• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người | Giải bài tập Sinh học 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người | Giải bài tập Sinh học 11"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật Và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Câu hỏi trang 182 SGK Sinh học 11: Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi.

Lời giải

- Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp làm trứng chín nhanh, rụng trứng hàng loạt ở vật nuôi.

- Thay đổi thời gian chiếu sáng làm gà đẻ nhiều trứng hơn - Nuôi cấy phôi để cho nhiều cá thể cái mang thai cùng lúc - Thụ tinh nhân tạo ở lợn, cá, bò,…

Câu hỏi trang 183 SGK Sinh học 11:

- Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật?

- Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật

- Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

- Tại sao phải cấm xác định giới tính của thai nhi người?

Lời giải

- Biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật: sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp, thay đổi yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.

- Biện pháp điều khiển giới tính ở động vật: lọc, li tâm, điện di tách tinh trùng thành 2 loại, tuỳ nhu cầu về con đực/con cái để cho loại tinh trùng thích hợp thụ tinh với trứng;

sử dụng hoocmôn trong nuôi cá bột.

- Điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi giúp đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng.

- Để tránh hiện tượng phá thai nếu giới tính của thai không như mong muốn của bố mẹ, gây mất cân bằng giới tính trong xã hội.

Câu hỏi trang 183 SGK Sinh học 11: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?

Lời giải

Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu hỏi trang 183 SGK Sinh học 11: Hãy điền tên các biện pháp tranh thai vào cột thứ hai trong bảng 47 và giải thích tại sao sử dụng các biện pháp đó lại giúp phụ nữ tránh thai (cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai).

Lời giải

Bài 1 trang 185 SGK Sinh học 11: Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong sinh đẻ ở người?

Lời giải

Giúp những cặp vợ chồng vô sinh có thể có con.

(2)

Bài 2 trang 185 SGK Sinh học 11: Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng các biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác?

Lời giải

Vì trong tương lai, nữ vị thành niên vẫn cần mang thai và sinh con. Nếu sử dụng đình sản từ 19 tuổi thì khi muốn mang thai và sinh con sẽ rất khó khăn do chi phí nối lại ống dẫn trứng rất cao và các ống này sau khi nối cũng không thể hoạt động tốt như ban đầu.

Bài 3 trang 185 SGK Sinh học 11: Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?

Lời giải

Vì phá thai để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể người phụ nữ: nhiễm trùng đường sinh dục, vô sinh, tử vong,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 9 SGK Sinh học 11: Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thu nước

Để giải quyết mâu thuẫn NH 4 + tích luỹ lại nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, nhưng khi cây sinh trưởng mạnh thì lại thiếu hụt NH 4 + cơ thể thực vật tiến hành

Vì: các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng để chuyển thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH.. Bài 6 trang

- Thực vật CAM: quang hợp diễn ra vào ban ngày và ban đêm, sản phẩm đầu tiên của quang hợp là chất 4C được tạo ra vào ban đêm, sau đó hợp chất 4C loại CO 2 và thực

Câu hỏi trang 52 SGK Sinh học 11: Dựa vào hình 12.2 hãy cho biết có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử axit piruvic được hình thành từ một phân tử glucôzơ bị phân

+ Thú ăn thực vật: miệng nghiền nát thức ăn; dạ dày ruột non, manh tràng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng; ruột non hấp thu chất dinh dưỡng.. Quá trình tiêu hoá thức

Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O 2 từ bên ngoài vào để ôxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải

Câu hỏi trang 145 SGK Sinh học 11: Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp?.