• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

Ngày soạn: 3/9/2016

Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2016 TOÁN

BÀI 1: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Cả lớp hát bài: Vui đến trường II. Hoạt động thực hành: (32’) 1.Chơi trò chơi: “Ghép thẻ”

- Củng cố cách đọc phân số và xác định thành phần của phân số ( tử số, mẫu số)

2.

- Củng cố cách đọc, viết phân số và cách hình thành phân số. Xác định nhanh tử số và mẫu số

3. Một số lưu ý về phân số

- Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia.

- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.

- Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.

- Số 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0.

4. – Củng cố cách đọc phân số, xác định thành phần của phân số

5. Củng cố các chú ý về phân số 6. Chơi trò chơi “ Tìm bạn”

- Hs cả lớp hát

* Hoạt động nhóm

- HS thực hiện theo logo và yêu cầu SGK

2/3 (chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu hai phần .Tức tô màu 2/3 băng giấy; đọc là hai phần ba)

- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.

2. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.(5’)

- GV hướng dẫn, HS lần lượt viết 1:3;

4:10;... dưới dạng phân số.

+ 1: 3= 1 HS nêu thành phần của p/ số 3

- Thực hiện tương tự với các phép tính còn lại.

*Hoạt động cả lớp.

- HS thực hiện theo logo và yêu cầu SHDH.

(2)

TIẾNG VIỆT

Bài 1A: LỜI KHUYÊN CỦA BÁC (Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

Cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình

A. HĐCB: (30’)

1. HS quan sát tranh, nghe GV giới thiệu - Hình ảnh Bác Hồ đang đọc Bản Tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945.

- Hình ảnh Lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới thành hình chữ S- gợi dáng hình đất nước ta.

- Hình ảnh các bạn nhỏ đeo khăn quàng với những bộ trang phục khác nhau của các dân tộc thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em của dân tộc Việt Nam 2. Nghe thầy (cô) đọc bài.

3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

4. Cùng luyện đọc

5. Trả lời các câu hỏi cuối bài.

* Gv yêu cầu TBHT chi sẻ nội dung phần 5.

- HĐ cả lớp - HĐ cả lớp

- HĐ cả lớp - HĐ cặp đôi:

Tựu trường, mấy tháng giời, sung sướng, siêng năng, nô lệ….

- HĐ nhóm - HĐ nhóm

1) Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.Từ ngày khai trường này các en HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

2) Sau CM tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho đất nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

3) b.

4) Nội dung: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

6. Học thuộc lòng - HĐ cả lớp.

(3)

GIÁO DỤC LỐI SỐNG

Bài 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 1)

* Tài lệu và phương tiện: Trang phục mặc đi học; đi bơi, đi ngủ của em trai và em gái; Sử dụng hộp thư bè bạn; bản đồ cộng đồng.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

-Y/cầu HS hát bài: Sắp đến tết rồi - Hs lên trình diễn thời trang

II. HĐ cơ bản: (30’)

Hoạt động 1. Ý nghĩa của trang phục - Hs quan sát và nhận xét về nhân vật thông qua trang phục của họ theo các câu hỏi sau

+ Nhân vật là người lớn hay trẻ em?

+ Họ đang làm gì?

+ Họ là người dân tộc nào?

+ Họ là nam hay nữ?

+ Qua trang phục của một người, em có thể biết những gì về họ?

* Gv: Trang phục cử một người có thể cho chúng ta biết về giới tính, lứa tuổi, tôn giáo, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình,...của họ.

Hoạt động 2. Ý nghĩa của đồng phục học sinh.

- Hãy giới thiệu bộ trang phục HS của trường em

+ Khi nào em mặc bộ trang phục Hs?

+ Em cảm thấy thế nào khi mặc bộ trang phục học sinh?

+ Đồng phục Hs có ý nghĩa như thế nào đối với em và những người xung quanh?

+ Nhờ đâu mọi người nhận biết Hs ở các trường?

Hoạt động 3. Lựa chọn trang phục.

- Hs thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Em thường mặc quần áo như thế nào vào từng mùa khi ở nhà? Vì sao?

+ Em thường mặc quần áo như thế nào khi đi chơi Tết? Vì sao?

- Hs hát đồng thanh

- HS đọc các thông tin, SGK và thảo luận theo 5 câu hỏi Gv đặt ra.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp.

* Em mặc bộ quần áo đồng phục khi đi học và tham gia các hoạt động chung của lớp và trường. Em tự hào là HS của trường. Bộ đồng phục Hs thể hiện sự thống nhất, đoàn kết, bình đẳng giữa các Hs trong trường và nhắc nhở em thực hiện trách nhiệm HS của mình...

- HS thảo luân nhóm:

+ Em mặc quần áo phù hợp với mùa, Với sức khỏe, quần áo gọn gàng, dễ đi lại,…

+ Em lựa chọn trang phục lịch sự, đẹp,

(4)

+ Khi lựa chọn trang phục em nên quan tâm đến điều gì?

* Gv kết luận: Tài liệu hướng dẫn GV trang 31.

Hoạt động 4. Cách mặc trang phục - Hs xem tranh và trả lời câu hỏi:

+ Bạn nam nào trong tranh mặc trang phục ngay ngắn chỉnh tề? Nêu lí do so sánh với hai tranh còn lại.

- KL: Sách hướng dẫn trang 32 III. Hoạt động ứng dụng

- Cùng người thân lựa chọn những trang phục phù hợp cho cuộc sống hàng ngày

- HS HĐ nhóm

- HS các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- HS lắng nghe để thực hiện.

LỊCH SỬ

BÀI 1: CHUYỆN VỀ TRƯƠNG ĐỊNH, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ.

CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ (Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Gv tổ chức chơi trò chơi: Hái hoa dân chủ về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu, ý nghĩa một số trận đánh tiêu biểu (Trong chương trình lớp 4).

II. Hoạt động cơ bản: (30’)

1.Khám phá bối cảnh nước ta ở cuối thế kỉ XIX - GV giới thiệu vài nết về bối cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỉ XIX.

- Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Phan Bội Châu; Phan Chu Trinh; …

2. Tìm hiểu về “Bình Tây Đại nguyên soái”

Trương Định

- Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà

ước...ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng....

- Giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định không biết hành động như thế nào cho phải lẽ.

- Giữa lúc ấy, chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An.... nghĩa quân khắp nơi ủng hộ.

- .... cảm kích tấm lòng của nghĩa quân và quần chúng, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua.

3. Khám phá những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn trường Tộ

-Trước hoạ xâm lăng,bên cạnh những người Việt

- Hs cả lớp chơi

* Hoạt động cả lớp

- HS đọc thầm cá nhân và lắng nghe thầy cô kể

- Trao đổi nhanh trả lời câu hỏi.

* HĐ nhóm

- HS đọc thầm cá nhân, trao đổi trả lời câu hỏi

* HĐ nhóm

- HS đọc thầm cá nhân, trao đổi trả lời câu hỏi

*Ý kiến của bản thân về Nguyễn Trường Tộ?

(5)

Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp:Trương Định,Nguyễn Trung Trực,Nguyễn Hữu Huân....còn có những người đề nghị canh tân đất nước,mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ

-Vì vua Tự Đức cho rằng: những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi

- Báo cáo kết quả với thầy cô

Ngày soạn: 4/9/2016

Ngày giảng: Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2016 TOÁN

BÀI 1: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Cả lớp hát bài: Vui đến trường II. Hoạt động thực hành: (32’) 8. Củng cố cách rút gọn phân số

9. Củng cố quy đồng mẫu số hai phân số

10. Rút gọn, quy đồng phân số + Nêu yêu cầu bài tập.

+ Bài tập yêu cầu gì?

a, Rút gọn các phân số.

b, Quy đồng mẫu số các phân số sau.

- Y/c hs làm bài tập.

+ Qua bài tập 10 giúp ta củng cố điều gì?

+ Để rút gọn phân số bạn làm như thế nào?

+ Em hãy nêu các bước quy đồng mẫu số?

11. Tìm phân số bằng nhau + Nêu yêu cầu bài tập.

+ Phân tích mẫu?

- Hs cả lớp hát

*Hoạt động nhóm đôi

- HS thực hiện theo logo và yêu cầu SGK

*Hoạt động cá nhân

- HS thực hiện theo logo và yêu cầu SGK

- Đọc thầm bài 11 trang 8 sách HDH.

- Nối hai phân số bằng nhau.

- Đối chiếu kết quả.

- Nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả.

+ Mời 1 bạn đọc bài làm. Nhóm đối chiếu cùng chia sẻ.

+ Qua bài tập 11 giúp các bạn điều gì?

+ Dựa vào đâu để bạn tìm được các phân số bằng nhau?

* Chia sẻ trước lớp.

Ban học tập điều khiển:

+ Bài học hôm nay củng cố cho chúng ta

(6)

III. Hoạt động ứng dụng (2’)

- HS thực hiện yêu cầu trang 8 SHDH.

về nội dung gì?

+ Tính chất cơ bản của phân số được ứng dụng để làm gì?

- Hs nêu

TIẾNG VIỆT

Bài 1A: LỜI KHUYÊN CỦA BÁC (Tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’) Cả lớp hát bài: Trái đất này

là của chúng mình

II. Hoạt động cơ bản: (17’) 7. Tìm hiểu từ đồng nghĩa.

- Nghĩa của từ học sinh, học trò đều chỉ những học sinh.

- Nghĩa của 2 từ khiêng và vác giống nhau là cùng để dùng tay nâng và chuyển một vật. Khác nhau: khiêng: nâng vật bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại; vác: chuyển vật bằng cách đặt vật lên vai.

III. Hoạt động thực hành: (12’)

1. nước nhà – non sông; năm châu – hoàn cầu;

xây dựng – kiến thiết.

2.

- Đẹp: xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, đẹp đẽ, đèm đẹp, tươi đẹp, tuyệt đẹp, kiều diễm … - To: to lớn, lớn, to đùng, to tướng. to kềnh, khổng lồ..

- Học tập: học hành, học hỏi, học…

- HĐ cả lớp - HĐ cá nhân

- Nghĩa của từ học sinh, học trò đều chỉ những học sinh.

- Nghĩa của 2 từ khiêng và vác giống nhau là cùng để dùng tay nâng và chuyển một vật. Khác nhau: khiêng: nâng vật bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại; vác:

chuyển vật bằng cách đặt vật lên vai.

- HĐ cả lớp - HĐ cá nhân

TIẾNG VIỆT

Bài 1A: LỜI KHUYÊN CỦA BÁC (Tiết 3)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Cả lớp chơi trò chơi: Ong đốt, ong đốt II. Hoạt động thực hành: (32’)

13. Đặt câu:

- Các bạn lớp em rất hay học hỏi lẫn nhau.

- HS cả lớp cùng chơi - HĐ cặp đôi

(7)

4. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở bài: Việt Nam thân yêu

5. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn.

6.

Âm đầu Đứng tr ớc i, ê, e

Đứng trước các âm còn lại

Âm “cờ” Viết là k Viết là c Âm “gờ” Viết là gh Viết là g Âm “ngờ” Viết là ngh Viết là ng III. HĐƯD: (2’)

- GV giao HDƯD (11)

- HĐ cả lớp - HĐ nhóm: Kq:

- ngày –ghi – ngát – ngữ.

- nghỉ - gái – ngày.

- kết – của – cương - kỉ

- HĐ nhóm

Ngày soạn: 5/9/2016

Ngày giảng: Thứ năm ngày 8 tháng 9 nám 2016 TOÁN

BÀI 2: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ ( tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Cả lớp hát bài: Bốn phương trời II. Hoạt động thực hành: (30’) 1. Chơi trò chơi: “Ghép thẻ”

- Củng cố cách tìm phân số bằng nhau

2. Thảo luận điền dấu (>, <, = ) thích hợp vào chỗ chấm:

- Củng cố cách so sánh phân số cùng mẫu, khác mẫu

3.

- Củng cố cách so sánh các phân số cùng tử và phân số khác mẫu

- Cách so sánh phân số với 1

+ Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?

+ Muốn so sánh hai phân số cùng tử số ta làm thế nào?

+ Nêu cách so sánh phân số với 1?

- Nhận xét.

- Y/cầu TBHT chia sẻ nội dung bài 2.

- HS cả lớp hát

* Hoạt động nhóm

- HS thực hiện theo logo và yêu cầu SHD.

- HS thảo luận thực hiện như Sách hướng dẫn.

