• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 52

TÊN BÀI DẠY : TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Từ tượng thanh, …, Một số biện pháp tu từ từ vựng)

Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng;

Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết lắng nghe và phản hồi tích cực.

* Năng lực đặc thù

- Nhận diện từ tượng hình, tượng thanh các phép tu từ từ vựng đã học trong văn bản; phân tích giá trị tác dụng của từ tượng hình tượng thanh và một số phép tu từ từ vựng trong một văn bản cụ thể.

3. Phẩm chất

- Yêu và giữ gìn sự trong sáng của TV II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Trò chơi nhìn hình đoán vật c. Sản phẩm: tham gia trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi nhìn hình đoán vật + GV chiếu các con vật: mèo, chim, hổ, cò..

+ HS nhìn hình đoán tiếng kêu, hình dáng của vật Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận

(2)

Hs trả lời, -> đáp án.

Bước 4: Kết luận, nhận định

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: Ôn tập lại các khái niệm, đặc điểm của các từ vựng đã được học ở các lớp dưới

b. Nội dung: kiến thức về các khái niệm, đặc điểm của các từ vựng đã được học c. Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

+ Nhóm 1,2: I. Từ tượng thanh, từ tượng hình + Nhóm 3,4: II. Một số phép tu từ từ vựng

-> Các nhóm trao đổi, thống nhất, báo cáo kết quả, nhận xét

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

GV quan sát, hỗ trợ các nhóm hoạt động Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Dự kiến sản phẩm:

+ Nhóm 1,2: I. Từ tượng thanh, từ tượng hình:

1. Khái niệm:

Từ tượng thanh Từ tượng hình + Là những từ mô phỏng

âm thanh của tự nhiên, của con người.

+ Ví dụ: ư ử, ào ào, xào xạc

+ Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật.

+ Ví dụ: Lắc lư, lảo đảo, liêu xiêu

-> Gợi tả âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có tính biểu cảm cao, dùng trong văn bản miêu tả và tự sự.

+ Nhóm 3,4: II. Một số phép tu từ từ vựng:

1. Khái niệm:

Các phép tu từ

Đặc điểm Tác dụng

So sánh + Có những nét tương đồng

-> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ẩn dụ + So sánh ngầm, có nét chung về nghĩa

-> Làm câu văn giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm xúc, hàm xúc

A. Lý thuyết

1. Từ tượng thanh, từ tượng hình

2. Một số phép tu từ từ vựng

(3)

Nhân hóa + Gọi hoặc tả con vật...bằng những từ ngữ vốn dựng để gọi người hoặc tả người

-> Làm câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật trở nên gần gũi hơn.

Hoán dụ + Có quan hệ nhất định (gần gũi)

-> Làm câu thơ giàu tình cảm, cảm xúc.

Nói quá + Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng

-> Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nói giảm nói tránh

+ Phải là những từ ngữ tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề

-> Tránh thô tục, thiếu lịch sự

Điệp ngữ + Dùng đi dùng lại từ ngữ trong 1văn bản

-> Làm tăng giá trị cho lời văn

Chơi chữ + Lợi dụng đặc điểm về âm, nghĩa của từ

+ Sử dụng nhiều trong câu văn, câu nói hàng ngày.

-> Tạo cách hiểu bất ngờ, thú vị, hài hước

Bước 4: Kết luận, nhận định

-> GV đánh giá, định hướng kiến thức (máy chiếu) 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức vào làm các bài tập b. Nội dung: bài tập sgk

c. Sản phẩm: bài tập, phiếu thảo luận d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bài 2 (sgk- 146): hs làm việc cá nhân Bài 3 (sgk- 146):hs thảo luận nhóm bàn Bài 2 (SGK-147) : hs làm việc cá nhân Bài 3 (SGK-147) : hs thảo luận nhóm bàn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Giáo viên trình chiếu bài tập

B. Luyện tập

2. Bài 2 (sgk- 146) Tìm tên loài vật là từ tượng thanh

- Mèo, cuốc, bò, tắc kè, tu hú...

3. Bài 3 (sgk- 146) Xác đinh từ tượng thanh và giá trị sử dụng của chúng

(4)

-> Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.

Bài tập số 2:

+ Tìm những con vật lấy tên âm thanh của nó phát ra để đặt tên cho con vật đó.

* Giáo viên cho học sinh phát hiện tên các con vật là từ tượng thanh.

Bài tập số 3:

-> Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập

* Học sinh trình bày ý kiến của mình

* Giáo viên trình chiếu đáp án Và chốt kiến thức bài tập

Bài tập số 2 (SGK-147): Chỉ và phân tích tác dụng của các phép tu từ?

a) Phép ẩn dụ (Từ "hoa, cánh" dùng để chỉ Thúy Kiều, cuộc đời của nàng. Từ "lá" dùng để chỉ gia đình của Thúy Kiều và cuộc sống của họ.

Ý nói Kiều bán mình để cứu gia đình)

b) Phép so sánh: So sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.

c) Phép nói quá (về tài, sắc của Kiều) -> Nhờ biện pháp này Nguyễn Du thể hiện đầy ấn tượng 1 nhân vật tài sắc vẹn toàn.

d) Phép nói quá (để cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thúy Kiều và Thúc Sinh)

e) Phép chơi chữ: Tài và tai Bài 3

c, So sánh tiếng suối - tiếng hát

=> miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng sáng.

d, Nhân hoá: trăng - bạn tri âm tri kỉ

=> thiên nhiên trở nên sống động, có hồn, gần gũi với con người hơn.

e, Ẩn dụ: mặt trời câu thơ thứ 2 em bé là niềm tin, hi vọng, nguồn hạnh phúc của mẹ vào ngày mai.

Bước 4: Kết luận, nhận định Gv nhận xét, chốt đáp án.

- Các từ tượng hình:

Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ..

-> miêu tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể, sinh động

Bài 2 (SGK-147)

Bài 3 (SGK-147)

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức hoàn thành sơ đồ tư duy, rèn kĩ năng viết đoạn văn

b. Nội dung: Hoàn thành sơ đồ tư duy và viết đoạn văn.

c. Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(1) Vẽ sơ đồ tư duy khái quát các tiết tổng kết từ vựng đã học?

(5)

(2) Viết đoạn văn 3-5 câu miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về, trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs làm bài tập, 1 hs lên bảng viết Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Gợi ý:

+ Hình thức đúng hình thức đoạn văn miêu tả cảnh, đảm bảo 3-5 câu. Lời văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi viết văn.

+ Nội dung: Tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về (sử dụng ít nhất một BPTT)

- Cảnh miêu tả theo trình tự nào? Cảnh ở thời điểm nào, ở đâu,có gì nổi bật

- Chị em TK ra về trong tâm trạng ntn (miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp) -> 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở

- HS nhận xét về hình thức và nội dung

-> GV đánh giá, cho điểm và chiếu đoạn văn mẫu, HS đọc

Trời đã về chiều, bóng hoàng hôn lảng bảng, ráng vàng yếu ớt phủ kín mặt nước. Cây cầu nằm im lìm vắt ngang con suối nhỏ chảy hiền hòa. Bóng hoa thơ thẩn nhẹ nhàng bước đi,bay bay tà áo. Mặt nước tĩnh lặng ôm trọn bầu trời lẩn trốn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS, chốt lại kiến thức

Từ vựng

Cấu tạo

Tính chất

Nguồn gốc Mở rộng

Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy

Nghĩa

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Đồng nghĩa

Đồng âm

Trái nghĩa

Trường từ vựng

Từ thuần Việt

Từ mượn

Từ Hán Việt Ngôn ngữ khác

Từ tượng thanh Từ tượng hình Biện pháp tu từ

(6)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài

Tiết 53

NGƯỜI KỂ CHUYÊN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Xác định được ngôi kể, vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự - Biết sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong văn bản tự sự.

2. Năng lực:

- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự)

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: Góp phần bồi dưỡng cho h/s tình cảm kính trọng và thương yêu ông bà và lòng yêu quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: HS đóng vai nhân vật Trương Sinh kể lại sự việc mình đã gây ra cái chết cho vợ và sự ân hận của Trương Sinh

c. Sản phẩm: HS kể lại câu chuyện bằng ngôi kể thứ nhất d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HS nhớ văn bản và kể lại theo sự việc xảy ra Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs kể chuyện, GV quan sát nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ kể của HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Gọi 1 HS kể lại sự việc Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét cách kể của HS, dẫn dắt vào bài mới 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

b. Nội dung: HS trả lời được các câu hỏi trong SGK c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

(7)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu hs đọc ngữ liệu SGK trả lời các câu hỏi:

? Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì?

H: Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên?

? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?

? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, …nhìn ta như vậy”…là nhận xét của người nào, về ai ?

? Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa , tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không?.

? Vì sao có thể nói: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật?.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Câu trả lời của HS

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và chốt kiến thức

I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

a. Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên

- Người kể là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.

- Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó )

- Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.

- Câu “những người con gái…như vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó .

- Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều - Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, ta có thể nhận xét như trên.

? Qua ngữ liệu trên, hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào, tác dụng của từng ngôi?

? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì ?

- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản.

Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của

(8)

các nhân vật.

- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật ,đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức vào làm các bài tập b. Nội dung: bài tập sgk

c. Sản phẩm: bài tập, phiếu thảo luận d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu hs đọc ngữ liệu SGK thảo luận theo nhóm hai bàn Bài tập

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1 (SGK/193)

- Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi” (ngôi thứ nhất) - chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm độngvới mẹ mình sau những ngày xa cách.

- Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này:

+ Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.

+ Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc theo nhóm

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khắc nghe và nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét và chốt kiến thức

2. Bài tập 2 (b): (SGK/194)

Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.

(9)

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức vẽ sơ đồ tư duy bài học b. Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.

c. Sản phẩm hoạt động: Sơ đồ tư duy của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát các tiết tổng kết từ vựng đã học?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs vẽ trong vở sơ đồ tư duy củng cố bài học Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Gọi đại diện HS trình bày, HS khác lắng nghe và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét sản phẩm của HS và đánh giá cho điểm một số sản phẩm ---

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 54,55

TÊN BÀI DẠY : BẾP LỬA Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hi sinh trong bài thơ “Bếp lửa”. Dòng hồi tưởng về những kỉ niệm ngày sống bên bà và bếp lửa.

- Nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả,tự sự,bình luận của tác giả trong bài thơ.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.Có tinh thần tự học, tự tìm hiểu những tác phẩm cùng chủ đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết lắng nghe và phản hồi tích cực; Tiếp nhận được văn bản, nghệ thuật; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.Biết hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

(10)

* Năng lực đặc thù

- Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ hiện đại VN

- Nhận biết và phân tích được hình ảnh thơ đặc sắc trong bài. Phân tích được mối liên hệ giữa nội dung và nghệ thuật trong thơ.

- Đọc, hiểu được bài thơ khác có cùng đề tài/chủ đề.

- Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết tình huống trong đọc hiểu.

3. Phẩm chất

- Yêu và quý trọng tình cảm giữa con người với con người, trân trọng tình cảm gia đình.

- Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc - Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Trò chơi Ô cửa bí mật c. Sản phẩm: tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV chiếu hình ảnh làng quê, người bà

+ HS quan sát: Kĩ thuật phân tích tranh - Quan sát và miêu tả nội dung bức tranh

Hình ảnh trên giúp em liên tưởng tới bài thơ nào đã học? Đọc lại những câu thơ trong bài thơ đó?

? Bài thơ ấy gợi cho em những tình cảm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

(11)

- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

* Dự kiến sản phẩm:

Gợi ý:

- Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháụ.

Bước 4: Kết luận, nhận định -> GV dẫn dắt vào bài:

Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, tình cảm gia đình luôn là một tình cảm thiêng liêng và vô cùng cao đẹp. Đó không chỉ là tình cảm của người cháu trên đường hành quân nhớ về người bà kính yêu khi nghe tiếng gà nhảy ổ. Mà đó còn nỗi nhớ thương khi nhớ về những năm tháng nhọc nhằn bên bà nhưng ấp áp tình yêu thương. Bếp lửa là một bài thơ hay mà nhà thơ Bằng Việt gửi đến cho người đọc bao cảm xúc và suy ngẫm.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.

b. Nội dung: Nội dung và nghệ thuật của văn bản c. Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

- Mục tiêu: hs hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Nội dung: tác giả - tác phẩm - Sản phẩm:

+ Tác giả: Bằng Việt + Hoàn cảnh ra đời - Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu hs trình bày theo phân công nhiệm vụ về nhà của các nhóm.

Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả (tiểu sử, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác)

Nhóm 2:

- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

- Dựa vào kiến thức lịch sử đã học cho biết lịch sử nước ta giai đoạn này có gì đặc biệt?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Đại diện HS trình bày trước lớp (dự kiến):

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả:

- Thuộc thế hệ nhà thơ

(12)

Nhóm 1:

- Tên thật: Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 - Quê: Thạch Thất, Hà Tây

- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Hiện là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

- Ông tốt nghiệp đại học luật tại Liên Xô, về nước ông công tác tại viện luật học thuộc viện Khoa học xã hội sau đó chuyển sang làm công tác biên tập tại nhà xuất bản tác phẩm mới. Ngoài làm thơ, Bằng Việt còn dịch tác phẩm của nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới. Giữ các chức vụ quan trọng: Tổng thư kí hội văn học Hà Nội, uỷ viên BCH hội nhà văn Việt Nam, hiện là chủ tịch hội Liên hiệp văn học Hà Nội.

- Bằng Việt là một trong mười người được tặng danh hiệu

“Công dân Thủ đô Ưu tú” năm 2013 và có đóng góp nhiều công trình khoa học về văn học nghệ thuật cho Thủ đô.

- Một số tập thơ tiêu biểu: Những gương mặt, những khoảng trời (Thơ- 1973), Đất sau mưa (1977); Khoảng cách giữa lời

(1983).

Nhóm 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ.

- In trong tập Hương cây- Bếp lửa (in chung với Lưu Quang Vũ).

- Sáng tác năm 1963 khi ông đang học năm thứ hai Đại học tổng hợp quốc gia Kiev (Ukraina- Liên Xô)

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):

- GV nhấn mạnh: Bằng Việt đã từng tâm sự về hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

“Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”.

- GV chốt, chuyển ý: Như vậy, bài thơ là cảm xúc rất thật của Bằng Việt khi ông nhớ về quê nhà, nhớ về người bà khi ông được bà nuôi nấng, chở che, bao bọc từ khi còn rất nhỏ.

trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Thơ ông trong trẻo, mượt mà, thường khai thác những kỉ niệm, mơ ước của tuổi trẻ.

2. Tác phẩm - Viết 1963 , in trong tập : Hương cây- Bếp lửa (1968).

Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.

- Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

(13)

- Nội dung:

+ Đọc – chú thích + Phân tích nội dung

+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ - Sản phẩm:

+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ

+ Cảm nhận hình ảnh người bà và kì diệu thiêng liêng bếp lửa trong bài thơ.

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Đọc - chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu yêu cầu giọng đọc bài thơ?

? Trong bài thơ có những từ nào em chưa hiểu nghĩa của chúng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân dưới sự hướng dẫn đọc mẫu của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

* Yêu cầu đọc:

- Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi và lắng đọng - Nhịp thơ 3/4 hoặc 4/4

* Tìm hiểu một số chú thích khó trong sgk

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):

- GV: NX HS đọc.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Đọc, chú thích

Hoạt động 2: Tìm hiểu kết cấu, bố cục Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập số 1; thảo luận nhóm bàn:

Phiếu học tập số 1:

Xác định:

1. Xác định thể thơ của văn bản?

2. Bài thơ sử dụng những PTBĐ nào? Tác dụng?

3. Bài thơ “Bếp lửa” là tác phẩm trữ tình, xđịnh NV trữ tình, đối tượng tâm tình của bài thơ?

4. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ được dẫn dắt như thế nào ?

5. Xác định bố cục của bài thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm ; thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện trả lời.

GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Dự kiến:

Phiếu học tập số 1:

1. - Thể thơ : tự do.

2. PTBĐ: Biểu cảm + Miêu tả, tự sự, nghị luận.

2. Kết cấu, bố cục:

(14)

3. - NV trữ tình: người cháu.

- Đối tượng tâm tình: bà và bếp lửa.

4. Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà . Từ những kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm mong nhớ về với bà.

-> Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng về quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.

5.- Bố cục: 4 phần:

+ Phần 1:(3dòng đầu): h/a bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

+ Phần 2( 4 khổ tiếp theo): hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, h/a bà gắn với h/a bếp lửa.

+ Phần 3( Khổ 6) : suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

+ Phần 4(Khổ cuối): người cháu đã trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ thương bà.

-> Bố cục chặt chẽ, lô gic, phù hợp với việc thể hiện cảm xúc.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt") GV nhận xét, chốt và chuyển ý

- GV chốt, nhấn mạnh: Giọng điệu bài thơ là sự hoà hợp giữa hai sắc điệu : kể lể (tự sự) nắm vai trò tổ chức chung đối với toàn bài, và cảm thương (trữ tình, biểu cảm) thấm đượm vào mỗi kỉ niệm, mỗi đoạn thơ. Nhưng đọc toàn bài, thấy sắc thái cảm thương, nhớ nhung da diết cứ muốn trào dâng, lấn át tất cả. Mạch tự sự kể lể mờ đi, lẩn mình vào mạch cảm xúc.Các PTBĐ kết hợp hài hoà, trong cái nọ có cái kia-> sức hấp dẫn cho tp văn chương.

- Thể thơ: tự do.

- PTBĐ: Biểu cảm + Miêu tả, tự sự, nghị luận.

- Bố cục: 4 phần

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích

* Công việc 1. Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi sau vào PHT: 7 phút 1) Hình ảnh nào đã khơi nguồn cảm xúc của nhà thơ?

2) Tác giả dùng từ ngữ nào để miêu tả ngọn lửa? Từ ngữ đó gợi cho em hình ảnh và cảm xúc gì?

3) Tình cảm của cháu đối với bà được thể hiện qua câu thơ nào?

4) Cụm từ” biết mấy nắng mưa” được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và gợi cho em suy nghĩ gì?

3.1. Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc

(15)

5) Qua cách biểu cảm trực tiếp bằng từ "thương” và hình ảnh ẩn dụ em thấy được tình cảm của người cháu dành cho bà là gì?

6) Như vậy, hình ảnh bếp lửa mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì? Tình cảm của tác giả ra sao ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận

1) Hình ảnh đã khơi nguồn cảm xúc của nhà thơ:

- Đó là hình ảnh một bếp lửa ở một làng quê Việt Nam thời thơ ấu: một bếp lửa thân thương ấm áp.  h/ả sâu đậm.

2) Tác giả dùng từ ngữ để miêu tả ngọn lửa:

" Chờn vờn" từ láy tượng hình giúp ta hình dung một làn sương sớm đang nhè nhẹ bay quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của kí ức tuổi thơ.

+ "ấp iu" gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, chính xác với công việc nhóm lửa.

3) Tình cảm của cháu đối với bà được thể hiện qua câu thơ : Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

4) Biết mấy nắng mưa : không những chỉ thời tiết mà còn chỉ thời gian->cách nói ẩn dụ -> cuộc đời vất vả lo toan của bà.

5) Tình cảm của người cháu dành cho bà là : Nỗi nhớ thương chân thành đối với bà- người suốt đời vất vả, lo toan.

6) Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng nỗi nhớ thương về người bà tần tảo lo toan bên bếp.

- Sử dụng điệp ngữ, từ ngữ gợi tả, hình ảnh bình dị bếp lửa quen thuộc, gần gũi

-> nỗi nhớ, tình thương bà của đứa cháu đang ở nơi xa-

> nhớ về cội nguồn, quê hương.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* Tích hợp GD đạo đức.

? Hai khổ thơ đầu đã truyền cho em cảm hứng nào?

- Cảm hứng về TN, vũ trụ và cảm hứng về người lao động đã hoà lẫn trong nhau, song đó là một cái nhìn mới, cảm xúc mới, tràn ngập niềm vui, niềm tin vào cuộc sống mới.

- Cảnh đoàn thụyền đánh cá lao động trên biển và cảnh đoàn thuyên trở về ntn? Tiết học sau cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp. -> GV nhấn mạnh: Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa

(16)

mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy.

Từ hình ảnh bếp lửa, liên tuởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp- đến nỗi nhớ , tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa.

TIẾT 2

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* CÔNG VIỆC 2. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ nhóm 4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: 5p - Nhóm 1+2: Đọc khổ thơ thứ 2:

Kỉ niệm lên bốn tuổi của người cháu đã được tái hiện qua những hình ảnh nào? ấn tượng đặc biệt là gì? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào thể hiện điều đó?

- Nhóm 3+4: Đọc khổ thơ thứ 3:

Hình ảnh nào được tái hiện trong thời điểm tám năm trong kí ức của người cháu? Ấn tượng khó phai nhất trong tâm trí người cháu trong tám năm ròng là gì ? Nhận xét về giọng thơ và biện pháp nghệ thuật khi khắc hoạ hình ảnh đó? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ?

- Nhóm 5+6: Đọc khổ thơ thứ 4:

Hình ảnh được tác giả nhắc đến ở khổ thơ là gì? Ấn tượng đặc biệt của tác giả? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ?

PHIẾU HỌC TẬP

Hình ảnh Ấn tượng Nghệ thuật

Nhận xét:

...

Nhận xét:

...

Nhận xét:

...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

GV quan sát, hỗ trợ HS

3. Phân tích 3.2. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.

(17)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Nhóm 1+2: Đọc khổ thơ thứ 2:

Hình ảnh Ấn tượng Nghệ thuật

- Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.

- Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

- Từ ngữ gợi tả, gợi cảm;

h/a thơ vừa chân thức, vừa có sức liên tưởng.

*Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 làm hơn hai triệu người Việt Nam chết đói

Tác giả vừa miêu tả chân thực cảm giác cay cay khi khói bếp vào mắt, lại vừa biểu hiện thấm thía t/c da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến, xúc động của người cháu khi nghĩ về kỉ niệm ấy -> người đọc cũng cay nơi sống mũi

Thể hiện nỗi ám ảnh về những năm tháng tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn và nỗi xót xa, thương mến, xúc động của người cháu.

Nhóm 3+4: Đọc khổ thơ thứ 3:

Hình ảnh Ấn tượng Nghệ thuật

* Hình ảnh về bà:

- cháu cùng bà nhóm lửa, kể chuyện.

- bà bảo cháu nghe - bà dạy cháu làm - bà chăm cháu học

* Hình ảnh tiếng chim tu hú:

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà...

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế...

Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

- Là bà và tiếng chim tu hú

- Nghệ thuật liệt kê, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình.

- Sử dụng điệp từ, câu cảm thán, câu hỏi tu từ.

Nỗi nhớ thương, sự lo lắng của cháu đối với bà cùng tâm hồn gắn bó sâu

- Sự tận tuỵ, tình yêu thương, đùm bọc, che chở của bà dành cho

(18)

nặng với quê hương. cháu.

- Gợi cảm giác khắc khoải, da diết, gợi hoài niệm nhớ mong.

Nhóm 5+6: Đọc khổ thơ thứ 4:

Hình ảnh Ấn tượng Nghệ thuật

* Hình ảnh chiến tranh:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi,

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.

* Hình ảnh về bà với niềm tin lớn lao:

- Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

- Chiến tranh khốc liệt: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

- Lời bà dặn cháu:

Vẫn...bình yên”.

- Tách từ, từ ngữ gợi tả . - Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc.

- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: bếp lửa -> ngọn lửa - Điệp ngữ “một ngọn lửa”

- Chiến tranh tàn phá đau th- ương, khốc liệt.

- Bà là người có tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương bao la, tần tảo, chịu thương, chịu khó.

Lời bà dặn cháu nôm na nhưng vô cùng chân thực và cảm động: hậu ph- ương có gian khổ, thiếu thốn, mất mát, nhớ nhung đến mấy nhưng vẫn phải giấu đi, nén lại cho tiền tuyến được an lòng.

Cái bếp lửa mà bà nhen sớm sớm, chiều chiều không phải chỉ bằng nhiên liệu người ta vẫn thường dùng nhóm lửa mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, ngọn lửa thắp sáng lên niềm tin, ý chí, hy vọng và nghị lực.

Điệp ngữ: nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* Kết luận báo cáo nhóm 1+2:

Nhà thơ Bằng Việt với hình ảnh hết sức tiêu biểu đã gợi cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn liền với số phận những người dân mất nước

* Lên bốn tuổi - Từ ngữ gợi tả, gợi cảm; h/a thơ vừa chân thực, vừa có sức liên tưởng, thể

(19)

trong đó có cả tác giả. Đọc đến câu thơ này chúng ta hoàn toàn không thấy có một vòm trời cổ tích màu hồng với những ước mơ, những hình ảnh đầy lãng mạn bay bổng của một thời ấu thơ. Tất cả chỉ còn lại những hình ảnh thương tâm, khốn khổ. Giọng thơ trĩu xuống, nao nao lòng người đọc. Những năm tháng ấy gây một ấn tượng sâu đậm lay động tâm hồn nhà thơ - ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt để nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

* Kết luận báo cáo nhóm 3+4:

Mỗi kí ức hiện về lại thêm một lần hình ảnh bà được khắc sâu trong tâm trí cháu. Trong những năm tháng ấy, bà vừa là cha, là mẹ, là thầy, vừa là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần, là cội nguồn yêu thương của cháu. Cặp từ bà-cháu xuất hiện trong từng phép liệt kê gợi hình ảnh hai bà cháu gắn bó quấn quýt, không rời, gợi lên một thế giới mà trong đó bà là tất cả.

* Kết luận báo cáo nhóm 5+6:

Như vậy, làm nên thành công của đoạn thơ hồi tưởng về bà, qua dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự. Đây cũng là bút pháp quen thuộc của nhà thơ. Chính sự kết hợp nhuần nhị độc đáo đó khiến hình ảnh của bà thật gần gũi, những mảng tuổi thơ lại hiện về sống động, chân thành và giản dị. Qua đó, trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng. Từ những kỉ niệm đó, cháu đã suy nghĩ về bà và cuộc đời bà.

hiện nỗi ám ảnh về những năm tháng tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn .

* Tám năm ròng - Bà: nhóm lửa, kể chuyện; bảo,dạy , chăm cháu.

- Nghệ thuật liệt kê, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình-> sự tận tuỵ, tình yêu thư- ơng, đùm bọc, che chở của bà dành cho cháu.

- Tiếng chim tu hú:

- Sử dụng điệp từ, câu cảm thán, câu hỏi tu từ.

-> Gợi cảm giác khắc khoải, da diết, nhớ mong.

-> Nỗi nhớ thương, sự lo lắng của cháu đối với bà cùng tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.

* Năm giặc đốt làng

- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc.

-> Bà có tinh thần vững vàng, bền bỉ vượt qua thử thách.

- Ngọn lửa: h/a ẩn dụ, tượng trưng - Bà đã thắp lên ngọn lửa của niềm tin, ý chí, hi vọng.

* Công việc 3. Những suy ngẫm của cháu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Những suy ngẫm về cuộc đời bà của người cháu thể hiện qua những câu thơ nào? Đó là những suy ngẫm về điều gì?

3.3. Những suy ngẫm của cháu

(20)

2. Ptích ý nghĩa của điệp từ “ nhóm” trong khổ thơ? Các từ “ nhóm” có ý nghĩa ntn ?

3. Có ý kiến cho rằng: hình ảnh người bà trong bài thơ là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa. ý kiến của em như thế nào?

4. Vì sao tác giả lại nói: Bếp lửa là “ kì lạ và thiêng liêng” ?

5. Nghệ thuật tiêu biểu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận 1)

- Câu thơ: “ Lận đận đời bà...dậy sớm”?

- Suy ngẫm về sự tần tảo, đức hi sinh, chăm lo cho mọi người của bà. Biết bao khó khăn, vất vả, cực nhọc, cả đời bà lận đận một mình chăm chút, yêu thương, dành dụm cho con cháu => từ hồi tưởng KN tuổi thơ, người cháu đã suy ngẫm và hiểu được nỗi vất vả, sự hi sinh ấy.

2) P. tích ý nghĩa của điệp từ “ nhóm”:

- Điệp từ “nhóm” có điểm chung: chỉ hđ nhóm bếp, nhóm lửa của bà.

- Khác nhau :

+ “ Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đợm” để sởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh buốt của sương sớm.

+ “ Nhóm....ngọt bùi”: luộc khoai, sắn cho cháu ăn trong những ngày “ đói mòn đói mỏi” và cũng là đem đến cho cháu cái ngọt bùi của t/y thương vô hạn của bà.

+ “Nhóm nồi xôi...” : tấm lòng bà mở rộng hơn với nồi xôi gạo mới là t/c xóm làng gắn bó, chia ngọt sẻ bùi.

+ “Nhóm dậy....tuổi nhỏ” -> mang ý nghĩa trừu tượng:

người bà đã khơi dậy, đã thức tỉnh tâm hồn, nhen nhóm những ước mơ, khát vọng để đứa cháu lớn khôn lên người, chắp cánh cho cháu bay cao, bay xa , được thấy “ngọn khói trăm tàu...trăm ngả”.

3) Biểu tượng cho người nhóm lửa, giữ lửa và người còn là biểu tượng cho lớp cha ông truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu đời, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. ( Hình ảnh của bà cũng là hình ảnh của bao người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương).

4) Bếp lửa là “ kì lạ và thiêng liêng”:

- Bếp lửa-1 hình ảnh bình dị, quen thuộc, gần gũi đối với mỗi người dân quê, nhng lại chính là biểu tượng cho tình bà

* Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà - Giọng thơ suy ngẫm.

-> Sự tần tảo, đức hi sinh của bà chăm lo cho mọi người.

- Điệp từ “ nhóm”

cùng hình ảnh thơ mang ý nghĩa trừu tợng-> Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu đời, niềm tin cho con cháu.

* Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa

(21)

ấm áp, thân thương.

- Bếp lửa là tình cảm yêu thương, là tấm lòng đùm bọc ấp iu của bà. Bếp lửa là KN ấm lòng người cháu khi giá rét, là niềm tin thiêng liêng và bất diệt, là chỗ dựa tinh thần vững chắc, kì diệu nâng bước người cháu vượt mọi khó khăn.

- Bếp lửa là kì diệu, thiêng liêng bởi bếp lửa chính là gia đình, là quê hương, xứ sở.

5) Giọng điệu thiết tha, sử dụng điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ, câu cảm thán, h/a thơ sáng tạo, vừa thực vừa và có ý nghĩa biểu tượng, biểu cảm cao.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Bếp lửa là 1 mảnh tâm hồn, 1 phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu. Cho dù người cháu đang ở rất xa, ở 1 nơi với những phương tiện, sinh hoạt hiện đại, hằng ngày sử dụng bếp điện, bếp ga, nhng h/a bếp lửa ấp iu tình bà cháu vẫn không bao giờ mờ phai trong tâm trí.

- Câu cảm thán, h/a thơ sáng tạo, vừa thực vừa và có ý nghĩa biểu tượng, biểu cảm cao:

+ Gần gũi, ấm áp thân thương.

+ Bếp lửa và ngọn lửa của sức sống, tình yêu thương và niềm tin, là gia đình, quê hương.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Công việc 4. Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn không nguôi nhớ thương bà

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Trở lại với thực tai, người cháu tự thấy mình có những may mắn gì trong cuộc sống của mình?

2. Điều đó báo hiệu những gì về cuộc sống của người cháu?

3. Những cái đó chưa đủ để lòng cháu thanh thản vì sao?

4. Thảo luận cặp đôi: Khi viết lời thơ:

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..

Người cháu đã tự nhắc mình điều gì? Qua lời nhắc nhở ấy, em cảm nhận được tình cảm nào mà người cháu dành cho bà? Tình cảm ấy đươc gắn liền với những t/c nào khác?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận

1) Được đi học nước ngoài, tiếp cận những điều tốt đẹp : giờ cháu đó đi xa...niềm vui trăm ngả.

2) Cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

3) Vì người cháu ko quên cuộc sống và hơi ấm từ bếp lửa

3.4. Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn không nguôi nhớ thương

- Khẳng định tình cảm: kính yêu, trân trọng, biết ơn bà, t/c thuỷ chung, gắn bó với quê hương.

(22)

của bà.

4) - Ko được quên những lận đận đời bà.

- Ko được quên những tận tụy, hi sinh vì tình nghĩa của bà.

- Khẳng định tình cảm: kính yêu, trân trọng, biết ơn bà và t/c thuỷ chung, gắn bó với quê hương.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* GV kết luận:

Bài thơ được kết thúc bằng câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Câu hỏi tu từ ấy gợi cho ng- ười đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, một nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi, luôn nhớ về bà.

Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn và chúng ta lại bắt gặp tình cảm ấy “Đôi dòng tiễn đưa bà nội” mà tác giả viết khi bà nội qua đời, đó là những tình cảm kính trọng, biết ơn, là nỗi nhớ thương da diết của đứa cháu dành cho người bà kính yêu của mình:

“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương Dù da dẻ khô đi, tấm lòng không hẹp lại Giàu kiên nhẫn, bà còn hy vọng mãi Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”.

* Tích hợp GD đạo đức:

? Tình cảm của người cháu trong bài thơ đối với bà đã trở thành đạo lí của dân tộc ta, tình cảm ấy được thể hiện trong tục ngữ nào mà em biết?

- 2 Hs phát biểu: Ăn quả … Uống nước …

? Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, em cảm nhận được gì về tình bà cháu?

Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?

- Gợi những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu

- Thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước

? Ngoài cảm xúc chủ đạo trên, bài thơ còn có ý nghĩa triết lí thầm kín, đó là gì ?

- H tự bộc lộ phát hiện chiều sâu tư tưởng của các hình tư- ợng thơ.

- GV chốt: Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời ... t/y thương và lòng biết ơn bà chính là 1 biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia

(23)

đình, quê hương, và đó cũng là khởi đầu của t/y con ngư- ời, đất nước.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Khái quát những nét nổi bật về ND, NT của bài thơ ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Bài thơ giáo dục tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất

nước.

- Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ,về nhân dân nghĩa tình.

- Xd hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.

- Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp giọng điệu cảm xúc hồi

tưởng và suy ngẫm.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm.

Bước 4: Kết luận, nhận định - HS: Đọc nội dung ghi nhớ /146

GV kết luận: Với sức ấm nóng và toả sáng cùng những hình ảnh đẹp, bài thơ bếp lửa của Bằng Việt không những sưởi ấm cuộc đời một con người mà còn lan toả đến mọi thế hệ mai sau. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.

4. Tổng kết 4.1. Nội dung:

- Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.

4.2. Nghệ thuật - Xd hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp 4.3. Ghi nhớ: Sgk

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức vào làm các bài tập b. Nội dung: HS đọc yêu cầu và làm bài tập sgk

c. Sản phẩm: bài tập, phiếu thảo luận nhóm của HS d. Tổ chức thực hiện:

(24)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho những câu thơ sau:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Câu 1: Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?

Câu 2: Hình ảnh ngọn lửa trong câu thơ trên được một bạn học sinh hiểu là:

Một hiện tượng tạo nên ánh sáng và hơi ấm do sự đốt cháy nhiên liệu, cách hiểu ấy có đúng không? Vì sao?

Câu 3: Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh bếp lửa mà tác giả nhắc tới? Em hãy phân tích cái hay của những từ láy tượng hình trong ba câu thơ ấy?

Câu 4: Tình cảm gia đình hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc được thể hiện trong bài thơ. Hãy kể tên 2 bài thơ VN hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.

Gợi ý:

Câu 1: Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt. Bài thơ được sáng tác 1963, khi ấy tác giả đang là sinh viên ngành luật tại Liên Xô và mới bắt dầu đến với thơ. Mạch cảm xúc: Đi từ liên tưởng đến hiện tại, từ những kỉ niệm đến suy ngẫm

Câu 2:

- Cách hiểu của bạn học sinh không đúng.

- Vì đây là ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa được thắp lên từ lòng yêu thương, từ niềm tin sự sống

Câu 3:

- “Chờn vờn”: Ánh sáng ngọn lửa bếp bập bùng, lúc to lúc nhỏ gợi ta nhớ đến hình ảnh bếp lửa bình dị quen thuộc của làng quê Việt Nam trước kia.

- Ba câu thơ đầu nổi bật lên với những từ tượng hình như “ chờn vờn, ấp iu”. Từ “ chờn vờn” gợi hình ảnh một bếp lửa vừa cụ thể, hữu hình, vừa vô hình khó nắm bắt. Không phải là “ bập bùng” hay” chập chờn”. Nếu là “ bập bùng”

thì thực quá, lửa mạnh quá, ngọn lửa lúc cao, lúc thấp. Nếu “ chập chờn” thì ảo quá, ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ khó nắm bắt. Chỉ với tư “chờn vờn” là từ láy tượng hình vừa gợi được cái dáng lửa thanh mảnh uốn lượn quyện làn sương sớm vừa gợi được sắc lửa hồng. Ngọn lửa nửa thực, nửa hư. Đó chính là ngọn lửa của hồi ức. Từ “ ấp iu” gợi sự chăm chút, nâng niu, giữ gìn bếp lửa của người bà với một bàn tay khéo léo, kiên nhẫn. Tóm lại, đó là một bếp lửa trong hoài niệm vừa gợi hình vừa biểu cảm. Một bếp lửa rực lên trong tình thương mến của bà và cháu.

Câu 4: Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 viết về tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước là:

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm - Nói với con của Y Phương.

(25)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Cho câu thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”

Câu 1: Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt?

Câu 2: Nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn thơ?

Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng?

Câu 4: Xét theo mục đích nói, câu thơ “Ôi! Kì ... lửa” thuộc kiểu câu gì?

Tác dụng?

Câu 5: Hình ảnh “Bếp lửa” và hình ảnh “ngọn lửa” được nhắc lạ nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?

Câu 6: Từ “nhóm” trong đoạn thơ có những nghĩa nào?

Câu 7: Có ý kiến cho rằng: Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa cho thế hệ mai sau. Em đồng ý không? Vì sao?

Gợi ý:

Câu 2: Nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ là những suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. Cả cuộc đời bà gian lao vất vả để nuôi cháu thành người. Bà không chỉ nuôi cháu bằng vật chất mà còn bồi đắp cho cháu tình yêu thương, khơi gợi những nét trong tâm hồn tuổi thơ của cháu

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 3: Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ là:

- Điệp từ kết hợp với ẩn dụ “Nhóm”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa”

Tác dụng: Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của người bà. Đồng thời thể hiện tình cảm của người bà đối với cháu. Bà giáo dục cháu trở thành con người phát triển toàn diện về cả vật chất lẫn tinh thần. Tình cảm của bà dành cho cháu thật đáng trân trọng

Câu 4: Câu cảm thán

Td: Thể hiện tình cảm tha thiết, yêu thương sâu nặng của người cháu đối với bà.

Câu 5: Hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ có ý nghĩa:

+ Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ tới người bà thân yêu (Bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ của bà.

+ Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, sự san sẻ, sưởi ấm cho tâm hồn cháu

+ Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng

- Hình ảnh “ngon lửa” trong bài thơ có ý nghĩa:

+ Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu, nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài

+ Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin của bà dành cho cháu Câu 6: Từ “nhóm” trong bài thơ được nhắc đi nhắc lại 4 lần có cả nghĩa đen và nghĩa bóng

- Nghĩa đen: “nhóm” là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt để cháy lên - Nghĩa bóng: Khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con người những thứ tốt đẹp.

(26)

Câu 7:

Ngọn lửa mà bà nhóm lên không chỉ bằng những nguyên liệu bên ngoài từ củi khô bà kiếm rơm rạ bà gom, mà nó còn cháy lên từ ngọn lửa của lòng bà đó là ngọn lửa của tình yêu thương của niềm tin bất diệt vào tương lai. Chính ngọn lửa của lòng bà đã cháy bền bỉ trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt giúp cho hai bà cháu đi qua những tháng năm gian khó. Ngọn lửa lòng bà khơi dậy trong cháu những tình cảm đẹp đẽ: tình yêu gia đình tình làng nghĩa xóm tình yêu que hương yêu đát nước bà còn khơi dậy trong cháu những ước mơ khát vọng đẹp đẽ. Nhờ ngọn lửa bà nhóm mỗi sớm mai mà cháu hiểu ra linh hồn của cả một dan tộc gian lao tình nghĩa. Nhờ ngọn lủa của lòng bà mà cháu trở thành con người biết yêu thương biết cghia sẻ biết sống đúng đạo lí chính vì thế có thể nói rằng bà vừa là người nhóm lửa, là người giữ lửa, là người truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

b. Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.

c. Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.

d. Tổ chức thức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Cho câu mở đoạn “Bài thơ Bếp lửa là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng”, viết đoạn khoảng 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức diễn dịch.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs làm bài tập, 1 hs lên bảng viết GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Đoạn văn mẫu

(1)Bài thơ “Bếp lửa” là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. (2)Tác giả thấu hiểu nỗi vất vả và sự “lận đận” của bà, cuộc đời bà trải qua nhiều gian truân, vất vả, nhiều khó khăn tưởng không bao giờ dứt. (3)Nhưng bà luôn là hình ảnh mẫu mực về một người phụ nữ Việt Nam can trường, giàu đức hi sinh dù gian truân vất vả. (4)Tất cả được thể hiện qua động từ “nhóm” được lặp đi lặp lại tới bốn lần trong bài thơ với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.(5) Những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa chính là sự yêu thương, bền bỉ của bà. (6)Bà trong tâm trí tác giả vừa là người thắp lửa lại là người giữ lửa. Bà khơi dậy trong tâm hồn người cháu tình những tình cảm tốt đẹp, giúp cháu có tuổi thơ ấm áp tình người và nhiều kí ức đẹp. (7)Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà vì vậy dù có đi xa tới đâu người cháu luôn nhớ về bà, nhớ về nguồn cội từ những điều bình dị nhỏ bé nhất - bếp lửa. (8)Bài thơ chất chứa nỗi niềm thương nhớ về người bà dù cháu có xa bà, ở nơi xứ người thì tình yêu thương, sự kính trọng và nỗi nhớ vẫn luôn hướng về bà. (9)Lời tự bộc bạch chân thành của tác giả thể hiện nỗi niềm khắc khoải, trăn trở “Sớm mai này bà nhóm bếp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Cụ thể, trên cơ sở xác định chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội gì, có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLHS không, quy định tại điều, khoản nào của BLHS, Tòa

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải