• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Ngày soạn: 23/2/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 28/2/2022 Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật: môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống.

- Những việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của thực vât, động vật.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, bài giảng

- HS: SGK, VBT, điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 2).

2. Luyện tập, thực hành (25p)

Hoạt động 3: Xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.

- GV yêu cầu HS:

+ Từng cá nhân quan sát Hình 1 SGK trang 80, tìm cách xử lí tình huống. Tình huống 1:

Một bạn HS trên đường đi học về gặp một bác đang vứt rác xuống ao,

nếu là bạn trong hình thì em nên làm gì?

- Hs lắng nghe và mở vở ghi đầu bài.

- HS quan sát hình và suy nghĩ xử lí tình huống.

(2)

+ Từng cá nhân quan sát Hình 2 SGK trang 80, tìm cách xử lí và tb cách xử lí. Tình huống 2: Bố hỏi mẹ và con gái: “Mình có nên phun thuốc diệt cỏ không nhỉ?”. Nếu là bạn gái

trong hình, em sẽ trả lời thế nào?

- HS khác và GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống.

3. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu môi trường sống của thực vật và động vật.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS trình bày:

- Tình huống 1: em sẽ khuyên bác không nên vứt rác bừa bãi như vậy, nên vứt đúng nơi quy định. Vì như vứt bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe mọi người.

- Tình huống 2: em sẽ góp ý với bối mẹ không nên phun thuốc diệt cỏ. Vì như vậy sẽ rất độc hại đồng thời làm ô nhiễm môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường đất.

- Hs lắng nghe.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

Lớp: 1A, 1C

ĐẠO ĐỨC

Bài 22: NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất - Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi

(3)

- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức lớp 1

- Tranh ảnh, bài hát" Bà còng đi chợ trời mưa"

- Điện thoại ( Máy tính).

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- Em hãy kể một tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mấtmà em biết?

- Gv nhận xét, tuyên dương

KL: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là hành động nên làm, đáng được khen.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(10p)

Khám phá vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất

- Gv chiếu tranh " Bà còng đi chợ trời mua" ở mục khám phá

- Gv cho hs kể tiếp sức theo từng bức tranh

Tranh 1: Bà còng đi chợ trời mưa, Tôm, Tép dẫn đường cho bà

Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm nhặt được

Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về đến nhà và trả lại tiền cho bà Tranh 4: Bà Còng cầm tiền cảm động ôm hai cháu:" Các cháu ngoan quá!"

- Gv mời hs kể tóm tắt lại câu truyện theo từng bức tranh - Nhận xét, bổ sung

- Gv đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung truyện + Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép?

+ Bà còng cảm thấy như thế nào khi nhận lại tiền?

+ Theo em vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất?

- Gv gọi hs trả lời

- Nhận xét, tuyên dương

- Hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát tranh - Hs lắng nghe, bổ sung

- Nhận xét, bổ sung

- Hs kể tóm tắt lại câu truyện

- Hs trả lời

(4)

KL: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc vì đó là những thứ họ phải mất công sức làm ra, hay đó là tiền của người thân, bạn bè tặng...Vì thế nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm tốt đem lại niềm vui cho họ

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(12p) Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm - Gv chiếu tranh ở mục luyện tập

- Cho hs quan sát trong tranh có ba cách làm khi bạn nhìn thấy chiếc điện thoại của ai đánh rơi, HS đọc kĩ và lựa chọn: Việc nào nên làm, việc nào không nên làm, vì sao?

- Cho hs suy nghĩ trong 1 phút - Gọi hs lên trình bày

- Nhận xét

KL: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm,hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- Gv nêu yêu cầu: Đã bao giờ em nhặt được đồ của người khác chưa? Lúc đó em đã làm gì?

- Mời hs lên chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi những bạn nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(8p) Hoạt động 1: Xử lí tình huống

- Gv chiếu tranh mục vận dụng - Bức tranh vẽ gì?

- Cho hs suy nghĩ để đưa ra cách xử lí tình huống trong mỗi tranh

- Mời hs chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi HS đã đưa ra cách xử lí hay KL: Các cách xử lí đáng khen

+ Nếu em là bạn trong tranh 1 khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà

+ Nếu em là bạn trong tranh 2 khi nhìn thấy chiếc đồng hồ rơi trên sân trường, em sẽ tìm thầy cô chủ nhiệm hay cô

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs suy nghĩ làm bài - Hs trình bày:

+ Nên chọn cách làm của bạn trong tranh 2, không nên chọn cách làm của bạn ở tranh 1,3

- Nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

- Hs lên chia sẻ trước lớp - Nhận xét, bổ sung

- Hs quan sát - Hs làm theo yc - Hs chia sẻ trước lớp - Nhận xét

- Hs lắng nghe

(5)

tổng phụ trách, cô trực tuần hoặc bác bảo vệ nhờ trả giúp người đánh mất

+ Nếu em là bạn trong tranh 3 khi nhìn thấy ba lô của ai để quên trên ghế ở công viên, em sẽ nhờ bố mẹ( nếu bố mẹ đi cùng) hoặc nhờ bảo vệ công viên, nhờ công an ở gần mình nhất trả giúp người bỏ quên

Hoạt động 2: Em trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được

- Gv yêu cầu hs tự tưởng tượng ra các tình huống sau đó nêu cách trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi - Nhận xét, tuyên dương

KL: Hs biết xác định người đáng tin cậy để nhờ trả lại đồ mà mình nhặt được

Thông điệp: Gv chiếu thông điệp lên bảng - Gv đọc thông điệp

Của rơi là của người ta

Nếu em nhặt được, thật thà trả ngay.

- Gv nhận xét tiết học

- Tuyên dương những bạn chú ý học và hăng hái phát biểu - Dặn hs về nhà ôn lại bài học và cần trả lại người đánh mất khi mình nhặt được đồ

- HS trình bày - Nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs nhắc lại thông điệp theo cô

- Hs lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

--- Lớp: 2A, 2B, 2D

Hoạt động trải nghiệm

BÀI 24: PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết được những ai là người lạ xung quanh mình. Lưu ý không đi cùng người lạ và nói từ chối lịch sự. HS nhận diện được nguy cơ bắt cóc, cảnh giác với người lạ đề phòng bị bắt cóc.

- HS có khả năng quan sát, lắng nghe để nhận biết đâu là người lạ, người quen, người thân.

(6)

- HS biết cách bày tỏ thái độ, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính

- HS: Sách giáo khoa, VBT, điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5p)

- YC hs xem video tiểu phẩm bị bắt cóc.

- GV giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

Xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

- Mời các hs đọc tình huống rồi suy nghĩ và xác cách xử lí tình huống.

- GV nhận xét và khen hs.

- GV đưa ra thêm một số tình huống khác cho HS, trò chuyện với HS lí do vì sao lại chọn rung chuông? Có điều gì có thể xảy ra nếu không biết tự “Rung chuông báo động”?

GV đọc và mời HS đọc thuộc cùng mình.

Người quen dù tốt bụng, Vẫn không phải người thân!

Người lạ nhìn và gọi,

Rung chuông đừng phân vân!

- GV kết luận.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

Thảo luận về cách phân biệt người quen, người thân.

- GV cùng HS chia sẻ về đặc điểm của một số người thân.

- GV hỗ trợ giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ và trình bày cách xử lí tình huống.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ rút ra được bài học sau mỗi tình huống.

- Bị bắt cóc, bị đưa đi xa không gặp bố mẹ, không được về nhà…

- HS lắng nghe - HS thực hiện đọc .

- HS đưa ra một số đặc điểm như:

+ Ông (bà) nội / ông (bà) ngoại của em có vẻ ngoài thế nào? (cao hay thấp, màu của mái tóc, quần áo bà hay mặc,…).

+ Giọng nói của bác / chú / dì có điều gì đặc biệt? (hắng giọng trước khi nói, giọng trầm hay giọng cao, …).

- HS chia sẻ trước lớp

(7)

- GV nhận xét phần chia sẻ.

- Để nhận ra NGƯỜI THÂN (thẻ chữ) rất dễ nếu biết chịu khó quan sát, lắng nghe và tìm ra những điều đặc biệt của họ. GV đưa ra tình huống để cùng HS thảo luận:

+ Khi em ở nhà một mình, bác hàng xóm rất thân muốn vào chơi, em có nên mở cửa không?

+ Tháng nào cô cũng đến và bố mẹ luôn nhờ em ra gửi tiền điện cho cô, cô gọi cửa em có mở cửa không? Tại sao?

+ Hôm nay bố mẹ đón muộn, cô bạn của mẹ muốn đưa em về, em có đi cùng cô ấy không? Vì sao?

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS ghi lại tên của một người thân nhất sẽ trợ giúp khi em cần.

4. Cam kết, hành động: (3p)

- Em sẽ nói gì để từ chối đi với người lạ?

- Về nhà HS cùng thảo luận với bố mẹ và nghĩ ra một câu nói độc đáo làm mật khẩu để cả nhà luôn nhận ra nhau.

- 3 bàn HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lấy giấy và làm theo hướng dẫn.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

IV. RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có):

...

...

---

(8)

Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên xã hội

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ BÀI 15: CÁC GIÁC QUAN

Thời lượng: 4 tiết I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

Sau khi học, HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

Nêu được tên, chức năng của các cơ quan.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

Quan sát và trải nghiệm thực tế để phát hiện ra chức năng của năm giác quan và tầm quan trọng của các giác quan.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần bảo vệ các giác quan.

- Thực hiện được các việc cần làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh các giác quan.

- Chăm chỉ: Trẻ có thói quen cho bản thân.

3. Năng lực

3.1. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Lựa chọn được các đồ dùng sử dụng ở lớp học. Biết năm giác quan của con người

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến. Giới thiệu được các thành viên ở lớp.

- Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô.

(9)

3.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học: Kể tên các giác quan của con người. Nêu được nhiệm vụ của các giác quan đó. Các việc làm giữ vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ mắt, tai, lưỡi, da.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội: Quan sát, cảm nhận được các sự việc, hiệ tượng.

- Năng lực vận dụng: Làm được một số việc phù hợp để vận dụng đồng thời bảo vệ các giác quan

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Máy tính

- Các tình huống cho hoạt động xử lí tình huống.

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, VBT Tự nhiên và Xã hội 1, điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.

Tiết 3 + 4 1. Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS cần trong tiết học 2. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 5: Thảo luận về các việc nên và không nên làm để bảo vệ mắt

* Mục tiêu

- Kể ra được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt.

- Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ mắt.

- Luôn có ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ mắt.

(10)

* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV có thể ghi nhanh ý kiến của hs về những việc nên và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ mắt lên bảng ( GV có thể tham khảo về các việc nên và không nên làm để chăm sóc , bảo vệ mắt ở Phụ lục 1 ),

- HS trả lời các câu hỏi sau:

1) Hãy nói về các việc nên và không nên làm để chăm sóc, bảo vệ mắt. Lưu ý:

+ Với câu hỏi này, HS có thể tham khảo các hình trang 104 (SGK) và kể thêm những việc nên và không nên làm khác.

+ Với mỗi việc được nêu ra, HS cũng cần giải thích tại sao đây là việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc, bảo vệ mắt,

2) Bạn cần thay đổi thói quen nào để chăm sóc, bảo vệ mắt, đặc biệt để phòng trảnh cận thị? Vì sao?

- HS trình bày, hs khác nhận xét.

Hoạt động 6: Thảo luận về các việc nên và không nên làm để bảo vệ tai Mục tiêu:

- Kể ra được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai . - Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ tai.

- Luôn có ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ tai.

Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu hs suy nghĩ và trả lời. - HS trả lời các câu hỏi sau:

1) Hãy nói về các việc nên và không nên làm

(11)

- GV có thể ghi nhanh ý kiến của các nhóm về những việc nên và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ tại lên bảng.

(GV có thể tham khảo về các việc nên và không nên làm để chăm sóc , bảo vệ tại ở Phụ lục 2 ) .

để chăm sóc, bảo vệ tại.

Lưu ý:

Với câu hỏi này, HS có thể tham khảo các hình trang 105 (SGK) và kể thêm những việc nên và không nên làm khác , – Với mỗi việc được nêu ra , HS cũng cần giải thích tại sao đây là việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc , bảo vệ tai

2) Bạn cần thay đổi thói quen nào để chăm sóc, bảo vệ tai? Vì sao?

Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác sẽ nhận xét và bổ sung.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 7: Đóng vai xử lý tình huống để bảo vệ mắt và tai Mục tiêu:

Thể hiện được ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ mắt và tai.

Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, đóng vai, giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu hs suy nghĩ cách xử lí tình huống.

Tình huống 1:

Một bạn đang ngồi đọc truyện thì một bạn khác đến hét to vào tai. Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ nói gì với bạn?

(12)

GV mời HS nhận xét và kết luận Kết luận: Chúng ta không nên chơi những trò chơi nguy hiểm có hại cho mắt và tai. Kết thúc giờ học, GV nhắc HS ngồi học đúng tư thế để bảo vệ mắt.

Tình huống 2:

Giờ ra chơi các bạn rủ em chơi đánh trận gia và dùng que để đánh nhau. Em sẽ nói gì với bạn?

- HS xung phong thể hiện cách ứng xử với bạn của mình trong tình huống này.

- Tiếp theo, cả lớp thảo luận về bài học rút ra qua cách xử lý tình huống của các nhóm.

- Hs lắng nghe.

Hoạt động 8: Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”

Mục tiêu:

- Kể ra được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da - Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ mũi, lưỡi và da.

- Luôn có ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ mũi, lưỡi và da.

Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trò chơi.

Cách tiến hành:

GV cho HS quan sát hình và sau đó đưa ra hệ thống các câu hỏi và các phương án trả lời, sau đó hs đưa ra tín hiệu trả lời bằng cách ấn nút giơ tay. ( hs trả lời đứng sẽ được nhận mặt cười và hs trả lời chưa đúng sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác)

- Các câu hỏi như sau:

+ Việc nên làm để bảo vệ da? ( Tắm rửa hằng ngày )

- HS quan sát các hình trang 106 , 107 (SGK ), để tìm xem những việc nào nên hoặc không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi, da và suy nghĩ để tìm thêm trong thực tế cuộc sống còn việc nào nên, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da .

- HS tham gia chơi.

(13)

+ Việc nào không nên làm để bảo vệ lưỡi? ( Không ăn đồ ăn quá nóng) + Lưỡi được gọi là giác quan gì?(Vị giác)

+ Việc nên làm để bảo vệ mắt?( Vệ sinh mắt hằng ngày)

+ Việc không nên làm để bảo vệ tai?

( Không nghe nhạc quá to)

+ Việc không nên làm để bảo vệ mũi?

( ngoáy mũi)

- GV mới HS nhắc lại những việc nên làm và không nên làm.

(Xem một số gợi ý ở Phụ lục 3, GV có thể hỗ trợ HS nêu lại những việc nên và không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da).

- Tiếp theo, một số HS chia sẻ với các bạn trong lớp về “Em cần thay đổi thói quen nào để chăm sóc bảo vệ mũi, lưỡi và da? Vì sao?”.

Kết thúc hoạt động này, HS đọc các nội dung ghi trong phần kiến thức cốt lõi và lời con ong trang 107 (SGK).

- Một số HS xung phong lần lượt nhắc lại những việc nên và không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da.

 Dự kiến tiêu chí đánh giá.

Tiêu chí Mức độ

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Nội dung HS có nhận thức được

các việc làm giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mắt và

HS có nhận thức được các việc làm giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mắt và

HS có nhận thức được các việc làm giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mắt và tai, mũi, lưỡi,

(14)

tai, mũi, lưỡi, da. Tích cực trao đổi, chia sẻ cùng các bạn khi thảo luận nhóm. Biết giúp đỡ, hỗ trợ bạn chưa hiểu bài.

Có khả năng điều hành, quản lý nhóm. Biết sẻ chia với những người có khiếm khuyết

tai, mũi, lưỡi, da. Biết trao đổi, chia sẻ cùng các bạn khi giúp đỡ bạn.

Biết sẻ chia với những người có khiếm khuyết

da. Chưa tự giác hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và trao đổi, chia sẻ cùng các bạn.

IV. RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có):

...

...

--- Ngày soạn: 23/2/2022

Ngày dạy: Thứ ba, ngày 1/3/2022

BÀI 13: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ( tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.

- Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, bài giảng

- HS: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu(5p)

(15)

- GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (tiết 4).

2. Luyện tập, thực hành (25p) Hoạt động 4: Báo cáo kết quả Bước 1:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã quan sát thấy những gì?

- GV yêu cầu HS ghi kết quả của mình vào báo cáo và hoàn thiện báo cáo theo mẫu Phiếu điều tra.

Bước 2:

- GV yêu cầu HS:

+ HS báo cáo về kết quả điều tra thực vật, động vật sống ở môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn.

- GV chọn ra nhóm làm tốt, tuyên dương, tổng kể buổi thực hành.

3. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu nơi sống của thực vật và động vật.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS lắng nghe

- HS ghi kết quả vào báo cáo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày kết quả.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có ):

………

……….

KHOA HỌC

(16)

Tiết 55: Sự sinh sản của động vật I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Yêu thích khám phá thiên nhiên.

* GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Yêu quý bảo vệ các loài động vật.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Máy tính

2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

- Hs chuẩn bị tranh ảnh về các loại động vật khác nhau, giấy vẽ, màu.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - HĐ mở đầu 3’

? Chồi thường mọc ra ở vị trí nào nếu ta trồng cây từ 1 số bộ phận của cây mẹ ?

? Nêu cách trồng 1 bộ phận của cây mẹ để có cây con mới?

- Gv nhận xét đánh giá.

* Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.HĐ Khám phá: 33'

*, Hướng dẫn các hoạt động

* Hoạt động 1: Sự sinh sản của động vật.

- Yêu cầu hs đọc mục Bạn cần biết trong SGK/112.

? Đa số động vật chia thành mấy giống?

? Đó là những giống nào?

- 2 hs lần lượt trả lời các câu hỏi.

- HS nhận xét

- Hs: đọc thầm trong SGK.

+ Đa số động vật chia thành 2 giống.

+ HS khác nhận xét – bổ sung: Đó là giống đực và giống cái.

(17)

? Cơ quan nào giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái?

? Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?

? Hợp tử phát triển thành gì?

? Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì?

? Động vật có những cách sinh sản nào?

- GV kết luận: Đa số động vật được chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.

Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

- Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới mang đặc tính của bố mẹ.

- Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.

* Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật.

? Động vật sinh sản bằng cách nào?

- Gv tổ chức cho hs tìm những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con theo hướng dẫn.

+ Chiếu phiếu học tập cho Hs

+ Yêu cầu hs: phân loại các con vật (trong tranh, ảnh) những con vật trong các hình trong SGK/112, 113 và những con vật mà em biết thành 2 nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.

- Hết thời gian Gv yêu cầu HS trình bày - Gọi các HS báo cáo kết quả.

+ Cơ quan sinh dục giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái.

+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới.

+ Mang đặc tính của bố mẹ.

+ HS khác nhận xét – bổ sung: Đẻ trứng hoặc đẻ con.

- Lắng nghe

- Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.

- HS thực hiện.

- HS báo cáo kết quả của mình Tên con vật Tên con vật

(18)

- Gv nhận xét chốt lại 3, HĐ Vận dụng: 4’

- Gv tổ chức cho học sinh vẽ tranh đề tài các con vật mà em thích.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

đẻ trứng đẻ con Gà, chim,

rắn, cá sấu, vịt, rùa, cá

vàng, sâu, ngỗng, đà điểu, ngan, tu

hú, chim ri, đại bàng, quạ,

diều hâu, bướm, …

Chuột, cá heo, cá voi, khỉ, dơi, voi,

hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo, hươu, nai, trâu, bò,…

+ Hs vẽ tranh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

*********************************************

Ngày soạn: 23/2/2022

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 2/3/2022

Đạo đức

CHỦ ĐỀ 7: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ

BÀI 12: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở TRƯỜNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường. Biết vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ. (NLchuẩn HV)

+ Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường. Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.(NLĐCHV)

(19)

+ Thể hiện được thái độ phù hợp khi đề nghị được hỗ trợ và long biết ơn.

- Phát triển bản thân, tìm hiều và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp. Hình thành kĩ năng tự bảo vệ (p.c)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1. Giáo viên: Máy tính

2. Học sinh: SGK, vbt, máy tính ( điện thoại) III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Mở đầu (3-5p)

*Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

*Cách tiến hành:

- Hát múa bài “Em yêu trường em”

+ Khi nào cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường?

+ Việc biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường có nghĩa như thế nào?

1. Vào bài.

2. Luyện tập (25-27p)

*Mục tiêu: Giúp H củng cổ kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Xác định việc làm em đồng tình hoặc không đồng tình

- GV yêu cầu hs nhân xét và thể hiện thái độ đổng tình hay không đồng tình với từng tình huống.

- GV hỏi tiếp:

+ Với tình huống 1 và 3 em không đổng tình.

Em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho bạn Huy và bạn Minh?

*GV kết luận:

Khi gặp rắc rối, chúng ta không nên khóc hoặc cứ mãi im lặng chịu đựng, như vậy là yếu đuối và thiếu bản lĩnh. Chúng ta cẩn tìm sự hỗ trợ của thẩy, cô giáo, chú bảo vệ,... hoặc người lớn khác khi gặp tình huống này.

- HS lắng nghe - HS trả lời

- HS trình bày.

- HS đưa ra lời khuyên cho bạn

- HS lắng nghe

- HS đọc tình huống và suy nghĩ đưa ra lời khuyên.

(20)

Bài tập 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2:

+ Em khuyên bạn như thế nào trong 2 tình huống:

. Hùng bị bạn bàn dưới vẩy mực vào áo.

. Hoa bị chị lớp trên giấu cặp sách.

- GV mời đại điện nhóm đưa ra lời khuyên.

- GV nhận xét và kết luận:

Hùng nên tâm sự và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cô giáo; Hoa nên nói chuyện với cha mẹ, thẩy cô và nhờ cha mẹ, thẩy cô giúp đỡ.

3. Vận dụng (5-7p) - GV yêu cầu hs:

+ Chia sẻ với bạn cách em đã tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường.

+ Sau đó cùng nhắc nhở nhau tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường.

- GV có thể gợi ý cho HS làm thẻ thông tin cá nhân để ghi nhớ tên người thân, số điện thoại, địa chỉ để kịp thời tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trưòng.

*Thông điệp:

GV chiếu/viết thông điệp lên bảng. HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK và đọc.

* Củng cố(2-3p)

- Tiết học ngày hôm nay em thích nhất điều gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà: Chuẩn bị bài sau.

- HS đưa ra lời khuyên

- HS chia sẻ .

- HS thực hành.

- Hs đọc thông điệp:

- HS phát biểu suy nghĩ bản thân.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

(21)

...

...

...

*********************************************

Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (1 tiết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật: môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống.

- Những việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của thực vât, động vật.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, bài giảng

- HS: SGK, VBT, máy tính ( điện thoại) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 1).

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 1: Giới thiệu về môi trường sống và phân loại thực vật động vật theo môi trường sống

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu mỗi HS hoàn thành Phiếu học tập về chủ đề Thực vật và động vật theo sơ đồ Môi trường sống của Thực vật và động vật SGK trang 79.

- Lắng nghe

- HS hoàn thành Phiếu học tập theo sơ đồ.

(22)

Bước 2: Làm theo lớp

- GV yêu cầu từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống theo sơ đồ SGK trang 79.

- Các HS khác lắng nghe và đặt thêm câu hỏi.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV cử hướng dẫn HS: HS giới thiệu về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống theo sơ đồ SGK trang 79.

- Các HS khác nhận xét, góp ý.

3. Luyện tập, thực hành(10p)

Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm môi trường sông cho cây và con vật”

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV yc học sinh quan sát bộ ảnh các cây và các con vật.

- Sau đó yêu cầu hs ghi tên môi trường sống trên cạn, môi trường sống dưới nước của các loài động thực vật.

Bước 2: Làm cá nhân

- GV yêu cầu HS ghi tên các cây, con vật vào

- HS giới thiệu.

- HS trình bày.

- HS quan sát hình, nhận ảnh các con vật, cây cối.

- HS ghi đáp án vào giấy A4.

- HS trình bày:

+ Môi trường sống trên cạn: con lợn, cây hoa hồng, cây cà rốt, con hươu, con trâu, cây phượng.

+ Con cá ngựa, con cá mực, con ốc, con ghẹ.

- HS nêu theo yêu cầu

(23)

tờ giấy ghi tên môi trường sống cho phù hợp.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số hs trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu môi trường sống của thực vật và động vật.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

*********************************************

KHOA HỌC

Tiết 56: Sự sinh sản của côn trùng I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

Giúp HS:

- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Yêu thích khám phá thiên nhiên.

* GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Yêu quý bảo vệ các loài động vật và tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Máy tính

2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

(24)

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, HĐ mở đầu: 3’

+ GV yêu cầu HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 55.

+ Đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 112.

+ Hãy kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết.

+ Hãy kể tên các con vật đẻ con mà em biết.

+ Nhận xét, đánh giá.

*, Giới thiệu bài:

+ Em biết những loài côn trùng nào?

2.2,HĐ khám phá:

* Hướng dẫn các hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bướm cải

- Hỏi: Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con?

- Chiếu lên màn hình quá trình phát triển của bướm cải.

- GV yêu cầu: Em hãy ghép các tấm thẻ vào đúng hình minh hoạ từng giai đoạn của bướm cải.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV kết luận: Đây là hình mô tả quá trình phát triển của bướm cải từ trứng cho đến khi thành bướm. Đây là loại bướm có bốn cánh mỏng, phủ 1 lớp vải nhỏ như phấn, có màu trắng. Loại bướm này thường đẻ trứng vào lá của các cây rau cải, bắp cải hoặc súp lơ. Quá trình phát triển của bướm cải qua 4 giai đoạn:

trứng, ấu trùng, nhộng, bướm.

- Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải?

+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?

+Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra

- 3 HS trả lời

- Lớp nhận xét

+ HS nói tên loại côn trùng mà mình biết: ruồi, gián, dế, kiến, bướm…

- Trả lời: Côn trùng sinh sản bằng cách để trứng.

- Quan sát, lắng nghe.

- 1 HS ghép. HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Hình 1: trứng Hình 2: sâu Hình 3: nhộng Hình 4: bướm

- Tiếp nối nhau trả lời theo khả năng hiểu biết của mình:

+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.

+ Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây

(25)

đối với hoa màu, cây cối?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về ruồi và gián

- Nêu: Một trong những loài côn trùng mà chúng ta thường xuyên nhìn thấy đó là ruồi và gián. Ruồi và gián sinh sản như thế nào?

Làm cách nào để có thể diệt ruồi và gián?

Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân theo định hướng.

+ Yêu cầu mỗi HS quan sát hình minh hoạ 6, 7 trang 115 và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ GV giúp đỡ các hs gặp khó khăn.

-GV mời 1 HS điều khiển các bạn báo cáo kết quả làm việc của mình (chuẩn bị cho HS này 1 tờ giấy nhỏ ghi các câu hỏi cần trả lời).

- GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận.

- Các câu hỏi:

+ Gián sinh sản như thế nào?

+Ruồi sinh sản như thế nào?

+ Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?

+Ruồi thường đẻ trứng ở đâu?

+ Gián thường đẻ trứng ở đâu?

+Nêu những cách diệt ruồi mà bạn biết?

thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau rất nhiều.

+ Để giảm thiệt hại cho cây cối, hoa màu do côn trùng gây ra, người ta có thể bắt sâu, phun thuốc sâu, bắt bướm…

- Lắng nghe.

- Hoạt động cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- 1 HS điều khiển lớp trao đổi, trả lời câu hỏi:

+ Nêu câu hỏi.

+ Mời bạn trả lời.

+ Mời bạn bổ sung ý kiến.

+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.

- Các câu trả lời đúng

+ Gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con.

+ Ruồi đẻ trứng. Trứng nở ra dòi hay còn gọi là ấu trùng. Dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi con.

+ Chu trình sinh sản của ruồi và

(26)

+Nêu những cách diệt gián mà bạn biết?

+Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?

-Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trừng.

Có những loài côn trùng trứng nở thành con như gián. Nhưng cũng có loài côn trùng phải qua các giai đoạn trung gian mới nở thành con. Biết được chu trình sinh sản của chúng để ta có biện pháp tiêu diệt chúng.

Hoạt động 3: Người hoạ sĩ tí hon

- GV cho HS vẽ tranh về vòng đời của một loài côn trùng mà em biết.

- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.

- Cử ban giám khảo đánh giá cho những HS hoàn thành bài vẽ.

- Nhận xét chung.

3 - HĐ vận dụng: 3’

? Em hãy nêu lại chu trình sinh sản của loại bướm cải ? Giai đoạn nào bướm cải gây hại nhất?

- GV liên giáo dục BVMT cho HS.

- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.

gián: giống nhau: cùng đẻ trứng, khác nhau: trứng gián nở ra gián con. Trứng ruồi nở ra dòi. Dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi con.

+Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật…

+Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo…

+Diệt ruồi bằng cách giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, dọn sạch rác thải… hoặc phun thuốc diệt ruồi.

+Diệt gián bằng cách: giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo… hoặc phun thuốc diệt gián.

+Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.

-Lắng ng

- HS tự vẽ tranh

- Nối tiếp hs trình bày sản phẩm của mình

- Lớp nhận xét bình chọn

+ Bướm cải đẻ trứng; trướng nở thành sâu;sâu phát triển thành nhộng; nhộng lại nở ra sâu

+ Sâu ăn lá rau để lớn. Đây là giai đoạn gây hại nhất

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

(27)

...

...

...

*********************************************

Ngày soạn: 24/2/2022

Ngày dạy: Thứ năm, ngày 3/3/2022 Lớp: 1C

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6:VUI ĐÓN MÙA XUÂN

BÀI 16: ỨNG XỬ KHI ĐƯỢC NHẬN QUÀ NGÀY TẾT (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:

- Hiểu được ý nghĩa của phong tục mừng tuổi, tặng quà ngày Tết.

- Biết ứng xử phù hợp khi được mừng tuổi, tặng quà thể hiện tình yêu thương đối với mọi người.

- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ - Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Băng/ đĩa bài hát: Ngày tết quê em

2. Học sinh: Một số bài hát về ngày Tết, thẻ màu xanh – đỏ (hoặc mặt cười - mặt mếu)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

4’1. KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát tập thể: “Ngày tết quê em”

- GV nêu câu hỏi:

+ Các em có thích ngày Tết không?

+ Vào ngày Tết, người lớn thực hiện phong tục gì đối với trẻ em?

- GV nhận xét, giới thiệu bài.

- HS nghe . - HS trả lời:

+ Em rất thích ngày Tết.

+ Phong tục mừng tuổi/lì xì.

- HS lắng nghe 15’2. THỰC HÀNH

Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 - HS quan sát tranh 1, 2 SGK và

(28)

trong SGK và tìm cách xử lí tình huống và thể hiện câu trả lời câu hỏi:

+ Em đón nhận phong bao lì xì/quà tặng như thế nào?

+ Em sẽ nói gì với người tặng quà cho em?

- GV yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt: Ngoài sự biết ơn, lễ phép, các em cần thể hiện tình yêu thương mọi người khi nhận quà.

tìm cách xử lí tình huống.

- Hs trả lời

- HS quan sát, lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

12’3. VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Thể hiện cảm xúc phù hợp khi được tặng quà

- GV mời một số HS chia sẻ những cảm xúc của mình mỗi khi được tặng quà trong cuộc sống.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã chia sẻ trước lớp tốt

- GV yêu cầu HS vận dụng những điều đã học được để thể hiện thái độ và hành vi phù hợp mỗi khi được tặng quà trong cuộc sống.

Tổng kết:

- GV hỏi:

+ Các em thu hoạch được điều gì sau buổi trải nghiệm này? (GV khuyến khích HS tích cực tham gia chia sẻ và lắng nghe tích cực để tránh có ý kiến trùng lặp)

- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ:

+ Mừng tuổi, tặng quà là một phong tục đẹp, với mong muốn người được

- HS chia sẻ trước lớp. HS quan sát, lắng nghe để nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS làm theo yêu cầu của giáo viên.

- HS nêu suy nghĩ

- HS lắng nghe và nhắc lại thông

(29)

mừng tuổi may mắn cả năm.

+ Mừng tuổi mang ý nghĩa tinh thần là chính, không quan trọng số tiền nhiều hay ít.

điệp.

2’4. HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI

- GV yêu cầu HS về nhà luyện tập với người thân về cách nhận tiền mừng tuổi để được uốn nắn thêm.

- GV nói: Tết sắp đến rồi, các em hãy vận dụng cách đón nhận tiền mừng tuổi và lời nói cảm ơn với người mừng tuổi cho em.

- HS về nhà luyện tập với người thân về cách nhận tiền mừng tuổi - HS lắng nghe

2’5. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,