• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soan:... Tiết Ngày dạy:...

Bài 36

ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam

-Xác định được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta.

-Đánh giá được vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở nước ta hiện nay.

-Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm đất ở địa phương.

2. Kĩ năng

- Đọc lát cắt địa hình, bản đồ các loại đất chính.

- Quan sát, nhận biết, phân loại đất thông qua mẫu đất.

3. Thái độ

- Tích cực tham gia bảo vệ tài nguyên đất.

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, tài liệu, sử dụng atlat địa lí Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV

- Bài giảng điện tử.

- Phiếu học tập nhóm

- Tư liệu, học liệu liên quan đến vấn đề đất ở Việt Nam.

- Tranh ảnh về đất, hiện trạng, nguyên nhân, sử dụng và cải tạo đất - Atlat địa lí Việt Nam, đồ dùng dạy học.

(2)

2. Chuẩn bị của HS

- Ôn lại kiến thức về các thành phần tự nhiên đã học, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất.

- Đọc trước bài ở nhà, sưu tầm thông tin về các loại đất, tư liệu, tranh ảnh về hiện trạng vàe nguên nhân về vấn đề sử dụng đất ở nước ta hiện nay.

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội

Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặc điểm chung của đất Việt Nam

Trình bày được đặc điểm chung của đất Việt Nam.

Giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam.

Xác định được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế các nhóm đất chính ở nước ta.

Xác định được mẫu đất là loại đất gì?

Qua tìm hiểu thực tế, báo cáo về tài nguyên đất ở địa phương em: Vai trò và chức năng của đất ở địa phương em; Hiện trạng sử dụng và nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên đất ở địa phương em; Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm đất ở địa phương em.

Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

Trình bày được thực trạng vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.

Giải thích được nguyên nhân phục thực trạng ô nhiễm, suy

thoái tài

nguyên đất ở Việt Nam hiện nay.

Đề xuất được biện pháp khắc phục thực trạng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam hiện nay.

(3)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động (3 phút) 1. Mục tiêu

- Tạo tâm thế học tập cho học sinh

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức đã có của học sinh để tạo tình huống kết nối vào bài mới.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Sử dụng phương tiện trực quan, kết hợp vấn đáp – gợi mở.

- HS làm việc cá nhân.

3. Phương tiện

- Ảnh các loại đất ở Việt Nam 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ

+ Cho HS xem hình ảnh về các loại đất ở Việt Nam, hướng dẫn HS quan sát.

+ HS ghi lại những hiểu biết của mình về một trong những loại đất?

- Bước 2:

(4)

Giáo viên quay số may mắn (Bằng ứng dụng của bảng thông minh, phần mềm classtool.net…) xác định 02 học sinh trình bày những hiểu biết của mình về một loại đất.

- Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên tổng kết và dẫn vào bài.

B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam (22p) 1. Mục tiêu

-Trình bày được đặc điểm chung của đất Việt Nam đa dạng, phức tạp.

-Nêu được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính.

-Xác định được các nhóm đất chính trên bản đồ.

-Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, thuyết trình, sử dụng bản đồ.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp:

+ Trực quan kết hợp vấn đáp, gợi mở.

+ Thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm của 3 nhóm đất chính.

+ Tích hợp liên môn: Hóa học, công nghệ.

- Hoạt động: Cá nhân, nhóm.

3. Phương tiện

- Bản đồ các loại đất của Việt Nam

- Lát cắt địa hình – thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 200B 4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: GV hướng dẫn, dẫn dắt vào phần 1 đặc điểm chung + Hướng dẫn HS quan sát bản đồ Đất Việt Nam.

GV: Xác định các loại đất trên bản đồ? Nhân xét về đất Việt Nam?

- Bước 2: Nhận xét, chốt kiến thức về đặc điểm chung thứ nhất của đất Việt Nam.

+ GV nhận xét HS chỉ bản đồ, rút ra nhận xét đất ở nước ta.

GV: Dựa vào kiến thức đã học (Lớp 6, Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng), giải thích tại sao đất ở nước ta đa dạng?

+ GV nhận xét, chốt kiến thức: Thiên nhiên đa dạng và tác động của con người là nguyên nhân tạo ra tính đa dạng của đất ở nước ta.

(5)

- Bước 3: Đọc tên các loại đất theo lát cắt

+ Chiếu lát cắt địa hình - thổ nhưỡng (H36.1. SGK) + GV giới thiệu lắt cắt:

GV: Xác định vĩ tuyến 200B trên bản đồ các nhóm và loại đất chính

GV: Trên lắt cắt, từ Tây sang Đông có những dạng địa hình và các nhóm đất tương ứng nào?

+ HS trả lời, HS khác nhận xét + GV nhận xét, chốt kiến thức

- Bước 4: Mở rộng về đặc điểm chung thứ nhất của đất Việt Nam

GV: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tác động đến quá trình hình thành các nhóm đất này như thế nào?

+ HS trả lời thảo luận nhóm đôi

+ GV nhận xét, bổ sung: Quá trình phong hóa diễn ra nhanh, tầng đất dày, nhiều mùn. Quá trình bồi tụ đất phù sa, hình thành đất faralit đỏ, vàng ở vùng đồi núi.

+ Chốt kiến thức: Đất Việt Nam thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên

- Bước 5: Hình thành kiến thức về ba nhóm đất chính

+ GV giới thiệu ba nhóm đất chính ở nước ta trên lát cắt địa hình thổ nhưỡng.

HS quan sát lát cắt.

+ GV hướng dẫn HS khai thác các nguồn tư liệu để hoàn thành phiếu học tập.

HS quan sát bản đồ kết hợp SGK và biểu đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam.

 HS hoạt động cá nhân: (2p) để tự hoàn thiện phiếu học tập

 HS thảo luận nhóm 4: (3p) để trao đổi với bạn về ý kiến cá nhân của phiếu học tập

 GV gọi HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét, bổ sung (Bảng các nhóm đất chính ở Việt Nam)

- Bước 6: Mở rộng và chốt kiến thức về ba nhóm đất chính của Việt Nam +HS trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao đất phù sa tơi xốp, giàu mùn?

+ GV mở rộng vấn đề đất phù sa: Mưa rửa trôi lớp đất phía trên của vùng đồi núi tơi xốp, giàu mùn vận chuyển về đồng bằng tích tụ tạo đất phù sa; là loại đất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp; ý nghĩa của ĐBSCL, ĐHSH với sản xuất nông nghiệp.

(6)

+ GV chốt kiến thức: 3 nhóm đất chính khác nhau về đặc tính và giá trị sử dụng.

- Bước 7: Quan sát mẫu đất

+ GV cho HS quan sát mẫu đất (mẫu đất HS mang theo tại địa phương và GV có chuẩn bị)

Quan sát các mẫu đất kết hợp với kiến thức vừa học để xác định tên các loại đất?

 HS quan sát mẫu đất và xác định.

+ GV chốt các loại đất:

 Số 1: Đất feralit

 Số 2: Đất phù sa

 Số 3: Đất mùn

- Bước 8: Liên hệ thực tế địa phương Với Hà Nội.

+ Nhận xét gì về đất feralit bị đá ong hóa?

Cứng, khó trồng trọt, có nhiều ở ngoại thành Hà Nội như Sóc Sơn, Sơn Tây…

+ Muốn hạn chế đá ong hóa cần phải làm gì?

GV chốt biện pháp chống xối mòn rửa trôi là biện pháp quan trọng ở vùng đồi núi

Với Quảng Ngãi.

+ Quảng Ngãi có rất nhiều loại đất chính: cồn cắt, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất glây, đất xám, đất đỏ vàng, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ sỏi đá.

GV: Nhận xét về đất xói mòn trơ sỏi đá?

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá có ở hầu hết cá huyện trong tỉnh, nơi thảm thực vật đã bị phá hủy một cách nghiêm trọng.

+ Muốn hạn chế đất xói mòn trơ sỏi đá cần phải làm gì?

+ GV chốt: Đất xói mòn trơ sỏi đá có thành phần cơ giới đát cả pha, thịt pha cát; chất hữu cơ trung bình; lân tổng số rất nghèo; kali tổng số nghèo => tốt nhất là trồng rừng và phục hồi rừng.

(7)

Nội dung phần 1

1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

- Đất nước ta đa dạng, thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

- 3 nhóm đất chính:

+ Đất mùn núi cao: Tỉ lệ diện tích: 11%, phân bố: vùng núi cao; Đặc tính: Màu nâu đen, tơi xốp, giàu mùn.

+ Đất feralit đồi núi thấp: Tỉ lệ 65%; Phân bố vùng đồi núi thấp; Đặc tính: Chua, nghèo mùn, nhiều sét, dễ rửa trôi, kết von, màu đỏ vàng; Giá trị: trồng cây công nghiệp.

+ Đất phù sa: Tỉ lệ 24%; Phân bố: vùng đồng bằng; Đặc tính: Tơi xốp, giữ nước tốt, màu nâu.; Giá trị: trồng cây lương thực, ăn quả..

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất (15p) 1. Mục tiêu

-HS nêu được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay.

-HS giải thích được lí do cần sử dụng hợp lí và cải tạo đất Việt Nam.

-Trình bày được một số biện pháp cải tạo và sử dụng đất hợp lí.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp:

+ Trực quan kết hợp vấn đáp + Thảo luận nhóm tìm biện pháp + Tích hợp bảo vệ môi trường

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm 3. Phương tiện

- Báo cáo các nhóm đã chuẩn bị 4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Giao nhiệm vụ + GV dẫn vào phần 2

+ GV tổ chức HS báo cáo phần chuẩn bị: thực trạng và nguyên nhân của thực trạng đất nước ta hiện nay.

(8)

- Bước 2:

+ Các nhóm báo cáo: Mỗi nhóm báo cáo một nội dung (Quay số ngẫu nhiên xác định nhóm báo cáo thành viên báo cáo)

+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức

Nguyên nhân chủ yếu:Diện tích khai thác liên tục lâu năm, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bừa bãi.

Thực trạng: 50% diện tích đất cần cải tạo, 10 triệu ha đất trồng, đồi trọc, bị xói mòn mạnh…)

- Bước 4: Phân tích nguyên nhân

+ GV cho HS nhận xét biểu đồ cơ cấu các nhóm đất phân theo mục đích sử dụng

82.4 11.2

6.4

Bi u đồ phân lo i đât theo m c đích s d ng năm 2016 (%) (nguồn: ể ạ ụ ử ụ T ng c c thồng kê)ổ ụ

Nồng nghi p Phi nồng nghi p Ch a s d ngư ử ụ

+ HS quan sát biểu đồ, nhận xét về tỉ lệ nhóm đất chưa sử dụng?

+ GV chốt nguyên nhân phải sử dụng và cải tạo hợp lí đất vì diện tích đất chưa sử dụng ít, diện tích đã sử dụng lớn đang bị suy giảm về chất lượng.

- Bước 5: GV tổ chức HS thảo luận trong bàn tìm biện pháp + Giao nhiệm vụ câu hỏi:

? Nêu những biện pháp để cải tạo và sử dụng hợp lí tài nguyên đất?

? Là HS con sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên đất?

+ HS trả lời

+ GV chốt kiến thức: Đất là tài nguyên quý giá, có thể phục hồi nên cần sử dụng và cải tạo hợp lí, thực hiện tốt luật đất đai.

2. Các vấn đề cải tạo và sử dụng đất

(9)

- Thực trạng: Diện tích đất cần cải tạo lớn - Biện pháp:

+ Đất đồi núi: trồng rừng, làm ruộng bậc thang…

+ Đất đồng bằng: Luân canh, bón phân hữu cơ…

+ Thực hiện tốt Luật đất đai

HOẠT ĐỘNG 3. Hoạt động củng cố (4p) 1. Mục tiêu

-HS được nhắc lại một số kiến thức về đất Việt Nam

-HS ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí -Hình thành và giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ tư duy

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: nhóm

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Nhóm 3. Phương tiện

Bộ câu hỏi liên quan đến nội dung bài học 4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Giao nhiệm vụ

+ GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi mảnh ghép + Hình thức: các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học Câu 1. Đất bazan phân bố chủ yếu ở vùng nào?

A.Đông Bắc B.Bắc Trung Bộ C.Đông Nam Bộ

D.Đồng bằng Sông Cửu Long

Câu 2. Trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của nước ta, nhóm đất nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A.Feralit vùng núi thấp B.Mùn núi cao

C.Phù sa sông ven biển D.Phù sa ngoài đê

Câu 3. Các nhân tố tác động đến sự hình thành và tính đa dạng của đất?

A.Đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước

(10)

B.Khí hậu, nguồn nước, sinh vật, sự tác động của con người

C.Đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, sự tác động của con người D.Sinh vật, sự tác động của con người, đá mẹ, địa hình

Câu 4. Nhóm đất nào có chất lượng kém nhất trong tài nguyên đất ở Quảng Ngãi?

A.Đất phù sa B.Đất glay C.Đất đỏ D.Đất cát biển

- Bước 2: Chơi trò chơi

- Bước 3: GV nhận xét, hỏi HS về thông điệp từ bức tranh được mở ra.

Chốt kiến thức toàn bài bằng thông điệp của hình ảnh ở phần trò chơi: HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ ĐẤT.

D. Hướng dẫn học ở nhà (1phút)

- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đất - Đọc trước bài đặc điểm sinh vật Việt Nam PHỤ LỤC

Phiếu học tập: Các nhóm đất chính ở Việt Nam (Thảo luận nhóm – thời gian 3p)

Dựa vào bản đồ phân bố các loại đất và nhóm đất chính, biểu đồ cơ cấu các nhóm đất chính kết hợp thông tin SGK để hoàn thành bảng sau:

Tỉ lệ Phân bố Diện tích Giá trị sử

dụng Đất feralit

Mùn núi cao

Phù sa

(11)

V. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soan:... Tiết 41 Ngày dạy:...

Bài 37

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

- Trình bày được những nét cơ bản về sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam.

- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Đánh giá tình hình suy thoái tài nguyên sinh vật tại địa phương và đề xuất giải pháp

2. Kĩ năng

- Phân tích tranh ảnh, bảng số liệu để chứng minh sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam.

- Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ

- Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.

(12)

- Lên án các hành vi phá hoại môi trường rừng và săn bắt động vật hoang dã 4. Năng lực hình thành

- Góp phần phát triển cho HS các năng lực chung như: Năng lực giao tiếp và hợp tác trong học tập, năng lực giải quyết vấn đề,..

- Góp phần phát triển cho HS các năng lực môn học: Năng lực nhận thức khoa học Địa lí, năng lực tìm hiểu địa lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV

- Bảng số liệu.

- Tranh ảnh.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của HS

- Đọc và nghiên cứu trước bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam.

- Atlat Địa lí Việt Nam.

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội

Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặc điểm chung

Nêu được những đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam

Giải thích được sự đa dạng của sinh vật Việt Nam

Liên hệ về hệ sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Đóng vai là: Hướng dẫn viên du lịch, Giám đốc VQG - khu bảo tồn thiên nhiên, chinh quyền địa phương… để hướng dẫn, phân tích về hệ sinh thái nơi em đang sinh sống.

Sự giàu có về thành phần loài sinh vật

Trình bày được số liệu sự giàu có về thành phần loài sinh vật

Phân tích được những nhân tố tác động đến sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta

Lấy ví dụ về sự phong phú về thành phần loài ở địa phương em

Đa dạng Nêu được Phân tích sự Vẽ và điền

(13)

Nội

Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

hệ sinh thái

tên các kiểu hệ sinh thái rừng ở Việt Nam

phân bố các kiểu hệ sinh thái ở Việt Nam

lược đồ tên các VQG ở Việt Nam IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5 phút) 1. Mục tiêu

- Gợi mở, tạo hứng thú cho bài học mới.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Sử dụng phương tiện trực quan, kết hợp Trò chơi.

- Hợp tác nhóm 3. Phương tiện

Giấy note để ghi nhận thông tin hoặc bảng con và bút lông 4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các câu hỏi sau:

+ Kể tên các loại cây/con được nhắc đến trong các hình đánh số từ 1-10 + Loài nào em biết, loài nào không

+ Từ phát hiện này, em có nhận xét gì về sinh vật nước ta?

- Bước 2: HS làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 3: HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: GV gợi mở, liên hệ vào bài mới.

Cá cóc Tam Đảo Sếu đầu đỏ Sao la

(14)

Dẻ Trùng Khánh Sầu riêng Vài thiều

Ngải cứu Lá lốt Diếp cá

Chè Đậu tương Ca cao

Phương án 2: GV chuẩn bị cho HS đoán từ là các loài cây, con tiêu biểu Phương án 3: Cho xem clip, ghi nhanh các loài xuất hiện trong clip Phương án 4: Thi kể tên các loại cây, con địa phương theo vòng tròn B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam (5 phút) 1. Mục tiêu

- Trình bày được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Vấn – đáp, thuyết trình

- Cá nhân 3. Phương tiện

- Phương tiện trực quan

(15)

4. Tiến trình hoạt động

Nội dung phần 1

- Sinh vật Việt Nam rất phong phú, đa dạng.

HOẠT ĐỘNG 2: Chứng minh sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam qua thành phần loài sinh vật và các hệ sinh thái. (15 phút)

1. Mục tiêu

- Kể tên được các hệ sinh thái ở nước ta và nơi phân bố của chúng.

- Chứng minh được sự giàu có về thành phần loài sinh vật.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện trực quan.

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Nhóm 3. Phương tiện: Giấy A3, bút màu

4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam/12, kết hợp nghiên cứu SGK/130, 131, hoàn thiện Sơ đồ tư duy trên giấy A3 về sự đang dạng của sinh vật VN.

Thời gian thực hiện 7 phút Tiêu chí đánh giá:

+ Nội dung chính xác, ngắn gọn, đảm bảo tính khooa học + Bố cục cân đối, hài hòa

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các câu hỏi sau:

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam/12, kết hợp nghiên cứu SGK/130, em hãy đưa ra những nhận xét về đặc điểm chung của sinh vật ở nước ta?

Sự phong phú, đa dạng của sinh vật được thể hiện qua các yếu tố nào?

- Bước 2: HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 3: HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chính xác hóa nội dung học tập.

(16)

+ Màu sắc rõ nét, có hình vẽ/icon minh họa

- Bước 2: HS thảo luận, cùng nhau thực hiện theo nhóm dưới sự góp ý, hướng dẫn của giáo viên:

- Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm treo/dán sản phẩm của nhóm mình hoặc để ngay ngắn trên bàn.

- Bước 4: HS di chuyển theo trạm để quan sát, mỗi trạm dừng 1p để ghi chép, đánh giá, chấm điểm nhóm trên thang điểm 10.

+ GV yêu cầu HS nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.

+ GV yêu cầu 1 nhóm ngẫu nhiên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

+ Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

- Bước 5: GV nhận xét , đánh giá và chính xác nội dung học tập:

+ Nhận xét, động viên các nhóm và cho điểm khuyến khích nhóm trình bày đúng và sáng tạo nhất.

+ Yêu cầu các nhóm theo dõi và hoàn thiện vào vở.

- Bước 6: GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế:

+ Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?

(17)

+ Hệ sinh thái nào đang ngày càng mở rộng và góp phần làm đa dạng và giàu có cho tài nguyên sinh vật của nước ta

+ Trong số 4 HST như ở Việt Nam, Lào không có hệ sinh thái nào?

HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam. (10 phút)

1. Mục tiêu

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam.

2. Hình thức tổ chức - Cá nhân

3. Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật khăn trải bàn 4. Hoạt động

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi và bảng số liệu:

Nội dung phần 2: Sơ đồ tư duy về hệ sinh thái

(18)

+ Nghiên cứu SGK/130, cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự phong phú, đa dạng của sinh vật nước ta?

+ Quan sát bảng số liệu và cho biết bảng số liệu này nói đến nguyên nhân nào?

(phụ lục 2)

+ Con người đã tác động như thế nào đến sinh vật? Tại sao phải bảo tồn sinh vật?

- Bước 2: HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.

+ HS có 1 phút ghi ý kiến cá nhân ra giấy note

+ HS có 2 phút tổng hợp ý kiến chung ra bảng nhóm + GV có thể gợi ý thêm nếu HS gặp khó khăn:

 Liên hệ kiến thức đã học về các thành phần tự nhiên như khí hậu, sông ngòi, đất.

 Quan sát các tên các luồng sinh vật để tìm ra nguyên nhân làm cho sinh vật nước ta phong phú, đa dạng.

- Bước 3: HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: GV nhận xét , đánh giá và chính xác hóa nội dung học tập.

- Bước 5: GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế bằng trò chơi đơn giản “CÙNG NHAU TRANH TÀI”

HS nam và nữ xếp thành 2 hàng dọc trước bảng ở 2 đầu bảng (lưu ý quản lí sao cho HS không nhìn nhau hoặc gọi các đại diện ngẫu nhiên trong mỗi nhóm ra tranh tài bằng cách quay bút hoặc Random)

Trong vòng 3 phút, thay phiên nhau ghi tên các cây trồng quan trọng, các sản phẩm nông nghiệp của quận/huyện/tỉnh

>>> Kết thúc trò chơi, HS đếm chéo kết quả của nhau. GV yêu cầu HS tổng kết và cho biết: Sinh vật ở quận (huyện)……thuộc hệ sinh thái nào?

C. Củng cố/luyện tâp (5 phút) 1. Mục tiêu

- Khắc sâu nội dung bài học - Nguyên nhân:

+ Môi trường sống của Việt Nam thuận lợi: Ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao;

mưa nhiều, độ ẩm lớn; tầng đất sâu, dày, vụn bở…

+ Nhiều luồng sinh vật di cư tới.

+ Tác động của con người.

(19)

2. Phương pháp - Trò chơi

3. Phương tiện - Bộ câu hỏi 4. Hoạt động

- GV củng cố kiến thức và đánh giá quá trình theo dõi bài học của HS thông qua trò chơi: “Hộp quà may mắn”:

+ Câu 1: Nước ta có bao nhiêu loài thực vật?

A. 11.200 loài. B. 14.600 loài. C. 15.000 loài. D.15.500 loài.

+ Câu 2: Hệ sinh thái tự nhiên nào dưới đây không có ở Việt Nam?

A. Rừng tai ga. B. Rừng ngập mặn.

C. Rừng ôn đới núi cao . D. Rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Câu 3: Sinh vật nước ta phong phú về thành phần loài là do:

A. có nhiều hệ sinh thái.

` B. có nhiều loài sinh vật.

C. vị trí địa lí, địa hình, đất, khí hậu và sự tác động của con người.

D. cây cối phát triển quanh năm, nguồn thức ăn phong phú cho động vật.

+ Câu 4: Hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng chủ yếu do:

A. tác động của con người.

B. diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.

C. giảm nhiều về số lượng các loài sinh vật.

D. nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

D. Vận dụng, hoạt động nối tiếp (5 phút) 1. Mục tiêu

- Phát triển và nâng cao năng lực của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật

- Đóng vai 3. Phương tiện - Bộ câu hỏi 4. Hoạt động

a. Hoạt động vận dụng

(20)

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức của bài học thông qua các câu hỏi sau:

+ Tài nguyên sinh vật hiện tại của địa phương em đa dạng như thế nào?

+ Loại tài nguyên nào bị khai thác cạn kiệt/đánh bắt không kiểm soát?

+ Giải pháp nào nhằm giải quyết nhanh nhất vấn đề?

>>> đại diện HS phát biểu nhanh ý kiến, có thể phản biện ngắn với nhau nhằm chọn ra ý kiến hiệu quả nhất.

b. Hoạt động nối tiếp

- Làm bài tập trong vở thực hành.

- Chuẩn bị bài mới: “ Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam”

+ Tìm hiểu giá trị, công dụng của sinh vật Việt Nam?

+ Thực trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?

+ Nêu thực trạng khai thác và một số biện pháp bảo vệ tài nguyên động vật ở nước ta

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Oldman (1974) thì một công việc sẽ mang đến nhân viên sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nếu thiết kế công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau: Sử dụng các

1.2.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề về lòng trung thành của nhân viên tại Việt Nam  Nghiên cứu của Trần Kim Dung 2005 Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam,

Qua các bước phân tích ở trên, các yếu tố như thương hiệu, sản phẩm, giá cả, chuẩn mức chủ quan thực sự ảnh hưởng đến quyết định liệu rằng một người tiêu dùng có

Đây là mọ t trong những khó kha n mà khi làm công tác tổ chức hẹ thống kế toán ngu ời tổ chức phải đạ c biẹ t quan tâm vì nếu không khéo sẽ dẫn đến thông tin kế toán

Như vậy, những kết quả từ nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bộ phận kế toán tại các bệnh viện trong việc tìm hiểu về những nhân tố ảnh

Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, trong khóa luận “ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc thực hiện hợp đồng

Bản chất công việc phù hợp: Được hiểu là một công việc sẽ mang lại sự thỏa mãn chung cho người lao động và tạo hiệu quả công việc tốt nếu nó thỏa mãn các

Bên cạnh đó, chương 1 còn đề cập đến các giả thuyết dựa trên mô hình của tác giả Vũ Khắc Đạt (2008) về lòng trung thành của nhân viên tại văn phòng khu