• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 06/12/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2021 Toán

Tiết 75: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.

- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.

HS yêu thích môn Toán.Tích cực tham gia các hoạt động học, chăm chú, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. ĐỒ DÙNG

1. GV: SGK, bảng phụ 2. HS: SGK, Vở ôli

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động 5’

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

3x5 x 6 65 + 36 – 28 - Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá 10’

+- GV viết bảng 126 + 51, gọi HS đọc.

-> 126 + 51 được gọi là 1 biểu thức. Biểu thức 126 cộng 51

- Viết tiếp lên bảng 62 – 11 và giới thiệu : 62 trừ 11 cũng gọi là 1 biểu thức, biểu thức 62 trừ 11

- Làm tương tự với các biểu thức còn lại.

Giá trị của biểu thức.

+ Tính 126 + 51 = ?

-> Vì 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51

+ Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là bao nhiêu?

- Tính: 125 + 10 – 4 3. Hoạt động luyện tập Bài 1:(cá nhân)

284 + 10 =

+ Bài tập này có giá trị là bao nhiêu?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở (trình bày đúng theo mẫu)

- HS nêu kết quả của phép tính + HS theo dõi các bạn chơi

-HS ghi vở +HS ghi vở

- HS đọc: Một trăm hai mươi sáu cộng năm mươi mốt.

+ HS nhắc lại.

- 62 – 11; 13 3; 84 : 4; 125 + 10 – 4; 45 : 5 + 7; … là các biểu thức.

KL: Biểu thức là 1 dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.

- HS làm nháp, nêu kết quả.

- 126 + 51 = 177

+ HS đọc 126 + 51 = 177 - Là 177

- 125 + 10 – 4 = 131

-> 131 được gọi là giá trị của biểu thức 125 + 10 – 4 .

-HS nêu yêu cầu 294

- Học sinh làm bài

=> đổi vở kiểm tra chéo bài làm.

(2)

- GV chốt: BT1 củng cố, khắc sâu cách tính giá trị của biểu thức.

Bài 2.

- HS đọc yêu cầu.

- 45 + 23 bằng bao nhiêu?

-Vậy giá trị của biểu thức 45 + 23 là bao nhiêu?

- GV: giá trị của biểu thức đó là bao nhiêu thì ta nối biểu thức với giá trị tương ứng.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - Giáo viên hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.Dặn dò học sinh.

a/ 284 + 10 = 294

Giá trị của biểu thức 284 + 10 là: 294.

b/ 261 - 100 = 161

Giá trị của biểu thức 261 - 100 là: 161.

c/ 22 x 3 = 66

Giá trị của biểu thức 22 x 3 là: 66.

d/ 84 : 2 = 42

Giá trị của biểu thức 84 : 2 là: 42

- 1 HS đọc yêu cầu 67

Vậy giá trị của biểu thức 45 + 23 là 67 - HS làm bài theo nhóm lớn, 2 nhóm lên bảng thi nối tiếp sức.

- Chia sẻ cách làm và kết quả trước lớp.

VD: +) Xét biểu thức 52 + 23 Tính nhẩm ta thấy: 52 + 23 = 75 Vậy biểu thức 52 + 23 có giá trị là 75 ( hay giá trị của biểu thức biểu thức 52 + 23 là 75)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập đọc

Tiết 48: VỀ QUÊ NGOẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo.(Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 câu thơ đầu).

- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực văn học. Cảm nhận được ý nghĩa của bài thơ.

- Giáo dục học sinh luôn có thái độ yêu quý, tôn trọng những người ở nông thôn. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu tranh minh họa 2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(3)

1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho học sinh hát

*Kết nối

- Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá: (30’) Hoạt động luyện đọc:

a) Gv đọc mẫu toàn bài

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

+ Đọc khổ thơ

- Hướng dẫn ngắt theo nhịp 2/ 4 hoặc 4 / 2 – 4/ 4

- GV kết hợp giúp HS tìm hiểu nghĩa của từ khó: Sgk – 134

- GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp + Đọc khổ thơ trong nhóm

- GV theo dõi nhắc nhở các nhóm đọc bài cho đúng.

+ Đọc cả bài

Hoạt động tìm hiểu bài

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Nhờ đâu em biết điều đó?

+ Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu?

+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?

- Về quê, bạn nhỏ không những được thưởng thức vẻ đẹp của làng quê mà còn được tiếp xúc với những người dân quê.

+ Bạn nhỏ nghĩ thế nào về họ?

- Nêu nội dung bài?

3. Hoạt động luyện tập

-Cả lớp hát

- 3 em nối tiếp đọc 2 khổ thơ ( khổ 1 chia ra làm 2 đoạn)( 2 – 3 lượt)

- HS đọc từ khó

- HS luyện đọc theo nhóm

- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi

- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Nhờ sự ngạc nhiên của bạn nhỏ khi bắt gặp những điều lạ ở quê bạn và nói “Ở trong phố chẳng …

- Quê bạn ở nông thôn.

- Bạn nhỏ thấy đầm sen nở ngát hương mà vô cùng thích thú; bạn được gặp trăng, gặp gió bất ngờ, điều mà ...

- HS đọc khổ thơ cuối và trả lời: Bạn nhỏ ăn hạt gạo đã lâu nhưng bây giờ...

* Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người

(4)

Hoạt động học thuộc lòng bài thơ - GV đọc lại bài thơ.

- GV hướng dẫn HS học thuộc tại lớp bài thơ bằng cách xóa dần bảng.

