• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/10/2020 Ngày giảng: 28/10/2020

Tiết 8 BIẾT ƠN

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cần biết ơn những ai, cách thể hiện lòng biết ơn và ý nghĩa của nó.

2. Kĩ năng:

- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.

- Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã giúp đỡ mình....

3. Thái độ:

- HS trân trọng ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Có thái độ không đồng tình, phê phán những hành vi vô ơn, bội nghĩa...

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực học sinh:

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực xử lí tình huống

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

- Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.

- Vài trò quan trọng của thiên nhiên.

- Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.

- Những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán, khắc phục.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin II. Chuẩn bị của GV và HS.

Giáo viên: Tài liệu Tham khảo. Tranh ảnh,

Học sinh: Bài hát, ca dao,tục ngữ, danh ngôn theo chủ đề bài học.

III. Phương pháp:

- Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề.

- Tổ chức trò chơi - Thảo luận nhóm....

IV. Tiến trình giờ day:

1. Ổn định: ( 1 phút).

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

1.Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật mang lại những lợi ích gì?.

2. Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật?

(2)

a. Đi xe vượt đèn đỏ.

b. Đi học đúng giờ.

c. Nói chuyện riêng trong giờ học.

d. Đi xe đạp dàn hàng ba.

e. Mang đúng đồng phục khi đến trường.

g. Viết đơn xin phép nghĩ học khi bị ốm.

3. Bài mới.(33’)

* Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, thuyết trình, phân tích hình ảnh, động não, trình bày một phút,...

- Thời gian: 3p

- Cách thức tiến hành:

GV hỏi: Bác Hồ nói câu nói nổi tiếng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” nhân dịp gì? Vào thời điểm lịch sử nào?

HS trả lời.

GV chiếu hình ảnh, dẫn dắt vào bài:

Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ trong buổi nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Sư đoàn quân Tiên Phong khi đến thăm Đền Hùng, Phú Thọ, ngày 19/9/1954. Lời dặn của Bác thể hiện đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Đức tính ấy chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của lòng biết ơn ra sao, cô và các em cùng vào bài mới để tìm hiểu.

* Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Bước đầu HS nhận biết được một số biểu hiện của biết ơn.

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, hỏi và trả lời,....

- Thời gian: 25 phút.

- Cách thức tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1:

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung câu chuyện.

I. Truyện đọc

“Thư của một học sinh cũ”

(3)

Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, Kĩ thuật: Động não, trình bày 1p.

Thời gian: 10p

Gọi HS đọc truyện sgk.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Đọc truyện: Thư của một học sinh cũ”

- ? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì?.

? Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy

? Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì?.

- Rèn viết tay phải.

- Thầy khuyên" Nét chữ là nết người".

? Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy?

- Ân hận vì làm trái lời thầy.

- Quyết tâm rèn viết tay phải.

- Luôn nhớ lời dạy của thầy.

- Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy.

? Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?

- Chị Hồng biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy.Vì nhờ thầy mà Hồng có được cuộc sống ngày hôm nay.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Đọc

2. Nhận xét

- Thầy Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, là người thầy đáng kính.

- Chị vẫn nhớ và trân trọng công ơn của thầy.

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Nắm được nội dung bai học.

Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, nhóm..

Kĩ thuật: Động não, kích thích tư duy, trình bày 1p.

Thời gian: 15p

II. Nội dung bài học

(4)

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa, biểu hiện, cách rèn luyện lòng biết ơn.

- Tìm những biểu hiện trái với biết ơn.

- Thái độ cách đánh giá của con người đối vói hành động vô ơn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

Chia lớp: 6 nhóm (thời gian 3’) Nhóm 1,2,3: Hãy cho biết ý nghĩa của những ngày lễ kỷ niệm sau đây: Ngày 10/3 (Âm lịch), 19/5; 27/7, 8/3, 20/10, 20/11?

Nhóm 3,4,5: Những ngày lễ kỷ niệm này gợi cho các em nhớ đến công ơn của những ai?

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

HS: Đại diện nhóm trả lời, nhận xét chéo nhau.

GV kết luận: Được sinh ra, sống trong hòa bình, trong vòng tay yêu thương, trong sự giáo dục, dạy dỗ, chúng ta phải biết ơn cha ông thế hệ đi trước, biết ơn với những người gần gũi, vì mình, yêu thương mình

? Theo em biết ơn là gì?.

? Trái với biết ơn là gì?

? Biết ơn có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống?

HS trả lời.

? Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đối với những người vô ơn, bội nghĩa?

- Bị mọi người lên án, tẩy chay, - Nhận được kết cục không tốt đẹp.

* Tích hợp kiến thức môn Văn học

? Truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 mà em đã học chứng minh cho điều đó?

HS trả lời: Truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

? Nhân vật Lý Thông đã đối xử như thế

nào sau khi Thạch Sanh đi canh miếu thần hộ mình và diệt trừ được con chằn tinh ăn thịt dân làng?

? Em đánh giá gì về Lý Thông?

- Sống vô ơn, cạn tình, bạc nghĩa

? Lý Thông phải trả giá như thế nào?

1. Thế nào là biết ơn?

Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước

2. Ý nghĩa của sự biết ơn:

- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người

(5)

- Bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung.

GV kết luận: Những việc làm của Lí Thông đnág bị lên án và trừng trị đích đáng

? Em có thái độ gì với những người như thế?

- Lên án, phê phán.

GV: Từ xưa, cha ông ta đã luôn đề cao lòng biết ơn. Lòng biết ơn tạo nên lối sống nhân hậu, thuỷ chung của dân tộc và tạo nên sức mạnh cho các thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu xây dựng đát nước.

Lòng biết ơn là biểu hiện tình người , nét đẹp, phẩm chất đạo đức con người

? Phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?

? Lấy ví dụ thực tế những việc làm biết ơn

GV: Lưu ý phân biệt biết ơn với ban ơn (việc làm biết ơn của các em phải xuất phát từ sự tự giác.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Cách rèn luyện:

- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.

- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ....

- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

*Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài.

- Thời gian: 7 phút.

- Cách thức tiến hành:

HS đọc và nêu yêu cầu

GV: Phát phiếu học tập hướng dẫn làm nhanh các tập.

Bài tập 1

Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những việc làm thể hiện lòng biết ơn.

- Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng.

- Trước đây, ông An được Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông đã vượt qua đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ gặp lại ông Bình, ông An có vẻ lảng tránh.

- Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.

- Vào dịp Tết Nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội ngoại.

(6)

? Em đánh giá gì về hành động của ông An?

HS trả lời: Ông An là người sống vô ơn vì đã quên ơn người giúp đỡ mình lúc khó khăn.

Bài tập 2:

? Nêu tên các bài hát và tác giả sáng tác thể hiện lòng biết ơn? (về Đảng/Bác Hồ/Ông bà, cha mẹ/Thầy cô,...)

HS trả lời

GV chiếu đáp án:

+ “Bác Hồ – Người cho em tất cả” - Hoàng Long-Hoàng Lân.

+ “Em là mầm non của Đảng”- Mộng Lân + “Bông hồng tặng cô”- Trần Quang Huy + “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”- Nguyễn Đức Toàn + “Mẹ yêu”- Phương Uyên

GV cho HS nghe bài hát “Bác Hồ – Người cho em tất cả” - Hoàng Long - Hoàng Lân.

? Bài hát đã nói về lòng biết ơn những ai? Biết ơn điều gì?

? Em có cảm xúc, suy nghĩ gì khi nghe bài hát?

HS bộc lộ.

GV yêu cầu HS hát một đoạn trong bài bất kì mà HS yêu thích.

GV khích lệ, cho điểm,..

* Kết luận chung: Những bài hát đó thể hiện lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc, những người đã luôn quan tâm, giúp đỡ ta trong cuộc sống,...Chính vì thế, mỗi chúng ta hãy luôn sống có tình, có nghĩa, biết ghi nhận và báo đáp công ơn của họ...

* Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian : 5 phút - Cách thức tiến hành:

Tình huống (máy chiếu) : Trước đây vì ham chơi và không có phương pháp học tập tốt nên Trọng học kém. Tính là học sinh giỏi đã kèm cặp giúp đỡ Trọng nên Trọng đã từng bước tiến bộ trở thành học sinh khá. Thấy vậy, nhiều bạn trong lớp nói Trọng nên cám ơn Tính đã giúp đỡ mình. Trọng trả lời thẳng bằng:

“Trước đây, chẳng qua tớ lười nên học kém, chứ bây giờ tớ chăm nên học khá ngay. Tớ học hành tiến bộ là do công của tớ chứ không phải công của Tính đâu!”

Câu hỏi:

1. Em nghĩ thế nào về câu trả lời của Trọng?

2. Theo em, bạn bè có cần biết ơn nhau không?

Học sinh bộc lộ.

1. Lời nói, suy nghĩ của Trọng thể hiện sự quên ơn bạn Tính, không công nhận thành quả sự giúp đỡ của bạn đối với mình.

(7)

2. Bạn bè cũng cần biết ơn nhau: vì bất cứ ai làm điều tốt đẹp, giúp đỡ mình thì mình đều phải ghi nhớ công ơn....

GV kết luận: Chúng ta cũng cần biết ơn bạn bè vì họ đã giúp ta rất nhiều điều trong cuộc sống, chúng ta không thể sống thiếu bạn....

* Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian: 5 phút - Cách tiến hành:

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ mà em biết nói về lòng biết ơn?

* Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra;

Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

* Ơn cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

* Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

* Uống nước nhớ nguồn.

* Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

? Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?

- Nghĩa đen: Ăn quả thơm ngon phải nhớ tới người trồng và chăm sóc cây.

- Nghĩa bóng: Khi được hưởng những thành quả tốt đẹp, ta phải nhớ những người có công làm ra thành quả ấy.

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ mà em biết nói về sự vô ơn?

* Ăn cháo, đá bát

* Tham vàng, bỏ ngãi,...

GV kết luận: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thồng quý báu của dân tộc ta. Thế hệ chúng ta ngày nay hãy cố gắng sống có ích, biết ơn thế hệ đã dựng nước và giữ nước của dân tộc, biết ơn những người sinh thành, dạy dỗ ta, những người giúp đỡ ta trong cuộc sống bằng lời nói và những việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần,...Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc sẽ ngày càng được phát huy nhờ thế hệ các em.

4. Hướng dẫn về nhà.

- Nắm chắc những nội dung đã học.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

- Chuẩn bị bài mới: “Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên”

+ Đọc câu chuyện “Một ngày chủ nhật bổ ích”.

+ Trả lời câu hỏi (SGK-17).

+ Tìm hiểu thiên nhiên gồm những gì, biểu hiện và ý nghĩa của việc bảo vệ thiên nhiên.

+ Sưu tầm ảnh, tranh vẽ về cảnh đẹp thiên nhiên nước ta.

+ Sưu tầm bài hát, thơ văn về chủ đề môi trường.

(8)

+ Chuẩn bị sắm vai tiểu phẩm về việc bảo vệ thiên nhiên và việc chưa có ý thức bảo vệ.

V.Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Rèn kỹ năng sử dụng các câu lệnh và câu lệnh