018

Ngày giảng Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2018 Học âm

BÀI 21: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

(20)

1. Kiến thức: Hs biết đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: u, ư, x, ch, s, r, k, kh.

2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.

- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Thỏ và sư tử.

3. Thái độ: H yêu thích môn học

*GDG&QTE: Quyền được vui chơi giải trí.

II. ĐỒ DÙNG. Bảng ôn như sgk. Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Cho hs viết: k, kh, kẻ, khế.

- Gọi hs đọc: + kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.

+ chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.

- Gv nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1’)

- Hãy nêu các âm đã học trong tuần?

- Gv ghi bảng ôn.

b. Ôn tập(15’)

- Cho hs chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.

- Gv đọc chữ cho hs chỉ bảng.

- Cho hs đọc các chữ được ghép trong bảng ôn.

- Cho hs đọc các các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang.

- GV nghe - uốn nắn sửa phát âm cho HS c, Đọc từ ngữ ứng dụng:(6’)

- GV ghi bảng: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.

- Gv nghe - sửa cho hs và giải thích 1 số từ khó.

d, Tập viết:(8’)

- Cho hs viết bảng: xe chỉ, củ sả.

- GV viết mẫu - Hướng dẫn quy trình viết

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(13’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1

- GV nghe - nhận xét uốn nắn sửa phát âm

* Luyện đọc từ ứng dụng - Treo tranh - Tranh vẽ gì ?

G: Sở thú là nơi nuôi nhiều thú trong đó có thú quý hiếm.

- 2 hs viết bảng - lớp viết bảng con.

- 5 hs đọc cá nhân.

- Nhiều hs nêu.

- 6 Hs đọc cá nhân - tập thể.

- Vài hs chỉ bảng.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs đọc cá nhân.

- Hs lắng nghe.

- HS nhắc lại cách viết - Hs viết bảng con.

- Vài hs đọc cá nhân - tập thể.

- Hs quan sát và nêu.

- Hs đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.

(21)

- Cho hs luyện đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.

b. Kể chuyện: Thỏ và sư tử.(10’)

- Gv giới thiệu: Câu chuyện Thỏ và sư tử có nguồn gốc từ truyện Thỏ và sư tử.

- Gv kể chuyện có tranh minh hoạ.

- Gv tổ chức cho hs thi kể theo tranh.

- Gv tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa: Những kẻ gian ác và kiêu cưng bao giờ cũng bị trừng phạt.

c. Luyện viết:(8’)

- Cho hs luyện viết bài trong vở tập viết.

- Gv quan sát – kèm giúp đỡ HS viết bài.

- G kiểm tra nhận xét 1 số bài - nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs theo dõi.

- Đại diện nhóm kể thi kể.

- Hs lắng nghe.

- Hs viết bài 4. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.

- Hãy tìm chữ và tiếng vừa ôn?

- Nhận xét chung giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau

_________________________________________________

Toán SỐ 0

I. MỤC TIÊU Giúp hs:

1. Kiến thức: HS viết được số 0.

2. Kĩ năng: HS biết đọc và đếm được các số từ 0 đến 9, biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.

3. Thái độ: Giaos dục HS có ý thức tích cực học tập

II. ĐỒ DÙNG

- 4 que tính, 10 tờ bìa.

- Mỗi chữ số 0 đến 9 viết trên một tờ bìa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’) Số?

- Yêu cầu HS viết bảng con số 9 - Số nào đứng liền trước số 9?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu số 0 (10’) Bước 1: Hình thành số 0.

- Yêu cầu hs lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt đi 1 que tính, mỗi lần như vậy gv hỏi: Còn bao nhiêu que

- 1 hs làm bài.

- Lớp viết bảng con - Số 8

- Hs tự thực hiện.

1 5

(22)

tính? (Thực hiện cho đến lúc ko còn que tính nào).

- Cho hs quan sát các tranh vẽ và hỏi:

+ Lúc đầu trong bể có mấy con cá?

+ Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?

+ Lấy tiếp 1 con cá thì còn lại mấy con cá?

+ Lấy nốt 1 con cá thì còn lại mấy con cá?

=> Số que tính sau khi bớt đi và số con cá sau khi vớt ra có gì giống nhau ?

Bước 2: Gv giới thiệu số 0 in và số 0 viết.

- Gv viết số 0, gọi hs đọc.

Bước 3: Nhận biết số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.

- Cho hs xem hình vẽ trong sgk, gv chỉ vào từng ô vuông và hỏi: Có mấy chấm tròn?

- Gọi hs đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 9 rồi theo thứ tự ngược lại từ 9 đến 0.

- Gọi hs nêu vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.

- Số 0 đứng ở vị trí thứ mấy trong dãy số 0 -> 9 - Số 0 bé hơn những số nào ?

- Số 9 đứng ở vị trí thứ mấy trong dãy số từ 0 -> 9 ? b. Thực hành (20’)

Bài 1: Viết số 0.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Cho hs tự điền số thích hợp vào ô trống.

- Gọi hs chữa bài.

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Gọi hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs viết số liền trước của các số đã cho.

- GV nhận xét - chữa bài Bài 4: (>, <, =)?

- Nêu yêu cầu của bài tập?.

- Quan sát giúp đỡ hs làm bài.

- GV chữa bài - nhận xét.

0 < 1 0 < 5 0< 3 9 > 0

0< 2 8 > 0 0< 3 9 > 0

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm

- Vài hs nêu kết quả bài tập - Đổi chéo kiểm tra bài - báo cáo kết quả

3. Củng cố, dặn dò (5’) - Hãy đọc các số từ 0 – 9?

- Số nào bé nhất trong dãy số trên ? - Gv nhận xét giờ học.

4 bớt 1 còn 3...

1 bớt 1 còn 0

- HS quan sát - trả lời - Có 3 con cá

- Còn 2 con cá - Còn 1 con cá - Còn 0 con cá - Kết quả đều là 0 - Vài hs đọc.

- HS quan sát - HS đếm và trả lời

- 1 vài hs nêu.

- Vị trí thứ nhất - Số 1, 2, 3 .... 9 - Vị trí thứ 10 - Hs tự viết.

- 1 hs nêu yc.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- H thực hiện theo yêu cầu.

(23)

- Dặn hs về nhà ôn lại bài.

_________________________________

VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 2: GIỮ TRẬT TỰ, AN TOÀN TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh biết giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.

- Học sinh thực hiện được giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.

- Biết phê phán những hành động không giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.

II. ĐỒ DÙNG:

-Giáo viên: Sách Văn hóa giao thông, tranh phóng to.

- Học sinh: Sách Văn hóa giao thông, bút chì.

III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Trải nghiệm:

Hỏi: Cổng trường của chúng ta vào buổi sáng như thế nào?

- HS trả lời GV: Công trường vào buổi sáng và khi tan

trường rất đông người. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 2: Giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.

- Học sinh lắng nghe.

2. Hoạt động cơ bản:

GV kể truyện “Xe kẹo bông gòn” theo nội dung từng tranh kết hợp hỏi câu hỏi.

GV kể nội dung tranh 1

Hỏi:Sáng nay trước cổng trường của bạn Tâm có gì lạ?

- Học sinh trả lời GV kể nội dung tranh 2

Hỏi:Tâm đã làm gì khi thấy xe kẹo bông gòn?

- Học sinh trả lời GV kể nội dung tranh 3

Hỏi: Tại sao các bạn bị ngã? - Học sinh trả lời GV kể nội dung tranh 4

Hỏi: Thấy bạn bị ngã Tâm đã làm gì?

Hỏi: Tại sao cổng trường mất trật tự, thầy cô giáo và học sinh không thể vào được?

- Học sinh trả lời

GV kể nội dung tranh 5

Hỏi: Khi xe kẹo bông gòn đi rồi, cổng trường như thế nào?

- Học sinh trả lời câu hỏi.

GV : Vì xe kẹo bông gòn trước cổng trường mà làm cho cổng trường mất trật tự, thầy cô và học sinh ra vào khó khăn không an toàn.

- Học sinh lắng nghe.

(24)

Chốt câu ghi nhớ:

Không nên chen lấn, đẩy xô

Cổng trường thông thoáng ra vô dễ dàng. - HS đọc theo cô câu ghi nhớ.

3. Hoạt động thực hành:

Sinh hoạt nhóm lớn 3 phút

Hãy đánh dấu vào dưới hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, chốt hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm. Tuyên dương nhóm làm tốt.

- Học sinh sinh hoạt nhóm - Các nhóm trình bày

4. Hoạt động ứng dụng Đóng vai - Xử lý tình huống GV kể câu chuyện

Hỏi: Nếu em là Thảo và Nam em sẽ nói gì với dì ấy?

Chia nhóm theo tổ đóng vai -Học sinh thảo luận nhóm, đóng vai Gọi các nhóm trình bày

Nhận xét các nhóm. Tuyên dương.

- Các nhóm trình bày GV chốt: Để thực hiện tốt việc giữ trật tự,

an toàn trước cổng trường mỗi chúng ta phải tự giác thực hiện.

- Học sinh lắng nghe.

GV chốt câu ghi nhớ:

Cổng trường sạch đẹp, an toàn Mọi người tự giác, kết đoàn vui chung.

- Học sinh đọc theo cô.

5.Củng cố, dặn dò

Hỏi: Để cổng trường thông thoáng , ra vô dễ dàng ta phải làm gì?

- Về nhà thực hiện tốt những điều đã học.

- Học sinh trả lời

______________________________________

An toàn giao thông + Sinh hoạt

BÀI 3: KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ

I. MỤC TIÊU

- Giúp H nhận biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố - Giúp h vui chơi đúng nơi qui định đẻ đảm bảo an toàn

- H có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ trong bài . SGK “ Pokemon” cùng em học giao thông

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. ổn định tổ chức:

- Y/ cầu học sinh hát tập thể một bài hát. - Học sinh hát tập thể.

(25)

2. Dạy và học bài mới.

a.Giới thiệu bài b. Bài mới:

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu nội dung truyện - Gv chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm theo tranh về nội dung

- Đại diện 2 nhóm lên kể lại - Gv gọi Hs nhận xét

- BO và Huy đang chơi trò gì?

- Các bạn đá bóng ở đâu ?

- Lúc này dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào?

- Chuyện gì xảy ra với 2 bạn ? - Gv nhận xét

KL:Chơi gần đường GT là rất nguy hiểm…………

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến

Gv gắn tranh và y/c H quan sát và bày tỏ ý kiến.

- Nếu tán thành giơ thẻ ông mặt trời cười

- Nếu không tán thành giơ thẻ ông mặt trời khóc

? Vì sao em tán thành và không tán thành

* KL: Chúng ta không nên chơi trên đường phố….

Hoạt động 3 : Đọc ghi nhớ

- Gv hướng dẫn học sinh học thuộc ghi nhớ và nhắc nhở H thực hiện tốt.

3. Củng cố, dặn dò

- Dặn HS thực hiện những điều vừa học.Tuân thủ ATGT khi đi đường.

- Hs thảo luận theo nhóm - Đại diện 2 nhóm báo cáo.

- Hs lắng nghe nhận xét

- HS quan sát và bày tỏ ý kiến của mình

-Hs lắng nghe và thực hiện - Hs lắng nghe - đọc cá nhân.

SINH HOẠT TUẦN 5

I.MỤC TIÊU

-Giúp cho hs thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua ,từ đó có hướng khắc phục.

-Giáo dục hs có tinh thần phê và tự phê.

II.LÊN LỚP:

1.Lớp sinh hoạt văn nghệ

2.GVCN đánh giá các hoạt động trong tuần:

*Lớp trưởng nhận xét tình hình lớp

* Ý kiến của hs trong lớp

* GVđánh giá chung:

……….

………

………

………

(26)

………

……….

3.Kế hoạch tuần tới:

-Tiếp tục duy trì nề nếp đã có. Mặc đồng phục đầy đủ, đúng quy định, xếp hang thể dục và ra về cần nhanh và nghiêm túc.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp.

- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Tăng cường luyện chữ viết trong mọi giờ học. Tập luyện viết bút mực vào vở học buổi chiều.

- Tiếp tục xây dựng, duy trì các đôi bạn học tốt để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Thực hiện ATGT như đã kí cam kết trên đường đi học. Đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi đi xe máy., đi học đúng giờ.

- Tham gia luyện thi : Giải toán trên mạng. - Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ. sau khi đi vệ sinh.

_________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập

- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học: Cách tập trang trí đầu báo tường.. - Giáo dục HS giữ gìn sách vở đồ dùng, có ý thức rèn luyện chữ

*Giữ gìn đồ dùng ht giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình. Các hoạt động dạy học :.. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

- Kĩ năng: Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình. Cả em trai và em gái đều phải giữ gìn sách

Kĩ năng: HS biết cách bảo vệ và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập một cách tự giác.. Thái độ: Hs biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học

- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình..

- Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.. Cả em trai và em gái đều phải giữ gìn sách vở, đồ

Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.. * ND tích hợp: Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cẩn thận, bền đẹp chính