• Không có kết quả nào được tìm thấy

Định lí Pi-ta-go và cách giải các dạng bài tập | Toán lớp 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Định lí Pi-ta-go và cách giải các dạng bài tập | Toán lớp 7"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠNG 4: ĐỊNH LÝ PY - TA - GO.

I. LÝ THUYẾT:

1. Định lí Pytago:

Trong tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

∆ABC vuông tại A: BC2 = AB2 + AC2 2. Định lí Pytago đảo:

Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

∆ABC có BC2 = AB2 + AC2 thì ∆ABC vuông tại A II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:

Dạng 4.1: Tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh.

1. Phương pháp giải:

- Sử dụng định lí Py- ta-go trong tam giác vuông

(2)

∆ABC vuông tại A: BC2 = AB2 + AC2

- Có trường hợp phải kẻ thêm đường vuông góc để tạo thành tam giác vuông.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BH vuông góc với AC (H nằm giữa A và C). Tính độ dài BC, biết HA = 1cm, HC = 8cm.

Giải:

GT ABC, AB=AC

BH⊥AC(H nằm giữa A và C) HA = 1cm, HC = 8cm

KL BC = ?

Ta có AC = AH + HC = 1 + 8 = 9 cm

Lại có ∆ABC cân tại A nên AB = AC = 9 cm

Áp dụng định lí Py-ta-go cho ABH vuông tại H ta có:

AB2 = AH2 + BH2  BH2 = AB2 – AH2 = 92 – 12 = 80 Áp dụng định lí Py-ta-go cho BCH vuông tại H ta có:

BC2 = BH2 + CH2 = 80 + 82 = 144

 BC = 12

Vậy độ dài BC = 12 cm.

8 1 9

H

B C

A

(3)

Ví dụ 2: ChoABC vuông ở A có AB 8

AC =15, BC = 51. Tính AB, AC.

Giải:

Áp dụng định lý Py – ta – go cho ABC vuông tại A có: BC2 =AB2 +AC2AB 8

AC =15 AB AC

8 15

 =

2 2 2 2 2 2

AB AC AB AC BC 51

64 225 64 225 289 289 9

 = = + = = =

+

AB AC

8 15 3

 = =

Suy ra: AB = 8 . 3 = 24; AC = 15 . 8 = 45 Vậy AB = 24; AC = 45.

Dạng 4.2: Sử dụng định lý Py - ta - go để nhận biết tam giác vuông.

1. Phương pháp giải:

- Tính bình phương các độ dài ba cạnh của tam giác.

- So sánh bình phương của cạnh lớn nhất với tổng các bình phương của hai cạnh kia.

- Nếu hai kết quả bằng nhau thì tam giác đó là tam giác vuông, cạnh lớn nhất là cạnh huyền.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC có AB = 8 cm, AC = 6 cm, BC = 10 cm. Hỏi tam giác ABC là tam giác gì?

Giải:

Ta có 62 =36, 82 = 64, 102 = 100 Mà 100 = 36 + 64 hay 102 = 82 + 62

Nên theo định lí Py - ta - go đảo, tam giác ABC là tam giác vuông tại A.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

(4)

Bài 1: Độ dài một cạnh góc vuông của một tam giác vuông cân bằng 3 cm. Độ dài cạnh huyền bằng?

A. 6 cm B. 12 cm C. 18 cm D. 3,5 cm

Bài 2: Ba số nào dưới đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông?

A. 4cm; 5cm; 6cm B. 6cm; 6cm; 9cm C. 5cm; 13cm;15cm D. 20cm; 21cm; 29cm

Bài 3: Tam giác có độ dài ba cạnh bằng 4cm, 7cm, 8cm có là tam giác vuông không? Vì sao?

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB 3

AC= 4. Biết BC = 20cm, tính các độ dài AB, AC.

Bài 5: Tính diện tích của tam giác ABC. Biết rằng AB = 12cm, AC = 16cm, BC = 20cm.

Bài 6: Cho tam giác ABC. Kẻ AH vuông góc BC (H nằm giữa B và C). Biết BH = 9cm, HC = 16cm, HA = 12cm. Chứng minh tam giác ABC vuông tại A.

Bài 7: Cho các độ dài 6cm, 7cm, 8cm, 10cm, 24cm, 26cm. Ba độ dài nào có thể là độ dài các cạnh của tam giác vuông?

Bài 8: Tam giác ABC có góc A tù, C=30 , ABo =29, AC=40. Vẽ đường cao AH và tính BH.

Bài 9: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BH vuông góc với AC (H nằm giữa A và C). Biết HA = 7cm, HC = 18cm. Tính các độ dài BH và BC.

(5)

Bài 10: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD.

Chứng minh rằng:

a) BE = CD

b) BMD= CME

c) AM là phân giác của BAC.

Hướng dẫn giải:

Bài 1: Đáp án C.

Bài 2: Đáp án D.

Bài 3: Ta có 42 =16, 72 = 49, 82 = 64 Mà 16 + 49 = 65 ≠ 64

Nên theo định lí Py - ta - go đảo, tam giác có độ dài 3 cạnh 4m, 7m, 8m không là tam giác vuông.

Bài 4: Đặt AB = 3k, AC = 4k Theo định lý Py-ta-go ta có:

AB2 + AC2 = BC2

 (3k)2 + (4k)2 = 202

 k = 4

Vậy AB =12cm; AC = 16cm.

Bài 5: Áp dụng định lý Py-ta-go đảo, ta biết được tam giác ABC vuông tại A.

2 ABC

1 1

S AB.AC .12.16 96cm

2 2

= = =

Bài 6:

(6)

+) Áp dụng Py-ta-go cho hai tam giác vuông ABH và ACH được:

AB = 15; AC = 20 +) BC = 25

BC2 = AB2 + AC2 (252 = 152 + 202).

Theo định lý Py-ta-go đảo, tam giác ABC vuông tại A.

Bài 7: Ba độ dài độ dài các cạnh của tam giác vuông là (6; 8; 10), (10; 24; 26).

Bài 8:

Xét ΔAHC vuông ở H có C=30o nên AH =1AC = 20 2

Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác vuông ABH ta được BH = 21.

Bài 9:

9 16

12

H C

B

A

30°

40 29

H

C B

A

(7)

Tam giác ABC cân tại A nên:

AB = AC = HA + HC = 7 + 18 = 25cm

Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác AHB vuông tại H ta có: BH = 24cm Áp dụng Py-ta-go vào tam giác vuông BHC được BC = 30cm.

Bài 10:

a) ABE= ACD (c.g.c) suy ra BE = CD b) Ta có MDB = MEC (g.c.g)

Do đó: MB = MC

c) AMB = AMC (c.c.c)

Suy ra: MAB=MAC. Hay AM là phân giác của góc BAC.

18 7 25

H

B C

A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ hai tam giác bằng nhau, suy ra các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau.. Chú ý: Căn cứ vào quy ước viết các đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau theo đúng thứ

Dựa vào định lý tổng ba góc của một tam giác và mối quan hệ giữa các cạnh, các góc trong tam giác đó. Tính số đo góc BDA.. b) Mỗi góc ngoài của 1 tam giác thì bằng tổng 2

- Xét xem cần bổ sung thêm điều kiện nào để hai tam giác bằng nhau (dựa vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác). Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau để

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

3. Gọi O là điểm bất kì nằm trong tam giác ABC. Ch ứng minh rằng ABC D là hình thang... NHẬN BIẾT HAI TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG THEO TRƯỜNG HỢP THỨ HAI ĐỂ TÍNH

Định lí 1. Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền. Tam giác ABC vuông

Sử dụng bảng lượng giác của các góc đặc biệt, hãy tìm cạnh huyền và cạnh góc vuông còn lại (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư). a) Tính diện tích tam giác ABD. b)

Với các bài toán từ đây trở đi, các kết quả tính độ dài, tính diện tích, tính các tỉ số lượng giác được làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba và các kết quả tính góc được