• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/10/2021 Tiết 13,14

CHỦ ĐỀ: GIUN TRÒN

I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Tên chủ đề: Ngành giun tròn

II. Xây dựng nội dung bài học

Thời lượng 02 tiết

Tiết 1 A.Khởi động

B.Hoạt động hình thành kiến thức I - Giun đũa

Tiết 2 II- Một số giun tròn khác C. Luyện tập

D. Vận dụng

E. Tìm tòi và mở rộng III. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

+ Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun đốt. Ví dụ: Giun đất, phân biệt được các đặc điểm cấu tạo, hình thái và sinh lí của ngành Giun đốt so với ngành Giun tròn.

+ Thấy được tính đa dạng của ngành. Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, để hình thành kiến thức về các giun tròn như: giun đũa, giun kim ..

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua thảo luận nhóm tìm hiểu môi trường sống, hình dạng, cấu tạo của 1 số giun tròn.

* Năng lực khoa học tự nhiên:

- Trình bày đặc điểm chung và vai trò, tác hại của ngành giun tròn.

- Nhận biết được một số giun tròn dễ gặp.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, chịu khó đọc SGK và các tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để giải quyết các vấn đề về ngành giun tròn.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu đặc điểm chung của động vật ngành giun tròn.

- Nội dung GDBĐKH: Giun đũa kí sinh trong ruột non người. Trứng giun đi vào cơ thể qua con đường ăn uống -> Giáo dục HS giữ gìn vệ sinh ăn uống. Mặt khác, giáo dục HS ý thức tuyên truyền cho người thân bảo vệ môi trường. Riêng HS nông thôn có hành vi ủ phân trước khi bón rau, lúa để diệt trứng giun.

+ Đa số giun tròn kí sinh trên cơ thể người, động vật, thực vật và gây nhiều tác hại cho con người -> Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống. Tuy nhiên hiện nay một số loài giun tròn kí sinh trên sâu bọ hại cây trồng đang được sản xuất với số lượng lớn để phun thay cho thuốc trừ sâu hóa học -> Bảo vệ thực vật và môi trường sống của con người -> HS có ý thức tuyên truyền cho người thân biết giá trị của giun tròn.

IV. Thiết bị dạy học và học liệu

(2)

- Máy chiếu hoặc PHTM + Phiếu học tập.

+ Tranh 1 số giun tròn, tài liệu về giun tròn kí sinh.

+ Bảng phụ: Đặc điểm của ngành giun tròn V. Tiến trình dạy học :

TIẾT 1 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(5 phút)

a. Mục tiêu hoạt động

- Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.. HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được....kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

-Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn( Những đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc trưng để phân biệt với ngành giun dẹp)

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề...

b. Phương thức tổ chức HĐ - G Chiếu video

https://www.youtube.com/watch?v=P4IGu_oJ0b4#action=share (Giun truyền qua đất: Bệnh phổ biến ở trẻ em | VTC14)

Hoặc video

https://www.youtube.com/watch?v=Eb4YtU0XZoY

? Video cho em biết thông tin gì?

- HS thảo luận nhóm bàn 1 phút

- Các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung

- GV chốt khiến thức: Mặc dù có nhiều loại thuốc giun rất hiệu nghiệm nhưng tỉ lệ mắc bệnh giun đũa, giun tóc, giun kim ở nước ta vẫn rất cao đặc biết là trẻ em. Các loại giun này là đại diện của ngành giun tròn.

G- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin chữ in đậm - HS nghiên cứu thông tin chữ in đậm SGK- 47

? Giun tròn khác giun dẹp ở chỗ nào?

- Giun tròn: Tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hoá phân hoá

? Giun tròn thường sống ở đâu?

- Chúng sống trong nước, đất ẩm và kí sinh trong cơ thể động, thực vật và người.

c. Sản phẩm:

HS nắm được nội dung của chủ đề

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về giun đũa

a. Mục tiêu hoạt động: Mô tả được hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành giun tròn là giun đũa. Trình bày được vòng đời của giun đũa.

