• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

Ngày soạn: 25/1/2019

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 28 tháng 1 năm 2019 Toán

PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20.

2. Kĩ năng: Biết cộng nhẩm (dạng 14 + 3).

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG

- Các bó chục que tính, bảng phụ. Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs làm bài: Viết số thích hợp:

+ Số 16 gồm …chục…đơn vị.

+ Số 18 gồm …chục…dơn vị.

+ Số 20 gồm …chục …đơn vị.

- Gv nhận xét – đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14+3. (10 phút)

Cho hs lấy 14 que tính rồi thêm 3 que nữa. Có tất cả bao nhiêu que tính?

Hướng dẫn hs thao tác bằng que tính:

- Lấy 14 que tính: Đặt 1 bó ở bên trái và 4 que rời ở bên phải.

- Gv hỏi: 14 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- Gv viết 1 chục vào hàng chục, viết 3 vào hàng đơn vị.

- Cho hs lấy thêm 3 que nữa. Vậy 3 que tức là mấy đơn vị? Gv viết 3 đơn vị vào hàng đơn vị.

- Gv nêu: Muốn biết tất cả bao nhiêu que tính, ta gộp toàn bộ số que rời lại.

- Hỏi hs: Có tất cả bao nhiêu que rời?

- Có tất cả: 1 bó chục và 7 que rời là 17 que tính.

Hướng dẫn cách đặt tính (Từ trên xuống dưới) - Gv hướng dẫn: Viết số 14 rồi viết số 3 sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.

14 * 4 cộng 3 bằng 7, viết 7 + * Hạ 1, viết 1

3 17

14 + 3 = 17

- 1 hs làm trên bảng.

- 3 hs trả lời miệng

- Hs lấy que tính.

- Có tất cả 17 que tính.

- Hs thực hiện.

- Hs nêu.

- Hs nêu: 3 đơn vị.

- Hs nêu: Có 7 que rời.

- HS quan sát

- Hs nêu lại cách làm.

(2)

- Cho hs nêu lại cách tính.

c. Thực hành: (20 phút) Bài 1: Tính:

- Gv nhắc hs khi viết kết quả cần thẳng cột.

- Cho hs làm bài rồi chữa bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS chưa hoàn thành bài - Gv nhận xét bài làm của hs.

Bài 2: Tính:

- Cho hs tự nhẩm rồi ghi kết quả.

- Lưu ý: một số cộng với 0 kết quả bằng chính số đó.

- Cho hs đọc kết quả bài làm và nhận xét.

- GV nhận xét – chữa bài

Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):

- Cho hs nêu cách làm mẫu: 14+ 1= 15. Ta viết 15 xuống ô trống phía dưới.

- Cho hs làm bài.

- Cho hs đổi chéo kiểm tra bài.

- GV nhận xét – chữa bài

- Hs ghi nhớ.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên chữa bài tập.

- Hs đọc và nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs nêu mẫu.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

3. Củng cố, dặn dò: (4 phút)

- Nêu lại cách thực hiện phép cộng 14 + 3 = 17?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập vào vở bài tập toán.

____________________________________

Học vần BÀI 82: ICH - ÊCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Tôi là ………có ích. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Chúng em đi du lịch. HS nói được 2 - 4 câu theo chủ đề.

3. Thái độ: Hs có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

- Cho hs đọc: viên gạch, sạch sẽ, kênh rạch, cây bạch đàn - Đọc câu ứng dụng: Mẹ, mẹ ơi ………….bẩn ngay.

- GV đọc: sạch sẽ, kênh rạch - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút)

- 2 hs đọc - 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

(3)

Vần ich: Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ich - Gv giới thiệu: Vần ich được tạo nên từ i và ch - So sánh vần ich với ach

- Cho hs ghép vần ich vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ich - Gọi hs đọc: ich

- Yêu cầu hs ghép tiếng: lịch

- Cho hs đánh vần và đọc: lờ- ich- lích- nặng- lịch - Gọi hs đọc toàn phần: ich- lịch- tờ lịch

Vần êch: (Gv hướng dẫn tương tự vần ich.)

- So sánh êch với ich.(Giống nhau: Âm cuối vần là ch.

Khác nhau âm đầu vần là ê và i).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc: vở kịch, vui thích, mũi hếch, chênh chếch - Gv giải nghĩa từ: mũi hếch, chênh chếch

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: ich, tờ lịch - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: êch, con ếch.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Tôi là ………..có ích.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: chích, rích, ích - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút)

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs nêu.

- Hs ghép vần ich.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ich.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

(4)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Chúng em đi du lịch + Trong tranh vẽ những gì?

+ Lớp ta ai đã được đi du lịch rồi?

+ Khi đi du lịch các em thường mang những gì?

+ Kể tên các chuyến du lịch em đã được đi?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

GDG&QTE: Trẻ em có quyền được tham quan du lịch.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ich, êch, tờ lịch, con ếch.

- Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 3 hs nêu.

+ 4 hs nêu.

+ 3 nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 83.

_________________________________

Thể dục

BÀI 20: BÀI THỂ DỤC- TRÒ CHƠI

I- MỤC TIÊU:

- Ôn 2 động tác thể dục đã học. Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.

- Điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV chuẩn bị 1 còi và kẻ hình cho trò chơi.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Phần mở đầu: (6-8’)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.

HS lắng nghe

*Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. HS thực hiện - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự

nhiên: 50- 60m.

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. HS thực hiện 2. Phần cơ bản: (20-22’)

- Ôn 2 động tác thể dục đã học: 3- 5 lần, mỗi động tác 2x4 nhịp.

Xen kẽ, GV nhận xét (cùng HS), sửa chữa động tác sai (xem các hình 14, 15, 16 và một số sai HS thường mắc, cách sửa ở phần phương pháp giảng dạy

HS lắng nghe và thực hiện

(5)

ở các chương). Lần 1, GV hô nhịp kết hợp làm mẫu.

Lần 2, GV chỉ hô nhịp không làm mẫu. Lần 3- 5, GV có thể tổ chức thi dưới dạng cho từng tổ trình diễn hoặc choc án sự làm mẫu và hô nhịp.

- Động tác chân: 4- 5 lần.

Cách giảng dạy động tác giống như cách dạy động tác vươn thở và tay.

HS thực hiện

- Điểm số hàng dọc theo tổ.

Từ đội hình vòng tròn khi ôn bài thể dục, GV nêu nhiệm vụ học tiếp theo rồi cho HS giải tán. Sau đó hô khẩu lệnh tập hợp hàng dọc, dóng hàng; đứng nghiêm, đứng nghỉ. Tiếp theo, GV giải thích kết hợp với chỉ dẫn một tổ làm mẫu cách điểm số (GV xem nội dung và phương pháp ở mục 7, chương I). Lần 1- 2, từng tổ lần lượt điểm số. Lần 3-4, GV cho HS làm quen với cách 4 tổ cùng đồng loạt điểm số.

- HS thực hiện

Chú ý: Nhắc các tổ trưởng thực hiện vai trò của mình.

- HS lắng nghe

*Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức": 1- 2 lần.

3. Phần kết thúc: (4-6’)

- Đứng vỗ tay, hát hoặc đi thường theo nhịp 2-4 hàng dọc và hát.

- HS thực hiện

- GV cùng HS hệ thống bài. - HS lắng nghe

- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 26/1/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 29 tháng 1 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hiện được phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20. Cộng nhẩm dạng 14+ 3.

2. Kĩ năng: Rèn kí năng cộng nhẩm, đặt tính.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Cho hs làm bài: Đặt tính rồi tính:

13+ 2 15+ 4 16+ 2 - Cả lớp quan sát và nhận xét. Gv đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Luyện tập: (30 phút)

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

(6)

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Hướng dẫn học sinh làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Gọi hs nhận xét.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- GV nhận xét – chữa bài Bài 2: Tính nhẩm:

- Gọi hs nêu cách nhẩm: 15+ 1= 16 Có thể nhẩm: 5 cộng 1 bằng 6, thêm 1 chục bằng 16.

- Quan sát giúp đỡ HS - Gọi hs nhận xét.

- GV nhận xét – chữa bài Bài 3: Tính:

- Hướng dẫn hs làm từ trái sang phải.

10+ 1+ 3=? Lấy 10+ 1= 11, tiếp lấy 11+ 3= 14.

Vậy 10+ 1+ 3= 14.

- Cho hs làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

- GV nhận xét – chữa bài Bài 4: Nối (theo mẫu):

(Gv chuyển bài 4 thành trò chơi: Thi nối đúng, nhanh).

- Hs theo dõi.

- Hs làm bài.

- Hs nêu nhận xét.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs làm trên bảng.

- Hs nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- Hs các tổ chơi thi đua.

3. Củng cố, dặn dò: (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài 4 vào vở. Chuẩn bị bài sau

_______________________________

Học vần BÀI 83: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.

2. Kĩ năng: Hs viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.

- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện treo tranh truyện kể: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. HS năng khiếu kể được từ 2-3 đoạn truyện theo tranh

3. Thái độ: HS có ý thức chăm chỉ, tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng ôn tập. Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Tranh minh họa cho truyện kể Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: vở kịch, vui thích, mũi hếch, chênh chếch.

- Gọi hs đọc: Tôi là chim chích ………có ích.

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

(7)

- GV đọc: vở kịch, chênh chếch - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Ôn tập các vần vừa học: (18 phút)

- Gv đọc vần, hs viết các vần vào giấy A4 và gắn lên bảng.

- Yêu cầu hs đọc các vần trên bảng lớp.

- Trong 13 vần, vần nào có âm đôi?

- Cho hs đọc các vần vừa ghép được.

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Gọi hs đọc các từ: thác nước, chúc mừng, ích lợi - Gv đọc mẫu và giải nghĩa từ: thác nước, chúc mừng - GV nghe, sửa phát âm

d. Luyện viết: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv viết mẫu và nêu cách viết của từng từ: thác nước, ích lợi

- Quan sát hs viết bài.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc ( 18 phút) - Gọi hs đọc lại bài trong sgk.

- Gv giới thiệu tranh về câu ứng dụng:

Đi đến ……… bớt xa.

- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng.

b. Kể chuyện: (10 phút)

- Gv giới thiệu tên truyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.

- Gv kể lần 1, kể cả truyện.

- Gv kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh.

- Gv nêu câu hỏi để hs dựa vào đó kể lại câu chuyện.

- Yêu cầu học sinh kể theo tranh.

- GV giúp đỡ HS

- Nhận xét – tuyên dương

- Nêu ý nghĩa: Nhờ sống tốt bụng Ngốc đã gặp được điều tốt đẹp, được lấy công chúa làm vợ.

- Hs viết bảng con

- Hs viết theo nhóm.

- 2 HS đọc.

- 2 hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- 3 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát, nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 3 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 3 hs kể từng đoạn.

- 3 hs kể nối tiếp.

- Hs theo dõi.

(8)

c. Luyện viết: (8 phút)

- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nêu lại cách viết từ: thác nước, ích lợi - Chấm một số bài- nhận xét bài viết.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

4. Củng cố- dặn dò: (4 phút)

- Gv tổ chức cho hs thi ghép tiếng có vần ôn tập. Hs nêu lại các vần vừa vừa ôn.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm. Xem trước bài 84.

______________________________________

Đạo đức

LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

2. Kĩ năng: Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

3. Thái độ: Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giáo tiếp ứng xử, lễ phép với thầy cô giáo

III. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa cho bài tập. Điều 12 công ước quốc tế.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Trong giờ học cần có thái độ như thế nào?

- Mất trật tự trong lớp có tác hại gì?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hoạt động 1 (10 phút) Học sinh làm bài tập 3.

- Gọi một số học sinh kể trước lớp về một bạn biết lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo.

-Cho cả lớp trao đổi.

- Gv kể 1- 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trường.

- Sau mỗi chuyện cho cả lớp nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo?

c. Hoạt động 2:( 10 phút) Thảo luận nhóm bài tập 4:

- Gv chia nhóm và nêu yêu cầu: Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy, cô giáo?

- Cho đại diện nhóm trình bày.

- Gọi hs nhận xét.

- HS trả lời

- HS nhận xét - bổ sung

- Hs kể trước lớp.

- Hs trao đổi.

- Hs theo dõi.

- Nhận xét các nhân vật trong câu chuyện.

- Hs thảo luận theo nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp trao đôỉ nhận xét.

(9)

Kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy, cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.

d. Hoạt động 3: ( 10 phút) Học sinh vui múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”

- Tổ chức cho hs thi múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”

- Gv tổng kết cuộc thi.

- Cho hs đọc 2 câu thơ cuối bài.

- Hs các tổ thi đua.

- Vài hs đọc.

3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gv nhắc hs cần lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo - Nhận xét chung giờ học

- Ghi nhớ để thực hiện hàng ngày.

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 27/1/2019

(10)

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 30 tháng 1 năm 2019 Học vần

BÀI 84: OP - AP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: op, ap, họp nhóm, múa sạp.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Lá thu………vàng khô.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông

3. Thái độ: GDHS có ý thực tích cực hoc tập

- GDQTE: Quyền được chia sẻ thông tin phát biểu ý kiến tham gia văn hóa văn nghệ giữ gìn văn hóa dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc và viết: Thác nước, chúc mừng, ích lợi - Đọc câu ứng dụng: Đi đến nơi nào…………bớt xa.

- GV đọc: chúc mừng, ích lợi - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần op

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: op - Gv giới thiệu: Vần op được tạo nên từ o và p - So sánh vần op với oc

- Cho hs ghép vần op vào bảng gài.

- Đánh vần và đọc trơn - Gv phát âm mẫu: op - Gọi hs đọc: op

- Yêu cầu hs ghép tiếng: họp

- Cho hs đánh vần và đọc: hờ- op- hóp- nặng- họp - Gọi hs đọc toàn phần: op- họp – họp nhóm

Vần ap:

(Gv hướng dẫn tương tự vần op.) - So sánh ap với op.

(Giống nhau: Âm cuối vần là p. Khác nhau âm đầu vần là a và o).

c. Đọc từ ứng dụng:(8 phút)

- Cho hs đọc: con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp - Gv giải nghĩa từ: con cọp, đóng góp

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần op.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần op.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

(11)

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: op, họp nhóm - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: ap, múa sạp - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Lá thu ... vàng khô.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: đạp - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông + Trong tranh vẽ những gì?

+ Bạn nào có thể chỉ chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.

+ Chóp núi là nơi nào của ngọn núi?

+ Kể tên một số ngọn núi mà em biết?

+ Ngọn cây ở vị trí nào ở trên cây?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: op, ap, họp nhóm, múa sạp

- Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1, 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

-

Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 4 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

(12)

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 85.

_____________________________________

Tự nhiên & xã hội

AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến trên đường đi học.

2. Kĩ năng: Biết đi bộ đi sát mép đường về phía tay phải hoặc trên vỉa hè 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành những quy định về ATGT.

* Quyền được đảm bảo an ninh xã hội.

Quyền được sống trong môi trường an toàn.

Bổn phận phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông , nội quy giao thông.

* GDBVTNMTBĐ: Khi đi học phải đi qua sông, biển cần chú ý để đảm bảo an toàn.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tư duy phê phán: Những hành vi sai , có thể gây nguy hiểm trên đường đi học.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đảm bảo an toàn trên đường đi học.

- Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống trên đường đi học, - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoật đọng học tập.

III. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh hoạ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ (5 phút):

- Hãy kể những điều em thấy ở xung quanh em?

- Nhận xét đánh giá.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.(1phút)

Em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Vì sao ? b. Hoạt động 1(8 phút): Thảo luận nhóm.

-3 HS

* Mục đích: Biết một số tình huống có thể xảy ra trên đường đi học.

* Cách tiến hành:

- GV chia nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 tình huống.

- Điều gì có thể xảy ra.

- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?

- HS quan sát tranh / 42 - SGK

- HS trao đổi

- Đại diện nhóm trình bày - Bổ sung

- Để không xảy ra tai nạn ta cần chú ý điều gì khi đi đường ? c. Hoạt động 2: (8 phút)Làm việc với SGK

* Mục đích: Biết được quy định về đường bộ.

* Cách tiến hành:

- H quan sát và cho biết bức tranh 1 và 2 có gì khác ? - Người đi bộ đi ở vị trí nào ?

- HS trao đổi và trả lời

- Đường có vỉa hè phải đi trên

(13)

- Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa ? - Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì ?

* GDHS khi đi trên đường phải chú ý đi đúng quy định

* GDBVTNMTBĐ: Khi đi học phải đi qua sông, biển cần chú ý để đảm bảo an toàn.

vỉa hè phía tay phải.

- Đường không có vỉa hè phải đi sát mép đường phía tay phải

d. Hoạt động 3: (8 phút)Trò chơi.

Đèn xanh, đèn đỏ

* Mục đích: Biết thực hiện những quy định về TTATGT.

* Cách tiến hành:

Hướng dẫn H biết các quy tắc đèn hiệu.

- Đèn xanh: đi - Đèn đỏ: dừng lại - Đèn vàng : đi chậm

- HS chơi trò chơi

- HS tập đi theo đèn hiệu

3. Củng cố-Dặn dò:(5 phút) - HS làm bài VBT/18.

- GV củng cố nội dung bài.

- Nhận xét chung tiết học.

- VN thực hiện theo ND bài học, chú ý an toàn khi tham gia giao thông

______________________________

Thực hành kiến thức Tiếng việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn kĩ năng đọc trơn bài “ Đọc sách”

2. Kĩ năng: Điền vần ach, ich, êch cho thích hợp với từng hình vẽ. Nối tiếng với tiếng thành từ có nghĩa.

3. Thái độ: HS có ý thức học tập

II. CHUẨN BỊ

- Vở THT&TV, tranh ảnh trong bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. ổn định tổ chức (1phút) 2. Thực hành tiết 1 (36phút)

* Điền vần, tiếng…

Quan sát kèm HS

Nhận xét – đưa ra đáp án đúng.

Viên gạch, phích nước, con ếch, xích xe, cuốn sách, mắt xếch.

* Đọc: “Đọc sách”

- Yêu cầu Hs nhẩm bài

HS đọc yêu cầu

HS Làm bài- Báo cáo kết quả -HS nhận xét

2 HS đọc lại

- HS thực hiện theo yêu cầu - 5 HS đọc nối tiếp

(14)

- Gv bao quát lớp

- Gv nhận xét và khen ngợi Hs đọc tốt

* Viết: Nhìn mẫu viết: Sách dạy nhiều điều bổ ích HS viết nhanh: G đọc mẫu đoạn viết:

Mẹ mẹ ơi cô dạy…..

……..Sách áo cũng bẩn ngay.

- Yêu cầu HS viết - Gv bao quát lớp - Gv nhận xét chung

3. Củng cố – Dặn dò (3phút) - Nhắc lại nội dung bài

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc đồng thanh, nhóm - 6 HS đọc và nói theo yêu cầu Thi đọc trơn

- HS nghe - 2 HS đọc lại

- HS thực hiện viết bài - HS nghe

- HS nghe

Ngày soạn: 10/1/2015

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 15 tháng 1 năm 2015

(15)

Toán

PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết làm các phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.

2. Kĩ năng: Biết trừ nhẩm (dạng 17- 3).

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực làm bài.

II. ĐỒ DÙNG

- Bó 1 chục que tính và các que tính rời. Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Cho hs làm bài: Đặt tính rồi tính:

14- 2 15- 3 16- 1 - GV nhận xét - đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Giới thiệu cách làm phép tính trừ 17- 3 (10 phút)

* Thực hành trên que tính:

- Cho hs lấy 17 que tính rồi tách làm hai phần: Phần bên trái có 1 chục que tính và phần bên phải có 7 que tính.

- Hướng dẫn hs thao tác bằng que tính: Từ 7 que tính rời tách lấy ra 3 que tính, còn lại bao nhiêu que tính? (Số que tính còn lại gồm 1 bó chục que tính và 4 que tính rời là 14 que tính).

* Hướng dẫn cách đặt tính và làm tính trừ:

- Đặt tính: (Từ trên xuống dưới): 17

* 7 trừ 3 bằng 4 -

* Hạ 1, viết 1 3 17- 3 = 14 14

+ Viết số 17 rồi viết số 3 sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục.

+ Dấu - (dấu trừ)

+ Kẻ gạch ngang dưới hai số đó.

- Tính (từ phải sang trái):

- Cho hs nêu lại cách trừ.

b. Thực hành: (20 phút) Bài 1: Tính:

- Nhắc hs viết kết quả cần thẳng cột.

- Cho hs làm bài và chữa bài tập.

- Gọi hs khác nhận xét bài làm của bạn.

Bài 2: Tính:

- 3 hs làm trên bảng.

- Hs nhận xét.

- Hs lấy 17 que tính rồi tách 1 chục và 7 que rời.

- Hs tách 7 que tính ra 3 que tính, còn lại 4 que tính.

- Hs nêu: Số que tính còn lại 1 bó và 4 que tính rời, tức là còn lại 14 que tính.

- Hs theo dõi.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên chữa bài tập.

- Hs nhận xét.

- Hs làm bài.

(16)

- Cho hs làm bài.

- Cho hs đọc kết quả bài làm.

Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):

- Gọi hs nêu cách làm.

- Cho hs tự làm bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- Hs đọc kết quả bài làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Nêu lại cách thực hiện phép trừ 17- 3 = ? - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài vào vở bài tập toán.

____________________________________________________

THKT Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh cách đặt tính rồi tính: phép cộng dạng 14+ 3 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính nhẩm phép tính có 1, 2 dấu tính.

3. Thái độ: HS chú ý nghe giảng, tự giác làm bài.

II. CHUẨN BỊ

- SGK - VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Thực hành (35 phút) Bài 1: Đặt tính và tính

- Hướng dẫn HS nhận biết yêu cầu- Hướng dẫn cách làm.

- G bao quát lớp và hướng dẫn HS (lưu ý cho HS cách đặt tính)

- G nhận xét và đưa ra kết quả đúng Bài 2: Tính nhẩm

12+ 1 = 10+ 4 = 13+ 2 = 14+ 0 = 15+ 2 = 12+ 3 = - Yêu cầu HS tự làm bài

- G bao quát và hướng dẫn HS - G nhận xét và chốt kết quả đúng Bài 3: Tính : 14+ 2 + 2 =

- Yêu cầu HS quan sát và nêu cách làm bài - G bao quát lớp

- Hãy nêu lại thực hiện dãy tính có 2 dấu tính?

- G nhận xét và nêu kết quả đúng.

3. Củng cố – Dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài.

- Nhận xét tiết học

HS đọc yêu cầu Suy nghĩ và làm bài

- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.

Báo cáo

- Xác định yêu cầu Tự làm bài

- 3 HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét

- 3 HS báo cáo

- HS quan sát và nêu cách làm - HS tự làm bài

- HS báo cáo kết quả - HS trả lời

- HS nghe

(17)

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

___________________________________________________

Thủ công

GẤP MŨ CA LÔ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết cách mũ ca lô bằng giấy.

2. Kĩ năng: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tiết kiệm giấy, giữ gìn vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG

- Mũ ca lô được gấp bằng giấy màu có kích thước lớn.

- Giấy dùng để gấp mũ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Kiểm tra đồ dùng môn học của hs.

- Nhận xét sự chuẩn bị của hs.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét (5 phút) - Cho hs quan sát mũ ca lô mẫu, chỉ cho học sinh thấy những nét được gấp từ giấy hình chữ nhật.

- Nhắc lại các bước gấp mũ ca lô.

- Gọi hs thao tác từng bước gấp.

c. Thực hành(32 phút) - Yêu cầu hs lấy giấy màu.

- Cho hs thực hành gấp mũ ca lô.

- Gv quan sát giúp đỡ HS làm bài - Cho hs trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét, chọn ra sản phẩm đẹp.

- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm.

- Để đồ dùng lên bàn

- Hs quan sát.

- Hs nêu.

- Hs thực hiện.

- Hs lấy giấy đã chuẩn bị.

- Thực hành gấp mũ ca lô.

- Hs bày theo tổ.

- Hs nhận xét, bình chọn.

3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)

- Nhắc lại các bước gấp mũ ca lô?

- Nhận xét giờ thực hành; sự chuẩn bị của học sinh.

- Dặn hs về chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra chương kĩ thuật giấy.

Tự nhiên & xã hội

AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến trên đường đi học.

2. Kĩ năng: Biết đi bộ đi sát mép đường về phía tay phải hoặc trên vỉa hè 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành những quy định về ATGT.

* Quyền được đảm bảo an ninh xã hội.

Quyền được sống trong môi trường an toàn.

(18)

Bổn phận phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông , nội quy giao thông.

* GDBVTNMTBĐ: Khi đi học phải đi qua sông, biển cần chú ý để đảm bảo an toàn.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tư duy phê phán: Những hành vi sai , có thể gây nguy hiểm trên đường đi học.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đảm bảo an toàn trên đường đi học.

- Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống trên đường đi học, - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoật đọng học tập.

III. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh hoạ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ (5 phút):

- Hãy kể những điều em thấy ở xung quanh em?

- Nhận xét đánh giá.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.(1phút)

Em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Vì sao ? b. Hoạt động 1(8 phút): Thảo luận nhóm.

-3 HS

* Mục đích: Biết một số tình huống có thể xảy ra trên đường đi học.

* Cách tiến hành:

- GV chia nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 tình huống.

- Điều gì có thể xảy ra.

- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?

- HS quan sát tranh / 42 - SGK

- HS trao đổi

- Đại diện nhóm trình bày - Bổ sung

- Để không xảy ra tai nạn ta cần chú ý điều gì khi đi đường ? c. Hoạt động 2: (8 phút)Làm việc với SGK

* Mục đích: Biết được quy định về đường bộ.

* Cách tiến hành:

- H quan sát và cho biết bức tranh 1 và 2 có gì khác ? - Người đi bộ đi ở vị trí nào ?

- Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa ? - Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì ?

* GDHS khi đi trên đường phải chú ý đi đúng quy định

* GDBVTNMTBĐ: Khi đi học phải đi qua sông, biển cần chú ý để đảm bảo an toàn.

- HS trao đổi và trả lời

- Đường có vỉa hè phải đi trên vỉa hè phía tay phải.

- Đường không có vỉa hè phải đi sát mép đường phía tay phải

d. Hoạt động 3: (8 phút)Trò chơi.

Đèn xanh, đèn đỏ

* Mục đích: Biết thực hiện những quy định về TTATGT.

* Cách tiến hành:

- HS chơi trò chơi

(19)

Hướng dẫn H biết các quy tắc đèn hiệu.

- Đèn xanh: đi - Đèn đỏ: dừng lại - Đèn vàng : đi chậm

- HS tập đi theo đèn hiệu

3. Củng cố-Dặn dò:(5 phút) - HS làm bài VBT/18.

- GV củng cố nội dung bài.

- Nhận xét chung tiết học.

- VN thực hiện theo ND bài học, chú ý an toàn khi tham gia giao thông

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 12/1/2015

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 16 tháng 1 năm 2015 Học vần

BÀI 85: ĂP - ÂP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Chuồn chuồn ………….. lại tạnh.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Trong cặp sách của em . Nói được 2-4 câu theo chủ đề.

3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp - Đọc câu ứng dụng: Lá thu ……… vàng khô.

- GV đọc: đóng góp, xe đạp - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ăp

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăp - Gv giới thiệu: Vần ăp được tạo nên từ ă và p - So sánh vần ăp với op

- Cho hs ghép vần ăp vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ăp - Gọi hs đọc: ăp

- Yêu cầu hs ghép tiếng: bắp

- Cho hs đánh vần và đọc: bờ- ăp- bắp- sắc- bắp

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1, 2 hs nêu.

- Hs ghép vần ăp.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

(20)

- Gọi hs đọc toàn phần: ăp- bắp- cải bắp Vần âp:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ăp.) - So sánh âp với ăp.

(Giống nhau: Âm cuối vần là p. Khác nhau âm đầu vần là â và ă).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh

- Gv giải nghĩa từ: gặp gỡ, ngăn nắp - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: ăp, cải bắp - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: âp, cá mập - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Chuồn chuồn...lại tạnh.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: thấp, ngập - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Trong cặp sách của em + Trong tranh vẽ những gì?

+ Trong cặp sách của em có những đồ dùng gì?

+ Hãy giới thiệu đồ dùng học tập trong cặp sách của em

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ăp.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 2 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

(21)

với các bạn?

+ Em đã giữ gìn đồ dùng học tập của em như thế nào?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ăp, âp, cải bắp, cá mập

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 86.

______________________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20 dạng 17- 3.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trừ nhẩm và cách đặt tính thẳng cột.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs làm bài: Đặt tính rồi tính:

13+ 2 15+ 4 16+ 2 - Cả lớp quan sát và nhận xét. Gv đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Luyện tập (30 phút) Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Hướng dẫn học sinh làm bài.

- Gọi hs chữa bài tập.

Bài 2: Tính nhẩm.

- Cho hs tự nhẩm và ghi kết quả.

14- 1= 13. Có thể nhẩm: bốn trừ một bằng ba. Mười cộng ba bằng mười ba.

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

Bài 3: Tính:

- Hướng dẫn hs tính từ trái sang phải.

12+ 3- 1=? Lấy 12+ 3= 15, lấy 15- 1 =14.

Vậy 12+ 3- 1= 14.

- Tương tự cho hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Lớp làm bảng con

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs làm trên bảng.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs đọc kết quả và nhận xét.

- HS nêu cách tính.

- Hs tự làm.

(22)

- Gọi hs chữa bài.

Bài 4: Nối (theo mẫu):

(Gv chuyển bài 4 thành trò chơi Thi nối nhanh, đúng).

- Gv tổng kết cuộc thi.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs các tổ thi đua.

3. Củng cố, dặn dò: (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về ôn lại cách thực hiện các phép tính. Chuẩn bị bài sau.

______________________________________________

SINH HOẠT TUẦN 20

I. MỤC TIÊU

- HS nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần. Có hướng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phướng hướng tuần 21.

- HS có ý thức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét.

2. ý kiến học sinh.

3. GV nhận xét chung:

- Thi đua học tập mừng Đảng mừng xuân mới tích cực.

- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.

- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp; đi học đúng giờ; làm bài tập ở nhà đầy đủ,…

- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ

* Tồn tại

- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng

- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao

- Còn nhiều bạn chữ viết bẩn, không cẩn thận

- Các bạn vi phạm cần rút kinh nghiệm tuần sau chấm dứt ngay hiện tượng nêu trên.

4. Phương hướng tuần tới:

- Thi đua học tập tốt mừng Đảng, mừng xuân mới.

- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.

- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.

- Tiếp tục thi đua đạt nhiều hoa điểm tốt .

- Chú ý thực hiện tốt ATGT đội mũ BH, không chơi các trò chơi, đồ chơi nguy hiểm, - Không tàng trữ, mua bán sử dụng pháo nổ, đốt thả đèn trời..., không leo trèo, không chơi gần ao, hồ, sông, suối khi không có người lớn đi kèm..

- Chú ý giữ VSCN sạch sẽ, mặc đủ ấm, đeo giấy tất đầy đủ khi thời tiết rét để đảm bảo sức khoẻ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Use the phonics cards with sun, star, and snake, read the words out loud and have students repeat3.  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;