* Hoạt động cả lớp

- HS thảo luận thực hiện như Sách hướng dẫn

- Hs trả lời

TIẾNG VIỆT

(8)

Bài 1B: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

1. Cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp II. Hoạt động cơ bản: (30’)

1. Quan sát tranh: Bức tranh vẽ cảnh những người nông dân đang gặt lúa.

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài:

Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

3. Ghép lời giải nghĩa thích hợp:

4. Cùng luyện đọc 5. Trả lời các câu hỏi:

1)Những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?

2) Những chi tiết về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

3. Bằng nghệ thuật quan sát , cách dùng từ. Bài văn thể hiện điều gì?

- HĐ cả lớp - HĐ cả lớp

Bức tranh vẽ cảnh những người nông dân đang gặt lúa.

- 1hs đọc bài.

- HĐ cặp đôi 1 – c, 2 – a, 3 – b.

- HĐ nhóm - HĐ nhóm

1) Những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó:

- lúa – vàng xuộm; nắng – vàng hoe;

xoan – vàng lịm; tàu lá chuối – vàng ối;

bụi mía – vàng xọng; rơm, thóc – vàng giòn; lá mít – vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi; quả chuối – chín vàng;

gà, chó – vàng mượt; mái nhà rơm: vàng mới; tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm.

2) Những chi tiết về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động:

- Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hao hao lúc sắp bước vào mùa đông.

Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.

- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

KL: Thời tiết của ngày mùa được miêu tả rất đẹp, con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc, tất cả tạo nên một bức tranh quê rất sinh động.

3) Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một

(9)

- Nêu nội dung bài học?

bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.

* Nội dung: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.

TIẾNG VIỆT

Bài 1B: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (Tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

1. Cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp II. Hoạt động cơ bản: (30’)

6. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh 1) 1 HS đọc bài: Buổi sáng trên quê em Bài văn có mấy đoạn?

*) Ghi nhớ:

III. Hoạt động thực hành

1.Đọc và tìm hiểu bài: Hoàng hôn trên sông Hương

Mở bài

Đoạn 1 Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn

Thân bài

Đoạn 2 Tả đặc điểm đổi thay sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

Đoạn 3 Tả hoạt động của con người ở bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc

- HĐ cả lớp - HĐ nhóm

Bài văn có 3 đoạn:

- Đoạn 1: Giới thiệu phong cảnh buổi sáng ở Sơn La

- Đoạn 2: Tả cảnh vật của thị xã Sơn La vào buổi sáng.

- Đoạn 3: Tả vẻ đẹp của dòng suối - Đoạn 4: Nêu tình cảm của tác giả trước cảnh đẹp vào buổi sáng ở thị xã Sơn La.

- HĐ cả lớp - HĐ nhóm

(10)

thành phố lên đèn.

Kết bài

Đoạn 4 Nêu cảm nhận về Huế

KHOA HỌC

Bài 1: SỰ SINH SẢN (Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Trưởng ban văn nghệ điều hành lớp chơi trò chơi: Ong đốt.

- Phổ biến luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

- Nhận xét, đánh giá.

- Mời cô chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá. Giới thiệu bài. Ghi tên bài lên bảng.

- Lớp ghi tên bài.

II. Hoạt động cơ bản: (30’) 1

a. Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau b. Trả lời câu hỏi:

- Gia đình bạn nhỏ trong bài hát cónhững ai?

- Nội dung bài hát nói lên điều gì?

2. Quan sát, đọc thông tin và trình bày

b. Sự hình thành và phát triển của bào thai : Trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai.

c. Nối

1 – b; 2 – c; 3 - a III. HĐƯD: (2’)

- Về nhà đọc lại bài và nói cho người thân nghe quá trình hình thành và phát

triển của bào thai .

- Hs chơi tò chơi

- Thực hiện yêu cầu - HS cả lớp cùng hát - HĐ cả lớp

Gia đình bạn nhỏ trong bài hát có: bố, mẹ và bạn nhỏ.

- Nội dung bài hát nói lên tình cảm yêu thương của mỗi người trong gia đình dành tặng cho nhau.

- HĐ cặp đôi

-Về thực hiện yêu cầu

ĐỊA LÍ

(11)

Bài 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA ( tiết 1) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Gv tổ chức chơi trò chơi: Kể tên một số địa danh mà em biết.

II. Hoạt động cơ bản: (30’) 1. Liên hệ thực tế.

2. Xác đinh vị trí địa lí của Việt Nam - Gv hướng dẫn HS chỉ bản đồ.

- Chốt kiến thức về vị trí địa lí, các nước tiếp giáp, biến bao bọc, đảo và quần đảo,..

3. Đọc thông tin, quan sát hình và thảo luận.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm.

4. Tìm hiểu đặc điểm của vùng biển nước ta

- Biển có nhiều bão, nước biển không bao giờ đóng băng và nước biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống.

- Biển có nhiều thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản, dễ dàng cho việc làm muối song bão biển cũng gây thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển.

- Hs cả lớp chơi

* HĐ nhóm đôi

- 2 HS lần lượt chơi và đổi vai cho nhau theo yêu cầu của bài.

- Đất nước Việt Nam có hình dạng gần giống chữ S, bao gồm ¾ diện tích đồi núi và ¼ diện tích là đất liền. Có khí hậu nóng ẩm quanh năm rất thuận cho việc phát triển hoa màu,…

* HĐ cả lớp

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ

* HĐ nhóm

- HS đọc cá nhân trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của bài.

TL: Nước ta gồm có phần đất liền, đảo, biển và quần đảo ngoài ra còn có khoảng không đó là vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta

* HĐ nhóm

- HS đọc cá nhân trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của bài.

KĨ THUẬT

ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Nắm được kỹ thuật đính khuy hai lỗ.

- Kĩ năng: Biết cách đính khuy hai lỗ.

(12)

- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Mẫu đính khuy hai lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.

- HS: Bộ dụng cụ cắt- khâu –thêu. SGK Kĩ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra dồ dùng: (3’)

- Giáo viên kiểm tra sách, vở và dụng cụ học tập của học sinh.

II. Bài mới (30’)

* Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.

* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.

- Giáo viên đưa ra một số mẫu.

+ Em hãy quan sát hình 1a và nêu nhận xét về đặc điểm hình dạng của khuy hai lỗ?

- GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với hình 1a SGK.

+Quan sát hình 1b, em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy hai lỗ?

*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

- GV gọi HS đọc mục II SGK và nêu quy trình thực hiện.

- Quy trình :

1- Vạch dấu các điểm đính khuy.

2- Đính khuy vào các điểm vạch dấu.

a- Chuẩn bị đính khuy.

b- Đính khuy.

c- Quấn chỉ quanh chân khuy.

d- Kết thúc đính khuy.

- Gọi 1 HS đọc mục 1 và quan sát hình 2 SGK.

+ Nêu vạch dấu các điểm đính khuy?

- GV nhận xét.

+ Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1.

- GV quan sát uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước một.

+ Trước khi đính khuy vào các điểm vạch dấu chúng ta cần những dụng cụ nào ?

- GV hướng dẫn cách đặt khuy.

- Hướng dẫn HS đọc mục 2b và quan sát

- Hoc sinh để sách vở và dụng cụ học tập lên bàn.

- Học sinh quan sát mẫu.

- Khuy hai lỗ có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.

- HS quan sát mẫu kết hợp hình 1a SGK.

- Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải.

- HS nêu ở SGK.

- Vải khuy hai lỗ, chỉ khâu, kim khâu, phấn vạch, thước kẻ, kéo, khung thêu.

- HS đọc mục 2b, quan sát SGK và

(13)

hình 4 SGK.

- GV hướng dẫn lần thứ hai các bước đính khuy.

- GV gọi 1-2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ

- GV tổ chức cho HS làm thử.

- GV theo dõi và uốn nắn giúp HS.

* Củng cố – dặn dò:

- Nêu quy trình thực hiện đính khuy hai lỗ.

- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau thực hành.

nêu cách đính khuy 2 lỗ.

- Một vài HS lên bảng thao tác.

- HS quan sát.

- HS nêu ở mục 2c và 2d.

- Hai HS lên bảng thực hiện - HS nêu lại quy trình.

Ngày soạn: 6/9/2016

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016 TOÁN

BÀI 2: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ ( tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Cả lớp hát bài: Bốn phương trời II. Hoạt động thực hành: (30’) 4. Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

+ Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số ta làm thế nào?

+ Muốn so sánh hai phân số cùng tử số ta làm thế nào?

+ Nêu cách so sánh phân số với 1?

- GV chốt cách so sánh hai phân số

5. Xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại

- Gv chốt cách so sánh nhiều phân số

+ Bài học hôm nay củng cố cho chúng ta về nội dung gì?

+ Để so sánh được các phân số ta dựa vào đâu?

III. Hoạt động ứng dụng: (2’)

- HS thực hiện yêu cầu trang 11 sách HDH

- HS cả lớp hát

* Hoạt động cá nhân

- HS thực hiện theo logo và yêu cầu SGK

TIẾNG VIỆT

(14)

Bài 1B: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (Tiết 3)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

1. Cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp III. Hoạt động thực hành: (30’)

2. Nghe thầy cô kể chuyện Lý Tự Trọng (2 lần)

- Chú ý giọng kể sao cho phù hợp với từng đoạn

- GV kể lần 1.GV vừa kể vừa giải nghĩa 1 số từ khó.

- GV kể lần 2, vừa kể vừa dùng tranh minh họa.

3. HS kể chuyện theo tranh

4. Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng

5. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện:

Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

6. Thi kể chuyện trước lớp

* TBHT tổ chức cho lớp thi kể câu chuyện trước lớp.

III. Hoạt động ứng dụng: (2’)

- HS thực hiện yêu cầu sách HDH trang 18

- HĐ cả lớp - HĐ cả lớp

- HĐ nhóm:

HS dựa vào tranh minh họa và trí nhớ hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh.

- Kể từng đoạn và kể nối tiếp.

- GV nhắc nhở HS kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng câu.

- Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .

- 4 nhóm lần lượt chia sẻ trước lớp.

- HĐ cả lớp

- HĐ cả lớp

KHOA HỌC

Bài 1: SỰ SINH SẢN (Tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau.

II. Hoạt động cơ bản: (30’) 3. Quan sát và thảo luận

- HS cả lớp cùng hát - HĐ nhóm.

- Để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ khi mang thai nên ăn uống

(15)

4. Đọc nội dung và trả lời

+ Con người do ai sinh ra? Chúng ta được hình thành như thế nào?

+ Người phụ nữ mang thai cần được chăm sóc như thế nào?

+ Gia đình em có mấy người? Mọi người yêu thương chăm sóc nhau như thế nào?

III. Hoạt động ứng dụng:

- Về nhà học thuộc ghi nhớ và đọc cho người thân nghe.

đầy đủ chất dinh dưỡng, khám thai theo định kì (3 tháng 1 lần), làm những việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái... Không nên làm việc quá sức và làm những việc nặng, không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá...), không tiếp xúc với hóa chất độc hại…

- HĐ cá nhân.

- Trả lời

Ngày soạn: 7/9/2016

Ngày giảng: Thứ bảy ngày 10 tháng 9 năm 2016 TOÁN

BÀI 3: PHÂN SỐ THẬP PHÂN ( tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- Ban văn nghệ điều hành lớp chơi trò chơi: Ta là vua.

- Phổ biến luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

+ Thông qua trò chơi, bạn được rèn luyện những kĩ năng gì?

- Nhận xét đánh giá thông qua hoạt động.

- Mời cô chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá. Giới thiệu bài. Ghi tên bài lên bảng.

- Lớp ghi tên bài.

II. Hoạt động cơ bản: (30’)

1. Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

- Tạo phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, … - Tìm nhanh các cặp số có tích là 10, 100, 1000,

2. Đọc nội dung và nghe hướng dẫn - Khái niệm phân số thập phân

- Cách tạo phân số thập phân từ một số phân số

- Hs cả lớp chơi - Hs trả lời

- HS nghe

- Lấy vở ghi tên đề bài

*Hoạt động nhóm

- HS thực hiện theo logo và yêu cầu SGK

* Hoạt động cả lớp

- HS thảo luận thực hiện như Sách hướng dẫn

(16)

3. Viết phân số thập phân - Tìm các phân số thập phân

- Tìm các phân số có thể viết thành phân số thập phân

* Hoạt động nhóm đôi

- HS thảo luận thực hiện như Sách hướng dẫn

TIẾNG VIỆT

Bài 1C: BUỔI SÁNG Ở LÀNG QUÊ (Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- HS cả lớp hát bài : Quê hương tươi đẹp II. Hoạt động thực hành: (30’)

1. Quan sát tranh và TLCH

- Bức tranh 1 vẽ cảnh buổi sáng ở một làng quê.

- Bức tranh 2 vẽ cảnh buổi trưa ở một làng quê.

- Bức tranh 3 vẽ cảnh buổi chiều ở một làng quê.

2. Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh:

III. Hoạt động ứng dụng: (2’)

- Hoàn thành dàn ý bài văn tả cảnh và đọc cho người thân nghe.

- Cả lớp hát - HĐ cả lớp

- HĐ cá nhân

Ví dụ lập dàn ý sơ lược tả một buổi sáng ở một công viên:

Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh vật yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.

Thân bài (tả các bộ phận của cảnh vật):

- Cây cối, chim chóc, những con đường,…

- Mặt hồ.

- Người tập thể dục thể thao.

Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.

+ Mời đại diện các nhóm đọc dàn ý.

Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

+ Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh?

+ Bạn cần lưu ý khi viết bài văn tả cảnh?

+ Để cảnh làng quê mình ngày càng tươi đẹp mỗi chúng ta phải làm gì?

TIẾNG VIỆT

(17)

Bài 1C: BUỔI SÁNG Ở LÀNG QUÊ (Tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: (5’)

- HS cả lớp hát bài : Quê hương tươi đẹp II. Hoạt động thực hành: (30’)

3. Tìm từ đồng nghĩa:

a) Chỉ màu xanh: xanh, xanh ngắt, xanh tươi, xanh đậm, xanh da trời, xanh nõn chuối, xanh nhạt, xanh xanh, xanh biếc…

b) Chỉ màu trắng: trắng, trắng tinh, trắng muốt, trắng xóa, trắng trong, trắng đục, trắng sáng, trắng hồng, trắng toát…

c) Chỉ màu đỏ: đỏ, đỏ chót, đỏ ối, đỏ au, đo đỏ, đỏ choét, đỏ rực...

d) Chỉ màu đen: đen, đen xì, đen tuyền, đen kịt, đen bóng, …

4. Đặt câu với 1 từ ở BT3

- Chiếc áo của em màu trắng tinh.

5. Điền vào chỗ trống

- điên cuồng – nhô – sáng rực – gầm vang – hối hả

III. Hoạt động ứng dụng: (2’)

- GV giao bài tập ứng dụng trang 21 sách HDH

- Cả lớp hát

HĐ nhóm

- HĐ cá nhân - HĐ cá nhân

--- SINH HOẠT TUẦN 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

2. Kĩ năng: Trao đổi thông tin.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Những ghi chép trong tuần.

III. TIẾN TRÌNH:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức (3’)

- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.

2. Tiến hành sinh hoạt (20’) a. Nêu yêu cầu giờ học.

b. Đánh giá tình hình trong tuần:

* Các Ban trưởng nhận xét về hoạt động của nhóm mình trong tuần qua.

* Chủ tịch hội đồng nhận xét, đánh giá chung tình

- Học sinh hát tập thể.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs chú ý lắng nghe, rút

(18)

hình chung của lớp.

* Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.

+ Ưu điểm:

- Nề nếp: ...

...

...

- Học tập:

…...

...

- LĐVS:

...

...

...

+ Một số hạn chế:

...

...

3. Phương hướng tuần tới.

...

...

...

...

4. Kết thúc sinh hoạt (3’) - Học sinh hát tập thể một bài.

- Gv nhắc nhở hs cố gắng thực hiện tốt hơn trong tuần sau.

kinh nghiệm cho bản thân.

- Hs lắng nghe rút kinh nghiệm bản thân.

- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Quan sát và trả lời câu hỏi.. - Chỉ vị trí phần lục địa Ô-xtrây-li-a và một số

* BĐ: Biết vai trò của môi trường tự nhiên (đặc biệt là biển, đảo) đối với đời sống con người; Tác động của con người đến môi trường (có môi trường biển, đảo);

- Đại diện các nhóm trình bày + Ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ

- Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu nước, yêu tổ quốc Việt Nam.. * GDQPAN: - Kể chuyện những tấm gương bảo

Thái độ :- Hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên: ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển là do sự

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở?. - 2 HS

* Biển đảo: Có trách nhiệm về những hành động và việc làm của mình về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ quyền của biển, hải đảo?. *HSKT: - Ghép

* GDBV Biển đảo: - Hs biết được một số loài tôm, cua sống ở biển, ích lợi của chúng đối với cuộc sống con người từ đó có ý thức bảo vệ