- Phương pháp: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, Hỏi đáp, trực quan b. Phương thức tổ chức HĐ:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

? Nơi sống?

- Thường kí sinh trong ruột non người

G- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát Hình 13.1-13.22 SGK trả lời câu hỏi

? Cấu tạo ngoài của giun đũa

I- Giun đũa 1. Cấu tạo ngoài:

(3)

- HS tự nghiên cứu các thông tin SGK kết hợp với quan sát hình ghi nhớ kiến thức.

- Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung - G chốt khiến thức

Một số câu hỏi gợi ý:

? Hình dạng của giun đũa?

? Phân biệt giữa giun đực và giun cái?

? Nếu vỏ cuticun của giun đũa không còn thì điều gì xảy ra?

? Tác dụng của lớp vỏ?

khác

- HS khuyết tật: Nhắc lại cấu tạo ngoài của giun đũa?

G- Sử dụng hình 13.2

Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp thông tin - HS quan sát

? Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của giun đũa?

- HS trình bày

G- Lát mặt trong của thành cơ thể là lớp tế bào cơ dọc, tế bào này có phần chất nguyên sinh hướng vào trong khoang cơ thể, thoạt nhìn tưởng như thảm nhung phía trên lớp này có 4 hạt màu nâu nhạt là cơ quan tập trung chất cặn bã của hệ bài tiết, Các dây thần kinh và ống bài tiết ẩn dười 4 gờ chạy dọc cơ thể

? Trong khoang cơ thể có bộ phận nào?

- Ống tiêu hoá và tuyến sinh dục.

? Cấu tạo ống tiêu hoá?

- Bắt đầu từ lỗ miệng phía trước cơ thể giữa 3 môi bé ->

hầu-> ruột và kết thúc ở lỗ hậu môn.

? Có gì khác so với giun dẹp?

- Giun dẹp ruột phân nhánh chưa có hậu môn - Giun đũa ruột thẳng có hậu môn

G- Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

? Giun đũa di chuyển bằng cách nào? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui vào ống mật và gây hậu quả gì?

- Di chuyển hạn chế vì chỉ có cơ dọc phát triển.

- Chun giãn cơ thể.

- Đầu nhọn, cơ dọc phát triển nên giun con nhỏ có thể chui vào ống mật gây tắc ống mật.

? Cách dinh dưỡng của giun đũa?

+ Cơ thể hình trụ dài thuôn 2 đầu.

+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài

-> Chống tácđộng của dịch tiêu hoá và làm căng cơ thể

2- Cấu tạo trong.

+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.

+ Chưa có khoang cơ thể chính thức( ống tiêu hóa thẳng có thêm ruột sau hậu môn)

+ Tuyến sinh dục dài cuộn khúc

.

- Di chuyển: hạn chế, cơ thể cong, duỗi->chui rúc.

3. Dinh dưỡng:

- Hút chất dinh dữơng của

(4)

? Dinh dưỡng ở giun đũa có gì đặc biệt?

- Hầu phát triển.

- Thức ăn đi 1 chiều từ miệng đến hậu môn.

GV nên giảng giải về tốc độ tiêu hóa nhanh do thức ăn chủ yếu là chất dinh dưỡng và thức ăn đi 1 chiều.

- Đặc điểm ống ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn của giun đũa giúp cho thức ăn chuyển vận theo lối đi một chiều: Đầu vào là thức ăn đầu ra là chất thải, nên các phần ống tiêu hoá được chuyên hoá cao hơn, sự đồng hoá thức ăn hiệu quả hơn kiểu ruột túi.

? Nêu đặc điểm của giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh?

+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài

-> Chống tác động của dịch tiêu hoá và làm căng cơ thể + Cơ quan tiêu hoá hình ống có miệng để hút chất dinh dưỡng đưa vào và phân tán đi nuôi cơ thể

+ Cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế thích hợp với động tác chui rúc kí sinh.

? Dựa vào hình 13.1 cho biết giun đũa phân tính hay lưỡng tính?

G- Yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK trang.48 và trả lời câu hỏi.

- Cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa?

- Một vài HS trình bày HS khác bổ sung.

G- Con cái có lỗ hậu môn ở phía trên ngang người - Con đực gai giao cấu ở phần đuôi

G- Con cái đẻ số lượng trứng rất lớn mỗi năm có thể đẻ hàng chục triệu trứng

G - Yêu cầu HS đọc SGK quan sát hình13.3(SGK- 48)

? Cấu tạo trứng giun?

- Trứng có vỏ dày và cứng bảo vệ tốt cho ấu trùng ở trong

- Yêu cầu HS quan sát hình 13. 4 , trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.

Phiếu học tập:

vật chủ

+ Hầu phát triển-> giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.

+ Thức ăn đi 1 chiều theo ống ruột thẳng từ miệng đến hậu môn.

4- Sinh sản

a. Cơ quan sinh sản - Cơ thể phân tính

- Cơ quan sinh dục dạng ống dài.

+ Con cái 2 ống, + Con đực 1 ống.

-> Thụ tinh trong.

- Đẻ nhiều trứng

b. Vòng đời của giun đũa

(5)

1. Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ?

2. Tác hại của giun đũa đối với sức khoẻ con người?

3. Ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun rất cao đặc biệt là trẻ em giải thích vì sao?

4. Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?

5. Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong năm?

- Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung

G- Chốt kiến thức

G- Do trình độ vệ sinh xã hội ở nước ta còn kém nên dù phòng tránh tích cực cũng không tránh khỏi mắc bệnh giun nên y học khuyên tẩy giun định kì.

G- ở nhiều nước phát triển khi cho ngưòi ở nơi khác đến nhập cư người ta thường yêu cầu họ phải tẩy giun sán trước

? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

- Ăn uống vệ sinh rửa tay sạch sẽ, dùng lồng màn, tiêu diệt ruồi nhặng

- HS khuyết tật: Nhắc lại cách phòng chống giun đũa?

G- Phòng chống bệnh giun sán là vấn đề lâu dài cộng đồng

GDBĐKH: Giun đũa kí sinh trong ruột non người.

Trứng giun đi vào cơ thể qua con đường ăn uống ->

Giáo dục HS giữ gìn vệ sinh ăn uống. Mặt khác, giáo dục HS ý thức tuyên truyền cho người thân bảo vệ môi trường. Riêng HS nông thôn có hành vi ủ phân trước khi bón rau, lúa để diệt trứng giun.

- Giun đũa →Đẻ trứng → ấu trùng trong trứng → thức ăn sống → ruột non(ấu trùng)→ máu, gan, tim, phổi→giun đũa(ruột người).

Phòng chống:

+ Giữ vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân

khi ăn uống

+ Ăn chín uống sôi + Tẩy giun định kì c. Sản phẩm:

Phiếu học tập:

1.Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ?

- Giunđũa →Đẻ trứng → ấu trùng trong trứng → thức ăn sống → ruột non(ấu trùng)→

máu, gan, tim, phổi→giun đũa(ruột người).

2. Tác hại của giun đũa đối với sức khoẻ con người?

- Lấy tranh thức ăn làm cho cơ thể gầy yếu xanh xao suy sinh dưỡng, gây tắc ruột , tắc ống mật và còn tiết độc tố gây buồn nôn đầy bụng ăn không tiêu hại cho con người. Sau nữa một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một ổ để phát tán bệnh này cho cộng đồng

3. Ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun rất cao đặc biệt là trẻ em giải thích vì sao?

- Môi trường ô nhiễm, trình độ vệ sinh còn thấp, nhiều nhà tiêu hố xí chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh nên ruồi nhặng nhiều và chúng đem theo trứng giun phát tán

4. Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?

- Trứng giun có trong thức ăn sống ( rau sống)

- Rửa tay trước khi ăn loại trừ được trứng giun và các bào tử mấm mốc có hại

(6)

5. Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong năm?

+ Diệt giun đũa hạn chế được số trứng

Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau(2’) -Về nhà: + Học bài trả lời câu hỏi SGK.

+ Làm bài tập VBT

+ Tìm hiểu thêm về tác hại của giun đũa.

- Chuẩn bị bài sau: + Đọc trước bài 14

+ Tìm hiểu thêm về một số loại giun đũa.

Nhóm 1- Tìm hiểu về giun kim Nhóm 2- Tìm hiểu về giun móc câu Nhóm 3- Tìm hiểu về giun rễ lúa Phiếu học tập:

Đại diện:....

1- Đặc điểm 2- Nơi

sống,Lối sống

3- Con đường xâm nhập

4- Tác hại 5- Các phòng tránh

Hình thức: Trình chiếu powerpoint, đóng kịch, chuyên gia.

TIẾT 2 Kiểm tra bài cũ(9’)

Câu hỏi Trả lời

? Trình bày cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh ?

1. Cấu tạo:

+ Hình trụ dài 25cm, thuôn 2 đầu.

+ Lớp cuticun bao bọc chống tác dụng huỷ hoại của men tiêu hoá .

+ Thành cơ thể: Biểu bì cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế thích hợp với động tác chui rúc kí sinh.

+ Chưa có khoang cơ thể chính thức Ống tiêu hóa hình ống thẳng có hầu phát triển hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều, Chưa có hậu môn.

+ Tuyến sinh dục dài cuộn khúc đẻ nhiều trứng.

? Trình bày vòng đời của giun đũa? Biện pháp phòng tránh?

- Vòng đời…

- Biện pháp khắc phục: giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường. Tẩy giun định kì

Chuyển giao nhiệm vụ(2’)

G- Phần lớn khoảng 30 nghìn loài giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật, và người.

Riêng ở người một số giun kí sinh phổ biến và gây bệnh nguy hiểm, ta sẽ nghiên cứu một số đại diện thường gặp

Hoạt động 2: Tìm hiểu 1 số giun tròn khác.(27’)

a.Mục tiêu: - Mở rộng hiểu biết về các giun tròn( giun đũa , giun kim, giun móc câu…)Từ đó thấy được tính đa dạng của giun tròn (Số lượng loài, môi trường kí sinh..) - Nêu khái niệm về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn.

- Phương pháp: Dạy học dự án, Thảo luận cặp đôi, Hỏi đáp, KT động não...

b. Phương thức tổ chức HĐ

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

? Kể tên các loài giun tròn em biết?

- Giun kim, giun móc câu, giun tóc, giun chỉ, giun rễ

II- Một số giun tròn khác.

(7)

lúa..

G- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày về những thông tin của nhóm mình về các đại diện giun tròn Nhóm 1- tìm hiểu về giun kim Nhóm 2- tìm hiểu về giun móc câu

Nhóm 3- tìm hiểu về giun rễ lúa Yêu cầu làm nổi bật được trọng tâm

Đại diện:....

1- Đặc điểm

2- Nơi sống, lối sống 3- Con đường xâm nhập.

4- Tác hại

5- Cách phòng tránh

-Các nhóm trình bày. nhóm khác lắng nghe, thắc mắc hoặc bổ sung thêm

G- Chốt kiến thức

G- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút thực hiện lệnh đề 1 (vbt-28)

- HS HS thảo luận nhóm 3 phút thực hiện lệnh đề 1a vbt

G- Sử dụng bảng phụ

- Đại diện nhóm trình bày G- Chốt kiến thức

Bảng phụ- Nối nội dụng cột A với cột B, C sao cho phù hợp A - Tên giun B- Nơi sống C- Tác hại

1- Giun kim Kí sinh ở tá tràng người Người bệnh xanh xao vàng vọt 2- Giun móc câu Kí sinh ở rễ lúa Gây thối rễ lúa

3- Giun rễ lúa Kí sinh ở ruột già người Ảnh hưởng đến giấc ngủ sinh hoạt, rối loạn thần kinh viêm ruột thừa

? Nơi kí sinh của các giun tròn?

? Nơi kí sinh của các giun tròn?

- HS khuyết tật: Nhắc lại G- Sử dụng hình 14.4 - HS quan sát

? Trình bày vòng đời của giun kim?

- Giun cái bò ra đẻ trứng ở vùng gần hậu môn gây lên ngứa ngáy khó chịu khi người bị nhiễm giun dùng tay gãi trứng giun dính vào kẽ móng tay qua thức ăn lọt vào miệng xuống ruột, nở thành giun

? Giun kim gây cho trẻ em những phiền phức gì?

Giun kim đực chết sau khi giao hợp. Giun kim cái thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng và vì vậy chúng kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa, sưng tấy ảnh hưởng đến

- Đa số giun tròn kí sinh như : + Giun kim -> Ruột già người, + Giun móc câu -> Tá tràng người, + Giun rễ lúa -> Rễ bèo

(8)

giấc ngủ và sinh hoạt, có khi rối loạn hệ thần kinh, viêm ruột thừa..

G- . Một con giun cái đẻ khoảng 4.000 - 200.000 trứng. Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái chết. Vì vậy tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1-2 tháng

? Do thói quen nào của trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất.?

- Vì ngứa ngáy trẻ em đưa tay ra gãi và do thói quen mút tay liền đưa luôn trứng giun vào miệng nên khép kín vòng đời của giun

? Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun kí sinh?

HS: giữ vệ sinh, đặc biệt là trẻ em. Diệt muỗi tẩy giun.

G- Cho HS tự rút ra kết luận

G- Đa số giun tròn kí sinh trên cơ thể người, động vật, thực vật và gây nhiều tác hại cho con người -> Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống. Tuy nhiên hiện nay một số loài giun tròn kí sinh trên sâu bọ hại cây trồng đang được sản xuất với số lượng lớn để phun thay cho thuốc trừ sâu hóa học -> Bảo vệ thực vật và môi trường sống của con người -> HS có ý thức tuyên truyền cho người thân biết giá trị của giun tròn.

G- Để đề phòng bệnh giun phải có sự cố gắng của cá nhân và cộng đồng

-> Gây nhiều tác hại: Lấy tranh thức ăn, gây viêm nhiễm nơi kí sinh và tiết chất độc có hại cho cơ thể vật chủ

-> Gây thối rễ lúa, lá úa vàng rồi cây chết

- Biện pháp:

+ Giữ vệ sinh ăn uống

+ Giữ vệ sinh môi trường, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau bằng phân tươi + Tẩy giun sán định kì

+ Khi cây trồng bị bệnh giun tròn kí sinh cần sử dụng thuốc diệt giun và nghiên cứu biện pháp luân canh thích hợp

c. Sản phẩm:

Các bài báo cáo của các nhóm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8’)

a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HS hoàn thiện củng cố lại kiến thức về ngành giun tròn.

b. Phương thức tổ chức hoạt động:

HS hoàn thành các bài tập

Bài tập 1. Vẽ sơ đồ tư duy về giun đũa Bài tập 2. Chọn câu trả lời đúng

1. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì ? A. Giúp thành cơ thể trơn, nhẵn.

(9)

B. Thẩm thấu các chất dinh dưỡng.

C. Không bị tiêu hủy bởi các chất dịch tiêu hóa trong ruột non của người.

D. Trao đổi khí.

2. Giun đũa không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Giống chiếc đũa, thường kí sinh trong ruột non của người, là động vật phân tính.

B. Ấu trùng phát triển qua nhiều vật chủ trung gian.

C. Vỏ cuticun dày, đẻ trứng nhiều và có khả năng phát tán rộng.

D. Có khoang cơ thể chưa chính thức, có thêm ruột sau và hậu môn.

3. Giun đũa di chuyển nhờ

A. Cơ dọc. B. Chun, giãn cơ thể C. Cong, duỗi cơ thể D. Cả A, B, C.

4. Giun đũa loại các chất thải qua.

A. Huyệt B. Miệng C. Bề mặt da D. Hậu môn 5. Ấu trùng giun khi xâm nhập vào cơ thể, theo máu đi qua.

A. Ruột non B. Tim C. Phổi D. Cả A, B, C 6. Để phòng chống bệnh giun đũa cần:

A. Giữ vệ sinh ăn uống.

B. Tẩy giun theo định kỳ.

C. Xử lí an toàn nguồn phân và nước trước khi tưới cho rau, củ và quả.

D. Cả A, B và C

7. Nhóm ĐV thuộc ngành giun tròn, sống kí sinh, gây hại cho Đv và người là:

A. Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu.

B. Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan.

C. Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan.

D. Giun kim, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.

8. Tác hại của giun móc câu đối với người.

A. Giun móc bám vào niêm mạc tá tràng, hút máu và tiết độc tố vào máu.

B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt.

C. Gây ngứa ngáy ở hậu môn.

D. Câu A và B.

c. Sản phẩn HĐ

+ Sơ đồ tư duy về giun đũa + Câu trả lời của HS

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG( 4’)

a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HS vận dụng được các KT- KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Phương thức tổ chức HĐ

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1- Làm thế nào để biết trẻ bị nhiễm giun kim?

2- Giun móc câu sống bào nhiêu năm trong cơ thể người?

3- Bệnh giun có khỏi tự nhiên không?

4- Hãy đề xuất các biện pháp phòng trừ giun có hại? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó ?

c. Sản phẩn HĐ

1- Gây rối loạn tiêu hóa: đầu tiên là ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng). Rìa hậu môn tấy đỏ, xung huyết. Phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy như mũi, cũng có thể gây tiêu chảy (không thường xuyên)

2- 4 năm

(10)

3- Bệnh giun có thể khỏi tự nhiên nhưng cũng hay bị tái nhiễm kéo dài, có thể dẫn đến phù toàn thân, liệt tim và tử vong.

E. TÌM TÒI, MỞ RỘNG(2’) a. Mục tiêu hoạt động:

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm về giun tròn đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: Nghiên cứu b. Phương thức tổ chức HĐ

- GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...) thông tin về giun xoắn và loài giun đũa kí sinh ở chó. Giun tóc, một số thuốc tẩy giun.

c. Sản phẩm:

Giun xoắn Ấu trùng

của giun xoắn ở tế

bào cơ của người

Giun xoắn trưởng thành gây ra bệnh tiêu chảy, kén của chúng gây bệnh liệt cơ. Nếu bị nhiễm nhiều kén bệnh nhân có thể chết do suy nhược, đau cơ và liệt hô hấp. Muốn phòng bệnh giun xoắn không nên ăn thịt lợn và thú dưới dạng nem, tái, gỏi ...

-Nguồn nước không qua xử lý, bị ô nhiễm, trong nước có nhiều trứng giun làm cá bị bệnh.

-Giun tròn lấy chất dinh dưỡng làm tổn thương da, đuôi, ruột ...

ảnh hưởng tới quá trình phát dục ở cá làm cá chậm lớn

Vòng đời giun kí sinh ở chó

(11)

Giun tóc sống ở ruột già, vùng manh tràng của người và thú. Cơ thể hình sợi cắm sâu vào niêm mạc ruột để hút máu. Nếu bị nhiễm số lượng nhiều gây tổn thương niêm mạc ruột, kích thích ruột làm bệnh nhân đau bụng và phân tương đối giống hội chứng lị.

Giun tóc

Các loại thuốc tẩy giun

* Hướng dẫn học sinh ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (2’) - Về nhà: + Học bài

+ Làm bài tập vở bài tập

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Tiết 14–Bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN.. Giun kim sống

-Lớp vỏ cuticun bọc ngoài căng tròn cơ thể giúp giun không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?. Bao ngoài cơ

Câu 4: So với các loài sâu bọ khác khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không?.

-Mô tả được hình thái, cấu tạo ngoài và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun đốt.. -Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc

Kết quả đã mô tả và giải thích được đặc điểm cấu tạo giải phẫu của lá hoặc cành làm nhiệm vụ thay cho lá thích nghi với môi trường sống nhiều ánh sáng của các loài

Luận án sử dụng các phương pháp để đánh giá khá toàn diện và đầy đủ thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thông

Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun đũa Ascaridia galli trong môi trường nước cất Tiến hành mổ giun cái trưởng thành, thu thập trứng nuôi cấy trong môi trường nước cất ở