• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA

I. MỤC TIÊU ( Chuẩn kiến thức- kỹ năng)

1.Kiến thức: Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn

2. Kĩ năng: Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện

3. Thái độ:

- Trung thực, kiên trì, ham học hỏi. Sau bài học, học sinh ý thức về cách thức học, cách thức tiếp cận, xử lí, ghi chép khoa học, mạch lạc, bao quát mà chi tiết một vấn đề, có ý thức sáng tạo. Có ý thức gắn liền kiến thức với thực tiễn cuộc sống. Sử dụng tiết kiệm điện, chú ý an toàn khi ở gần đường dây cao thế.

- Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu việc truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống đường dây cao áp và hệ thống máy biến áp là một giải pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và đáp ứng yêu cầu truyền đi một lượng điện năng lớn. Tuy nhiên đường dây cao áp cũng làm phá vỡ cảnh quan môi trường, cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho con người vì vậy, ta có thể khắc phục bằng cách đưa đường dây cao áp xuống lòng đất hoặc đáy biển. Từ đó góp phần giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết để xây dựng cuộc sống ngày càng văn minh tốt đẹp hơn.

4. Định hướng phát triển năng lực được hình thành

- Năng lực sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4.

- Năng lực về phương pháp: P1, P2, P3, P5.

- Năng lực trao đổi thông tin: X1, X3, X5, X6, X7, X8.

- Năng lực cá thể: C1, C2.

* Biện pháp bảo vệ môi trường: Đưa các đường dây cao áp xuống lòng đất hoặc đáy biển để giảm thiểu tác hại của chúng

* Giáo dục đạo đức: - Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu việc truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống đường dây cao áp và hệ thống máy biến áp là một giải pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và đáp ứng yêu cầu truyền đi một lượng điện năng lớn. Tuy nhiên đường dây cao áp cũng làm phá vỡ cảnh quan môi trường, cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho con người vì vậy,ta có thể khắc phục bằng cách đưa đường dây cao áp xuống lòng đất hoặc đáy biển. Từ đó góp phần giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết đểxây dựng cuộc sống ngày càng văn minh tốt đẹp hơn.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

Tiết 39

(2)

– Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập (thể hiện kiến thức trọng tâm của bài học, tiết học):

1. Các em đã biết hôm nay chúng ta học về vấn đề “Truyền tải điện năng đi xa”, tóm tắt như bạn lên bảng đã đầy đủ chưa ?(Hs …)

2. Trong các thông tin đó, thông tin nào em đã hiểu, thông tin nào chưa hiểu?

Em còn muốn biết thêm thông tin khác về … không ?(Hs …) 3. Tại sao phải truyền tải điện năng đi xa?

4. Truyền tải điện năng đi xa bằng cách nào ?

5. Bằng cách đó có ưu điểm, thuận lợi gì? Nhược điểm hay khó khăn gì ? 6. Cách khắc phục nhược điểm đó ? Căn cứ vào cơ sở nào ? Có mấy cách ? 7. Tại sao chọn cách tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn?

8. Thực tế ở VNam, trên thế giới em đã biết các thông tin gì về TTĐNĐX ? Em đã biết những thông tin nào về đường dây 500KV Bắc Nam? Quan sát bản đồ em có nhận xét gì ? Có cảm tưởng gì ?

9. Em hãy nhắc lại nội dung chính của bài học. Bài học hôm nay, em còn thu được những thông tin nào khác nữa ?

III. ĐÁNH GIÁ

- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.

- Thảo luận nhóm sôi nổi; Đánh giá qua kết quả TL của nhóm.

- Đánh giá bằng điểm số qua các bài tập. Tỏ ra yêu thích bộ môn.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: -Máy tính, máy chiếu Projector;

2. Học sinh: SGK; SBT; Ôn lại kiến thức về công suất của dòng điện và công suất tỏa nhiệt của dòng điện

V. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ

- Mục đích:Kiểm tra mức độ hiểu bài của HS; Lấy điểm kiểm tra thường xuyên.

- Phương pháp: kiểm tra vấn đáp.

- Thời gian: 4 phút.

- Phương tiện: Bảng, SGK

TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Nêu câu hỏi:

- Tính công suất của dòng điện bằng công thức nào?

- Ở các khu dân cư đều có trạm biến thế. Trạm biến thế dùng để làm gì? Trạm biến thế có vẽ dấu hiệu gì để cảnh báo nguy hiểm

 Nhớ lại kiến thức cũ, trả lời câu hỏi của GV:

- Công thức tính công suất:

P =U.I = I2R = U2/R

- Trạm biến thế là trạm hạ thế dùng để giảm hiệu điện thế từ đường dây tải điện xuống hiệu điện thế 220V. Ở đó ghi nguy

(3)

chết người? hiểm chết người.

Nhận xét câu trả lời của bạn Hoạt động 3. Giảng bài mới (Thời gian: 40 phút)

Hoạt động 3.1: Đặt vấn đề.

- Mục đích: Tạo tình huống có vấn đề. Tạo cho HS hứng thú, yêu thích bộ môn.

- Thời gian: 2 phút.

- Hình thức tổ chức: Nghiên cứu tình huống - Kĩ thuật: Động não

- Phương pháp: Quan sát, nêu vấn đề.

- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu.

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 ĐVĐ: “Kí hiệu ghi nguy hiểm chết người vì I đưa vào trạm biến thế có U hàng chục nghìn vôn.

Vậy tại sao đường dây tải điện có hiệu điện thế lớn như vậy”?

Mong đợi ở học sinh:

Nghe GV ĐVĐ và dự đoán:

Hoạt động 3.2: Phát hiện sự hao phí ĐN vì tỏa nhiệt trên đường dây tải điện.

- Mục đích: HS hiểu được hao phí điện năng là do tỏa nhiệt trên đường dây; xây dựng được công thức tính hao phí điện năng.

- Thời gian: 12 phút.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

- Phương pháp, kĩ thuật: Nghiên cứu tài liệu; quan sát; vấn đáp - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu; SGK

TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV mô phỏng TN ảo về sự vận chuyển điện năng trên đường dây cao thế.

Nêu câu hỏi:

- Truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây có thuận tiện gì hơn so với vận chuyển các nhiên liệu dự trữ năng lượng khác?

- Liệu tải điện bằng đường dây dẫn như thế có hao hụt, mất mát gì dọc đường không?

Yêu cầu HS đọc mục 1 tìm ra công thức liên hệ giữa công suất hao phí và

P

, U, R.

 Gọi đại diện nhóm lên trình bày lập luận để tìm công thức PHP = U2

P R.

I. Sự hao phí ĐN trên đường dây tải điện.

 Từng HS quan sát TN ảo, trả lời câu hỏi của GV

* Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có 1 phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.

1.Tính ĐN hao phí trên đường dây tải điện.

Đọc thông tin, trả lời câu hỏi của GV: Nêu nguyên nhân hao phí trên đường dây truyền tải.

 Thảo luận nhóm, tìm ra công thức liên hệ giữa công suất hao phí và

P

, U, R.

- Công suất của dòng điện: P = U.I U

I P

(1) - Công suất tỏa nhệt:Php = I2R (2)

=> Công suất hao phí do tỏa nhệt: PHP = U2

P R.

- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường

(4)

dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đường dây.

*Hoạt động 3.3: Căn cứ vào công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt, đề suất các biện pháp làm giảm công suất hao phí và lựa chọn cách nào có lợi nhất.

- Mục đích: HS hiểu được hao phí điện năng là do tỏa nhiệt trên đường dây.

- Thời gian: 11 phút.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm

- Phương pháp, kĩ thuật: Nghiên cứu tài liệu; vấn đáp; thảo luận nhóm;

Quy lạp.

- Phương tiện: Bảng; SGK

TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Yêu cầu các nhóm trao đổi tìm câu trả lời cho C1, C2, C3.

Hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp.*Gợi ý:

- Hãy nêu cách làm giảm R, dựa vào công thức tính R? Vậy làm như thế có khó khăn gì? So sánh 2 cách làm giảm hao phí ĐN xem cách nào có thể làm giảm được nhiều hơn?

- Muốn làm tăng hiệu điện thế U ở hai đầu đường dây tải thì ta phải giải quyết vấn đề gì?

Thông báo với HS: Máy tăng hiệu điện thế chính là máy biến thế, có cấu tạo đơn giản ta sẽ học bài sau.

Từ lập luận ở trên hãy rút KL cách làm giảm hao phí ĐN trên đường dây?

2. Cách làm giảm hao phí.

Trao đổi nhóm, trả lời C1,C2,3

Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc nhóm mình.

C1: Có 2 cách làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải là cách làm giảm R hoặc tăng U.

C2: Biết R = S

l

, chất làm dây đã chọn trước và chiều dài đường dây không đổi. Vậy là phải tăng S tức là dùng dây có khối lượng lớn, đắt tiền, nặng, dễ gẫy, phải có hệ thống cột điện lớn. Tổn phí để tăng tiết diện s còn lớn hơn giá trị điện năng bị hao phí.

C3: Tăng U, công suất hao phí giảm rất nhiều.

Phải chế tạo máy tăng hiệu điện thế.

*KL: Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đường dây.

*Hoạt động 3.4: Vận dụng- củng cố

- Mục đích: Chốt kiến thức trọng tâm của bài học. Vận dụng KT rèn kỹ năng giải BT và tìm hiểu thêm về truyền tải điện năng đi xa ở VN, thế giới.

- Thời gian: 10 phút.

- Phương pháp: Thực hành, luyện tập.

- Phương tiện: Máy chiếu, SGK; SBT

TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 Yêu cầu HS lần lượt trả lời C4, C5.

 Tổ chức lớp thảo luận.

Nêu câu hỏi, yêu cầu HS chốt lại kiến thức của bài học:

II. Vận dụng.

 Cá nhân trả lời câu C4,C5.

C4: Hiệu điện thế tăng 5 lần, vậy công

(5)

1, Vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện?

2, Nêu công thức tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện?

3, Chọn biện pháp nào có lợi nhất để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện? Vì sao?

suất hao phí giảm 25 lần.

C5: Bắt buộc phải dùng máy biến thế để giảm công suát hao phí , tiết kiệm, bớt khó khăn, vì dây dẫn quá to, nặng.

Trả lời câu hỏi của GV, chốt lại kiến thức của bài học

Giáo viên: Yêu cầu HS thông báo những điều em đã biết trong thực tế về TTĐNĐX ở VN và thế giới?

Gv liên kết Internet vào THÔNG TIN V ĐƯỜNG DÂY 500 KV BẮC NAM: Đường dây 500kV Bắc – Nam có tổng chiều dài 1487 km gồm có 3437 cột điện thắp sáng đi qua 14 tỉnh thành gồm Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế , Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Sông Bé (nay là các tỉnh Bình Phước, Bình Dương), Long An, thành phố Hồ Chí Minh; trong đó qua vùng đồng bằng là 297 km (chiếm 20%), trung du – cao nguyên là 669 km (chiếm 45%), núi cao, rừng rậm là 521 km (chiếm 35%) với 7 lần vượt sông (sông Đà, sông Mã, sông Lam, sông La, sông Thạch Hãn, sông Hương, sông Sài Gòn) và 17 lần vượt quốc lộ.

Treo bản đồ địa hình tự nhiên VN, một học sinh lên đo khoảng cách từ tỉnh Hòa Bình đến Thành phố Hồ Chí Minh, các học sinh tính khoảng cách thực tế, so với chiều dài 1487 km để minh họa việc khó khăn, vất vả, hi sinh mà các công nhân ngành điện phải khắc phục để mắc đường dây sao cho giảm được chiều dài dây dẫn tối đa (theo đường chim bay...) và kịp thời đưa điện vào miền Nam khi đó đang thiếu trầm trọng. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển kinh tế trong công cuộc xây dựng đất nước ta.

GV: Chốt: Truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống đường dây cao áp và hệ thống máy biến áp là một giải pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và đáp ứng yêu cầu truyền đi một lượng điện năng lớn. Tuy nhiên đường dây cao áp:

+ Có thể rất nguy hiểm => có ý thức tuân thủ hành lang an toàn điện.

+ Làm phá vỡ cảnh quan môi trường, cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, ta có thể khắc phục bằng cách đưa đường dây cao áp xuống lòng đất hoặc đáy biển.

=> Các em cần có ý thức trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết để xây dựng cuộc sống ngày càng văn minh tốt đẹp hơn.

*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà

- Mục đích: Giúp HS có hứng thú học bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho bài học sau.

- Thời gian: 5 phút

(6)

- Phương pháp: Gợi mở.

- Phương tiện: SGK, SBT.

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

*Giáo viên Yêu cầu học sinh:

- Học và làm bài tập bài 36(SBT).

- Đọc phần có thể em chưa biết(SGK/99).

- Chuẩn bị bài 37(sgk/100).

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1)Sách giáo khoa vật lý 9.

2)Sách bài tập vật lý 9 3)Sách giáo viên vật lý 9 VII. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn:

MÁY BIẾN THẾ

I. MỤC TIÊU ( Chuẩn kiến thức kỹ năng)

1.Kiến thức: - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp

- Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

2. Kĩ năng: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức 2

1 2 1

n n U U

3.Thái độ: - Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo và báo cáo kết quả thu được.

- Yêu thích bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực được hình thành

- Năng lực sử dụng kiến thứcvật lí: K1, K2, K3, K4.

- Năng lực về phương pháp: P1, P2, P3, P5.

- Năng lực trao đổi thông tin: X1, X3, X5, X6, X7, X8.

- Năng lực cá thể: C1, C2.

* Khi máy biến thế hoạt động, trong lõi thép luôn xuất hiện dòng điện Fuco.

Dòng điện Fuco có hại vì làm nóng máy biến thế, giảm hiệu suất của máy.

Để làm mát máy biến thế, người ta nhúng toàn bộ lõi thép của máy trong một chất làm mát đó là dầu của máy biến thế. Khi xảy ra sự cố, dầu máy biến thế bị cháy có thể gây ra những sự cố môi trường trầm trọng và rất khó khắc phục.

Tiết 40

(7)

* Biện pháp bảo vệ môi trường: Các trạm biến thế lớn cần có các thiết bị tự động để phát hiện và khắc phục sự cố; mặt khác cần đảm bảo các quy tắc an toàn khi vận hành trạm biến thế lớn.

* Giáo dục đạo đức: - Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu việc truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống đường dây cao áp và hệ thống máy biến áp là một giải pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và đáp ứng yêu cầu truyền đi một lượng điện năng lớn. Tuy nhiên đường dây cao áp cũng làm phá vỡ cảnh quan môi trường, cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho con người vì vậy,ta có thể khắc phục bằng cách đưa đường dây cao áp xuống lòng đất hoặc đáy biển. Từ đó góp phần giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết đểxây dựng cuộc sống ngày càng văn minh tốt đẹp hơn.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

- Máy biến thế có cấu tạo như thế nào? Dòng điện có thể chạy từ cuộn dây này sang cuộn dây kia được không? Vì sao?

- Nếu ta cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn sơ cấp thì liệu bóng đèn mắc ở cuộn thứ cấp có sáng lên không? Tại sao?

- Khi nào thì máy có tác dụng làm tăng, giảm hiệu điện thế?

III. ĐÁNH GIÁ

- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.

- Thảo luận nhóm sôi nổi; làm thí nghiệm, quan sát, báo cáo KQ - Tỏ ra yêu thích bộ môn.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Mỗi nhóm học sinh (6 nhóm) Một máy biến thế nhỏ, cuộn sơ cấp có 750 vòng và cuộn thức cấp có 1500 vòng; nguồn điện xoay chiều ( 0 -12V); 1 vôn kế xoay chiều.

2. Học sinh: Chuẩn bị phiếu học tập kẻ một bảng ghi kết quả đo U;

SGK; vở BT.

V. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) Hoạt động 2. Kiểm tra kiến thức cũ.

- Mục đích: + Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh;

+ Lấy điểm kiểm tra thường xuyên.

- Phương pháp: kiểm tra vấn đáp - Thời gian: 4 phút.

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Khi truyền tải điện năng đi xa thì có biện pháp nào làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện?

- Biện pháp nào tối ưu nhất?

Yêu cầu 1-2 học sinh trả lời và nhận xét kết quả trả lời của bạn.

Hoạt động 3. Giảng bài mới (Thời gian: 35 phút)

(8)

Hoạt động 3.1: đặt vấn đề

- Mục đích: Tạo tình huống có vấn đề. Tạo cho HS hứng thú, yêu thích bộ môn.

- Thời gian: 5 phút.

- Hình thức tổ chức: Nghiên cứu tình huống - Kĩ thuật: Động não

- Phương pháp: Cho HS xem tranh vẽ một số trạm biến thế; xem thí nghiệm ảo mô phỏng sự vận chuyển ĐN trên đường dây tải điện.

- Phương tiện: Máy chiếu.

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Có thể dựng một trong các cách:

- Đặt vấn đề như trong SGK.

- Cho HS xem tranh vẽ một số trạm biến thế và đặt câu hỏi.

-Vậy máy biến thế có cấu tạo như tn?

Mong đợi ở học sinh:

- Phát hiện vấn đề phải tăng U để giảm hao phí khi truyền tải, nhưng lại phải giảm U ở nơi tiêu dùng.

- Phát hiện ra vấn đề cần phải có 1 loại máy làm tăng U và giảm HĐT.

Hoạt động 3.2: Tìm hiểu cấu tạo của máy biến thế.

- Mục đích: nắm được các bộ phận chính của máy biến thế.

- Thời gian: 5 phút.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, HS làm việc cá nhân.

- Phương tiện: SGK, bảng,…

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO

VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Số vòng dây của 2 cuộn dây có bằng nhau không?

- Dòng điện có thể chạy từ cuộn dây này sang cuộn dây kia được không? Vì sao

I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế.

Làm việc cá nhân: Đọc sgk, xem hình 37.1(sgk) Nêu cấu tạo

1. Cấu tạo.

*Gồm: Hai cuộn dây có số vòng khác nhau đặt cách điện với nhau. Một lõi sắt có pha silíc chung cho cả 2 cuộn dây

Hoạt động 3.3: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế theo 2 giai đoạn.

- Mục đích: Giải thích được sự HĐ của máy biến thế dùng để tăng, giảm HĐT.

- Thời gian: 5 phút.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, HS làm việc cá nhân.

- Phương tiện: SGK, bảng,…

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Nếu ta cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn sơ cấp thì liệu bóng

2. Nguyên tắc hoạt động.

Trả lời câu hỏi C1;2

(9)

đèn mắc ở cuộn thứ cấp có sáng lên không? Tại sao?

Yêu cầu các nhóm làm TN kiểm tra, quan sát, trả lời C2.

Yêu cầu HS rút ra KL về nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.

ĐVĐ: “ Giữa U1 ở cuộn sơ cấp, U2

ở cuộn thứ cấp và số vòng dây n1 và n2 có mối quan hệ nào?”

C1: Khi có U xoay chiều đặt vào hai đầu cuộn sơ cấpBóng đèn sáng

Có xuất hiện I cuộn thứ cấp C2: Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một U xoay chiều thì từ trường của cuộn dây biến thiên. Lõi sắt có nhiễm từ.

Từ trường của lõi sắt đó biến đổi

=> cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện xoay chiều.

3. Kết luận. Đặt 1 hiệu điện thế xoay chiều vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xúât hiện 1 U xoay chiều Hoạt động 3.4: Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế.

- Mục đích: Nắm được Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm - Thời gian: 10 phút.

- Phương pháp, kĩ thuật: thực nghiệm, quan sát; HS làm việc nhóm.

- Phương tiện: Dụng cụ TN, SGK

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Yêu cầu HS biểu diễn TN trường hợp n2 > n1( tăng thế).

-Lấy n2 = 1500vòng, n2=750vòng.

- Khi U1 = 3V, xác định U2? - Khi U2 =2,5V, xác định U2? - Ghi các số liệu vào bảng 1 từ đó rút ra kết luận về mối liên hệ.

Nêu câu hỏi: Bây giờ ta dùng cuộn 1500 vòng làm cuộn sơ cấp thì U thu được ở cuộn thứ cấp 750 vòng sẽ tăng lên hay giảm đi? Công thức thu được còn đúng K0?

Biểu diễn TN, cho HS quan sát => yêu cầu rút KL.

III. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế.

1. Quan sát.

Làm TN, quan sát và ghi kết quả vào bảng 1. Lập công thức liên hệ giữa U1, U2 và n1, n2.

Phát biểu về mối liên hệ đó.

2. Kết luận.

C3: Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn. 2

1 2 1

n n U U

- Khi U1 > U2 ( Máy hạ thế) - Khi U2> U1 ( Máy tăng thế)

Trả lời câu hỏi GV. Dự đoán.

Quan sát GV làm TN kiểm tra dự đoán.Từ đó rút ra kết luận chung: Khi nào thì máy có tác dụng làm tăng, giảm U?

(10)

Hoạt động 3.5: Tìm hiểu cách lắp đặt hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện. - Mục đích: Hiểu được cách bố trí lắp đặt 2 máy biến thế ở đầu và cuối đường dây tải điện.

- Thời gian: 5 phút.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

- Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát tranh vẽ SGK; Cho xem thí nghiệm ảo mô phỏng sự vận chuyển ĐN trên đường dây tải điện.

- Phương tiện: Máy chiếu, SGK

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Chỉ ra nơi cần đặt máy tăng thế, nơi đặt máy hạ thế?

-Vậy phải làm như thế nào để vừa giảm được hao phí vừa đảm bảo phù hợp với dụng cụ tiêu thụ điện?

* Khi máy biến thế hoạt động, trong lõi thép luôn xuất hiện dòng điện Fuco. Dòng điện Fuco có hại vì làm nóng máy biến thế, giảm hiệu suất của máy.

Để làm mát máy biến thế, người ta nhúng toàn bộ lõi thép của máy trong một chất làm mát đó là dầu của máy biến thế. Khi xảy ra sự cố, dầu máy biến thế bị cháy có thể gây ra những sự cố môi trường trầm trọng và rất khó khắc phục.

* Biện pháp bảo vệ môi trường: Các trạm biến thế lớn cần có các thiết bị tự động để phát hiện và khắc phục sự cố; mặt khác cần đảm bảo các quy tắc an toàn khi vận hành trạm biến thế lớn.

* Giáo dục đạo đức: - Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu việc truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống đường dây cao áp và hệ thống máy biến áp là một giải pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và đáp ứng yêu cầu truyền đi một lượng điện năng lớn. Tuy nhiên đường dây cao áp cũng làm phá vỡ cảnh quan môi trường, cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho con người vì vậy,ta có thể khắc phục bằng cách đưa

III. Lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện.

 Quan sát hình 37.2 tìm hiểu cách lắp đặt biến thế ở hai đầu đường dây tải điện.

Trả lời câu hỏi của GV:

Ở hai đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế, ở nơi tiêu thu đặt máy hạ thế

(11)

đường dây cao áp xuống lòng đất hoặc đáy biển. Từ đó góp phần giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết đểxây dựng cuộc sống ngày càng văn minh tốt đẹp hơn.

Hoạt động 3.6: Vận dụng, củng cố.

- Mục đích: Chốt kiến thức trọng tâm của bài học. Vận dụng KT rèn kỹ năng giải BT.

- Thời gian: 5 phút.

- Phương pháp: Thực hành, luyện tập.

- Phương tiện: Máy chiếu, SGK; SBT

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Vì sao khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một HĐT xoay chiều, thì ở hai đầu cuộn thứ cấp cũng xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều?

-U ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế liên hệ với số vòng dây mỗi cuộn ntn?

IV. Vận dụng.

Trả lời câu hỏi của GV, chốt lại kiến thức của bài học

Làm việc cá nhân, trả lời C4

C4: - Cuộn 6V có 109 vòng.

- Cuộn 3V có 54 vòng

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà

- Mục đích: Giúp HS có hứng thú học bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho bài học sau.

- Thời gian: 5 phút - Phương pháp: gợi mở.

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Giáo viên yêu cầu học sinh:

Học phần ghi nhớ; Làm BT của bài 37.1=> 37.6 (SBT). Đọc phần có thể em chưa biết (SGK/102).Chuẩn bị bài 39.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1)Sách giáo khoa vật lý 9.

2)Sách bài tập vật lý 9 3)Sách giáo viên vật lý 9 VII. RÚT KINH NGHIỆM

(12)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia

-Giáo dục đạo đức: Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.. - Giáo dục học sinh có ý

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh : giáo dục ý thức sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và đọc thoại nội tâm trong văn bản tự sự để

- Bài học giáo dục cho h/s đạo đức về sự yêu quý và trân trọng tình cảm gia đình hơn, tự hào về gia đình và những truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình.. - Tự hào

* Tích hợp: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Thấy được vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo

* Tích hợp: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Thấy được vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo

* Giáo dục đạo đức: - Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng

Giáo dục đạo đức: Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu ánh sáng khúc xạ qua tầng ozon và tác dụng của tầng ozon từ