- GV và HS nhận xét, đánh giá bình chọn bạn đọc hay nhất.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(1’) + Đọc câu tục ngữ, ca dao về lao động sản xuất mà em biết

- Hệ thống nội dung bài - GV nhận xét giờ học

- Yêu cầu HS về tiếp tục đọc thuộc bài thơ cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

nông dân làm ra lúa gạo.

- HS nhẩm đọc thuộc.

- Nhiều HS thi đọc thuộc lòng - 1 số HS thi đọc thuộc bài thơ.

- HS nêu

- 1 HS nhắc lại nội dung bài thơ.

- HS nêu ý kiến

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Kể chuyện Tiết 15: ĐÔI BẠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.

- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực văn học. Cảm nhận được ý nghĩa của câu chuyện.

- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu tranh minh họa bài học.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho học sinh hát

*Kết nối

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. Hoạt động khám phá: (30’)

-Cả lớp hát

(5)

Hoạt động kể chuyện - GV nêu nhiệm vụ : - GV hướng dẫn:

- GV mở bảng phụ ghi sẵn gợi ý kể - GV nhận xét, rút kinh nghiệm

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS kể chuyện hay nhất.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Qua câu chuyện này, em nghĩ gì về những người sống ở làng quê?

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS kể đoạn 1 theo gợi ý - HS tập kể theo nhóm đôi.

- 3 HS nối tiếp thi kể 3 đoạn trước lớp.

- Hs nêu ý kiến.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Chính tả (Nghe - viết)

Tiết 29: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT điền tiếng có vần ui / uôi ( BT2).Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

- Hình thành phát triển kĩ năng trình bày.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu ghi sẵn nội dung các bài tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động:

- Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá(30’) Hoạt động chuẩn bị viết chính tả Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc đoạn văn 1 lượt.

+ Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì ?

- Học sinh hát.

- Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại.

- Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra.

(6)

+ Hành động của người con giúp người cha hiểu điều gì ?

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?

+ Lời nói của người cha được viết như thế nào?

- Yêu cầu HS nêu và viết các từ vừa tìm được. Sửa sai.

3. Hoạt động luyện tập a) Viết bài:

- HS nghe đọc và viết bài vào vở:

- GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế

- GV đọc bài cho HS soát, sửa lỗi.

c) Chấm, chữa bài:

- GV chấm 5 -7 bài

- GV nhận xét cụ thể từng bài trước lớp b) Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1

- GV nêu yêu cầu bài

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và giải nghĩa từ núi lửa.

- GV lưu ý giúp HS đọc phân biệt các tiếng có vần ui / uôi

Bài 2

- Cho HS làm phần a)

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(2’) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài văn, đoạn văn khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động và luyện viết cho chữ đẹp hơn

- Người cha hiểu rằng tiền đó do anh làm ra. Phải làm lụng vất vả thì mới quý đồng tiền.

- Đoạn văn có 6 câu.

- Những chữ đầu câu: Hôm, Ông, Anh, Ông, Bây, Có.

- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp: sưởi lửa, thọc tay, đồng tiền, vất vả, quý.

- HS viết bài vào vở.

- HS soát lỗi và sửa lỗi bằng bút chì ra lề vở

-HS theo dõi

- HS tự làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Đọc kết quả. Lớp nhận xét về chính tả, cách phát âm.

- HS đọc lại theo lời giải đúng.

- HS làm bài cá nhân vào vở. 1 HS lên bảng phụ làm bài. HS đọc kết quả.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

(7)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Phòng học trải nghiệm BÀI 6: XE ĐUA THỂ THỨC 1 (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh biết lập trình mô hình xe đua thể thức 1 - Hình thành kĩ nănglập trình, rèn tính sáng tạo.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vật mẫu, bộ đồ lắp ghép

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Gv cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài – ghi bảng II. Hoạt động khám phá(30’)

a) Tìm hiểu các khối lập trình. (Xem Clip) - Cho hs quan sát đoạn video và nêu các khối

* Khối xanh lá - Khối động cơ.

- Khối lệnh mức độ động cơ:

+ Dùng để điều chỉnh tốc độ của động cơ, mức động cơ từ 0 đến 10, có thể

nhập hơn 10 nhưng tốc độ lớn nhất vẫn là 10.

- Khối lệnh dừng động cơ:

+ Dùng để dừng động cơ.

- Khối lệnh xoay chiều động cơ:

+ Dùng để thay đổi chiều quay của động cơ quay sang trái.

- Khối lệnh cảm biến chuyển động:

+ Dùng để đo khoảng cách vật thể di chuyển ra xa hoặc lại gần

trong khoảng cách 15cm.

- Khối lệnh cảm biến:

+ Dùng để đo khoảng cách vật thể di chuyển đến gần.

b/ Lập trình theo nhóm

- Yêu cầu hs lập trình theo nhóm - Gọi đại diện nhóm lên trình bày

4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng: (3’) - Nhận xét giờ học, dặn dò học sinh

-Cả lớp hát - Hs trả lời

- HS quan sát video - Nêu lại các khối

- hs lập trình theo nhóm - đại diện nhóm lên trình bày

(8)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tự nhiên xã hội

CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.

- Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.

- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG.

1. Giáo viên: Một số bì thư. Điện thọai đồ chơi (cố định, di động).

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho các lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Hoạt động khám phá(30’)

Hát

a. Hoạt động1: Thảo luận nhóm (10’) Bước 1: Thảo luận theo nhóm 4 theo gợi ý:

- Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.

- Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ?

Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

b. Hoạt động 2: Ích lợi của phát thanh truyền hình (10’)

Bước 1: Thảo luận nhóm

- GV chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 em thảo luận theo gợi ý sau:

- Nêu nhiệm vụ và lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.

Bước 2: GV nhận xét và kết luận.

c. Hoạt động 3: Trò chơi “Chuyển thư” (8’) - Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi HS một ghế Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư.

-HS thảo luận theo nhóm 4 người theo gợi ý

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS thảo luận nhóm

(9)

+ Có thư “chuyển thường”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 1 ghế.

+ Có thư “chuyển nhanh”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 2 ghế.

+ Có thư “hoả tốc”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 3 ghế.

-.Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào 1 ghế trống, ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó người trưởng trò lấy bớt ra 1 ghế rồi tiếp tục tổ chức trò chơi.

3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(1’) - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Học sinh thực hiện trò chơi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 07/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2021

Toán

Tiết 76: TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có

phép nhân, phép chia.

- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu "=",

"<", ">"

-Tích cực tham gia các hoạt động học, chăm chú, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: SGK, bảng phụ 2. HS: SGK, Vở ô li

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động 5’

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

134 + 64= ? 172- 152 = ? 32 x 4 = ? 99 : 9 =?

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá(30’)

+Hướng dẫn tính giá trị của các biểu

- HS nêu kết quả của phép tính +HS theo dõi các bạn chơi

- HS đọc biểu thức.

(10)

thức chỉ có các phép tính cộng, trừ:

- Viết bảng 60 + 20 - 5

- Hs suy nghĩ và nêu cách tính.

- GV hướng dẫn HS tính:

60 + 20 - 5 = 80 - 5 = 75 GV chốt

+Hướng dẫn tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia:

- Viết bảng: 49 : 7 x 5

- Yêu cầu HS đọc và nêu cách thực hiện tính.

- GV hướng dẫn HS tính 49 : 7 x 5 = 7 x 5

= 35

- Nêu: Khi tính giá trị các biểu thức chỉ có các phép tính cộng,trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

3. Hoạt động luyện tập 15’

Bài 1: (Nhóm- cá nhân- lớp) - Bài tập yêu cầu gì?

- GV cùng HS nhận xét để có bài làm đúng

🡪 Củng cố : Tính giá trị của biểu thức (chỉ có các phép tính cộng, trừ).

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS nêu cách thực hiện tính.

- HS nhắc lại cách thực hiện và rút ra quy tắc.

- HS đọc biểu thức.

- HS nêu cách thực hiện

- HS nêu quy tắc nhiều lần.

- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập

- Hs thực hành tính giá trị của biểu thức: Lớp làm vở, 4 Hs làm bảng nhóm.

a) 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268 268 – 68 + 17 = 200 + 17 = 217 b)462 – 40 + 7 = 422+ 7 = 429 387 – 7 – 80 = 380 – 80 = 300 - HS đọc đề.

- 4 HS làm bài vào bảng nhóm, dưới lớp tự làm vào vở.

- Lớp nhận xét, chữa bài a) 15 x 3 x 2 = 45 x 2 = 90 48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4 b) 8 x 5 : 2 = 40 : 2 = 20 81 : 9 x 7 = 9 x 7 = 63

So sánh và điền dấu >, <, =

- Phải tính giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3 sau đó so sánh giá trị của biểu thức này với 32 - HS thực hiện tính.

- Nêu kết quả: 55 : 5 x 3 > 32

(11)

- GV củng cố cho HS cách Thực hiện tính giá trị biểu thức có các phép tính nhân, chia.

Bài 3: >, <, = (lớp- cá nhân) - Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Viết bảng: 55 : 5 x 3 …32

+ Làm thế nào để ss được 55 : 5 x 3 với 32?

- y/c HS tính giá trị biểu thức 55 : 5 x 3 + Vậy giá trị biểu thức 55 : 5 x 3 như thế nào so với 32?

- Yêu cầu HS làm các phần còn lại vào vở sau đó nêu và giải thích cách làm của mình.

🡪 Củng cố: Vận dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu <, >, =.

Bài 4: (lớp- cá nhân)

- Bài toán cho biết những gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán giải bằng mấy phép tính?

- Yêu cầu HS trình bày bài giải.

- Gv nhận xét, chột nội dung bài 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(1’) Lấy số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số chia cho 3 rồi lại nhân 7.

- Giáo viên hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.

- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm bài 47 = 84 – 34 – 3

20 + 5 < 40 : 2 + 6 - HS nêu.

- HS làm bài đọc bài làm

Bài giải:

2 gói mì cân nặng là:

80 x 2 = 160 (g)

2 gói mì và một hộp sữa cân nặng là:

160 + 455 = 615 (g) Đáp số: 615 g

-HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập đọc

Tiết 49 MỒ CÔI XỬ KIỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Ca ngợi sự thông minh của mồ côi ( Trả lời được các CH trong SGK).

- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực văn học. Cảm nhận được ý nghĩa của đoạn văn.

- Giáo dục học sinh tin yêu những người nông dân.Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi tranh kể chuyện.

(12)

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. Hoạt động khám phá:

Hoạt động luyện đọc

a) GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn qua về giọng đọc toàn bài.

b)Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Đọc đoạn(lần 1) GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS: vùng quê nọ, nông dân, vịt rán, giãy nảy, phiên xử.

+ Đọc đoạn: (lần 2) GV kết hợp nhắc các em cách nghỉ và giọng đọc của từng đoạn.

- Giúp HS luyện đọc câu và hiểu nghĩa từ khó và thêm từ mồ côi

+ Đọc đoạn trong nhóm: GV theo dõi nhắc nhở các nhóm đọc bài.

+ Đọc cả bài

Hoạt động tìm hiểu bài:

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?

+ Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?

GV:Vụ án thật khó phân xử, vậy phải làm thế nào để bảo vệ được bác nông dân bị oan mà vẫn làm cho tên chủ

-Cả lớp hát

- HS đọc nối tiếp đoạn cho đến hết bài ( 1 – 2 lượt)

- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn ( 2 lượt).

- HS luyện đọc câu nói của bố.

- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm đôi - Lớp đọc ĐT đoạn 1; 2 HS đọc nối tiếp đoạn 2, 3.

- 1 HS đọc, cả lớp cùng đọc theo trong SGK.

- Truyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân và tên chủ quán.

- Chủ quán kiện bác nông dân vì bác đã vào quán của hắn ngửi hết mùi … - Bác nông dân nói: “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.”

(13)

quán tâm phục khẩu phục…

+ Lúc đó, Mồ Côi hỏi bác thế nào?

+ Bác nông dân trả lời ra sao?

+ Chàng mồ côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán?

+ Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền?

+ Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào?

+ Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?

+ Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục?

+ Mồ Côi đã nói gì khi kết thúc phiên toà?

+ Như vậy, nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà. Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.

+ Câu chuyện muốn nói điều gì?

3. Hoạt động luyện tập Hoạt động luyện đọc lại

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 và đọc bài theo lối phân vai.

- GV nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) + Nội dung chính của câu chuyện này là gì?.

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không?

- Bác nông dân thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán.

- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán.

- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán.

- Chàng mồ côi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp laọi và xóc 10 lần.

- Vì tên chủ quán đòi bác trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng ( 2 nhân 10 bằng 20 đồng).

- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên “hít mùi thơm”, một bên “nghe tiếng bạc”, thế là công bằng.

- HS nêu: Vị quan tòa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi trong việc xử kiện.

+ Phiên tòa đặc biệt vì lí do kiện bác nông dân của tên chủ quán và cách trả nợ Mồ Côi bày ra cho bác nông dân thật đặc biệt.

* Ca ngợi sự thông minh của mồ côi.

2 HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

(14)

Luyện từ và câu

Tiết 15: TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC - LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta ( BT1). Điền đúng từ thích hợp vào chỗ trống( BT2 ).Dựa theo tranh gợi ý , viết ( hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3). Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh ( BT4).

-Hình thành và phát triển năng lực văn học: Ôn tập từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh.

- Yêu thích môn học. Có khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu bản đồ Việt Nam.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Hoạt động luyện tập: (30’) Bài 1

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.

+ Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số ? + Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta ?

- HS thảo luận

- Đại diện trình bày – Nhận xét.

- Gọi 3 HS đọc lại bài làm.

=>Đây là hình ảnh một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc,miền Trung ,miền Nam.Trang phục của họ rất khác nhau….

- Khi viết tên các dân tộc các em cần lưu ý điều gì?

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Cả lớp hát

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.

- Là các dân tộc có ít người.

- Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi.

- Làm việc theo nhóm, trình bày KQ nhóm.

- Cả lớp chữa bài trong vở.

-> +MBắc: Tày, Nùng, Thái, Dao, H'mông, Hoa, Giáy, Tà-Ôi, …

+ MT: Vân Kiều, Cơ- ho, Khơ-mú, Ê- đê, Ba- na, Gia-rai, Xơ –đăng,

(15)

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài cá nhân(1HS làm bảng phụ)

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài.

- Gọi 2 HS đọc lại bài.

Bài 3

- Yêu cầu HS đọc bài .

- Nêu nội dung từng bức tranh

=>Để viết được những câu có hình ảnh so sánh từ những bức tranh này cô cho lớp mình thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm thực hiện 1 bức tranh

- GV phát phiếu học tập

- Bạn nào có cách đặt khác không.

- Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét.

- Khi đặt câu để so sánh 2 sự vật với nhau ta cần lưu ý điều gì?

- Việc so sánh trên có tác dụng gì?

Bài 4

- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.

- Mời HS tiếp nối đọc bài làm.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng, điền TN đúng vào các câu văn trên bảng.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(1’) + Đặt một câu theo mẫu câu Ai thế

Chăm, …

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng cần viết.

- 1 HS đọc thành tiếng

- 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

-> a) bậc thang c) nhà sàn b) nhà rông d) Chăm - Nghe giảng.

- Quan sát hình minh hoạ.

- Là ngôi nhà được dựng bằng các cột tre, gỗ chắc, là ngôi nhà để phòng tránh sự tấn công của thú giữ

- HS nêu

- 1 HS đọc trước lớp.

+ Trăng đêm rằm tròn như quả bóng.

+Trăng tròn như quả bóng.

+ Bé xinh như hoa. / Bé đẹp như hoa. / Bé cười tươi như hoa. / Bé tươi như hoa.

+ Đèn điện sáng như sao trên trời.

+ Đất nước ta cong cong như hình chữ S.

- Biết sử dụng từ so sánh.

- Làm cho câu thơ câu văn trở lên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Học sinh đọc nội dung bài tập - Cả lớp tự làm bài.

- 3 em nối tiếp đọc bài làm của mình, lớp nhận xét bổ sung.

- Các từ cần điền: như núi Thái Sơn - như nước trong nguồn chảy ra - bôi mỡ - núi (trái núi).

2 em nhắc lại tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.

- Bạn Trang có nước da trắng như trứng gà bóc.

(16)

nào?

- Sưu tầm, tìm các câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam có sử dụng phép so sánh.

- Lớp trưởng lớp em đẹp trai như diễn viên Hàn Quốc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tự nhiên xã hội

HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.

- Giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể. Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.

- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các họat động đó (liên hệ).

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.

- Các phương pháp: Hoạt động nhóm. Thảo luận theo cặp. Trưng bày triển lãm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các hình trong SGK trang: 58; 59. Tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho học sinh hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Hoạt động khám phá

Hát

a. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm (12’) Bước 1: Chia nhóm, quan sát các hình trang 58, 59 SGK và thảo luận theo gợi ý sau:

- Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.

- Các hoạt động đó mang lợi ích gì ?

Bước 2: GV hoặc các nhóm khác bổ sung.

GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt

- HS thảo luận theo nhóm

- - Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm.

(17)

động khác ở các vùng, miền khác nhau như;

trồng ngô, khoai, sắn, chè,…; chăn nuôi trâu, bò, dê,…

b. Hoạt động2:Thảo luận cặp đôi (12’) -Yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.

Lưu ý: Các hoạt động nông nghiệp ở từng địa phương có thể khác nhau, có địa phương chỉ đơn thuần là cấy lúa, nhưng có nơi lại làm rau màu hoặc nuôi tôm, cá. Tuy nhiên đối với HS ở khu vực thành phố không có hoạt động nông nghiệp, chỉ yêu cầu các em kể về những hoạt động nông nghiệp mà các em biết.

c. Hoạt động 3: Triển lãm (7’)nhóm

- Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao. Tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.

- Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó. GV có thể chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất.

3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(2’)

- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.

- Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Các nhóm thảo luận

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Bài 20: ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC TRÒ CHƠI “ CHẠY TIẾP SỨC ”

I. YÊU CẦUCẦN ĐẠT

- Biết cách thực hiện 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung - Bước đầu biết thực hiện các động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung - Trò chơi “Chạy tiếp sức”. Biết cách chơi tham gia được các trò chơi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(18)

1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho học sinh hát

*Kết nối

- Giáo viên giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá(30’) 1. Ôn 4 động tác thể dục đã học

 Lần 1-2: GV điều khiển cả lớp tập

 Lần 3-4: Cán sự hô nhịp cả lớp tập

 Lần 5-6: Tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển - GV quan sát sửa sai theo các tổ.

- Thời gian còn lại cho các tổ biểu diễn thi đua.

GV nhận xét biểu dương 2. Trò chơi “Chạy tiếp sức”

- GV nêu trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi

 Lần 1: Cho các em chơi thử

 Lần 2: Chơi chính thức

Sau mỗi lượt chơi đội nào thua phải cõng đội thắng đi 1 đoạn khoảng 20m

3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(1’) 1. Tập những động tác hồi tĩnh

2. GV và HS hệ thống bài 3. Nhận xét kết quả giờ học 4. Về nhà ôn 4 động tác đã học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 08/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2021 Toán

Tiết 77: TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ , nhân, chia.

- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu

(19)

thức.

-HS yêu thích môn Toán.Tích cực tham gia các hoạt động học, chăm chú, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. ĐỒ DÙNG

1. GV: SGK, bảng phụ 2. HS: SGK, Vở ôli

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động 5’

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nối nhanh, nối đúng:

40+ 20 -10 70

60 -30 +40 50

32 : 8 x 5 20

9 x 9 : 9 9

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá 10’

+Hướng dẫn thực hiện tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia - Viết bảng: 60 + 35 : 5

- Y/C HS suy nghĩ tìm cách thực hiện tính.

- Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện cộng trừ sau.

- Trong 2 cách tính trên thì cách 1 là thực hiện sai, cách 2 thực hiện là đúng.

- Yêu cầu áp dụng quy tắc tính giá trị biểu thức: 86 - 10 x 4

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính.

- Giáo viên chốt: Nếu biểu thức có các phép cộng trừ nhân chia ta thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau.

3. Hoạt động luyện tập 15’

Bài 1: cá nhân Đọc yêu cầu bài tập.

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV cho HS làm bài

- GV nhận xét- chữa bài để có

- HS tham gia chơi

-HS ghi bài

- HS đọc biểu thức C1: 60 + 35 : 5 = 95 : 5 = 19 C2: 60 + 35 : 5 = 60 + 7 - HS nêu cách thực hiện tính

-HS thực hiện

- HS nêu lại quy tắc.

- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập - Hs thực hành tính giá trị của biểu thức: Lớp làm vở, 3 Hs làm bảng nhóm - Nhận xét, chữa bài.

a) 253 + 10 x 4 = 253 + 40 = 293 41 x 5 – 100 = 205 - 100

(20)

🡪 Củng cố : Tính giá trị của biểu thức(chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia).

Bài 2: nhóm-cá nhân Đúng ghi Đ, sai ghi S:

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Muốn điền được Đ/S thì ta phải làm gì?

- GV chia lớp thành 2 nhóm, lên bảng thi điền nhanh và đúng.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc

* GV chốt kết quả đúng:

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc - Hỏi: Vì sao 282 – 100 : 2 = 91 lại sai?

🡪 Củng cố : Tính giá trị của biểu thức Bài 3: lớp- cá nhân

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

? Bài cho biết gì? Hỏi gì?

? Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu bạn ta phải biết gì?

- GV chốt: Có thể vận dụng cách tính giá trị của biểu thức vào bài toán có lời văn.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

-Nêu cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân chia

- Giáo viên hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.

= 105 93 – 48 : 8 = 93 – 6 = 87 = 149 -HS đọc yêu cầu

-HS chia thành 2 nhóm thi a) Đ - Đ - Đ - S

b) S – S – S - Đ

-Lớp theo dõi nhận xét

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 1 HS làm bảng nhóm, lớp làm vở bài tập.

- Lớp làm bài ,nhận xét Bài giải Cả lớp có số bạn là:

24 + 21 = 45 (bạn) Mỗi hàng có số bạn là:

45 : 5 = 9 (bạn)

Đáp số: 9 bạn -HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập viết

Tiết 15: ÔN CHỮ HOA L I. YÊU CẦU CẦN DẬT

(21)

- Viết đúng chữ hoa L ( 2 dòng ); viết đúng tên riêng Lê Lợi ( 1 dòng) và viết câu ứng dụng: Lời nói ...cho vừa lòng nhau ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Hình thành phát triển quan sát, tự học, giao tiếp, sáng tạo.

- Yêu cái đẹp, rèn tính cẩn thận.Có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa L viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

2. Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2.Hoạt động khám phá

+) Hướng dẫn viết chữ hoa:

- Tìm các chữ hoa có trong bài: L - Treo bảng mẫu chữ viết hoa L.

- Viết lại mẫu, nhắc lại quy trình…

- Yêu cầu HS viết các chữ hoa L vào bảng.

- GV theo dõi, sửa lỗi cho HS +) Hướng dẫn viết từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc từ ứng dụng.

+ Em biết gì về Lê Lợi ?

+ Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?

- Yêu cầu HS viết Lê Lợi vào bảng.

-Cả lớp hát -Lắng nghe

- Có chữ hoa L.

-Phát âm theo cô: L

- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.

- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.

- 2 HS đọc Lê Lợi.

- Lê Lợi là một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.

- Chữ L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- Bằng 1 con chữ 0.

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

- 2 HS đọc:

(22)

Sửa lỗi cho các em.

+) Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng.

-> Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng.

+ Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?

- Yêu cầu HS viết: Lời nói, Lựa lời vào bảng. Sửa sai

3. Hoạt động luyện tập - GV nêu yêu cầu viết vở.

- GV nhắc HS ngồi và cầm bút viết đúng tư thế, viết đúng mẫu và cỡ chữ.

- GV thu chấm, chữa bài:

- Thu vở chấm nhanh 5-7 bài và chữa, rút kinh nghiệm cho HS

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Thực hành khi nói năng cần lựa chọn lời nói cho phù hợp.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ về khuyên răn con người khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng

Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Chữ L, h, g, l cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con

- HS viết :

+ 2 dòng chữ L, cỡ nhỏ.

+ 2 dòng chữ Lê Lợi, cỡ nhỏ.

+ 4 dòng câu tục ngữ, cỡ nhỏ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 09/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2021 Toán

Tiết 80: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.

-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

(23)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: SGK, bảng phụ 2. HS: SGK, Vở ôli

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động

- Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh: Giáo viên đưa ra các phép tính cho học sinh thực hiện:

216 : 3 457 : 4 726 : 6 -GV nhận xét

- Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu: Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.

*Cách tiến hành:

Bài 1: Tính giá trị biểu thức:

- Đọc yêu cầu đề bài.

- Xác định yêu cầu bài tập.

- GV cùng HS nhận xét chữa bài để có bài làm:

+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức:

125 – 85 + 80?

+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức:

147 : 7 x 6?

- Chữa bài, nhận xét chốt lại cách tính giá trị biểu thức khi có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.

Bài 2: Tính giá trị biểu thức:

- Yêu cầu HS làm bài tương tự bài tập 1.

- Chữa bài nhận xét, chốt về cách tính giá trị biểu thức khi trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia

-HS thực hiện tính +HS theo dõi bạn chơi -Lớp nhận xét

-HS ghi bài vào vở

- Hs đọc ycầu.

- Hs nêu cách thực hiện

- 2 Hs làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.

+ HS nhìn bài bảng chép vào vở - Lớp nhận xét, chữa bài.

a) 125 - 85 + 80 = 140 + 80 = 220 21 x 2 x 4 = 42 x 4 = 168

b) 68 + 32 - 10 = 100 - 10 = 90

147 : 7 x 6 = 21 x 6 = 126 - HS nêu cách tính

- 2 Hs làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.

+HS làm phần a dưới sự giúp đỡ của GV

- Hs đọc nối tiếp kết quả.

(24)

+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức:

375 – 10 x 3?

Bài 3:Tính giá trị biểu thức:

- Cho HS tự làm bài sau đó yêu cầu HS đồi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.

+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức:

81 : 9 + 10 ?

+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức:

12 + 7 x 9?

* Củng cố : Tính giá trị của biểu thức 3. Hoạt động vận dụng, mở rộng - GV hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học

-Dặn HS chuẩn bị bài sau

- Nhận xét.

a) 375 - 10 x 3 = 375 - 30 = 345 64 : 8 + 30 = 8 + 30 = 38

b) 306 + 93 : 3 = 306 + 31 = 337 5 x 11 - 20 = 55 - 20 = 35 - Hs đọc đề bài.

- Hs tự làm bài

+HS Làm phần a dưới sự giúp đỡ của bạn cùng bàn

- Kiểm tra chéo bài.

a) 81 : 9 + 10 = 9 + 10 = 19 20 x 9 : 2 = 180 : 2 = 90

b) 11 x 8 - 60 = 88 - 60 = 28 12 + 7 x 9 = 12 + 63 = 75

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập làm văn

Tiết 15: NGHE- KỂ: GIẤU CÀY. GIỚI THIỆU TỔ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu về tổ của mình ( BT2).

- Hình thành phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu bản đồ Việt Nam.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(25)

1. Hoạt động mở đầu(3’) *Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát

* Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài 2. Hoạt động luyện tập(30’)

Bài 1: ( giảm tải không làm)

- Gọi 1 đến 2 HS đọc lại gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14.

- Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của em.

- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở.

- Gọi HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét từng HS.

- Nhận xét tuyên dương bài viết tốt 3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Thực hành khi nói năng cần lựa chọn lời nói cho phù hợp.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ về khuyên răn con người khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng.

- Cả lớp hát

- Học sinh dưới lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- 2 HS đọc trước lớp.

+ Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?

+ Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?

+ Tháng vừa qua các bạn làm những việc gì tốt?

- 1 HS kể mẫu, cả lớp theo dõi và nhận xét.

VD : Tổ em gồm 5 bạn. Em tên là Quý.

Các bạn đều là dân tộc Kinh.Bạn Quỳnh tính tình nhút nhát nhưng múa rất dẻo. Còn bạn Thảo là cây toán của tổ em...

- Viết bài theo yêu cầu.

- 3 HS lần lượt trình bày bài viết, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Chính tả( Nghe - viết)

Tiết 30: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày sạch sẽ, đúng quy định. Làm đúng bài tập điền từ có vần ưi / ươi ( điền 4 trong 6 tiếng ). – Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

- Hình thành phát triển kĩ năng trình bày.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích môn Tiếng Việt

(26)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu ghi sẵn nội dung bài tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động:

- Cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: mũi dao, bỏ sót, đồ xôi, núi lửa,...

- Nhận xét, tuyên dương HS viết đúng, viết nhanh.

*Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá(30’) Hoạt động chuẩn bị viết chính tả - GV đọc đoạn văn 1 lượt.

+ Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào ?

+ Đoạn văn có mấy câu ?

+ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?

- Yêu cầu HS nêu và viết lại các từ vừa tìm được.

3. Hoạt động luyện tập a) Viết bài:

- HS nghe đọc và viết bài vào vở:

- GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế

- GV đọc bài cho HS soát, sửa lỗi.

c) Chấm, chữa bài:

- GV chấm 5 -7 bài

- GV nhận xét cụ thể từng bài trước lớp b) Hướng dẫn làm bài tập: Máy chiếu Bài 2(Cá nhân)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

- 2 HS đọc lại.

- Đó là nơi thờ thần làng: có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách.

Xung quanh hòn đá treo những cành hoa bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế.

- Đoạn văn có 3 câu.

- Những chữ đầu câu: Gian, Đó, Xung.

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp: gian, thần làng, giỏ, chiêng, trống, truyền.

(27)

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 3

a) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát giấy và bút cho các nhóm.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm được. GV ghi nhanh lên bảng.

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

- Nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được.

b) Làm tương tự phần a)

4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(1’) - Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ưi/ươi.

- Sưu tầm các bài văn, đoạn văn viết về nét đẹp của quê hương rồi luyện viết cho thêm đẹp.

- HS viết bài vào vở.

- HS soát lỗi và sửa lỗi bằng bút chì ra lề vở

-HS theo dõi

- 1 HS đọc yêu cầu

- 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào vở nháp.

- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở : khung cửi gửi thư mát rượi sưởi ấm cưỡi ngựa tưới cây - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Nhận đồ dùng học tập.

- HS tự làm trong nhóm.

- 1 HS đọc.

- Bổ sung nếu có các từ khác.

- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.

a) + xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu xé...

+ sâu: sâu bọ, chim sâu, nông sâu, … + xẻ: xẻ gỗ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, … + sẻ: chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, …

b)+ bật : bật lửa, bật đèn, bật điện, nổi bật, tắt bật, run bần bật, bật bài, bật dây cung,..

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Toán

Tiết 79: TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.

- Rèn kĩ năng tính biểu thức chứa phép tính cộng trừ nhân chia.

-HS yêu thích môn Toán.Tích cực tham gia các hoạt động học, chăm chú, hăng hái phát

(28)

biểu xây dựng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: SGK, bảng phụ 2. HS: SGK, Vở ôli

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 45 + 60 : 2 85- 24 x 2

*Kết nối

- Giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá 10’

- Ghi lên bảng 2 biểu thức :

30 + 5 : 5 và ( 30 + 5 ) : 5

- Yêu cầu HS tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.

+ Hãy tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức trên?

- Gọi HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.

- Ghi bảng: 30 + 5 : 5 = 30 + 1 = 31

- Giới thiệu cách tính giá trị của biểu thức thứ 2: " Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc".

- Mời 1HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức thứ hai.

- Nhận xét chữa bài.

+ Em hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức trên?

+ Vậy khi tính giá trị của biểu thức ta cần chú ý điều gì?

- Viết lên bảng biểu thức: 3 x ( 20 - 10 ) - Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên và thực hành tính vào nháp.

- Nhận xét chữa bài. Cho HS học thuộc quy tắc.

- HS thực hiện tính

- HS trao đổi theo cặp tìm cách tính.

+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.

- Ta phải thực hiện phép chia trước:

Lấy 5 : 5 = 1 rồi lấy 30 + 1 = 31

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét bổ sung:

( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5 = 7

+ Giá trị của 2 biểu thức trên khác nhau.

+ Cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, rồi thực hiện các phép tính đúng thứ tự.

- Lớp thực hành tính giá trị biểu thức.

3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10 = 30 - Nhẩm HTL quy tắc.

- Nêu quy tắc trước lớp

- 1 HS đọc đề bài.

-HS làm bài, chữa bài

(29)

3. Hoạt động luyện tập 20’

Bài 1: Tính giá trị biểu thức: ( Cá nhân) - Cho HS nhắc lại cách làm bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.

- Chữa bài cho HS.

=> GV nhận xét, chữa bài:

Bài 2: Tính giá trị biểu thức: (nhóm- cá nhân)

- HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như bài tập 1

-GV chốt về cách thực hiện 2 phép tính Bài 3 ( nhóm- cá nhân)

- Gọi HS đọc bài toán.

- Gợi ý, cho HS làm theo nhóm bàn + bài cho biết gì? Hỏi gì?

- Gọi HS trình bày bài làm.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

+ Nêu cách giải khác?

+Tìm tổng số ngăn sách trong cả hai tủ +Tìm số sách từng ngăn

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) + Nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( )?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh.

a) 25 – (20 – 10) = 25 – 10 = 15

b) 125 + (13 +7) = 125 + 20 = 145

-HS nêu điểm khác nhau trong hai biểu thức của từng phần.

- 1 HS đọc đề bài ( 65+ 15 ) x 2 = 80 x 2 = 160 48 : ( 6 : 3 ) = 48 : 2 = 24 - 1 HS đọc bài.

- Làm bài trong 1 nhóm làm bảng nhóm Bài giải

Số sách xếp trong mỗi tủ là:

240 : 2 = 120 (quyển) Số sách xếp trong mỗi ngăn là:

120 : 4 = 30 (quyển)

Đáp số : 30 quyển sách - Nhận xét, chữa bài.

- Hs nêu

Đạo đức

QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

- Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

(30)

*GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, ti vi ghi sẵn nội dung phiếu học tập, thẻ xanh đỏ, các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ…về tình làng nghĩa xóm.

2. HS: Vở bài tập đạo đức.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động:

-Giáo viên cho học sinh hát

*Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập: (30’) a. Hoạt động 1: Giới thiệu các câu chuyện đã sưu tầm được về chủ đề bài học.

- Yêu cầu HS kể những câu chuyện về tình làng nghĩa xóm.

* Kết luận: GV nhận xét, tuyên dương HS sưu tầm được nhiều câu chuyện, trình bày tốt.

b.Hoạt động 2: Đánh giá hành vi (máy tính)

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp bài 4:

Theo em hành vi, việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm với hàng xóm láng giềng, vì sao? ( 5p) - Gọi đại diện cặp báo cáo.

*Kết luận: Các việc a, d, e, g là việc làm tốt thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm, các việc b, c, đ là việc không nên làm.

-Cả lớp hát - Lớp lắng nghe

+Hs thi đua kể chuyện 3, 4 HS kể

- Các cặp thảo luận, sau đó báo cáo.

+ Các hành vi, việc nên làm là: Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm, hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn, không làm ồn trong giờ nghỉ trưa...

+ Các hành vi, việc không nên làm:

ném gà nhà hàng xóm, hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm...

(31)

c. Hoạt động 3: xử lý tình huống và đóng vai (máy tính)

- Chia lớp thành 8 nhóm, GV phát phiếu giao việc cho các nhóm ( 2 nhóm cùng một tình huống) yêu cầu các nhóm thảo luận ( 6p)

- Gọi các nhóm đóng vai.

* Kết luận: Em nên giúp đỡ nhà hàng xóm...

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

(2’)

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc nhở HS nên giúp đỡ nhà hàng xóm bằng những việc làm vừa sức.

Chuẩn bị bài sau.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận theo nội dung phiếu yêu cầu, phân vai và đóng lại tình huống đó.

1, nên gọi người nhà giúp bác Hai.

2, nên trông nhà hộ bác nam.

3, nên nhắc bạn giữ yên lặng...

4, Nên cầm giúp thư.

- 2 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS đọc IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 10/12/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2021 Toán

Tiết 80: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ().

- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu "=", "<", ">"

*Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy lập luận logic. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG

1. GV: SGK, bảng phụ 2. HS: SGK, Vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(32)

1. Hoạt động khởi động

- Trò chơi: Tính đúng tính nhanh

GV đưa ra các biểu thức cho học sinh nêu kết quả:

63 +(20- 10) = ? 20 x 3 - 40=?

(148 – 48) x 2= ? 80 : 8 x 7= ? -GV nhận xét

- Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Hoạt động luyện tập

Bài1: Tính giá trị biểu thức: (cá nhân- lớp)

- Yêu cầu HS nêu cách làm bài, sau đó làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài: trong biểu thức có ngoặc ta sẽ thực hiện tình trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Bài 2: Tính giá trị biểu thức: (cá nhân- cặp)

450 - (25 - 10) và 450 - 25 - 10.

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó hai em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- Theo em tại sao giá trị hai biểu thức này lại khác nhau trong đó có cùng số, cùng dấu phép tính?

- Yêu cầu HS so sánh

- GV nhận xét, chốt lại: Khi tính cần xác định đúng dạng của biểu thức sau đó thực hiện tính.

Bài 3: >, <, = ( cá nhân)

- Để điền được đúng dấu cần thiết vào chỗ trống, chúng ta cần làm gì?

- Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức.

-HS nêu -Lớp nhận xét

-1HS đọc yêu cầu bài.

- Thực hiện tính trong ngoặc trước - 4 HS giải bảng, lớp giải vở bài tập 238 – ( 55 – 35 ) = 238 – 25

= 213 84 : ( 4: 2 ) = 84 : 2 = 42 ( 421 – 200 )x 2 = 221 x 2 = 442

421 – 200 x 2 = 421 – 400 = 21

- HS tự làm bài vào vở, 4 HS làm bài trên bảng.

- HS nêu điểm khác nhau trong hai biểu thức của từng phần.

- HS nêu yêu cầu.

- HS tự làm bài (12 + 11) x 3 < 45 30 < (70 + 23 ) : 3 11 + ( 52 – 22) = 41 120 < 484 : ( 2 + 2 )

- 4 HS làm bảng, lớp nhận xét

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

*Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một