• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 15

Ngày soạn : 8.12. 2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2017 Tập đọc

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài văn: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành.

2. Kĩ năng: Phát âm đúng tên người dân tộc ít người trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- B ng ph vi t s n o n v n HS c n luy n ả ụ ế ẵ đ ạ ă ầ ệ đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Đọc thuộc lòng những khổ thơ em thích trong bài Hạt gạo làng ta.

+ Tại sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10')

- GV chia bài làm 4 đoạn

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS

- GV đọc toàn bài c)Tìm hiểu bài (12')

- Yêu cầu HS đọc thầm hai đoạn đầu.

Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?

Người dân đón cô giáo như thế nào?

- GV tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.

Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quí “cái chữ”?

Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo với cái chữ nói lên điều gì?

Hoạt động của trò

- 2 HS đọc thuộc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc toàn bài

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . - HS đọc chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc - HS đọc thầm bài.

- Cô giáo đến buôn để dạy học

- Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho ..

1. Cuộc đón tiếp trang trọng.

- HS đọc thầm đoạn còn lại.

- Mọi ngời ùa đến già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết.

- Người dân Tây Nguyên rất ham

(2)

Cô giáo Y Hoa viết chữ gì cho dân làng xem. Vì sao cô viết chữ đó.

*HTTGBH:- GV liên hệ giáo dục về công lao của Bác Hồ với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác.

- GV tiểu kết, chốt ý.

+ Nêu nội dung của bài?

- GV nhận xét, chốt lại.

d)Đọc diễn cảm (8')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

- GV hướng dẫn đọc đoạn 3 - GV theo dõi

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Qua bài đọc con hiểu được điều gì?

QTE: Qua bài học các em có quyền và bổn phận gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS về đọc kĩ bài, chuẩn bị bài sau.

học, ham hiểu biết. Người Tây Nguyên mong muốn con cái họ được học tập...

- Bác Hồ - Hs lắng nghe

2. Dân làng háo hức xem cái chữ.

Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em ...

- HS nối tiếp đọc đoạn.

- HS nêu cách đọc.

- HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- Hs trả lời

- Quyền đi học, được biết chữ, bổn phận yêu quý kiến thức, yêu quý kính trọng cô giáo.

_____________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết chia một số thập phân cho một số thập phân.

2.Kĩ năng: Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.

3.Thái độ: Rèn cho HS tính kiên trì, tỉ mỉ, tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Đặt tính và tính

1,2138: 0, 24 ; 3,952: 4,2

Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện tập

Hoạt động của trò

2 HS làm bảng, lớp làm nháp - 2 HS trình bày

- HS nhận xét.

(3)

Bài tập 1 (9'): Đặt tính rồi tính Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV quan sát giúp HS

->GV nhận xét, chốt kết quả đúng

Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân?

Bài tập 2 (7'):Tìm x

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

Muốn tìm được x trước hết ta phải làm gì?

Yêu cầu HS làm bài

=> GV nhận xét,chốt kết quả đúng cho HS Nêu cách tìm thừa số chưa biết ?

Bài tập 3 (9')

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Yêu cầu HS tóm tắt:

3,952kg: 5,2lít : 5,32 kg: … lít?

Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV quan sát giúp HS .

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 4(5')

GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn về ôn lại cách chia số thập phân.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm

- 3 HS chữa bài, trình bày cách chia.

=> HS nhận xét, bổ sung.

*Kết quả:

a. 4,5 b. 6,7 c. 1,18 d. 21,2 -1 HS nêu yêu cầu.

-Tìm kết quả vế bên phải.

- 3 HS lên bảng chữa bài.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đổi chéo vở báo cáo.

a. X x 0,34 = 1,19 x 1,2 X x 0,34 = 1,2138 X = 1,2138 : 0,34 X = 3,57

- 1 HS đọc bài toán.

1 HS tóm tắt bài

HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa Bài giải:

1lít nặng số kg là:

3,952 : 5,2= 0,76(kg) 5,32kg nặng số lít là:

5,32 : 0,76 = 7 (lít) Đáp số: 7 (lít) - HS nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS trao đổi nhóm 2 - 1 HS lên bảng chữa bài Đáp số: 0,033

_________________________________________

Chính tả (nghe- viết)

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu tr/ ch.

2.Kĩ năng: Nghe và viết đúng chính tả một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

3.Thái độ: Rèn cho HS viết chữ đẹp, ý thức giữ vở sạch.

(4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, bút dạ cho HS các nhóm làm BT 2a.

- Hai, ba kh gi y kh to vi t nh ng câu v n có ti ng c n i n trong BT 3a .ổ ấ ổ ế ữ ă ế ầ đ ề

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Gọi HS làm bài tập 2a trong tiết chính tả tuần trước.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe – viết(22') - GV đọc bài viết.

Những chi tiết nào trong đoạn cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?

- Hướng dẫn viết từ khó.

- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết: Y Hoa, gùi, hò reo,…

- Em hãy nêu cách trình bày bài?

GV lưu ý HS cách viết câu cảm...

- GV đọc cho HS viết.

- GV đọc lại toàn bài.

- GV thu 5 bài nhận xét.

- Nhận xét chung.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập (8') Bài tập 2 (a): Tìm từ

- GV cho HS làm bài:

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc

Bài tập 3 (a): Điền từ

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

QTE: Quyền được phát biểu ý kiến, nói đúng sự thật, bổn phận yêu lẽ phải, yêu công lí.

3. Củng cố- dặn dò(4') Tìm tiếng có âm đầu tr/ch?

- GV nhận xét giờ học, chữ viết của HS.

- Nhắc HS xem lại những lỗi mình viết sai.

Hoạt động của trò

- 3 HS làm bài.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 2HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.

- Mọi người im phăng phắc xem Y Hoa viết...

- HS tìm, đọc, viết từ khó.

- 2HS viết bảng, lớp viết nháp.

- Chữa, nhận xét.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- Đổi vở soát lỗi.

- 1 HS nêu yêu cầu.

HS trao đổi nhanh trong nhóm : - 2 nhóm lên thi tiếp sức.

a) Tra ( tra lúa ) – cha (mẹ) ; trà (uống trà) – chà (chà xát).

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài cá nhân -đọc bài làm.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Các tiếng cần điền lần lượt là:

a) cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.

Ngày soạn: 9.12. 2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2017

(5)

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố cho HS các quy tắc về STP

2.Kĩ năng; Chuyển phân số, hỗn số thập phân thành số thập phân

- Cộng các số thập phân. So sánh các số thập phân. Thực hiện chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân. Tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ( 5')

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2,3

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1') b)Hướng dẫn luyện tập Bài 1(8'): Tính( bỏ phần c) Quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng Nêu cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân? Củng cố cách tính giá trị của biểu thức

Bài 2(7'): <; >; =

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

Muốn so sánh các số đó ta làm như thế nào?

- GV quan sát giúp đỡ HS - GV nhận xét

Bài 3( 8'): Tìm số dư.

- Em hiểu yêu cầu của bài toán thế nào?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng Nêu cách viết số dư?

Bài 4(7'): Tìm x

- GV yêu cầu HS tự làm bài GV nhận xét

Nêu cách tìm thừa số chưa biết? Số chia chưa biết?

Hoạt động của trò

2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

HS đọc đề bài

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

- HS nhận xét.

- Bài tập yêu cầu so sánh

Chuyển về cùng 1dạng( hỗn số hoặc STP)

- HS cả lớp làm bài vào vở Nêu kết quả miệng

- HS nhận xét.

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài, 3 HS làm bảng - HS nhận xét.

- HS nêu yêu cầu.

- 2 HS làm bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vở.

- HS nhận xét.

(6)

3. Củng cố- dặn dò(4') - GV tổng kết tiết học Nhận xét chung và dặn dò

_________________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc(BT1), củng cố về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

2.Kĩ năng: Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc(BT2).

- Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.(BT4) 3.Thái độ: Qua bài học HS có nhận thức đúng về hạnh phúc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

giấy khổ to để HS làm bài tập 2 theo nhóm. T i n. ừ đ ể

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ (5')

- Gọi 2 HS làm bài tập 3 - GV nhận xét

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1(10') Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc:

a) Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.

b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

c) Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.

Đáp án: b

Tại sao chọn ý b mà không chọn a hoặc c.

- GV nhận xét.

- Em hãy đặt câu với từ hạnh phúc?

- GV nhận xét, sửa câu cho HS

Bài tập 2(12')Tìm từ đồng nghĩa với từ.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 bằng từ điển.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

Đồng nghĩa: sung sướng, may mắn...

trái nghĩa: bất hạnh, cực khổ...

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Thế nào là từ đồng nghĩa, trái nghĩa?

Hoạt động của trò

- 2 HS.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm đôi-làm bài

- HS giải thích

- HS nối tiếp đặt câu.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

(7)

Bài tập 4(8') Chọn ý đúng - Cho Hs làm bài, chữa bài - Nhận xét, kết luận

- Mọi người sống hoà thuận.

- Vì sao em chọn yếu tố đó.

QTE:-GV liên hệ GD quyền trẻ em.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Hạnh phúc là gì? Đặt câu có từ hạnh phúc?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về nhà: chuẩn bị bài sau.

-1 HS đọc yêu cầu.

- HS trao đổi theo bàn.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

_____________________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về những người đã góp sức minh chống lại đói nghèo,lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK.

2.Kĩ năng: Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

3.Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương con người.

* TGĐHCM: Giáo dục cho HS tinh thần quan tâm đến nhân dân của Bác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Một số truyện, Truyện đọc lớp 5

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- HS kể lại 1-2 đoạn truyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.

- GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS kể chuyện(30')

Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:

- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài .

- Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2, 3,4 trong SGK.

* TGĐHCM: Bác Hồ chống giặc dốt, Bác Hồ tát nước khi về thăm bà con nông dân.=>Bác rất quan tâm đến nhân dân...

- Cho HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể.

Hoạt động của trò

- 2 HS kể chuyện.

- HS nhận xét.

- HS đọc đề.

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những ngư ời đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân - HS đọc.

(8)

*HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu truyện.

- HS kể chuyện theo nhóm

GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên( gợi ý 2). Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.

- HS kể chuyện trước lớp

- GV nhận xét

3. Củng cố- dặn dò(4')

Câu chuyện các con vừa kể có ý nghĩa gì?

*QTE: Qua bài học trẻ em có quyền và bổn phận gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị bài tuần sau.

- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.

- HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.

- HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.

HS thi kể chuyện trước lớp.

+Đại diện các nhóm lên thi kể.

+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.

HS nhận xét bình chọn

- Quyền được tham gia công sức góp phần xây dựng quê hương.

- Bổn phận phải biết yêu quê hương.

_______________________________________________

Lịch sử

CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Sau bài học HS nêu được

- Lí do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

- ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu.

2.Kĩ năng: Quan sát lược đồ, bản đồ để kể lại.

3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước, tự hào về các anh hùng của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ:(5')

+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?

+ Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947

- Nhận xét.

Hoạt động của trò

- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

(9)

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1') b) Nội dung bài

* Hoạt động 1:(5') Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu - đông 1950 - GV dùng bản đồ Việt Nam giới thiệu các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc - Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta ?

- Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?

* Hoạt động 2:(13') Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu - đông 1950 - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK sau đó sử dụng lược đồ để kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

- Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào

- Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì?

Quân ta làm gì trước hành đông đó của - địch?

- Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

- GV nhận xét, khen HS trình bày hay.

- Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?

GV Kết luận

* Hoạt động 3:(5') ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu - đông 1950

- Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?

- Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3?

- GV kết luận.

- Quan sát, lên chỉ

- Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập. không khai thông được đường liên lạc quốc tế.

- Chúng ta cần phá tan âm mưu khóa chặt biên giới của địch, ....

- HS làm việc theo nhóm kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

+Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là trận Đông Khê.

+Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập...quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.

- Quân ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km2 trên dải biên giới Việt - Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.

- 3 nhóm HS trình bày.

- HS trao đổi sau đó một số em nêu ý kiến trước lớp.

+Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền.

+Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại

(10)

* Hoạt động 4:(7') Bác Hồ trong chiến dịch biên giới thu-đông 1950, gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu

- Xem hình minh hoạ 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

- Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh hùng La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta ?

3. Củng cố- dặn dò(4')

- ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu - đông 1950 ?

- GV tổng kết bài - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà: chuản bị bài sau.

- Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận

- HS giới thiệu, nhận xét.

_________________________________________________

Khoa học THUỶ TINH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.

2.Kĩ năng: Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.

- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.

3.Thái độ: Giáo dục HS: con người cần khai thác hợp lý nguồn tài nguyên để bảo vệ nguồn tài nguyên. Tránh sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường do sản xuất thuỷ tinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học tập.

- M t s v n d ng b ng thu tinh.ộ ố ậ ụ ằ ỷ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5')

Nêu tính chất và công dụng của xi măng và vữa xi măng?

Nêu tính chất của bê tông và bê tông cốt thép?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Các hoạt động

Hoạt động 1(15'):Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp thảo

- 2 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo nhóm.

(11)

luận các câu hỏi sau:

- Kể tên 1 số đồ dùng làm từ thuỷ tinh?

Thông thường những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh khi va chạm vào các vật rắn sẽ như thể nào?

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Thuỷ tinh trong suốt, dễ vỡ, cứng nhưng giòn. Chúng thường được dùng để sản xuất chai lọ, ly, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt,…

Hoạt động 2(15'): T/h xử lí thông tin GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thuỷ tinh có tính chất gì?

+ Tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao?

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh?

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

* Kết luận: Thuỷ tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thuỷ tinh chất lượng cao bền, khó vỡ thường dùng để làm đồ dùng thí nghiệm, …

3. Củng cố- dặn dò(4')

+ Nêu tính chất của thuỷ tinh ?

+ Em đã làm gì để bảo quản đồ dùng bằng thuỷ tinh?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS: học bài, chuẩn bị bài sau

- HS quan sát hình 60 trong SGK, hỏi đáp theo cặp.

- ly, cốc, bóng đèn, kính mắt, …

- HS dựa vào kinh nghiệm sử dụng đồ thuỷ tinh: trong suốt, khi va chạm mạnh vào vật rắn hoặc rơi xuống đất sẽ bị vỡ.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo nhóm.

- HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi.

+ Thuỷ tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng giòn và dễ vỡ, thuỷ tinh không cháy....

+ Rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, thường dùng để làm chai lọ và dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng y tế, … + Trong khi sử dụng hoặc lau rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.

- Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc mục “bạn cần biết”

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 10.12. 2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017 Toán

(12)

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về cách thực hiện các phép tính với số thập phân.

2.Kĩ năng: Tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng phụ, Bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Đặt tính rồi tính 55,2 : 2,4 ; 53 : 34

Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân ...

- GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện tập

Bài tập 1 (8'): Đặt tính rồi tính - GV quan sát giúp HS .

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Củng cố cách đặt tính thực hiện tính( 4 dạng của phép chia).

Bài tập 2 (7'):Tính

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV nhận xét, chốt cách làm.

- GV nhận xét

- GV củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Bài tập 3 (8'): Giải toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Đây là dạng toán gì? Cách giải bài toán?

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Bài tập 4 (7'): Tìm x

- Con cần lưu gì khi thực hiện dạng tìm x này.

-GV nhận xét, chữa bài cho HS.

Muốn tìm SBT, SH, TS chưa biết ta làm thế nào ?

Hoạt động của trò

2 HS làm bảng - 4 HS trình bày - HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 4 HS lên bảng, lớp làm vở => HS nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- 2HS làm bảng nhóm . - HS nhận xét bài bạn.

( 128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32

= 55,2 : 2,4 - 18,32

= 23 - 18,32

= 4,68

- 1 HS đọc bài toán.

Tóm tắt: 0,5 lít : 1 giờ 120 lít :....giờ?

- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS làm bảng.

- HS nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

Thực hiện phép tính ở vế bên phải HS lên bảng chữa bài.

- HS nhận xét.

(13)

3. Củng cố- dặn dò(4')

Nêu cách tính giá trị của biểu thức?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học kĩ lại các quy tắc chia có liên quan đến số thập phân, chuẩn bị bài sau.

________________________________________________

Địa lí

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học xong bài này HS

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch nước ta.

+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu.

+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển

2.Kĩ năng: Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, TP HCM và các trung tâm du lịch lớn ở nước ta, nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, TPHCM, Vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu

3.Thái độ: HS say mê tìm hiểu địa lý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở bài tập Địa lí, UDCNTT, máy tính, m chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ:(5')

- Nước ta có có những loại hình giao thông nào?

- Dựa vào bản đồ cho biết tuyến dường sắt Bắc – Nam và QL 1A đi từ đâu đến đâu?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1') b) Các hoạt động

HĐ 1: Hoạt động thương mại(15’)

Giới thiệu cho HS một số khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu.

- Hoạt động thương mại có ở những đâu?

- Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước ?

- Nêu vai trò của ngành thương mại.

- Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ

- HS trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

Nghe

Có ở khắp nơi....

Hà Nội và TP HCM

- Sản phẩm đến tay người tiêu dùng...

Khoáng sản, hàng CN nhẹ

(14)

yếu của nước ta

- Sử dụng UDCNTT cho Hs xem tranh ảnh xuất khẩu...

- GV kết luận như SGV/112

*ATGT: Cho Hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về thực trạng tình hình giao thông ở nước ta?

HĐ 2: Ngành du lịch nước ta có nhiều điều kiện để phát triển(15’)

Dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để : - Trả lời các câu hỏi của mục 2 – SGK.

- Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên ?

- Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta

- GV kết luận.

*Bài học SGK

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch nước ta?

Nhận xét chung

- Về nhà: Chuản bị bài sau

như giày...

- HS quan sát trên phông chiếu

- Hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- Lớp chia 4 nhóm thảo luận.

HS trình bày kết quả, chỉ trên BĐ vị trí các trung tâm du lịch lớn.

Hạ Long, Hà Nội,....

_________________________________________

Tập đọc

VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh đẹp sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.Trả lời được câu hỏi 1,2,3.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.

3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.

*QTE: Giáo dục cho HS thấy được quyền được sống trong ngôi nhà to đẹp của đất nước đang phát triển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- B ng ph vi t s n o n v n HS c n luy n ả ụ ế ẵ đ ạ ă ầ ệ đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

+ Tình cảm của dân làng đối với có giáo và “ cái chữ” cho thấy điều gì?

GV nhận xét

Hoạt động của trò

- 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

(15)

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10')

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS

- GV đọc toàn bài c)Tìm hiểu bài(12')

Yêu cầu HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi:

- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?

- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?

- Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động?

- GV tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.

- Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?

- GV tiểu kết, chốt ý.

Nêu nội dung chính của bài?

=>Những ngôi nhà đang ngày được xây dựng nhiều trên đất nước ta, đất nước đang ngày một đổi mới, tươi đẹp và phát triển.

*QTE: Qua bài thơ trẻ em có quyền và bổn phận gì?

d) Đọc diễn cảm(8')

- GV hướng dẫn đọc đoạn 3

- GV theo dõi, hướng dẫn HS luyện đọc - GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Bài thơ cho em biết điều gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 1HS đọc toàn bài

- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.

- HS đọc chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc.

- HS đọc thầm bài.

- Giàn giáo tựa cái lồng, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề cầm bay làm....

- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống như bài thơ sắp...

- Ngôi nhà dựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa…

1.Những ngôi nhà đẹp đẽ và sống động.

- HS đọc thầm bài thơ.

- Cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương…

2. Đất nước ta đang ngày một đổi mới

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc lại.

- Quyền được sống trong ngôi nhà to đẹp của đất nước đang phát triển.

- HS nối tiếp đọc bài..

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- 2 HS đọc thể hiện.

- HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét.

_______________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ HOẠT ĐỘNG)

I. MỤC TIÊU

(16)

1.Kiến thức: Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn(BT1).

2.Kĩ năng: Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).

3.Thái độ: HS có thái độ yêu quý người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng ph ghi s n l i gi i c a b i t p 1.VBT.ả ụ ẵ ờ ả ủ à ậ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

-Cấu tạo bài văn tả người? Phần tả hình dáng bên ngoài cần chú ý những đặc điểm nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài tập 1(15')

-GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề . -Cho HS trao đổi theo cặp.

-Mời một số HS trình bày.

-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng .

Bài tập 2(15') -GV nhắc HS chú ý:

+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.

+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả.

Thể hiện được tình cảm của em .

+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.

+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.

-GV nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Khi tả hoạt động của người ta cần chú ý gì?

*QTE: Qua bài học trẻ em có bổn phận gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của trò

- 3 HS nêu.

- HS nhận xét.

HS đọc yêu cầu

a)-Đoạn 1: Từ đầu đến loang ra mãi.

-Đoạn 2: Tiếp cho đến như vá áo -Đoạn 3: Phần còn lại.

b)-Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường.

-Đoạn 2: Tả KQLĐ của bác Tâm.

-Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.

c) Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất -HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.

-HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.

-HS viết đoạn văn vào vở.

-HS đọc.

-HS nhận xét,bình chọn bài viết hay -Bổn phận yêu quý người lao động.

Văn hóa giao thông

Bài 3: ĐI XE BUÝT MỘT MÌNH AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

(17)

1. Kiến thức: HS biết được một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi đi xe buýt một mình.

2. Kĩ năng: HS biết đảm bảo an toàn, biết cách dùng xe buýt lưu thông khi đi một mình.

3. Thái độ: HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi đi xe buýt một mình.

II. CHUẨN BỊ

Tranh ảnh trong SGK. Sách giáo khoa. Thẻ xanh, đỏ III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: (5')

- Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn?

- Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:

a.Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta có thể đi dàn hàng hai hoặc hàng ba.

b.Khi đi qua cầu đường bộ, nếu có dốc cao, chúng ta có thể vừa đi vừa kéo tay nhau lên cầu.

c.Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta cần đi chậm, quan sát cẩn thận và tuyệt đối không được đùa nghịch.

-GV nhận xét.

2. Bài mới

a) GV giới thiệu bài(1')

b) Hoạt động trải nghiệm:(3') - Em đã từng đi xe buýt chưa?

- Khi lên xuống xe buýt, em thường đi như thế nào?

- GV nhận xét

c) Hoạt động cơ bản:(15') Đi xe buýt một mình an toàn.

-Yêu cầu 1HS đọc truyện: Nhớ lời chị dặn (trang 12, 13)

- Lần đầu tiên Tuấn tự mình làm việc gì?

- Điều gì đã giúp Tuấn đi xe buýt một mình về thăm nội mà không bị lạc và an toàn?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (thời gian: 3 phút) 2 câu hỏi sau:

+ Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Tuấn?

+ Để đi xe buýt một mình an toàn, chúng ta cần lưu ý những điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả

-HS trả lời cá nhân.

- HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ xanh, đỏ.

-HS lắng nghe và chia sẻ trải nghiệm của bản thân.

- 1HS đọc truyện – cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trả lời.

(18)

lời tốt.

*GV chốt:

Khi đi xe buýt một mình

Em nên nắm vững lộ trình tuyến đi Leo lên, bước xuống vội chi Coi chừng té ngã, hiểm nguy vô cùng Không đứng giữa lối đi chung Hai tay vịn chặt vào khung an toàn.

d) Hoạt động thực hành:(7')

- Yêu cầu HS quan sát 4 hình trong SGK (kết hợp xem trên màn hình)

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến khi xem những hình ảnh đó.

- GV nhận xét, chốt:

Đi xe buýt nhớ điều này

Lấn chen, xô đẩy không hay tí nào Nguy cơ tai nạn rất cao

Luôn luôn cẩn thận không bao giờ thừa.

e) Hoạt động ứng dụng:(6') - GV nêu tình huống và 2 câu hỏi:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (thời gian 2 phút) và cho biết:

+ Tại sao Nga lại đi nhầm xe?

+ Nga nên làm gì khi đi nhầm xe buýt?

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.

*GV chốt:

Khi dùng xe buýt lưu thông

Em luôn nhớ tuyến để không nhầm đường.

3. Củng cố, dặn dò:(3')

- Khi đi xe buýt một mình, em cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn?

- Khi dùng xe buýt lưu thông, em cần nhớ điều gì để tránh nhầm đường?

- GV nhận xét, nhắc nhở HS thực hiện tốt nội dung bài học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Lịch sự khi đi xe đạp trên đường.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- HS quan sát.

- HS nêu ý kiến về từng hình ảnh.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- HS lắng nghe, theo dõi trong SGK.

- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 11.12. 2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2017 Toán

(19)

TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.

2.Kĩ nănh: Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, PHTM, Máy tính bảng III. HO T Ạ ĐỘNG D Y- H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

13,5: 4,5 65 x 2,5 - GV nhận xét

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hình thành kiến thức(12')

*Ví dụ 1:

-GV nêu ví dụ, giới thiệu hình vẽ.

+Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu?

-GV viết lên bảng: 25/100 = 25% là tỉ số %.

-Cho HS tập đọc và viết kí hiệu %

* Ví dụ 2:

-GV nêu ví dụ, yêu cầu HS:

+Viết tỉ số của HS giỏi và HS toàn trường.

+Đổi thành phân số TP có mẫu số là 100.

+Viết thành tỉ số phần trăm.

+Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm

… số HS toàn trường.

-GV: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 HS trong toàn trường thì có 20 HS giỏi.

VD: Dựa vào kiến thức vừa học giải thích em hiểu các tỷ số % sau như thế nào?

+ Tỉ số giữa số cây còn sống và số cây được trồng 92%.

+ Số HS nữ chiếm 54% số HS toàn trường.

c)Luyện tập

Bài tập 1 (6'): Viết (theo mẫu) - Gv hướng dẫn mẫu

PHTM: Phân phối tệp tin

400

60 = ….. ; 50060 = …… ; 30096 = ……

*Kết quả: 15% ; 12% 32%

Hoạt động của trò

- 2 HS làm bài, lớp nháp.

- HS nhận xét.

Đọc ví dụ

-Bằng 25 : 100 hay 25 / 100.

-HS viết vào giấy nháp.

-HS viết: 80 : 400 -HS đổi bằng 20 / 100 -HS viết: 20 / 100 = 20%

-Số HS giỏi chiếm 20% số HS toàn trường.

HS nêu lại

- HS trình bày:

- Tỷ số này cho biết cứ trồng 100 cây thì 92 cây sống được.

-cứ 100 HS toàn trường thì có 54 HS nữ.

- 1 HS nêu yêu cầu - Quan sát mẫu.

- Hs sử dụng máy tính bảng để làm bài

(20)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2 (6')

- GV quan sát giúp HS

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3 (6')

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

- Quan sát giúp HS.

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Tỉ số phần trăm là gì, cho ví dụ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về ôn lại các kiến thức vừa học.

- Chữa nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm vào vở, HS nêu miệng.

- HS chữa bài, nhận xét.

Kết quả: Cứ 100 sản phẩm thì có 95 sản phẩm đạt chuẩn, vậy số sản phẩm đạt chuẩn chiếm 95% tổng số sản phẩm của nhà máy.

- HS đọc yêu cầu.

-Thảo luận làm bài.

- Báo cáo, nhận xét chữa bài Bài giải

Số cây ăn quả có là:

1000 – 540 = 460 (cây) Tỉ số phần trăm của cây lấy gỗ so

với số cây trong vườn là:

540 : 1000 = 0,54 = 54%

Tỉ số phần trăm của số cây ăn quả so với số cây trong vườn là:

460 : 1000 = 0,46 = 46%

Đáp số: 54%; 46%

______________________________________________

Khoa học CAO SU I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.

2.Kĩ năng : Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.

3.Thái độ : Ý thức giữ gìn các đồ dùng từ cao su; ham hiểu biết khoa học.

*GDBVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường khi trồng và khai thác cây cao su.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

PHTM, Máy tính bảng, một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun …

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Thuỷ tinh được dùng để làm gì?

- Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh cần lưu ý những gì?

- GV nhận xét 2. Bài mới

Hoạt động của trò

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

(21)

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hoạt động 1(10'):Thực hành.

-Cho HS làm thực hành nhóm 7 theo chỉ dẫn trang 60 SGK.

-Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình.

Cao su có tính chất gì,nêu ví dụ?

- GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi.

c)Hoạt động 2( 20'):Thảo luận.

- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu học tập.

- Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?

- Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì ?

- Cao su được sử dụng để làm gì?

- Nêu công dụng, cách bảo quản đồ dùng bằng cao su ?

-GV kết luận

PHTM: Phân phối tệp tin

Cao su thường được sử dụng để làm gì ? ...

...

3. Củng cố- dặn dò(4')

Nêu tính chất của cao su, công dụng, cách bảo quản ?

*BVMT:-GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức BVMT....

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

-HS thực hành theo nhóm 7.

-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-HS trả lời.

HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày.

-Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung

-HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.

- Hs sử dụng máy tính bảng để làm bài:

Cao su thường được sử dụng để làm săm, lốp xe, các chi tiết của một số đồ điện, máy mọc và đồ dung trong gia đình.

___________________________________________

Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nêu được những từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2.

- Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3(chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e)

2.Kĩ năng: Viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

VBT Ti ng vi t, B ng phế ệ ả ụ

(22)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Thế nào là hạnh phúc, tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1(9'): Tìm từ ngữ..

- GV chia nhóm yêu cầu các nhóm tìm nhanh những từ ngữ chỉ nghề ghiệp, chỉ người thân trong gia đình, các dân tộc, những người gần gũi với em ở trường học.

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ ngữ đúng.

Bài tập 2(6'):Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ thầy trò, bạn bè, ...

- GV lưu ý HS phân loại từ loại vào bảng cho dễ theo dõi.

- GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3(7'): Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng của người.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét, tuyên dương những HS tìm được nhiều từ,đặt câu hay.

Bài tập 4(8'): Viết đoạn văn

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn sử dụng các từ ngữ miêu tả hình dáng của người thân.

- GV nhận xét đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(4') - Các kiến thức vừa ôn ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trao đổi trong nhóm để tìm từ ngữ theo yêu cầu.

- Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét.

a, cha, mẹ, ông, bà, mợ, bác, cậu,…

b, thầy giáo, cô giáo, lớp trưởng, ...

c,công nhân, nông dân, kĩ sư, ...

d, Kinh, Tày, Thái, Ba- na, Tà- ôi,…

- HS đổi chéo vở, nhận xét . - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trao đổi trong nhóm, - Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét.

+ Chị ngã em nâng

+ Con hơn cha là nhà có phúc.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS viết bài vào vở, 1 HS viết vào bảng phụ.

Mái tóc: đen nhánh, mượt mà,…

Khuôn mặt: trái xoan, chữ điền, ...

Làn da: trắng trẻo, bánh mật,…

-HS đặt câu với từ vừa tìm được.

- HS đọc yêu cầu - HS viết đoạn văn.

- HS đọc bài, nhận xét.

_______________________________________________

Tập làm văn

(23)

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( TẢ HOẠT ĐỘNG)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về văn tả người.

2.Kĩ năng: Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của người(BT1)

- Dựa vào dàn ý đã lập viết được một đoạn văn miêu tả hoạt động của người(BT2).

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

VBT, B ng ph .ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Cấu tạo của bài văn tả người?

Trình bày đoạn văn tả hoạt động của một người em yêu quý

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn học sinh làm bài.

Bài tập 1(15'): Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.

- GV kiểm tra kết quả quan sát .

- GV giới thiệu một số tranh ảnh minh hoạ cho HS quan sát.

- GV hướng dẫn HS lập dàn ý .

-GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng.

Bài tập 2(15')

- GV gọi HS đọc bài: Em Trung của tôi.

- GV nhắc chú ý đến đoạn tả hoạt động . + Nêu những chi tiết tả hoạt động của em Trung?

- GV yêu cầu HS dựa vào bài để viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé ....

Em thích hình ảnh, câu văn nào trong bài của bạn? Vì sao?

Hoạt động của trò

- 2 HS đọc bài.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS báo cáo kết quả quan sát.

- HS quan sát tranh ảnh.

- HS phát biểu mình lập dàn ý tả ai.

- HS đọc dàn ý đã lập của mình.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS đọc và tìm những chi tiết tả hoạt động của em Trung.

+ Ăn gì cũng phải chia cho em nếu không em sẽ khóc inh ỏi…

+ Cái miệng chúm chím của em mỗi khi cười rất đáng yêu.

+ Cái tai thì chốc chốc lại nghếch lên nghe ngóng.

- HS viết bài vào vở - HS đọc bài.

- Lớp nhận xét.

(24)

- GV nhận xét, sửa cho HS.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Nêu cấu tạo bài văn tả người?

Nhận xét tiết học.

Chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 12.12. 2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2017 Toán

GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu HS làm : Tìm tỉ số phần trăm của 39 và 100

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu cách tính tỷ số % của 315 và 600(12')

- GV nêu ví dụ, tóm tắt, yêu cầu HS:

Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.

+ Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ? + Nhân với 100 và chia cho 100.

- GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%

* Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như thế nào?

Bài toán:SGK

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Hoạt động của trò

- HS thực hiện - HS nhận xét.

-HS thực hiện +315 : 600

+316 : 600 = 0,525

+0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%

- HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp đọc.

- Cho HS tự làm ra nháp.

- 1 HS lên bảng làm,chữa bài.

Bài giải

Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:

2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5%

(25)

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?

c)Luyện tập

Bài tập 1 (5'): Viết thành tỉ số phần trăm - GV hướng dẫn HS chốt cách làm..

- Quan sát giúp HS.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2 (5')

- GV giới thiệu mẫu (bằng cách cho HS tính 19 : 30, dừng ở 4 chữ số sau dấu phẩy, viết 0,6333…= 63,33%)

=>GV nhận xét: Trong BT2 khi tìm thương của 2 số các em chỉ tìm được thương gần đúng.

Bài tập 3 (8')

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Muốn biết số HS nữ chiếm bao nhiêu % số HS cả lớp ta làm như thế nào?

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào ?

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

Đáp số: 3,5%

- Nêu quy tắc

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1HS làm mẫu - HS, chữa, nhận xét.

Kết quả:

37% ; 23,24% ; 128,2%

-1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm

- 2 HS lên bảng chữa bài Kết quả:

17 : 18 = 0,9444…= 94,44%

62 : 17 = 3,647…= 364,7%

16 : 24 = 0,666....= 66,66 - 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải:

Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của lớp là:

13: 2532 = 0,52 0,52 = 52%

Đáp số: 52%

________________________________________

Sinh hoạt SINH HOẠT ĐỘI

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua, thực hiện sinh hoạt Đội theo chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn”.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- Đội viên biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần của cán bộ Đội.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ổn định tổ chức- Chào cờ- Quốc ca - Đội ca 2.Nhận xét chung trong tuần.

a. Chi đội trưởng nhận xét - ý kiến của các đội viên trong chi đội.

b. Phụ trách chi đội nhận xét

* Nề nếp:...

(26)

...

...

* Học tập

...

...

...

* Thực hiện An toàn giao thông:...

...

* Phụ trách chi đội:...

...

c. Triển khai nội dung chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn”

- Chi đội hát bài: Cháu yêu chú bộ đội

- Chi đội trưởng tuyên truyền thực hiện chủ đề: '' Uống nước nhớ nguồn” – Học tập theo tấm gương anh bộ đội.

4. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tập trung vào ôn bài có hiệu quả, thực hiện tốt hoạt động Đọc và làm theo báo Đội. Thực hiện tốt an toàn giao thông, an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Tiếp tục tham gia các cuộc thi trên mạng Internet.

- Học kiến thức mới, ôn tập kiến thức cũ.

- Tuyền truyền tới HS y nghĩa ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.

- Tham gia thi Rung chuông vàng, gây quỹ thắp sáng ước mơ thiếu nhi Hồng Thái Đông

- Nhắc nhở tuyền truyền HS y thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung….

- Tích cực chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác 0 thì được phân thức mới bằng phân thức đã cho... Quy tắc

+ Nếu biến đó không thỏa mãn điều kiện, ta kết luận không xác định giá trị của phân thức với giá trị của biến đó.. - Nếu biến đó thỏa mãn điều kiện, ta thay biến đó

+ Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao quát của đoạn.. Kiến thức: Củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân - Củng cố về tính nhanh giá trị của biểu thức. Thái độ:

Kiến thức: Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng thực hiện các

1.Kiến thức:- Thực hiện được các phép tính với phân số.. 2.Kĩ năng:- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính với phân số.. 3.Thái độ:- Giáo dục Hs tính

Người ta muốn nẹp xung quanh tấm bằng đó bằng

Em hãy giải bài toán mở đầu.. Cho biết nhiệt độ trung bình năm ở nơi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu độ C.. Một người đi chiếc xe máy đó trên quãng đường 100 km thì

+ Nếu số dương lớn hơn hoặc bằng số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm. + Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi