• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6 Ngày soạn: 2/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2017(5A) Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017(5D) Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017(5B)

KHOA HỌC

BÀI 11: DÙNG THUỐC AN TOÀN.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Xác định khi nào nên dùng thuốc.

2. Kĩ năng: - Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.

- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách, không đúng liều lượng.

3. Thái độ: GD Hs có ý thức sử dụng thuốc an toàn và biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH - Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.

- Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.

- Hình trang 24,25 SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:(5')

- Y/ c HS nêu tác hại của hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma tuý.

- GV nhận xét.

2. Bài mới. (32')

HĐ1: Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc(10’)

* Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.

* Cách tiến hành.

- Yêu cầu hs làm việc theo cặp

+Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và trong trường hợp nào?

- Gọi một số cặp lên bảng hỏi và trả lời.

- HS giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà mình mang đến lớp.

- GV kết luận: Khi bị bệnh chúng ta nên dùng thuốc chữa trị.Tuy nhiên dùng thuốc có thể làm bệnh nặng hơn , thậm chí gây chết người.

- 3 HS trả lời. Lớp nhận xét.

- HS thảo luận theo cặp hỏi đáp .

VD: Đây là vỉ thuốc Pa-na- dol, thuốc có t/d giảm đau, hạ sốt, được sử dụng khi đau đầu, sốt, đau chân tay...

(2)

HĐ2: Sử dụng thuốc an toàn.(12’)

* Mục tiêu: Giúp HS :

- Xác định được khi nào nên dùng thuốc.

- Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.

- Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu hs làm việc cá nhân.

- Y/c HS làm bài tập trang 24 SGK

- đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời – tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi.

Bước 2: Chữa bài.

- GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.

- GV Kết luận:

+ Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

+ Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng bản hướng dẫn kèm theo để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc .

HĐ3. Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng ?”(8’)

* Mục tiêu:Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.

* Cách tiến hành:

- Y/c HS đưa thẻ từ đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi.

- Tiến hành chơi

- Quản trò đọc câu hỏi trong mục trò chơi trang 25- SGK. Các nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ theo thứ tự ưu tiên rồi giơ lên.

- Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng.

- GV cố vấn nhận xét các nhóm.

- HS trả lời miệng.

-HS làm việc cá nhân.

- HS nêu kết quả: 1- d, 2- c, 3- a, 4- b.

- HS đọc mục Bạn cần biết

- HS chơi theo nhóm 5. Lớp cử 2 bạn làm trọng tài, 1 bạn đọc câu hỏi.

- HS tiến hành chơi dưới sự điều khiển của quản trò.

- Phiếu đúng là:

1. Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể cần:

1.c:Ăn t/ă chứa nhiều vi-ta- min.

2.a: Uống vi-ta-min.

3.b: Tiêm vi-ta-min.

2. Để phònh bệnh còi xương cho trẻ cần:

2.c: Ăn phối hợp nhiều loại t/ă có chứ can xi và vi-ta-

(3)

3. Củng cố dặn dò(3')

- Để dùng thuốc an toàn cần chú ý gì?

-Y/c đọc mục bóng đèn.

- HS liên hệ việc dùng thuốc trong gia đình.

- Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét

min D.

2.b: Uống can xivà vi-ta- min.

2.a: Tiêm can xi

- Hs nêu, HS khác NX

--- Ngày soạn: 2/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2017(5A) Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017(5B) Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017(5D)

KĨ THUẬT

BÀI 4: CHUẨN BỊ NẤU ĂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.

2. Kĩ năng: Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.

* GD HS SDNLTK&HQ: tiết kiệm chất đốt, điện trong quá trình nấu ăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh một số thực phẩm thông thường,bao gồm các loại quả ,củ,thịt cá trứng - Một số loại rau, củ,quả còn tươi;dao thái, phiếu HT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học(1’)

b.Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn (10’)

? Em hãy nêu tên công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.

- Gv :Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau, củ, quả, thịt, tôm, cá,... được gọi chung là thực phẩm. Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm,... nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định.

- Hs lắng nghe

- Hs nêu, HS khác bổ sung

- Hs quan sát

- HS nối tiếp nhắc lại

- 4 nhóm tự cử nhóm trưởng và thư ký. Đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập.

(4)

- HS đọc SGK và trả lời - NX và nhắc lại

Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn(13’)

* Tìm hiểu cách chọn thực phẩm

? Chọn thực phẩm với mục đích gì.

? Cáh chọn thực phẩm cần đảm bảo yêu cầu gì.

- GV hướng dẫn HS chọn một số thực phẩm thông thường...

* Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm - HS đọc mục 2 SGK

- Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu 1 món ăn nào đó?

- Nêu mục đích của sơ chế thực phẩm?

- GV phát phiếu HT, HS điền theo nhóm : Cách sơ chế thực phẩm.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

Hoạt động3: Đánh giá kết quả học tập(7’) - GV nêu câu hỏi ở cuối bài, HS trả lời - Phát phiếu trắc nghiệm như SGV :

Bài 1: Em hãy đánh dấu x vào ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình.

Bài 2: Hãy nối cụm từ ở cột A với B cho đúng cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường.

- GV thu phiếu, chấm bài;đánh giá kết quả 3.Củng cố dặn dò(2’)

- GV nhận xét tiết học

- Nhắc nhở hs giờ sau chuẩn bị dụng cụ để thực hành.

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

--- Ngày soạn: 4/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017(5A) Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017(5C) ĐỊA LÍ

BÀI 6: ĐẤT VÀ RỪNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa, rừng rậm,...

- Vai trò của đất đối với đời sống con người.Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất.

2. Kĩ năng: Chỉ được trên bản đồ vùng phân bố đất phe ra lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

(5)

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

*GDMT:Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất,rừng một cách hợp lý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí VN ; tranh ảnh động thực vật...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5')

? Nêu đặc điểm vùng biển của nước ta?

- Nhận xét.

2. Bài mới(32')

a.Giới thiệu bài. (1’)

b. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1: Các loại đất ở nước ta(8’) * Hoạt động 1 (làm việc theo cặp)

Bước 1: Y/c HS đọc SGK hoàn thành BT1- VBT Bước 2 : Đại diện trình bày

Tên Đất

Vùng PB

Một số ĐĐ Phe-ra-

lit

Vùng đồi núi

- Có màu đỏ hoặc đỏ vàng, nghèo mùn. Đất đỏ ba dan tơi xốp, phì nhiêu.

- Hình thành từ đá ba dan.

Phù sa Đồng bằng

- Màu mỡ.

- Do sông ngòi bồi đắp.

- GV và HS cùng chốt lại lời giải đúng.

- 3- 5 HS lên chỉ bản đồ địa lí tự nhiên VN vùng phân bố hai loại đất ở nước ta.

- Gv kết luận SGK

* Hoạt động 2: Rừng ở nước ta(10’) - Hoạt động 2( làm việc theo nhóm)

- Y/C HS quan sát hình 1, 2, 3 đọc SGK hoàn thành bài tập

Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm

nhiệt đới

Chủ yếu ở vùng đồi núi.

Nhiều loại cây, cây cối rậm rạp, nhiều tầng Rừng ngập

mặn

Vùng đất ven biển có thủy

Nhiều loại cây, cây cối

- 2 HS.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

Tên Đất

Vùng PB

Một số ĐĐ Phe-ra-

lit

... ...

Phù sa ...

.

...

-HS đọc sách và làm bài tập +Nước ta có 2 loại đất chính là đất phe - ra –lít, đất phù sa….

- HS chia 4 nhóm làm vào phiếu học tập

- HS trình bày,bổ sung

- HS quan sát và liên hệ thực tế

- 3 HS đọc

- Tích cực trồng rừng, không khai thác bừa bãi

(6)

triều lên xuống hàng ngày

rậm rạp, nhiều tầng Thân cây nhỏ, bộ rễ phát triển mạnh nâng khỏi mặt đất

- Đại diện các nhóm trình bày, Nhận xét

- GV kết luận: Nước ta có nhiều rừng, trong đó chiếm phần lớn diện tích là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

? Rừng có vai trò ntn đối với đời sống của nhân dân ta?

* Hoạt động 3: làm việc cả lớp(7’)

? Rừng có vai trò ntn đối với đời sống của nhân dân ta?

- GV cho hs quan sát tranh ảnh về động vật và thực vật.

? Để bảo vệ rừng,Nhà nước và nhân dân đã làm gì?

Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?

? Để đất đai màu mỡ, không bạc màu ta làm ntn?

- Gọi HS đọc ghi nhớ .

3. Củng cố, dặn dò(3')

- Nước ta có những loại đất, loại rừng chính nào?

- GV n.xét tiết học, biểu dương những em học tốt - Nhắc HS về nhà làm bài tập ,học bài.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập.

- Vai trò của rừng:

+ Rừng cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ.

+ Rừng có tác dụng che phủ đất, điều hòa khí hậu.

+Rừng đầu nguồn (rừng rậm nhiệt đới) hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.

+ Rừng ngập mặn( rừng ven biển) chống bão biển, bảo cát, bảo vệ nhân dân vùng ven biển .

- Không được khai thác bừa bãi, chặt phá rừng, phải tham giao bảo vệ rừng,bảo vệ cây xanh, trồng rừng, trồng nhiều cây xanh.

- Thau chua , rửa mặn ở các vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.

- Không bón nhiều phân hoá học, tăng cường bón phân hữu cơ...

Ngày soạn : 4/10/2017

(7)

Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017(5B,5A) Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017(5D)

KHOA HỌC

BÀI 12: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.

2. Kĩ năng: - Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh sốt rét.

- Nêu được tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng bệnh sốt rét.

3. Kĩ năng: Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng bệnh sốt rét. Tuyên truyền và diệt muỗi để phòng bệnh sốt rét.

* GDMT: Xử lý rác thải,dọn về sinh môi trường.Có ý thức ngăn chặn không cho muỗi sinh sản đốt người.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.

- Kĩ năng bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phông chiếu hình ảnh.(HĐ 2)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’ )

- Thế nào là dùng thuốc an toàn?

- Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý điều gì?

- Gv nx.

2.Bài mới: (30’)

* HĐ 1: Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét(10’)

- HS đọc nd SGK, dựa vào hiểu biết của mình trao đổi theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi:

+ Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?

+Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?

+Bệnh sốt rét có thể lây từ người này sang người khác bằng cách nào?

- 2 học sinh trả lời- Lớp nhận xét, bổ sung.

+2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt.

+Là 1 loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh.

+Muỗi a-nô-phen là thủ phạm làm lây lan bệnh sốt rét…..

+Gây thiếu máu, có thể bị tử vong

(8)

+ Bệnh sốt rét nguy hiểm ntn?

*HĐ 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét.( 12’) (SLIDE 1,2)

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp – quan sát hình ảnh trong sgk và trả lời các câu hỏi:

+ Mọi người trong mỗi hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?

- Gv cho hs quan sát ảnh chụp muỗi a-nô-phen trên phông chiếu và nêu đặc điểm của muỗi a- nô-phen…

+Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho mọi người?

- Gv cho hs quan sát trên phông chiếu một số việc làm để phòng bênh sốt rét.

3. Củng cố dặn dò(3')

- Bài hôm nay tìm hiểu về bệnh gì? Nêu nguyên nhân, tác hại và cách đề phòng bệnh đó?

-Y/c đọc mục bóng đèn.

Cbị bài: Phòng bệnh sốt xuất huyết.

nếu bệnh nặng….

- HS trả lời miệng.

+ H 3: Phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi phòng bệnh sốy rét.

+H 4: Mọi người đang quétdon, vệ sinh khơi thông cống rãnh...

+H 5: Tẩm màn bằng chất phòng muỗi....

+ Mắc màn khi đi ngủ- Phun thuốc diệt muỗi- Phát quang bụi rậm- Dọn vệ sinh nơi ở....

- HS làm việc cá nhân để suy nghĩ về những nội dung cần tuyên truyền.

- hs trả lời.

--- Ngày soạn: 4/10/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017(5C) LỊCH SỬ

BÀI 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Với lòng yêu nước thương dân sâu sắc,ngày 15/6/1911 Nguyễn Tất Thành(Bác Hồ) ra đi tìm đường cứu nước.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết vì sao Bác lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới;không tán thành với con đường cứu nước của các nhà yêu nươc trước đó.

(9)

3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng kính yêu sâu sắc, đối với Bác.

*GDTTHCM: HS kính yêu Bác Hồ, học tập tính kiên trì bên bỉ vượt khó khăn của Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC (UDCNTT)

- Phông chiếu làm bảng phụ hình ảnh Bác Hồ( Hđ 1).

- Phông chiếu làm bảng phụ bản đồ và tranh ảnh( Hđ 3).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Kiểm tra bài cũ (5')

- Em hãy thuật lại phong trào Đông du?

- Vì sao phong trào Đông Du bị thất bại?

- Nhận xét . 2- Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

*HĐ 1: Tiểu sử của Bác Hồ( 8’)(SLIDE 1) - Gv cho hs quan sát phông chiếu hình ảnh quê hương và mọi người trong gia đình Bác Hồ.

-HS đọc thầm SGK và dựa vào thông tin sưu tầm được về: quê hương, thời niên thiếu của Bác Hồ, chia sẻ với các bạn trong nhóm bàn.

+ Gợi ý cho HS nhắc lại những phong trào chống thực dân Pháp đã diễn ra.

+ Vì sao các phong trào đó thất bại?

+ Vào đầu thế kỉ XX, nước ta chưa có con

- 2 HS trả lời.

- HS đọc và thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/ 05/ 1890, trong GĐ nhà nho nghèo yêu nước

- Lúc nhỏ tên là Ng Sinh Cung, sau là Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh

- Cha: Nguyễn Sinh Sắc(1863- 1929)

Là một nhà nho yêu nước, đỗ Phó bảng, bị ép ra lmf quan, sau bị cách chức, chuyển sang làm nghề thầy thuốc.

- Mẹ: Hoàng Thị Loan(1868- 1900) một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực.

- Các phong trào đã thất bại:

+ Phan Bội Châu- phong trào Đông du.

+ Phan Châu Trinh- phong trào Duy Tân.

+ Phan Đình Phùng- phong trào Cần Vương.

+ Hoàng Hoa Thám- Khởi nghĩa Yên Thế

- Con đường cứu nước của họ là chưa xác định đúng cho nên sớm

(10)

đường cứu nước đúng đắn. BH kính yêu của chúng ta đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc VN.

* HĐ 2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.(8’)

+ Mục đích đi ra nước ngoài của NTH là gì?

+ NTT ra đi tìm đường cứu nướcvào thời gian nào? Tại đâu?

+ NTT đi về hướng nào, tại sao ông không theo các bậc tiền bối trước?

* HĐ 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.(10’) ( SLIDE 2,3)

+ NTT đã lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài

+ Người đã định hướng sẽ giải quyết những khó khăn ntn?

+ Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó?

- GV kết luận.

- GV cho HS xác định vị trí Thành phố HCM trên phông chiếu bản đồ với ảnh bến cảng nhà Rồng đầu thế kỉ XX.

+ Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử?

* Rút ra KL SGK.

3. Củng cố, dặn dò(3')

- GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài.

- Nêu các ý sau:

+ Qua bài học, em hiểu Bác Hồ là người NTN?

+ Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ NTN?

- GV nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị:

Đảng cộng sản VN ra đời

bị thất bại.

- Ra đi tìm con đường cứu nước phù hợp

- Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng- Sài Gòn, trên tàu Đô đốc La- tu-sơ Tờ - rê- vin

- Ông chọn đi về phương Tây, không theo con đường của các bậc tiền bối yêu nước vì các con đường này đều đi đến thất bại

- Ở nước ngoài 1 mình, rất mạo hiểm nhất là lúc ốm đau, bên cạnh đó Người cũng không có tiền.

- Người rủ Tư Lê cùng đi để phòng khi ốm đau...NTT quyêt tâm làm bất cứ mọi việc để kiếm sống.

- Vì Người có tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc - 1 HS chỉ trên bản đồ vị trí TPHCM.

-Nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước, đánh dấu mốc lịch sử.

- 1 HS trả lời.

- 2 HS đọc.

- 2 HS trả lời.

- 2 HS tự liên hệ và trả lời.

- Bác Hồ là người suy nghĩ và hành động vì đất nước vì nhân dân.

- Đất nước không được độc lập, nhân dân ta vẫn chịu cảnh sống trong nô lệ.

(11)

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một