• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn: 29/3/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 05/04/2021, dạy lớp: 5A Thứ 3, ngày 06/04/2021, dạy lớp: 5C

KHOA HỌC

Bài 55: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT

A.

Mục tiêu : HS có khả năng;

- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

*Mục tiêu của HSKT: HS kể tên được một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

B. Đồ dùng dạy học:

- Hình minh hoạ SGK.

- Bảng phụ,phiếu học tập.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

I.ổn định tổ chức: 1’

II.Kiểm tra bài cũ: 4’

- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ?

III.Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài:

2. Nội dung bài:

a. Hoạt động 1: Thảo luận

- Quan sát hình SGK - Thảo luận câu hỏi:

+ Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?

+ Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?

+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?

+ Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV kết luận.

b. Hoạt động 2: Quan sát - Giao nhiệm vụ,yêu cầu.

- Làm việc theo cặp.

Trả lời

Nêu yêu cầu Quan sát Thảo luận

Trình bày

Nêu yêu cầu Đọc thầm SGK

- Hs lắng nghe

Quan sát Thảo luận

Trình bày theo sự gợi ý của GV

Đọc thầm SGK

(2)

+ Thực hiện yêu cầu SGK .

+ Quan sát và chỉ trong hình SGK và vật thật.

- Thực hành trên lớp - Nhận xét,kết luận.

c.Hoạt động 3: Trò chơi

“Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”

- Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

- Chọn đội chơi, chơi thử - Giao thời gian.

- Thực hiện trò chơi trước lớp.

- Nhận xét kết quả

- Thái độ tham gia trò chơi.

- GV tổng kết những điều cần học qua trò chơi.

3. Bạn cần biết:SGK.

IV. Củng cố: 3’

- Nhận xét giờ học.

- Biểu dương HS học tốt.

- Nêu cách để phòng khi tiếp xúc với động vật.

V. Dặn dò: 1’

- Học và chuẩn bị bài.

Nhóm đôi Quan sát Trao đổi Thực hành

Nêu yêu cầu 3 nhóm Làm mẫu

Tham gia trò chơi Nhận xét - Bình chọn Đọc nối tiếp

- Lắng nghe

Quan sát

Trao đổi cùng các bạn

HĐ nhóm cùng các bạn

Đọc theo hướng dẫn của nhóm

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: 29/3/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 05/04/2021, dạy lớp: 4C, 4A LUYỆN TIẾNG VIỆT

Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (tiết 1)

I. Mục tiêu

- Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được 1 số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

(3)

*HSKT: Đọc tương đối lưu loát bài tập đọc, nhận biết được 1 số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc + câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

- Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

III. Các hoạt động dạy học A. n định tổ chức:

B. Kiểm tra bài cũ:

- 1 em đọc bài Con sẻ và nêu nội dung bài?

C. Bài mới:

HĐGV

* Giới thiệu bài.

*Giảng bài mới.

1) Kiểm tra TĐ và HTL - Gọi từng HS lên bốc thăm.

- Cho HS chuẩn bị bài.

- Cho HS trả lời.

* GV nhận xét.

2)Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể dã học trong chủ điểm Người là hoa đất

HĐHS

- HS lần lượt lên bốc thăm.

- Mỗi em được chuẩn bị trong 2’.

- HS đọc bài trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) + trả lời câu hỏi ghi trong phiếu thăm.

HSKT

- HS bốc thăm chuẩn bị trong 2’

- Đọc theo hướng dẫn của GV

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - Những bài tập đọc ntn là truyện kể?

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.

- Là những bài tập đọc có 1 chuỗi sự việc liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật, mỗi truyện đều có nội dung học nói lên 1 điều gì đó.

- lắng nghe

- GV giao việc: chỉ tóm tắt các nội dung bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người là hoa đất.

- Trong chủ điểm “Người là hoa đất” (tuần 19,20,21) có những bài tập đọc nào là truỵên kể ?

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

- HS trả lời - HS làm

- HS đọc kết quả -Lớp nhận xét.

Làm bài tập theo hướng dẫn của GV

(4)

* GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.

Tên bài Nội dung chính Tên nhân vật

Bốn anh tài Anh hùng LĐ Trần Đại Nghĩa

Ca ngợi sức khoẻ tài năng nhiệt thành làm việc nghĩa trừ ác cứu dân bản của 4

anh tài.

Ca ngợi anh hùng LĐ TĐN đã ccó những cống hiến suất

sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà.

Cẩu khây, Trần Đại Nghĩa

D. Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?,Ai là gì?). Để chuẩn bị học tiết ôn tập tới .

--- Ngày soạn: 29/3/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 06/04/2021, dạy lớp: 1C, 1B Thứ 4, ngày 07/04/2021, dạy lớp: 1A

ĐẠO ĐỨC

Bài 25: PHÒNG, TRÁNH ĐUỐI NƯỚC

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học học sinh sẽ:

- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới đuối nước - Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của đuối nước

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh đuối nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức lớp 1 - Tranh ảnh sgk, bài hát" Bé yêu biển lắm"

- Máy tính, máy chiếu

(5)

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.khởi động:

- Gv tổ chức cho hs hát bài" Bé yêu biển lắm"

- Gv đặt câu hỏi:

+ Mùa hè các em có muốn đi tắm biển không?

+ Làm thế nào để chúng ta đi tắm biển thật vui và an toàn?

- Gv nhận xét, tuyên dương

KL: Học bơi là một cách bảo vệ bản thân giúp em phòng, tránh đuối nước

2.khám phá:

Hoạt động 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến đuối nước

- Gv chiếu tranh mục khám phá - Gv nêu yêu cầu:

+ Tranh vẽ gì?

+ Những tình huống dưới đây có thể dẫn đến hậu quả gì?

+ Kể những tình huống có thể dẫn đến đuối nước + Vì sao những tình huống trên có thể dẫn đến đuối nước?

- Gv cho hs thảo luận theo cặp trong 2 phút - Gọi hs lên trả lời

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Luôn cẩn thận ở những nơi có nước như ao, hồ, sông, suối, cống nước, bể nước...vì có thể dẫn đến đuối nước

Hoạt động 2: Em hành động để phòng tránh đuối nước

- Gv chiếu 3 bức tranh mục khám phá tiếp theo - Gv nêu tình huống cho từng bức tranh yêu cầu hs lên giải quyết các tình huống đó

Tình huống 1(Tranh 1): Trong lớp học bơi, nếu thầy giáo dạy bơi chưa đến thì em cần làm gì?

Tình huống 2(Tranh 2): Em sẽ làm gì để an toàn khi đi trên thuyền?

Tình huống 3(Tranh 3): Khi nhìn thấy biển báo"

Cảnh báo nước sâu, nguy hiểm để phòng đuối nước, em sẽ làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Học bơi, mặc áo phao khi xuống nước hoặc đi thuyền, tránh xa hồ nước sâu là những việc cần làm để tránh đuối nước

3. Luyện tập

- Cả lớp hát - Hs trả lời - Hs nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs quan sát - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận theo nhóm đôi - Hs trả lời

- Hs nhận xét - Hs lắng nghe - Hs quan sát

- Hs lắng nghe và đưa ra cách giải quyết tình huống

- Nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs thảo luận

(6)

Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm - Gv chiếu tranh ở mục luyện tập

- Cho hs thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh thảo luận lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm? giải thích vì sao?

- Cho hs thảo luận trong 1 phút - Gọi hs lên trả lời

- Nhận xét, khen ngợi KL:

+ Hành vi nên làm: Tập bơi có phao bơi dưới sự hướng dẫn của người lớn(Tranh 1), báo cho người lớn biết khi thấy người khác bị đuối nước(tranh2), ném phao xuống nước để cứu người đang bị đuối nước(tranh 4)

+ Hành vi không nên làm: Nội xuống suối bắt cá(Tranh 3), chơi đùa sát bờ ao(tranh 5)

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- Gv cho hs chia sẻ trong nhóm bàn thời gian là 1 phút

- Gv nêu yêu cầu: Em thực hiện phòng, tránh đuối nước như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn nhé

- Mời hs lên chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi các bạn đã biết phòng tránh đuối nước

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn - Gv chiếu tranh mục vận dụng

- Gv giới thiệu tranh tình huống: Lần đầu được đi thuyền, Hà vui sướng nên cúi đầu xuống nghịch nước

- Cho hs thảo luận theo nhóm đôi để khuyên bạn Hà trong các tình huống trên

- Mời hs chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi nhóm đã đưa ra lời khuyên hay

KL: Chúng ta cần chú ý mặc áo phao, ngồi ngay ngắn khi đi thuyền, không cúi đầu, thò tay nghịch nước

Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng tránh đuối nước

- Gv cho hs thảo luận theo nhóm đôi

- Gv yêu cầu hs tự tưởng tượng ra các tình huống sau đó lên đóng vai nhắc nhở bạn cách phòng tránh đuối nước( học bơi, sử dụng áo phao, chỉ

- Đại diện nhóm lên trả lời - Nhận xét, bổ sung

- Hs lắng nghe

- Hs thảo luận nhóm - Hs lắng nghe

- Hs lên chia sẻ trước lớp - Hs nhận xét

- Hs quan sát - Hs lắng nghe - Hs thảo luận nhóm - Hs chia sẻ trước lớp - Nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận - Hs lên đóng vai

- Nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs đọc lại thông điệp theo cô

- Hs lắng nghe

(7)

xuống nước khi có sự giám sát của người lớn...) - Nhận xét, tuyên dương

KL: Mặc áo phao, học bơi, luôn có sự giám sát của người lớn và cẩn thạn tránh xa ao hồ, sông, suối để bảo vệ bản thân khỏi tai nạn đuối nước Thông điệp: Gv chiếu thông điệp lên bảng - Gv đọc thông điệp

Để phòng tránh đuối nước Chơi xa sông, xa hồ

Học bơi và quan sát Đi thuyền mặc áo phao - Gv nhận xét tiết học

- Tuyên dương những bạn chú ý học và hăng hái phát biểu

- Dặn hs về nhà ôn lại bài học và cần thực hiện một số cách để phòng, tránh đuối nước

------ Ngày soạn: 29/3/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 06/04/2021, dạy lớp: 1C, 1A Thứ 4, ngày 07/04/2021, dạy lớp: 1A Thứ 5, ngày 08/04/2021, dạy lớp: 1B, 1C Thứ 6, ngày 09/04/2021, dạy lớp: 1C

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 22: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Nói được tên các bữa ăn chính trong ngày; nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe.

- Nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Nói được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh trong ăn, uống, nhận biết được sự cần thiết của việc thực hiện vệ sinh ăn, uống đối với sức khỏe.

- Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn.

II. CHUẨN BỊ

GV: Hình SGK phóng to (nếu ), giỏ đi chợ, mô hình các loại thức ăn, rau củ, quả (bằng nhựa),…

(8)

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1.Mở đầu: Khởi động

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’Ai nhanh? Ai đúng?’’ để vừa khởi động vừa ôn lại kiến thức về các bài trước: những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan.

- GV nhận xét, vào bài mới 2.Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu nội dung của hình

- GV từ đó rút ra kết luận: hằng ngày cần ăn đủ 3 bữa chính (lưu ý thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng hoặc đầu bữa chiều).

Yêu cầu cần đạt: HS kể được tên các bữa ăn trong ngày.

3. Hoạt động thực hành

-GV cần điều kiện để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về những nội dung thể hiện ở các hình trong SGK

-GV cho HS thảo luận nhóm, dán tranh theo nhóm, lên trình bày

- GV nhận xét, góp ý

- GV nhấn mạnh những thói quen ăn, uống tốt có lợi cho sức khỏe; ăn đủ chất, ăn nhiều loại thực phẩm, ăn đủ no, ăn đúng giờ, uống đủ nước và giữ gìn vệ sinh ăn uống để HS nhớ và có ý thức tự giác thực hiện.

Yêu cầu cần đạt: HS biết và nói được những việc nên và không nên làm để thực hiện ăn, uống đầy đủ hợp lí. HS có ý thức tự giác, ăn uống đầy đủ đảm bảo có lợi cho sức khỏe.

3. Hoạt động vận dụng

- GV cho HS chơi trò chơi chọn thực đơn

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình trong SGK - HS thảo luận nhóm

- HS lắng nghe

- HS bày tỏ ý kiến, thái độ của mình

- HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe - HS lắng nghe

(9)

cho ba bữa trong ngày.

- GV cho HS chơi theo nhóm. Các nhóm thảo luận và chọn thực đơn cho ba bữa ăn trong ngày, tiếp theo sử dụng giỏ đi chợ và chọn thức ăn cho ba bữa trong ngày.

Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu về các loại thức ăn, đồ uống mà nhóm mình đã chọn cho bữa tối và lí do vì sao nhóm mình lại chọn chúng, các bạn ở dưới sẽ nhận xét xem thực đơn mà nhóm trên bảng lựa chọn đã hợp lí và tốt cho sức khỏe chưa (có đủ chất và phù hợp với bữa tối không,…), phần trình bày có rõ ràng mạch lạc và hấp dẫn không,…

-GV là người quan sát và có những kết luận cần thiết sau phần trình bày của các nhóm.

Yêu cầu cần đạt: HS biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe.

4. Đánh giá

-GV yêu cầu HS kể được tên các bữa ăn chính trong ngày, nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lên thực đơn một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe.

5. Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS tự lên thực đơn 3 bữa ăn trong ngày.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS tham gia trò chơi

- HS chơi theo nhóm

- Các nhóm theo dõi nhóm bạn - HS lắng nghe kết luận của GV

- HS kể

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

(10)

Tiết 2 1.Mở đầu: Khởi động

-GV cho HS chơi trò chơi truyền tin. Các câu hỏi trong hộp tin có nội dung liên quan đến các kiến thức đã học ở tiết 1.

2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1

-HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nêu nội dung hình từ đó rút ra được lợi ích của việc, ăn uống đầy đủ.

-GV nhận xét các nhóm -GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Ăn, uống đầy đủ giúp em lớn dần lên, phát triển cân đối, có sức khỏe để học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động thể thao.

Hoạt động 2

-GV tổ chức cho HS quan sát tranh và trao đổi để tìm ra các lí do khiến Minh bị đau bụng từ đó rút ra được kết luận:

‘’Ăn, uống an giàn giúp chúng ta khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật’’.

-GV nhận xét, đánh giá -GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được một số nguyên nhân gây đau bụng có liên quan đến việc ăn, uống chưa đảm bảo vệ sinh (hàng rong), dùng tay bẩn lấy đồ ăn,… từ đó nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện vệ sinh ăn uống để đảm bảo sức khỏe.

3. Hoạt động thực hành

- GV tổ chức hoạt động nhằm giúp HS củng cố, tập hợp lại các việc làm, thói quen đảm bảo việc ăn, uống đầy đủ, an toàn.

- Ở hình HS rửa hoa quả, GV đưa ra một tình huống: gọi 3 HS ở dưới lớp lên, đưa cho mỗi em một quả táo và nói: “Con ăn

- HS chơi trò chơi

- HS quan sát hình trong SGK - HS thảo luận và trình bày - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh và trao đổi - HS trả lời

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS thực hành theo yêu cầu của

(11)

đi’’.

-GV cùng cả lớp sẽ theo dõi phần xử lí của 3 HS trong tình huống trên và nhận xét, từ đó đi đến kiến thức.

- GV nhận xét, kết luận

Yêu cầu cần đạt:HS kể được tên các việc làm và biết cách thực hành ăn, uống sạch sẽ, an toàn.

Hoạt động vận dụng

-GV đưa ra tình huống: 1 gói bánh còn hạn sử dụng, quả cam bị mốc, một bắp ngô có ruồi đậu, yêu cầu HS lựa chọn ra các loại thức ăn, đồ uống an toàn theo ý mình và giải thích vì sao lại lựa chọn hoặc không lựa chọn các loại thức ăn, đồ uống đó.

-HS nói với bạn về cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống, thảo luận

- GV nhận xét, góp ý

- GV giúp HS để rút ra được cách lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn: Đầu tiên, với gói bánh cần phải xem hạn sử dụng trước khi ăn, bắp ngô thấy có ruồi bâu mất vệ sinh không được ăn ( còn bị ôi thiu). Qủa cam bị mốc có màu sắc khác lạ thì không được ăn.

-GV nhấn mạnh: để đảm bảo an toàn trong ăn uống, trước khi ăn bất cứ thức ăn, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, mùi vị,… và cần tập thành thói quen.

Yêu cầu cần đạt: HS nói được cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn, từ đó hình thành cho mình các kĩ năng sử dụng các giác quan để kiểm nghiệm thực phẩm an toàn, sạch.

SGK và GV

- HS xử lý hình huống - HS nhận xét bạn - HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS lựa chọn và chia sẻ với bạn

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

(12)

4. Đánh giá

-HS nêu được lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ, nêu được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống, có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống an toàn có lợi cho sức khỏe.

-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS quan sát hình tổng kết cuối bài và thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+Minh và mẹ Minh đang làm gì? (xem chương trình dự báo thời tiết).

+Tivi đã nói gì về thời tiết ngày mai?

(trời nóng).

+Mình đã nói gì với mẹ?

+Bạn nào đã biết theo dõi thời tiết để chuẩn bị trang phục và đồ dung, ăn uống phù hợp,… như Minh?

- GV kết luận -

5. Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS xem trước bài Vận động và nghỉ ngơi.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS nêu và lắng nghe

- HS quan sát hình tổng kết cuối bài và thảo luận để trả lời các câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại

- HS lắng nghe --- Ngày soạn: 29/3/2021

(13)

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 06/04/2021, dạy lớp: 4A KHOA HỌC (4A)

Bài 55 ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

I.Mục tiêu Ôn tập về:

- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.

- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.

* HSKT : HS biết được một vài kiến thức về phần Vật chất và năng lượng . II.Đồ dùng dạy học

-Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi nilông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế, …

-Tranh ảnh của những tiết học trước về việc sử dụng: nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

-Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.

III.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định Hát

2.KTBC : Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài học trước.

+Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật ? +Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ? -Nhận xét câu trả lời của HS.

3.Bài mới .Giới thiệu bài:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS  Hoạt động 1: Các kiến thức khoa học cơ

bản

Mt : củng cố kiến thức về Vật chất và năng lượng

-GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

-Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2.

-Yêu cầu HS tự làm bài.

-Gọi HS nhận xét, chữa bài.

-Chốt lại lời giải đúng.

2. Điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp.

Đông đặc

Ngưng tụ Nóng

chảy

-HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

-Hoạt động theo hướng dẫn của GV.

-2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.

-2 HS lên bảng lần lượt làm từng câu hỏi. HS dưới lớp dùng bút chì làm vào VBT.

-Nhận xét, chữa bài của bạn làm trên bảng.

(14)

Bay hơi

-Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời.

-Gọi HS trả lời, HS khác bổ sung.

Câu 3 : Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ ?

-Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.

-Câu 4, 5, 6 (tiến hành như câu hỏi 3).

Câu 4. Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt.

Câu 5. Giải thích vì sao bạn nhỏ nhin thấy quyển sách ?

*HSKT: GV hỗ trợ cho HS làm bài tập ở VBTi.

 Hoạt động 2: Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”

MT : củng cố kiến thức về Vật chất và năng lượng

Và các kĩ năng quan sát , thí nghiệm . Cách tiến hành:

-GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS của nhóm mình.

-Yêu cầu đại diện 5 nhóm lên bốc thăm câu hỏi trước. 5 nhóm đầu được chuẩn bị trong 3 phút. Sau đó các nhóm lần lượt lên trình bày.

2 nhóm trình bày xong tiếp tục 2 nhóm lên bốc thăm câu hỏi để đảm bảo công bằng về thời gian.

-GV nhận xét, cho điểm trực tiếp từng nhóm.

Khuyến khích HS sử dụng các dụng cụ sẵn có để làm thí nghiệm.

-Công bố kết quả: Nhóm nào đạt 9, 10 điểm sẽ nhận được danh hiệu: Nhà khoa học trẻ.

-1 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.

-Nhận xét

*HSKT:làm theo hướng dẫn của GV.

-Chia nhóm ( 4 nhóm ) Các nhóm thực hành theo yêu cầu của Gv

-Các nhóm trình bày , nhận xét

NƯỚC Ở THỂ LỎNG NƯỚC Ở THỂ RẮN

HƠI NƯỚC NƯỚC Ở THỂ

LỎNG

(15)

*GV cho HSKT tham gia trò chơi cùng các bạn

-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật.

KL:Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí. Nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí cácbôníc, nước tiểu, các chất thải khác.

* HSKT: tham gia trò chơi cùng các bạn

-2HS lên bảng mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường qua sơ đồ.

-lắng nghe

4.Củng cố .Dặn dò

-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng nước. Âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

--- Ngày soạn: 30/3/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 06/04/2021, dạy lớp:1A Ngày giảng: Thứ 6, ngày 09/04/2021, dạy lớp:1B, 1C

LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP I.Mục tiêu :

Giúp học sinh biết giải và trình bày bài toán có lời văn có 1 phép tính trừ.

- Giáo dục ý thức học bài.

II.Đồ dùng dạy học:

-Bộ đồ dùng toán 1.

III.Các ho t ạ động d y h c :ạ ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC(5p) Hỏi tên bài cũ.

+ Gọi học sinh giải bài tập 4 trên bảng lớp.

Nhận xét KTBC.

2.Bài mới (30p)

Giới thiệu trực tiếp, ghi đề.

Bài 1 :

Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?

+ Học sinh giải trên bảng lớp.

Giải:

Số hình tam giác không tô màu là:

8 – 4 = 4 (tam giác)

Đáp số : 4 tam giác Học sinh nhắc lại.

- Hs đọc đề bài, nêu TT, tự giải vào

(16)

Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:

Gọi học sinh đọc đề toán, nêu TT bài toán và giải.

Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:

Cho học sinh tự làm vào VBT rồi chữa bài trên lớp.

Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:

Cho học sinh quan sát hình vẽ và đọc TT bài toán. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải.

3. Củng cố, dặn dò(5p) Hỏi tên bài.

Nhận xét tiết học, tuyên dương.

Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.

VBT

Giải:

Số hình vuông chưa tô màu là:

7 – 4 = 3 (hình vuông)

Đáp số : 3 hình vuông

- Hs đọc đề, tự giải.

Giải:

Số bạn nam tổ em là:

10 – 6 = 4 (bạn nam)

Đáp số : 4 bạn nam.

Học sinh tự giải rồi chữa bài trên bảng lớp.

- Hs làm theo hướng dẫn của gv Nhắc lại tên bài học.

Nêu lại các bước giải toán có văn.

Thực hành ở nhà.

---

Ngày soạn: 30/3/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 07/04/2021, dạy lớp: 3C

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Bài : THÚ (TT) I:MỤC TIÊU:

- Nêu được ích lợi của thú đối với đời sống con người .

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú .

(17)

- Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú .

- Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng .

*Kĩ năng sống

-Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.

-Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương

II:CHUẨN BỊ GV:đồ dùng dạy học (tranh ảnh nếu có)

HS:Sách giáo khoa

III:CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học, giáo viên nhận xét.

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta học tự nhiên-xã hội bài mới đó là bài”Thú(tt)”

Giáo viên ghi tựa bài b) Các hoạt động

Hoạt động1:Quam sát thảo luận

Mục tiêu:Học sinh biết được chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của loài thú.

*Tiến hành

Làm việc theo nhóm

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sgk và trả lời câu hỏi.

Lớp ổn định +Học sinh đọc

+Học sinh nhắc lại

+Học sinh làm việc +Học sinh thảo luận

(18)

- Nhóm trưởng điều khiển

- Kể tên các loài thú rừng mà em biết - Nêu đặc điểm cấu tạo của từng loài thú.

- Tìm những điểm giốmg nhau và khác nhau của loài thú

- Nhóm trưởng trình bày, giáo viên nhận xét.

Hoạt động 2:Thảo luận.

Mục tiêu:Học sinh biết nhữngviệc cần thiết bảo vệ loài thú

*Tiến hành

B1:Làm việc theo nhóm

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại - Tại sao chúng ta phải được bảo vệ loài thú.

B2:Đại diện nhóm trình bày,giáo viên nhận xét 4. Củng cố.

- Hôm nay chúng ta học tự nhiên-xã hội bài gì ? - Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học 5. Dặn dò nhận xét

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế

+ Bò, sư tử….

+ Đều có lông mao…

+ Giống có lông mao, khác:

Thân hình…

+Nhóm trình bày

+Học sinh chơi +Nhóm trình bày + Thú

+ Thú là loài động vật…

Ngày soạn: 01/4/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 07/04/2021, dạy lớp: 5C Thứ 5, ngày 08/04/2021, dạy lớp: 5A

KHOA HỌC

Bài 56: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG

A.

Mục tiêu : HS có khả năng:

- Viết được sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.

(19)

- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có những biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.

*HSKT: - Viết được sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.

B. Đồ dùng dạy học:

- Hình minh hoạ SGK.

- Bảng phụ,phiếu học tập.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

I.Ổn định tổ chức: 1 ’ II.Kiểm tra bài cũ: 4’

- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật?

III.Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài:

2. Nội dung bài:

a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Quan sát và đọc SGK

- Liên hệ thực tế.

- Giao nhiệm vụ, thời gian cho HS làm việc theo cặp:

+ Bướm thường đẻ trứng ở mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?

+ ở giao đoạn nào trong quá trình phát triển bướm gây thiệt hại nhất?

+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?

- Trình bày kết quả làm việc.

- Thảo luận tìm ra kết luận.

Trả lời

Nêu yêu cầu Quan sát - Đọc Nhóm đôi Trao đổi

Trình bày

Quan sát - Đọc

Trao đổi

- Lắng nghe, nhắc lại

(20)

b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận

- Giao nhiệm vụ, yêu cầu - Thời gian.

- Đọc SGK - Quan sát và trả lời:

+ So sánh chu trình sinh sản của ruồi và gián?

+ Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng?

+ Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.

- GV kết luận.

3. Bạn cần biết:SGK.

IV. Củng cố:

- Nhận xét giờ học.

- Biểu dương HS học tốt.

- Nêu cách để phòng côn trùng cắn

V. Dặn dò:

- Học và chuẩn bị bài.

Nêu yêu cầu

Hoạt động nhóm 4 Đọc và quan sát Thảo luận Báo cáo

Đọc nối tiếp

- Lắng nghe

Nêu yêu cầu Đọc và quan sát

Đọc nối tiếp theo bạn

Lắng nghe

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

Ngày soạn: 02/4/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 07/04/2021, dạy lớp: 1A LUYỆN TOÁN

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

- Biết giải bài toán có phép trừ ; thực hiện được cộng ; trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 20.

- Làm được các bài tập: Bài tập 1, 2, 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.

(21)

-Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ : Hỏi tên bài cũ.

-Nêu các bước giải bài toán có văn.

-Gọi học sinh giải bài 3 trên bảng lớp.

Nhận xét KTBC

3.Bài mới :Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.

Hướng dẫn học sinh giải các bài tập.

Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.

-Học sinh tự TT bài toán hoặc dựa vào phần TT để viết số thích hợp vào chỗ chấm để có TT bài toán và giải vào vở nêu kết quả bài giải.

Bài 2: các em tự giải vào vở Cùng học sinh chữa bài

Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài.

-Tổ chức cho học sinh thi đua tính nhẩm:

Hướng dẫn học sinh tính nhẩm và ghi kết quả vào ô vuông.

- 2 - 3

Đọc: Mười bảy trừ hai bằng mười lăm, mười lăm trừ ba bằng mười hai.

4.Củng cố:

-Hỏi tên bài.

5.Nhận xét dặn dò:

-Nhận xét tiết học, tuyên dương.

-Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.

- HS hát.

2 học sinh nêu: Tìm câu lời giải, ghi phép tính, ghi đáp số.

1 học sinh ghi TT, 1 học sinh giải.

-Học sinh nhắc tựa.

Giải:

Số búp bê còn lại trong cửa hàng là:

15 – 2 = 13 (búp bê)

Đáp số : 13 búp bê Giải:

Số máy bay còn lại trên sân là:

15 – 2 = 10 (máy bay) Đáp số : 12 máy bay -Các em tự tính nhẩm và xung phong nêu kết quả, thi đua theo nhóm bằng hình thức tiếp sức.

Mười tám trừ bốn bằng mười bốn, mười bốn cộng một bằng mười lăm.

18 – 4 + 1 = 15

Mười bốn cộng hai bằng mười sáu, mười sáu trừ năm bằng mười một.

14 + 2 – 5 = 11 -Nhắc lại tên bài học.

-Nêu lại các bước giải bài toán có văn.

-Thực hành ở nhà.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 01/4/2021

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 08/04/2021, 1

7

15 12

(22)

TỰ NHIÊN XÃ HỘI (dạy lớp: 3C) Bài :MẶT TRỜI

I:MỤC TIÊU:

- Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất : Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất .

- Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời II:CHUẨN BỊ

GV:đồ dùng dạy học (tranh ảnh nếu có) HS:Sách giáo khoa

III:CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học, giáo viên nhận xét.

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta học tự nhiên-xã hội bài mới đó là bài: “Mặt trời”

Giáo viên ghi tựa bài b) Các hoạt động

Hoạt động1: Thảo luận nhóm.

Mục tiêu:Học sinh biết được mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.

*Tiến hành

B1:Thảo luận theo nhóm

- Vì sao ban ngày không cần đèn chúng ta nhìn rõ mọi vật?

- Khi đi ra ngoài trời bạn thấy thế nào ?vì sao ? B2:Các nhóm thảo luận câu hỏi trên,đại diện

Lớp ổn định + Học sinh đọc

+Học sinh nhắc lại

+Học sinh làm việc + Vì có ánh sáng mặt trời + Thấy khó chịu

+Nhóm trình bày

(23)

nhóm trình bày,giáo viên nhận xét.

KL:Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt…

Hoạt động 2:Quan sát

Mục tiêu:Học sinh biết vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất.

*Tiến hành

B1:Quan sát phong cảnh và thảo luận theo nhóm - Mặt trời đối với con người động vật như thế nào?

- Nếu không có mặt trời điều gì xẽ xảy ra trên trái đất

B2:Học sinh thảo luận câu hỏi trên, đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét.

KL:Nhờ mặt trời cây cỏ xanh tươi khoẻ mạnh Hoạt động 3:Làm việc với SGK

Mục tiêu: Học sinh biết thêm một số nhiệt độ của mặt trời

*Tiến hành

B1:Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sgk và kể tên về con ngườisử dụng ánh sáng mặt trời.

Gia đình em sử dụng ánh sáng mặt trời làm gì ? B2:Các nhóm trình bày giáo viên nhận xét.

4. Củng cố.

- Hôm nay chúng ta học tự nhiên-xã hội bài gì ? - Nếu không có mặt trời điều gì xẽ xảy ra trên trái đất.

5. Dặn dò nhận xét.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế

+Học sinh quan sát

+ Mọi vật không sống được.

+Nhóm trình bày

+Học sinh quan sát

+Nhóm trình bày + Mặt trời

+ Mọi vật, mọi người ….

(24)

...

KHOA HỌC ( dạy lớp: 4A)

Bài 56 ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (t2) I.Mục tiêu

Ôn tập về:

- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.

- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.

* MTR : HS biết được một vài kiến thức về phần Vật chất và năng lượng . II.Đồ dùng dạy học

-Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi nilông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế, …

-Tranh ảnh của những tiết học trước về việc sử dụng: nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

- Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.

III.Các hoạt động dạy học TIẾT 2 1. Khởi động : Hát .

2. Bài cũ : Ôn tập : Vật chất và năng lượng . - Nêu lại các nội dung đã ôn tập .

- Nhận xét.

3. Bài mới : Ôn tập : Vật chất và năng lượng (tt) .

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

 Hoạt động 3: Triển lãm

MT : hệ thống các kiến thức học ở phần vật chất .Củng cố kĩ năng để bảo vệ môi trương , giữ gìn sức khỏe . HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trong các thành phần thựu khoa hóc kĩ thuật

Cách tiến hành:

-GV phát giấy khổ to cho nhóm 4 HS.

-Yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh.

-Trong lúc các nhóm dán tranh ảnh,GV cùng 3HS làm Ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.

+Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học :10 điểm

+Trình bày đẹp, khoa học : 3điểm + Thuyết minh rõ, đủ y, gọn :3điểm +Trả lời được các câu hỏi đặt ra: 2 điểm

+Có tinh thần đồng đội khi triển lãm : 2

-Chia nhóm

-Các nhóm làm việc

-Đại diện các nhóm trình bày

(25)

điểm.

-Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm.

* HSKT: GV cho HS tham gia cùng các bạn -Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả.

-Nhận xét, kết luận chung.

 Hoạt động 4: Thực hành

MT : Rèn kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm  Phương án 1: Quan sát sự thay đổi bóng của chiếc cọc theo thời gian trong ngày ( GV yêu cầu HS tiến hành ở nhà trước đó) HS trình bày.

-Nhận xét, kết luận chung.

 Phương án 2: GV vẽ các hình sau lên bảng.

-Yêu cầu HS:

+Quan sát các hình minh họa.

+Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc.

-Nhận xét câu trả lời của HS.

*HSKT: GV cho HS trả lời câu hỏi.

-Kết luận:

1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.

2. Buổi trứa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.

3. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.

-Cả lớp thực hiện

* HSKT: tham gia cùng các bạn Lắng nghe

- HS trình bày.

Nhận xét

- HS phát biểu.

Nhận xét.

*HSKT: nhắc lại câu trả lời

4.Củng cố -.Dặn dò

-Chuẩn bị bài sau: Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho từng HS trong nhóm. Chuẩn bị lon sữa bò, hạt đậu, đất trồng cây.

HS 1: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên nhưng đặt trong góc tối.

  

1 2 3

(26)

HS 2: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên, đặt chỗ có ánh sáng nhưng dùng keo dán giấy bôi lên 2 mặt của lá cây.

HS 3: Gieo 1 hạt đậu, để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.

HS 4: Gieo 2 hạt đậu, để nới có ánh sáng, tưới nước thường xuyên, sau khi lên lá nhổ 1 cây ra trồng bằng sỏi đã rửa sạch

-Nhận xét tiết học.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn