• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18 Khối 5

Ngày soạn: Ngày 29/12/2017

Ngày giảng: 5A, 5B: thứ 2 ngày 01/01/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 17: Thường thức mĩ thuật

Tiết 17: XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

* Kiến thức:

- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

* Kĩ năng:

- HS tập mô tả, nhận xét khi xem tranh (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh.

* Thái độ:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.

* ƯDLHTM (lớp 5B) - Hoạt động 2: Xem tranh Du kích tập bắn (quảng bá hình ảnh).

2. Mục tiêu riêng:

* HS: Nguyễn Thị Lan Hương lớp 5B.

- Tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

- Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh (điều chỉnh).

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Sưu tầm tranh Du kích tập bắn.

- Một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác.

2. Học sinh:

- SGK, VTV.

- Sưu tầm tranh ảnh của học sĩ Nguyễn Đỗ Cung (nếu có).

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p)

? Nêu các bước vẽ cái xô đựng nước?

- HS trả lời.

+ Vẽ khung hình chung của cái xô (không quá to hoặc quá nhỏ so với khổ giấy) + Phác đường trục, xác định vị trí các bộ phận : miệng, thân, đế, quai xô,... và vẽ các nét chính.

(2)

+ Vẽ nét chi tiết và sửa lại hình vẽ cho đúng với mẫu.

+ Vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc vẽ màu.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.Bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

- GV: Giờ trước cô dạy các em vẽ cái xô đựng nước hoặc quả dừa, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 17: Xem tranh du kích tập bắn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (6p) - Gọi HS đọc mục 1- SGK/54

? Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh ở đâu? Năm nào?

? Họa sĩ tốt nghiệp trường gì? Năm bao nhiêu?

? Đề tài sáng tác của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung là gì?

? Kể tên một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung?

- Giới thiệu chân dung họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

- HS theo dõi bạn đọc - Sinh năm 1912 mất năm 1977. Sinh ở Xuân Tảo- huyện Từ Liên- Hà Nội.

- Tốt nghiệp khóa V (1929-1934) Trường MT Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội họa, vừa đam mê tìm hiểu lịch sử Mĩ thuật dân tộc.

- Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ.

- Kháng chiến bùng nổ, ông cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ, kịp thời sáng tác,góp công sức vào cuộc CM chông thực dân pháp của dân tộc, bức tranh du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh đó.

- Cây chuối 1936) ,Cổng thành huế (1941), Học hỏi lẫn nhau (1960)...

- HS quan sát tranh.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ đọc bài.

(3)

- GVKL: Ông còn là người có công rất lớn trong việc xây dựng viên bảo tàng mĩ thuật Việt Nam, đào tạo đội ngũ hoạ sĩ , cán bộ nghiên cứu mĩ thuật.

- Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật năm 1996 ông được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.

2. Hoạt động 2: Xem tranh Du kích tập bắn (28p)

* Ứng dụng LHTM (quảng bá hình ảnh).

- GV cho HS xem tranh Du kích tập bắn.

- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (7p)

? Bức tranh vẽ nội dung gì?

? Chất liệu vẽ tranh là gì?

? Hình ảnh chính của bức tranh là gì?

? Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?

? Có những màu chính nào trong tranh?

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- Thảo luận nhóm 7p, các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.

- Du kích tập bắn là bức tranh về đề tài chiến tranh cách mạng.

- Màu bột.

- Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của du kích. 5 nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế khác nhau rất sinh động:

Người bò, người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào

- Phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời tạo cho bố cục chặt chẽ, sinh động.

- Màu vàng của nền đất, màu xanh thẳm của nền trời, màu trắng bạc của mây diễn tả các nắng chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ; màu sắc có đậm, nhạt rõ ràng.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ thảo luận cùng các bạn.

(4)

- GV yêu cầu nhóm 1,2 báo cáo kết quả.

- Nhóm 3,4 nhận xét, bổ sung

- GVKL: Đây là bức tranh tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng.

Bức tranh Du kích tập bắn sáng tác năm 1947, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tranh được vẽ bằng màu bột diễn tả du kích đang tập luyện vào một buổi trưa hè. Hình ảnh các anh du kích được vẽ khác nhau với các tư thể rất sinh động. Màu sắc tươi sáng có đậm nhạt rõ ràng, diễn tả được cái nắng chói chang của mùa hè. Đây là một tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng.

- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ và mô tả lại bức tranh Du kích tập bắn.

? Nêu cảm nhận của em về bức tranh Du kích tập bắn.

- GV cho HS quan sát bức tranh “Bộ đội Nam tiến” – tranh bột màu. Nêu cảm nhận của em về bức tranh.

? Cánh sắp xếp bố cục: Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ.

? Tư thế của các nhân vật.

? Màu sắc trong tranh?

3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (2p)

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân có tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

* Dặn dò:

- Quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí (cái khăn, cái thảm, cái khay...)

- Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật.

- Chuẩn bị: SGK, VTV, bút chì, thước kẻ, màu vẽ, tẩy.

- Thư kí nhóm 1,2 báo cáo kết quả.

- Trưởng nhóm 3,4 nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe.

- 6 HS lên mô tả tranh.

- 2HS nêu cảm nhận.

- HS quan sát tranh.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

- Nghe dặn dò chuẩn bị bài sau

- Em Hương 5B ngồi tại nhận xét, bổ sung.

- Em Hương 5B ngồi tại nêu cảm nhận.

(5)

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 29/12/2017

Ngày giảng: 4B: thứ 2 ngày 01/01/2018 4A: thứ 4 ngày 03/01/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật BÀI 18: Vẽ theo mẫu

Tiết 18: VẼ TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

* Kiến thức:

- HS biết được sù khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.

* Kĩ năng:

- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, vẽ màu theo ý thích.

- HS năng khiếu: Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô.

* Thái độ:

- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy lớp 4B

- Biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.

- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, vẽ màu theo ý thích.

- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- SGK, SGV, chuẩn bị mẫu vẽ bình, lọ quả.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- Chì, tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (1p)

+ Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS quan sát 2 tranh (tĩnh vật và tranh phong cảnh).

? Hai bức tranh trên vẽ gì?

(6)

- Tranh 1: phong cảnh; T2: vẽ lọ và quả.

? Theo em đâu là tranh Tĩnh vật? Tại sao em biết?

- GV: Bức tranh vẽ lọ và quả được gọi là tranh tĩnh vật vì tranh được vẽ đồ vật ở dạng tĩnh. Hôm nay, cô cùng các em đi tìm hiểu bài 18: Vẽ tĩnh vật lọ và quả.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- HS ghi bài vào vở.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS HSKT

1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5p)

- GVlên đặt mẫu lên bàn cho HS quan sát.

? Mẫu có mấy đồ vật ? Gồm các đồ vật nào?

? Vị trí của các vật mẫu ?

? Bố cục (chiều rộng, chiều cao của toàn bộ mẫu)?

? Hình dáng, tỉ lệ của lọ và quả?

? Đậm nhạt và màu sắc của mẫu?

- GVKL: Mỗi loại lọ và quả đều có đặc điểm và hình dáng, màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng. Vậy làm thế nào để vẽ được lọ và quả cho đúng mẫu, cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (6p) - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 gợi ý cách vẽ (H.2,tr.43 SGK) thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ tĩnh vật lọ và quả.

- Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả.

- Yêu cầu 3 nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho cả lớp quan sát.

+ Bước 1: Vẽ khung hình chung, khung hình riêng từng vật mẫu cho

- HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi.

- 2 vật mẫu. Lọ và quả.

- Quả đặt trước che khuất một phần của lọ, lọ đặt phía sau.

- Chiều rộng bằng 2/3 chiều cao.

- Quả cao gần bằng 1/3 của lọ. Lọ chiều rộng bằng ½ chiều cao, lọ trên to, dưới nhỏ.

- Lọ đậm hơn quả, lọ màu nâu, quả màu vàng.

- HS lăng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi 2p.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS nhận xét.

- HS quan sát GV vẽ mẫu.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ trả lời.

- Em Thùy 4B ngồi tại thảo luận cùng bạn.

- Em Thùy 4B ngồi tại nhận xét.

(7)

cân đối với khổ giấy.

+ Bước 2: tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu rồi vẽ nét các hình chính.

+ Bước 3: Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết và hoàn chỉnh hình lọ và quả.

+ Bước 4: Vẽ đậm nhạt để tạo khối của mẫu hoặc vẽ màu.

- GVKL: Hình vẽ cân đối. Bài vẽ có 3 độ đậm nhạt chính tạo được chiều sâu của không gian.

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ.

3. Hoạt động 3: Thực hành (20p) - GV yêu cầu HS vẽ tĩnh vật lọ và quả vào VTV 4, tr 35.

- GV theo dõi và nhắc nhử HS:

+ Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.

+ Ước lượng khung hình chung và khung hình riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ.

+ Phác các nét chính của hình lọ và quả ( phác các nét thẳng mờ).

+ Nhìn mẫu vẽ hình cho giống mẫu.

+ Vẽ hình xong có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS thu bài của các các bạn để nhận xét:

? Bố cục, tỉ lệ?

? Hình vẽ, nét vẽ?

? Đậm nhạt, màu sắc?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV: Nhận xét chung và đánh giá bài cho HS. Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu kiến xây dùng bài, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.

- HS lắng nghe

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ bài vào VTV4, trang 35.

- HS quan sát, nhận bài theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS chọn bài mình thích.

- Hs chú ý lắng nghe.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ làm bài.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ nhận xét.

(8)

* Dặn dò

- Đọc trước bài 19:Xem tranh dân gian

- Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam.

- Hs lắng nghe dặn dò.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 29/12/2018

Ngày giảng: 1B: thứ 2 ngày 01/01/2018 1A: thứ 5 ngày 04/01/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

BÀI 17: VẼ TRANH NGÔI NHÀ CỦA EM (Giáo dục BVMT)

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- HS tìm hiểu về hình ảnh chú bộ đội

* Kĩ năng:

- Tập vẽ tranh có ngôi nhà (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Vẽ được bức tranh có ngôi nhà và có cảnh vật xung quanh.

* Thái độ:

- HS yêu quý ngôi nhà và cảnh vật xung quanh.

* GDBVMT: HS biết giữ gìn cảnh quan môi trường (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: - SGV

- Một số tranh, ảnh phong cảnh có nhà, có cây.

- Một vài tranh phong cảnh của họa sĩ và của HS năm trước.

- Hình minh họa cách vẽ.

2. Học sinh: - VTV, màu, tẩy, bút chì.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS?

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (1p)

- Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 17 vẽ tranh ngôi nhà của em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5p)

- GV cho HS quan sát một số tranh có ngôi nhà.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

(9)

? Tranh vẽ cảnh gì?

? Các ngôi nhà trong tranh, ảnh như thế nào?

? Kể tên những phần chính của ngôi nhà?

? Ngoài ngôi nhà, tranh còn vẽ thêm những gì?

- GVKL: Có nhiều kiểu nhà khác nhau như nhà cấp 4, nhà mái bằng, nhà tầng, nhà vuông. Em có thể lựa chọn và vẽ 1-2 ngôi nhà khác nhau, vẽ thêm cây, đường đi và vẽ màu theo ý thích.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (6p)

- GV vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát.

+ Vẽ ngôi nhà: Vẽ tường, mái ngói, cửa,...

+ Vẽ hình ảnh phụ: cây cối, hoa , mây...

+ Vẽ màu theo ý thích.

- GV cho HS xem một số bài vẽ của HS . 3. Hoạt động 3: Thực hành (20p)

- Cho HS vẽ hình vừa với phần giấy ở VTV.

- GV gợi ý HS vẽ hình và màu.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS hoàn thành bài.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(4p) - GV thu một số bài cho HS nhận xét những bài vẽ về:

? Hình vẽ?

? Cách sắp xếp các hình ảnh?

? Màu sắc?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

* GDBVMT: Nhà em thuộc dạng nhà gì (nhà mái bằng, nhà tầng) ?

- Tranh vẽ ngôi nhà.

- Ngôi nhà cao thấp, hình dáng khác nhau.

- Tường nhà, mái ngói, cửa.

- Con đường, cây cối, ông mặt trời, mây.

- Lắng nghe.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV1

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

(10)

? Em sẽ làm gì để cho ngôi nhà của mình luôn sạch đẹp?

- GV: các con nên quét nhà hàng ngày cho sạch sẽ và sắp xếp đồ trong phòng cho gọn gàng.

* Dặn dò:

- Hoàn thành bài (nếu chưa xong).

- Chuẩn bị bút chì, màu vẽ, tẩy giờ sau học bài 19

- Quét dọn hàng ngày, trồng thêm hoa.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò chuẩn bị bài sau.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 31/12/2017

Ngày giảng: 3B: thứ 4 ngày 03/01/2018 3A: thứ 6 ngày 05/01/2018

Bài 18: Vẽ theo mẫu

Tiết 18: VẼ LỌ HOA

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng.

* Kĩ năng:

- Học sinh biết cách vẽ lọ hoa.

- Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

* Thái độ:

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- SGV

-

Sưu tầm tranh, ảnh một số loại lọ hoa có kiểu dáng, chất liệu (gốm, sứ,...) - Một số bài vẽ cái lọ của học sinh các lớp trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- VTV3, màu, tẩy, bút chì.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định lớp học: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (2p)

* Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 18: Vẽ lọ hoa.

(11)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Quan sỏt,nhận xột ( 5p)

- Giỏo viờn giới thiệu cỏc kiểu dỏng lọ hoa để học sinh nhận biết:

? Hỡnh dỏng lọ hoa?

? Cỏc bộ phận?

? Trang trớ (hoạ tiết).

? Màu sắc?

? Chất liệu làm lọ hoa ?

- GV: Lọ hoa cú rất nhiều kiểu dỏng khỏc nhau như cao thấp, trũ,... và cú cỏch trang trớ cũng khỏc nhau. Mỗi loại lọ hoa đều cú vẻ đẹp riờng, vậy làm thế nào để vẽ được lọ hoa cho đẹp và giống mẫu, cụ cựng cỏc em chuyển sang hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Cỏch vẽ lọ hoạ ( 6p) - GV vẽ minh họa trờn bảng cho HS theo dừi.

+ B1: Phỏc khung hỡnh lọ hoa cho vừa với phần giấy, phỏc trục.

+ B2: Phỏc nột tỉ lệ cỏc bộ phận (miệng, cổ, vai, thõn lọ, ...)

+ B3: Vẽ nột chớnh.

+ B4: Vẽ hỡnh chi tiết.

+ B5: Cú thể trang trớ như lọ mẫu hoặc theo ý thớch

- Giỏo viờn cho xem một số bài vẽ lọ hoa của lớp trước để cỏc em học tập cỏch vẽ hỡnh và cỏch trang trớ.

3. Hoạt động 3:Thực hành (20p)

- Yờu cầu HS vẽ lọ hoa đặt trờn bàn GV vào VTV.

- HS quan sỏt và trả lời cõu hỏi.

- Lọ dài,lọ trũn…

- Miệng,thõn,đỏy lọ.

- Hoa, lỏ,con vật…

- Đỏ, xanh, vàng, màu họa tiết khỏc màu lọ.

- Gốm, sứ, thuỷ tinh.

- HS lắng nghe.

- Hs quan sỏt GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ bài vào VTV.

(12)

+ Vẽ hình cân đối với phần giấy quyđịnh + Vẽ hình xong có thể trang trí theo cách riêng, sao cho phù hợp với hình dáng lọ.

4. Hoạt động 4:Nhận xét,đánh giá (4p) - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá.

? Hình vẽ cân đối chưa?

? Họa tiết trang trí có hợp lí không?

? Màu sắc đã hài hòa chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp

*

Dặn dò

- Quan sát thêm các lọ hoa khác và so sánh hình dáng, màu sắc của chúng.

- Quan sát các mẫu trang trí hình vuông.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- Chọn ra bài vẽ đẹp và đánh giá theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Về nhà chuẩn bị bài sau học.

Lớp 2

Ngày soạn: Ngày 02/01/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 05/01/2017

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 17: Thường thức mĩ thuật

Tiết 17:

Xem tranh d©n gian Phó quý, gµ m¸i

(Tranh d©n gian §«ng Hå) I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Làm quen, tiếp xúc với tranh dân gian Việt Nam.

* Kĩ năng:

- Làm quen, tiếp xúc với tranh dân gian Việt Nam (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

* Thái độ:

- Yêu thích tranh dân gian.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- VTV, SGV.

- Tranh Phú quý, gà mái (phóng to).

- Sưu tầm một số tranh dân gian: Lợn nái, chăn trâu, gà đại cát,…

2. Học sinh:

(13)

- VTV 2.

- Sưu tầm thêm một số tranh dân gian (nếu có),.

III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp học: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS xem một số tranh dân gian.

? Tên tranh?

? Các hình ảnh có trong tranh?

? Những màu sắc chính trong tranh?

? Em biết gì về tranh dân gian Đông Hồ?

- GV tóm tắt:

- Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời, thường được treo và bán vào dịp Tết nên gọi là tranh Tết.

- Tranh do các nghệ nhân làng Đông Hồ, huyện tThuaanj Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khác hình vẽ (khắc bản nét) trên mặt gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công (in bằng tay).

- Tranh dân gian đẹp ở bố cục (cách sắp xếp hình ảnh), ở màu sắc và đường nét.

Để hiểu rõ hơn về tranh dân gian Đông Hồ, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 18: Xem tranh dân gia Phú Quý, Gà mái.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Xem tranh

* Tranh Phú quý( 15p)

GVcho HS xem tranh và đặt c. hỏi:

? Tranh có những hình ảnh nào ?

? Hình ảnh chính trong bức tranh ?

? Hình em bé được vẽ như thế nào?

- Giáo viên phân tích thêm: Những hình ảnh trên gợi cho thấy em bé trong tranh rất bụ bẫm, khoẻ mạnh.

? Ngoài h.ảnh em bé, trong tranh còn có hình ảnh nào?

? Hình con vịt được vẽ như thế nào?

? Màu sắc của những hình ảnh này ?

- HS quan sát tranh và trả lời.

- Em bé và con vịt.

- Em bé

- Bụ bẫm, khỏe mạnh có vòng cổ, vòng tay, phía trước ngực mặc một chiếc yếm đẹp…

- HS chú ý lắng nghe.

- Con vịt, hoa sen, chữ, ...

- Con vịt to béo, đang vươn cổ lên.

- Màu đỏ đậm ở bông sen ở cánh và

(14)

- GVKL: Tranh Phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống, mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý.

* Tranh Gà mái ( 15p)

- Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và phát phiếu thảo luận nhóm đôi

? Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ?

? Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào ?

? Những màu nào có trong tranh ? (xanh, đỏ, vàng, da cam, ...)

- GV: Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- GVKL: Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang chạy quây quần quanh gà mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của "gia đình" nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân.

+Vẻ đẹp của tranh dân gian chính là ở đường nét, hình vẽ, màu sắc và cách lựa chọn đề tài thể hiện.

? Ở địa phương và gia đình em có treo tranh Đông Hồ không?

? Em có thích tranh dân gian Đông Hồ không? Tại sao?

3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét chung tiết học và tuyên dương những học sinh và nhóm tích phát biểu xây dựng bài

mỏ vịt, màu xanh ở lá sen, lông vịt;

- HS chú ý lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm (3nhóm), thảo luận 5p

- Gà mẹ và đàn gà con.

- Gà mẹ to, khoẻ, vừa bắt được mồi cho con. Đàn gà con mỗi con một dáng vẻ: con chạy, con đứng, con trên lưng mẹ, ...

- Xanh, đỏ, vàng, da cam, ...)

- Các nhóm cở đại diện báo cáo kết quả.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(15)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu được đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).. - Các em có ý

 When the music stops the students pick up a phonics card and, one at time, tell Teacher the name of the item pictured on their phonics card5.  The student who gives an

 Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the

Viết về các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể đã học theo mẫu sau:?. * Gv chốt: Lời nói và ý nghĩ của nhân vật nói lên điều gì của

- Ta đã ôn qua nhiều công cụ vẽ hình, vậy thì em nào hãy cho thầy biết là để có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì ta phải làm sao.. - Ghi tựa bài mới

Để củng cố lại thao tác sao chép hình, hôm nay chúng ta sẽ làm một số bài thực hành về thao tác sao chép hình ảnh.. nhau) để các hình trước đó không mất đi ta nhấn

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành sử dụng công cụ vẽ hình e-líp, hình tròn và các công cụ đã học trước đó để vẽ thêm nhiều hình vẽ đẹp

Học sinh biết được: tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím, quy tắc gõ các phím trên hàng cơ sở và biết sử dụng phần mềm Mario để luyện tập gõ