• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 25/11/2016

Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2016 Học vần

BÀI 51: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc, viết được các vần có kết thúc bằng n; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc trơn cả bài. Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện treo tranh truyện kể: Chia phần.

* HS năng khiếu: Kể được 2, 3 đoạn truyện theo tranh.

3. Thái độ: GD cho HS biết nhường nhịn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Có ý thức trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng ôn tập. Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Tranh minh họa cho truyện kể Chia phần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Cho hs đọc : cuộn dây, ý muốn, con lươn,

vườn nhãn. - 3 hs đọc. - hs đọc.

- Gọi hs đọc: Mùa thu, ………. bay lượn. - 2 hs đọc.

- GV đọc: cuộn dây, vườn nhãn - Lớp viết bảng con - viết bảng con - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Ôn tập các vần vừa học:(18 phút) - Hãy nhớ và nêu lại những vần vừa học trong tuần?

- Nhiều hs nêu.

- Gv ghi lên bảng. - Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Yêu cầu hs đọc từng âm trên bảng lớp. - 6 hs đọc.

- Gọi hs phân tích cấu tạo của vần: an - 3 hs nêu.

- Yêu cầu đánh vần và đọc trơn vần an. - 4 hs đọc cá nhân, tập thể.

- hs đọc cá nhân, tập thể.

- Yêu cầu hs ghép âm thành vần. - Nhiều hs nêu.

- Cho hs đọc các vần vừa ghép được. - Hs đọc cá nhân, tập - Hs đọc cá nhân,

(2)

thể. tập thể.

c. Đọc từ ứng dụng(8 phút)

- Gọi hs đọc các từ: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản.

- 5 hs đọc.

- Gv đọc mẫu và giải nghĩa từ: cuồn cuộn - Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- GV nghe, sửa phát âm cho HS - hS đọc cá nhân, tập thể

- hS đọc cá nhân, tập thể

d. Luyện viết( 8 phút) - GV đưa chữ mẫu

- Hs quan sát.

- HS đọc lại bài viết

- Hs quan sát.

- GV viết mẫu từng từ: cuồn cuộn, con vượn

- HS QS nhắc lại cách viết

- Quan sát hs viết bài.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

- Hs viết bài vào bảng con.

- Hs viết bài vào bảng con.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15 phút)

- Gọi hs đọc lại bài - kết hợp kiểm tra xác xuất.

- 5 hs đọc.

- Gv giới thiệu tranh về câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.

- Hs quan sát, nhận xét.

- Hs quan sát, nhận xét.

- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng. - Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng. - 5 hs đọc.

GDQTE: Trẻ em có quyền được có cha mẹ, yêu thương chăm sóc. Bổn phận phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường.

- Hs theo dõi - Hs theo dõi b. Kể chuyện:(10 phút)

- Gv giới thiệu tên truyện: Chia phần.

- Gv kể lần 1, kể cả truyện.

- Gv kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh. - HS nghe, quan sát tranh

- HS nghe, quan sát tranh

- Gv nêu câu hỏi để hs dựa vào đó kể lại câu chuyện.

(3)

+ Tranh 1, 2, 3, 4 diễn tả nội dung gì? - HS trả lời - HS trả lời + Câu chuyện có những nhân vật nào, xảy ra ở

đâu?

- 4 hs kể từng đoạn.

+ Câu chuyện có những nhân vật nào, xảy ra ở đâu?

- Yêu cầu học sinh kể theo tranh. - 3 hs kể.

* Khuyến khích HS kể được 2, 3 đoạn truyện.

- 3 HS kể trước lớp - GV nhận xét – bổ sung

- Nêu ý nghĩa: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn.

- Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

c. Luyện viết:(10 phút)

- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết. - Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Gv nêu lại cách viết từ: cuồn cuộn, con vượn

- Mở vở viết bài. - Mở vở viết bài.

- Chấm một số bài- nhận xét bài viết.

4. Củng cố- dặn dò:(5 phút) - Gọi hs đọc lại toàn bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm. Xem trước bài 52.

______________________________________________________

Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thuộc bảng cộng trong phạm vi 7. Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm toán. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

3. Thái độ: GDHS tự giác độc lập làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Gọi hs làm bài: Tính :

6 – 1 = 7 – 2 – 1 =

- 2 hs làm trên bảng.

- Lớp làm bảng con - làm bảng con

(4)

5 + 1 = 2 + 3 + 1 =

- Đọc bảng cộng trong phạm vi 6? - 2 HS đọc - Gv nhận xét – tuyên dương.

2. Bài mới :

a. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7:(12 phút) - GV cho HS quan sát các hình trong SGK, nêu bài toán và lập các phép tính tương ứng.

* HD hs lập phép cộng 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7

- Gv đưa các hình tam giác. - Học sinh quan sát. - Học sinh quan sát.

- Gọi hs nêu bài toán: “Có 6 hình tam giác, thêm 1 hình tam nữa. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác?”

- Hs nêu bài toán.

- Gv hỏi: 6 cộng 1 bằng mấy? - Hs nêu: 6+ 1= 7

- Cho hs đọc: 6+ 1= 7 - Học sinh đọc. - Học sinh đọc.

- Gv nêu câu hỏi: 1 cộng 6 bằng mấy? - 4 hs nêu: 1+ 6= 7

- Gv ghi bảng 1+ 6= 7 - 4 hs đọc. - hs đọc.

- Cho hs nhận xét hai phép tính: 6+ 1 và 1+

6

- Hs nêu: 6+ 1= 1+ 6

* Hướng dẫn hs học phép cộng 5+ 2= 7 và 2+ 5= 7 tương tự như trên.

- Hs điền vào chỗ chấm trong sách giáo khoa.

* Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ

bảng cộng trong phạm vi 7. - HS quan sát – đọc thuộc

- HS quan sát – đọc thuộc

- Cho học sinh đọc lại bảng cộng.

1 + 6 = 7 5 + 2 = 7 2 + 5 = 7 4 + 3 = 7 3 + 4 = 7 3 + 4 = 7

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 7:

:

- Gv nêu một số câu hỏi, ví dụ: 5 cộng 2 bằng mấy? 4 cộng 3 bằng mấy? 7 bằng mấy cộng mấy?

- Học sinh trả lời.

b. Thực hành (20 phút)

Bài 1: Tính: - HS nêu yêu cầu

(5)

- Yêu cầu hs tính theo cột dọc.

- GV quan sát – giúp đỡ HS - Học sinh làm bài tập. - Học sinh làm bài tập.

- Gọi học sinh đọc kết quả và nhận xét. - Đọc kết quả.

- Khi đặt tính theo cột dọc con cần lưu ý gì? - kết quả phải viết thẳng cột.

Bài 2: Tính

- Cho hs làm bài rồi chữa. - Hs làm bài. - Hs làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS - 4 hs chữa bài trên bảng.

- Nhận xét - chữa bài

- Gv củng cố học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng: 5+ 2= 7 thì viết được 2+ 5= 7.

- Hs nêu đựoc tính chất gíao hoán của phép cộng.

- Một số khi cộng với 0 được kết quả ntn? - Bằng chính số đó.

Bài 3. Tính: .- Hs nêu yêu cầu.

- GV quan sát – giúp đỡ HS - HS làm bài. 3 HS làm bảng

- HS làm bài - Gọi học sinh đọc kết quả và nhận xét. - Nhận xét - chữa bài

- Nêu cách thực hiện phép tính 1 + 5 + 1 = ? - 2 HS nêu - GV nhận xét - bổ sung

Bài 4. Viết phép tính thích hợp: - HS nêu yêu cầu bài tập

- Cho HS q sát tranh vẽ. - HS q sát tranh, nêu bài toán.

- HS q sát tranh, nêu bài toán.

- Yêu cầu hs viết phép tính thích hợp: - Hs làm bài. - Hs làm bài.

- Nhận xét - chữa bài

6 + 1 = 7 4 + 3 = 7

- Hs đọc kết quả.

- Nêu các bước làm bài tập? + Quan sát tranh + Nêu bài toán tương ứng

+ Viết phép tính phù hợp..

+ Quan sát tranh + Viết phép tính phù hợp..

- GV nhận xét - bổ sung 3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “thi nói kết quả nhanh”. GV nêu phép tính bất kì

(6)

HS nêu nhanh kết quả.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 7 và làm bài tập.

_______________________________________________________

Đạo đức

NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. Quốc kỳ là tượng trưng cho đất nước, thuộc bài Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.

2. Kĩ năng: HS nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì. Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần. Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.

3. Thái độ: GDHs có kĩ năng phân biệt được tư thế chào cờ đúng với tư thế chào cờ sai. Tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính quốc kỳ.

* GDTNMTBĐ: GD cho HS tự hào mình là người Việt Nam; Yêu Tổ quốc, biển, hải đảo Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG

- Lá cờ Tổ quốc, bút màu đỏ, màu vàng giấy vẽ.

- Bài hát “Lá cờ Việt Nam”.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Giờ trước con học bài gì?

- Khi chào cờ con phải đứng như thế nào?

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Khởi động(2 phút)

- Cho cả lớp hát bài Lá cờ Việt Nam.

- 2 HS trả lời - 3 HS trả lời

- Cả lớp hát. - Cả lớp hát.

b. Hoạt động 1(10 phút)Cho hs tập chào cờ - GV treo lá cờ lên bảng

- Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát.

- Học sinh quan sát. - Học sinh quan sát.

- Gọi một vài học sinh lên tập chào cờ. - 4 - 5 học sinh lên chào cờ.

- Cho cả lớp tập chào cờ. - Cả lớp đứng lên - Cả lớp đứng lên

(7)

chào cờ. chào cờ.

c. Hoạt động 2 (10 phút) Quan sát tranh bài tập 2:

- Giáo viên cho học sinh thi chào cờ giữa các tổ.

- Giáo viên phổ biến cuộc thi. - Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Tổ chức cho hs các tổ thi đua. - Hs 4 tổ thi đua. - Hs thi đua.

- Nhận xét, đánh giá từng tổ.

GDĐĐHCM: Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện lòng tôn kính quốc kì, lòng yêu quê hương, đất nước Bác Hồ là một tấm gương lớn về lòng yêu nước, yêu Tổ quốc..

- HS nghe - HS nghe

d. Hoạt động 3(10 phút)Hs vẽ và tô lá cờ Việt Nam.

- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập. - 1 hs nêu.

- Lá cờ Việt Nam có màu gì? - Hs nêu. - Hs nêu.

- Yêu cầu học sinh vẽ và tô màu đúng màu sắc của lá cờ.

- Giáo viên nhận xét cách vẽ và cách tô lá cờ.

- Học sinh vẽ lá cờ Tổ quốc.

- Trưng bày bài vẽ của mình trước lớp để cho cả lớp nhận xét

- Học sinh vẽ lá cờ Tổ quốc.

- Trưng bày bài vẽ của mình

3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Khi chào cờ cần phải thực hiện như thế nào?

- Kết luận: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Nhắc hs khi chào cờ cần nhớ tư thế để chào cờ cho đúng.

_____________________________________________________

Thủ công

CÁC QUY ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết các kí hiệu, quy ước về gấp giấy.

2. Kĩ năng: Bước đầu gấp được giấy theo kí hiệu, quy ước.

3. Thái độ: GDHS có ý thức học tập và giữ vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu vẽ những kí hiệu quy ước về gấp hình.

(8)

- Giấy trắng, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Gv kiểm tra đồ dùng của hs.

- Nhận xét sự chuẩn bị của hs.

2. Bài mới:(32 phút)

a. Kí hiệu đường dấu giữa:

- Gv cho hs quan sát và nêu: Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch, chấm ( )

- Hướng dẫn hs vẽ kí hiệu trên đường kẻ ngang và kẻ dọc của vở thủ công.

- Hs để đồ dùng lên bàn.

- Hs quan sát.

- Hs thực hành.

b. Kí hiệu đường dấu gấp:

- Gv giới thiệu đường dấu gấp là đường có nét đứt.

- Cho hs vẽ đường dấu gấp.

- Hs quan sát.

- Hs thực hành.

c. Kí hiệu đường dấu gấp vào:

- Gv chỉ cho hs thấy đường dấu gấp vào có mũi tên chỉ hướng gấp vào.

- Cho hs vẽ đường dấu gấp và mũi tên chỉ hướng gấp vào.

- Hs quan sát.

- Hs thực hành.

d. Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau:

- Gv chỉ cho hs thấy đường dấu gấp vào có mũi tên cong.

- Cho hs vẽ đường dấu gấp và dấu gấp ngược ra phái sau.

- Hs quan sát.

- Hs thực hành.

3. Củng cố- dặn dò:(4 phút) - Nhắc lại các kí hiệu đã học?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.

_________________________________________

Thực hành kiến thức( Tiếng việt)

(9)

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp h/s củng cố các vần đã học có ng cuối vần.

2. Kiến thức: Đọc, viết đúng và chắc chắn tiếng, từ chứa vần đã học. Nối đúng chữ với chữ. Điền đúng vần ong, ông. Viết được đúng câu: dòng sông trong veo.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- BT TViệt, TH TViệt- toán, bảng phụ:

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Giới thiệu bài: (1 phút)

2. Hướng dẫn HS ôn tập

Làm bài tiết 2 TH TViệt – toán (35 phút) Bài 1: Điền vần, tiếng có vần ong, ông:

+ Bài yêu cầu gì? + Bài yêu cầu điền

vần, tiếng có vần ong, ông

- Gv yêu cầu Hs tự đọc từ, làm bài. - Hs tự đọc từ thiếu rồi điền vần

- GV nhận xét – chốt kết quả đúng

=> Kquả: lá dong, con ong, cây thông, dòng sông, bông hồng, quả bóng.

- 3 HS đọc từ vừa điền

- Đọc đồng thanh

-HS đọc từ vừa điền

- Đọc đồng thanh

Bài 2. Đọc: Trên dòng sông

- Bài yêu cầu gì? - 1 Hs nêu yêu cầu

đọc

- Yêu cầu lớp đọc thầm - Hs đọc thầm 2 lần - Hs đọc thầm 2 lần

- Bài có mấy câu? - Bài có 5 câu

- Đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 câu - Gv nhận xét – uốn nắn sửa cho HS.

- 5 Hs đọc/ lần (đọc 2 lần)

- lớp nhận xét - Đọc toàn bài

- Gv nhận xét – tuyên dương.

- 10 Hs đọc, lớp đồng thanh.

Bài 3.Viết: Dòng sông trong veo

- Bài yêu cầu gì? - Viết câu: dòng

(10)

- HD: Tô chữ hoa D và viết câu - Chú ý viết liền mạch chữ Dòng - Quan sát HD Hs học chậm.

=> Chấm bài, nhận xét.

sông trong veo - HS quan sát - HS viết bài

- HS quan sát - HS viết bài

3. Củng cố, dặn dò: (4 phút) - GV nêu tóm tắt ND bài - Nhận xét giờ học

- VN ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

__________________________________________________

Tự nhiên và xã hội CÔNG VIỆC Ở NHÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể được một số việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình.

2. Kĩ năng: Kể được việc em thường làm giúp gia đình.

3. Thái độ: GDHS yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Đảm nhận trách nhiệm việc làm vừa sức mình.

- Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.

- Kĩ năng hợp tác: Cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.

- Kĩ năng tư duy, phê phán.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình trong sgk.

IV. CÁC HOẠT ĐNG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Hãy kể về ngôi nhà của mình?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Hoạt đông 1(10 phút) Quan sát hình:

- 3 hs kể. - hs kể.

- Cho hs quan sát, nhận xét nội dung từng hình trong sgk theo cặp.

- Hs quan sát và trả lời

- Hs quan sát - Gọi Cho học sinh lên trình bày.

+ Tranh 1: Bé lau nhà.

+ Tranh 2: mẹ dạy bé học.

- Hs nêu.

(11)

+ Tranh 3: Bé xếp gọn đồ dùng trong nhà.

+ Tranh 4: Mẹ ngồi khâu áo.

Kết luận: Những việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gia đình.

- HS nghe - HS nghe

b. Hoạt động 2 (10 phút)Thảo luận theo cặp.

- Hướng dẫn làm việc theo cặp. - Học sinh thảo luận.

- Học sinh thảo luận.

- Gọi học sinh đại diện lên nói trước lớp. - Hs nêu được việc hàng ngày của những người trong gia đình.

Kết luận: Mọi người trong gia đình phải tham gia làm việc nhà, tùy theo sức của mình.

c. Hoạt động 3:(10 phút) Quan sát tranh.

- Gv chia nhóm 4- 5 hs. - Hs ngồi theo

nhóm.

- Hs ngồi theo nhóm.

- Yêu cầu hs quan sát tranh trong sách giáo khoa trang 29, tìm ra điểm giống và khác nhau.

- Hs thảo luận theo nhóm 4.

- Hs thảo luận theo nhóm 4.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

+ Tranh 1: Căn nhà đồ đạc vứt lung tung bề bộn

+ Tranh 2: Căn nhà được xếp gọn gàng và ngăn nắp, nhà cửa sạch sẽ. đồ đạc đựơc xếp ngay ngắn

- Hs đại diện trình bày.

Kết luận: Mỗi người đều có một công việc vừa sức của mình….(Sách giáo viên trang 54) 3. Củng cố- dặn dò:(5 phút)

- LHGDQTE: Trẻ em có quyền được yêu thương chăm sóc và dạy dỗ từ cha mẹ và người thân trong gia đình. Bổn phận phải biết giúp đỡ cha, mẹ trong việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa, giữ gìn đò đạc ngăn nắp.

- Trong nhà mỗi người một việc tùy theo sức của mình, để cho căn nhà của mình thêm ngăn nắp và gọn gàng sạch sẽ.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà nên giúp mẹ những công việc vừa sức của mình.

(12)

________________________________________________________

Ngày soạn: 25/11/2016

Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2016 Học vần

BÀI 52: ONG - ÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ong, ông, cái võng, dòng sông.

Đọc được câu ứng dụng Sóng nối sóng…….. Đến chân trời.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc trơn. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đá bóng. Nói được 2- 4 câu theo chủ đề

3. Thái độ: GDHS có ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi học sinh đọc: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản

- 3 hs đọc. -hs đọc.

- Đọc câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.

- 2 hs đọc.

- GV đọc: cuồn cuộn, con vượn - Lớp viết bảng con - viết bảng con - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ong

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ong - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Gv giới thiệu: Vần ong được tạo nên từ o và ng.

- So sánh vần ôn với ong - 2 hs nêu.

- Cho hs ghép vần ong vào bảng gài. - Hs ghép vần ong. - Hs ghép vần ong.

- Gv phát âm mẫu: ong

(13)

- Gọi hs đọc: o- ngờ - ong/ ong - Nhiều hs đọc cá nhân, tập thể.

- hs đọc cá nhân, tập thể.

- Yêu cầu hs ghép tiếng: võng - Hs tự ghép. - Hs tự ghép.

- Nêu cấu tạo tiếng võng? - 3 hs nêu.

- Cho hs đọc: vờ - ong – vong-ngã-võng/võng - Hs đánh vần và đọc.

- Hs đánh vần và đọc.

- Yêu cầu HS ghép từ: cái võng - HS ghép – đọc đồng thanh

- HS ghép – đọc đồng thanh - Nêu cấu tạo của từ: cái võng? - 3 HS nêu – đọc cá

nhân

- Gọi hs đọc toàn phần: ong-võng-cái võng - Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

Vần ông: (Gv hướng dẫn tương tự vần ong.) - Hs thực hành như vần ong

- So sánh ong với ông? - 3 hs nêu.

- GVNX – bổ sung: (Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: ong bắt đầu bằng o, vần ông bắt đầu bằng ô).

c. Đọc từ ứng dụng (8 phút) - Cho hs đọc các từ ứng dụng:

con ong vòng tròn cây thông công viên.

- Gv giải nghĩa từ: công viên - Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs. - Luyện đọc cá nhân, tập thể

- Luyện đọc cá nhân, tập thể d. Luyện viết (8 phút)

- GV đưa chữ mẫu – cho HS quan sát - HS q sát - 5 hs đọc chữ mẫu

- HS q sát

- Gv HD cách viết: ong, ông, cái võng, dòng sông

- Hs q. sát, nhắc lại cách viết.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs luyện viết bảng con.

(14)

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc (18 phút)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1. - 5 hs đọc.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp. - 4 hs đọc.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng. - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Gv đọc mẫu: Sóng nối sóng…..Đến chân trời.

- Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Cho hs đọc câu ứng dụng - 5 hs đọc.

- Xác định tiếng có vần mới? - 2 hs nêu: sóng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk. - Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

b. Luyện nói (7 phút)

- Gv giới thiệu tranh vẽ. - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Đá bóng . - 3 hs đọc.

+ Trong tranh vẽ gì? + 2 hs nêu.

+ Em có thích xem đá bóng không? Vì sao? + 5 hs nêu.

+ Em thường xem đá bóng ở đâu? + 5 hs nêu.

+ Em đã bao giờ chơi bóng chưa? + 4 HS nêu - Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

LHGD HS chơi đá bóng chú ý chơi ở nơi rộng, mát. Không chơi bóng trên đường….

- HS nghe - HS nghe

c. Luyện viết (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ong, ông, cái võng, dòng sông.

- Hs quan sát. - Hs quan sát.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Hs thực hiện. - Hs thực hiện.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. - Hs viết bài. - Hs viết bài.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò:(5 phút) - Tìm tiếng có vần mới học?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 53.

_____________________________________

(15)

Toán

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thuộc bảng trừ trong phạm vi 7. Biết làm tính trừ trong phạm vi 7. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. Hoàn thành BT 1, 2, 3 (dòng 1) 4.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm, đặt tính, quan sát tranh viết phép tính.

3. Thái độ: GDHS tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng dạy toán. Các mô hình phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Yêu cầu học sinh làm bài:

3+ 4= 2+ 2+ 3=

2+ 5= 3+ 1+ 2=

- 2 hs làm bài trên bảng.

- Lớp làm bảng con

- làm bảng con

- Đọc bảng cộng trong phạm vi 7? - 3 HS đọc thuộc - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Hướng dẫn hs thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7: (12 phút)

* Hướng dẫn hs học phép trừ 7- 1= 6 và 7- 6=

1.

- Cho hs quan sát tranh và nêu bài toán: 7 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác.

- Học sinh quan sát tranh.

- 3 hs nêu bài toán.

- Học sinh quan sát tranh.

- Gv hỏi: 7 bớt 1 còn mấy? - Hs nêu: 7 bớt 1 còn 6.

- Cho hs nêu phép tính: 7- 1= 6 - Hs đọc. - Hs đọc.

- Gv hỏi: Vậy 7 trừ 6 bằng mấy? - Hs nêu; 7- 6= 1

- Gv ghi bảng: 7- 6= 1 - Hs đọc. - Hs đọc.

* Hướng dẫn hs học phép trừ 7- 2 = 5; 7- 5 = 2; 7- 3 = 4; 7- 4 = 3.

- Hs thực hiện tương tự phép tính 7-1=6 - Hướng dẫn hs cách tiến hành tương tự như

trên.

(16)

* Hướng dẫn hs bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. 7 – 1 = 6 7 – 4 = 3

7 – 2 = 5 7 – 5 = 2 7 – 3 = 4 7 – 6 = 1

- Học sinh thi đọc thuộc bảng trừ.

- Cho hs đọc lại bảng trừ trong phạm vi 7. - 3 HS đọc trước lớp - Gv kết hợp kiểm tra xác xuất: 7trừ 3 bằng

mấy? Hoặc 7 trừ 4 bằng mấy?

- Học sinh trả lời kết quả.

b. Thực hành: (20 phút) làm trong VBT Bài 2: Tính:

- Cho hs dựa vào bảng trừ trong phạm vi 7. - Hs làm bài. - Hs làm bài.

- Lưu ý viết kết quả cần phải thẳng cột.

- Cho hs làm bài rồi đổi chéo kiểm tra. - Hs đổi chéo bài kiểm tra.

- Hs đổi chéo bài kiểm tra.

Bài 3: Tính:

- Cho hs tự làm bài. - Hs tự làm bài. - Hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét bài của bạn. - 4 hs chữa bài.

- Một số khi trừ đi chính nó được kết quả như thế nào?

- Bằng 0 Bài 4. Tính

- GV quan sát giúp đỡ HS - 1 hs nêu yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Hs làm bài.

- Nhận xét - chữa bài - Đọc kêt quả và

nhận xét

- Nêu cách làm phép tính: 7- 4 – 2 = ? - 2 HS nhắc lại cách làm

- Nhận xét - bổ sung (Thực hiện từ trái sang phải)

Bài 5: Viết phép tính thích hợp: - 1 hs đọc yêu cầu.

- Cho hs quan sát tranh nêu thành bài toán. - Hs nêu bài toán.

- GV quan sát – giúp đỡ HS - Học sinh làm bài - chữa bài

- Học sinh làm bài

- Chữa bài

7- 2 = 5 7- 3 = 4

- Hs đổi chéo bài kiểm tra.

(17)

- Báo cáo kết quả - Nêu các bước thực hiện bài toán? + Quan sát tranh, nêu

bài toán, viết phép tính.

+ Quan sát tranh,

3. Củng cố- dặn dò: (4 phút)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng.”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7. Chuẩn bị bài sau.

______________________________________________________

Hoạt động ngoài giờ + Giáo dục Kĩ năng sống

I. MỤC TIÊU

1. Giáo dục Kĩ năng sống:

- Giáo dục kỹ năng xem đồng hồ.

- HS có thói quen quản lý thời gian của mình.

- Giáo dục các em có thói quen tự chủ động thời gian của mình.

2. Hoạt động ngoài giờ:

- Giúp HS biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của một số anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước.

- Tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng liệt sĩ.

- Tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi.

II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Tổ chức theo lớp.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Vở bài tập thực hành kỹ năng sống.

- Đồng hồ treo tường - Phiếu bài tập

- Các tư liệu về các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Giáo dục Kĩ năng sống:

Chủ đề 2: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN (Tiết 1) 1. Kiểm tra bài cũ.

- Gọi 1 HS lên tự mặc áo của mình - GV nhận xét.

2. Các hoạt động.

a. HDHS làm các bài tập.

(18)

Bài 1: HS thực hành xem đồng hồ.

- GV giới thiệu tranh BT1:

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đồng hồ trong mỗi tranh giưới đây đang chỉ mấy giờ?

- Đại diện nhóm trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét và kết luận.

Bài 2: Hoạt động cá nhân

- HS quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi.

- Em thường làm những công việc như trong mỗi tranh giới đây vào lúc mấy giờ?

- HS làm vào vở thực hành.

- Gv gọi HS lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận.

Bài 3: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

(Đánh dấu x vào trước ý kiến tán thành.) - HS HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét và kết luận.

b. Củng cố dặn dò:

- Nhắc lại nội dung bài 2. Hoạt động ngoài giờ

CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

HOẠT ĐỘNG 1: NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG, LIỆT SĨ TRẺ TUỔI

Bước 1: Chuẩn bị

- Thông báo trước HS về nội dung, hình thức hoạt động.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu chuyện kể về các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi của đất nước.

- Nội dung câu hỏi để hướng dẫn thảo luận.

- Phân chia nhóm thảo luận.

- Phân công HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

- Tìm hiểu gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt trẻ tuổi như Kim Đồng.

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

Bước 2: Giới thiệu

- Cả lớp đọc bài thơ Kim Đồng

- Nêu câu hỏi hướng vào nội dung chuyện sẽ kể:

(19)

+ Bài thơ vừa rồi nói đến nhân vật anh hùng nào?

+ Em biết gì về nhân vật anh hùng đó?

- Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe về cuộc đời và chiến công của anh hùng liệt sĩ Kim Đồng.

Bước 3: Kể chuyện

- Kể cho HS nghe chuyện Kim Đồng - Cả lớp lắng nghe

- Đưa ra một số câu hỏi:

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Anh được cách mạng giao cho công tác gì?

+ Anh hi sinh trong hoàn cảnh như thế nào?

+ Anh hi sinh lúc mấy tuổi?

+ Em học được đức tính gì ở anh?

- Thảo luận

- Một số em trình bày ý kiến.

- Kết luận, giáo dục.

Anh Kim Đồng rất mưu trí và dũng cảm. Các em phải tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi.

- Cả lớp lắng nghe

Bước 4: Nhận xét- Đánh giá

- Nhận xét chung thái độ học tập của HS - Tuyên dương những em hoạt động tích cực.

- Nhắc nhở HS học tập tốt để thể hiện sự biết ơn các anh hùng, liệt sĩ.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho lần hoạt động sau.

-________________________________________________________

Giúp đỡ - Bồi dưỡng( Toán) ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Khắc sâu bảng cộng trong phạm vi 7

2. Kĩ năng: Cộng, trừ một số với 0. Biết viết phép tính đúng với hình vẽ.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Sách TH Tviệt & toán (87), bảng phụ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra: (4 phút)

(20)

+ Sáng học tiết toán gì?

+ Đọc các phép trừ trong phạm vi 7 - Gv nhận xét – đánh giá.

2. Ôn tập:

a. Giới thiệu bài: (1 phút)

- Trực tiếp: Làm bài tập tiết 1 tuần 13/87 b. HD Hs làm bài: (30 phút)

Bài 1. Tính:

- Bài yêu cầu gì?

+ Luyện tập - 6 Hs đọc

+ 2 Hs nêu yêu cầu tính

- Chú ý gì? + Viết thẳng hàng.

- Yêu cầu Hs tự làm - Hs làm bài - Hs làm bài

- Gv Qsát HD học sinh học chậm

- Gv chấm 6 bài, nhận xét. - Hs đổi bài ktra - Hs đổi bài ktra + Dựa vào phép cộng, trừ nào để làm bài? + Dựa vào phép cộng,

trừ 7 để làm bài Bài 2. Tính:

- Bài yêu cầu gì? + 2 Hs nêu yêu cầu tính

- Yêu cầu Hs tự làm - Gv HD Hs học chậm

- Hs tự làm bài.

- 3 Hs đọc Kquả, Hs nhận xét

- Hs tự làm bài.

=> Kquả: 2 + 5 = 7 5 + 2 = 7 7 - 2 = 5 7 - 5 = 2

- Dựa vào phép cộng nào để làm bài? + Dựa vào phép cộng 7 để làm bài

- Em có nhận xét gì về 4 phép tính cột 1 + Phép tính trừ là phép tính ngược lại của phép tính cộng.

.

Bài 3. Tính:

- Bài yêu cầu gì?

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài - Nhận xét - chữa bài

- Gv chấm 6 bài, nhận xét.

+ Hs nêu yêu cầu tính Kquả ptính.

- Hs tự làm bài.

- Hs nhận xét

- Hs tự làm bài.

- Thực hiện như thế nào? + Tính từ trái sang phải - Nêu cách tính? - 3 Hs thực hiện tính Kquả: 7 - 5 = 2, 2 + 4 = 6, viết 6. ....

Bài 4. Viết phép tính thích hợp:

(21)

- Bài yêu cầu gì? - Viết phép tính thích hợp

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài - Hs tự làm bài

- 1 Hs chữa bài bảng lớp, nêu bài toán

+Btoán :Có 5 con thỏ, thêm 2 con thỏ. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?

- Hs tự làm bài

- Nhận xét - chữa bài

- Nêu cách làm bài? - Quan sát hình vẽ, nêu

bài toán rồi viết phép tính.

- Quan sát hình vẽ

+ Ngoài cách làm phép tính và nêu bài toán như trên em nào có cách nêu bài toán và làm phép tính khác không?

+ Hs nêu bài toán và viết phép tính

+ Btoán: Có 2 con thỏ, thêm 5 con thỏ. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?

+ Em nào viết phép tính đúng với bài toán? - 1Hs làm: 2 + 5 = 7 - Hs làm: 2 + 5

= 7

* Hình vẽ ô tô dạy tương tự như trên.

- Gv nhận xét - khen.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Gv nêu tóm tắt ND bài.

- Nhận xét giờ học.

- VN ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 27/11/2016

Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2016

Học vần BÀI 53: ĂNG - ÂNG

I. MỤC TIÊU

(22)

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.Đọc được câu ứng dụng Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc trơn bài, viết chữ đúng độ cao, khoảng cách các chữ. Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.

3. Thái độ: GDHS biết vâng lời cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi HS đọc: con ong, vòng tròn, cây thông, công viên

- 3 hs đọc. - hs đọc.

- Đọc câu ứng dụng: Sóng nốii sóng… Đến chân trời.

- 2 hs đọc.

- GV đọc: vòng tròn, cây thông - Lớp viết bảng con - viết bảng con - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ăng

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăng - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Gv giới thiệu: Vần ăng được tạo nên từ ă và ng.

- So sánh vần ăng với ong - 2 hs nêu.

- Cho hs ghép vần ăng vào bảng gài. - Hs ghép vần ăng. - Hs ghép vần ăng.

- Gv phát âm mẫu: ăng

- Gọi hs đọc: ă- ngờ - ăng/ ăng - HS đọc cá nhân, tập thể.

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Yêu cầu hs ghép tiếng: măng - Hs tự ghép. - Hs tự ghép.

- Nêu cấu tạo tiếng măng? - 3 hs nêu.

- Cho hs đọc: mờ - ăng – măng / măng - Hs đánh vần và đọc. - Hs đánh vần và đọc.

- Yêu cầu HS ghép từ: măng tre - HS ghép – đọc đồng thanh

- HS ghép – đọc đồng thanh

(23)

- Nêu cấu tạo của từ: măng tre? - 3 HS nêu – đọc cá nhân

- Gọi hs đọc toàn phần: ăng – măng – măng tre

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

Vần âng: (Gv hướng dẫn tương tự vần ăng.) - Hs thực hành như vần ăng

- So sánh ăng với âng? - 3 hs nêu.

- GVNX – bổ sung: (Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác: ăng bắt đầu bằng ă, vần âng bắt đầu bằng â).

c. Đọc từ ứng dụng (8 phút) - Cho hs đọc các từ ứng dụng:

rặng dừa, vầng trăng, phẳng lặng, nâng niu

- HS nhẩm thầm - 5 HS đọc cá nhân

- HS nhẩm thầm

- Gv giải nghĩa: rặng dừa, phẳng lặng, nâng niu.

- Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs. - Luyện đọc cá nhân, tập thể

- Luyện đọc cá nhân, tập thể d. Luyện viết (8 phút)

- GV đưa chữ mẫu – cho HS quan sát - HS q sát - 5 hs đọc chữ mẫu

- HS q sát

- Gv giới thiệu cách viết: ăng, âng, măng tre, nhà tầng. - Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs luyện viết bảng con.

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc (18 phút)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1. - 5 hs đọc.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp. - 4 hs đọc.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng. - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(24)

- Gv đọc mẫu: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.

- Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Cho hs đọc câu ứng dụng - 5 hs đọc.

- Xác định tiếng có vần mới? - HS nêu: vầng, trăng, rặng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk. - Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

b. Luyện nói (7 phút)

- Gv giới thiệu tranh vẽ. - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ.

- 3 hs đọc.

+ Trong tranh vẽ những ai? + 2 hs nêu.

+ Em bé trong tranh đang làm gì? + 5 hs nêu.

+ Bố mẹ em thường khuyên em những điều gì?

+ 5 hs nêu.

+ Em có hay làm theo lời bố mẹ khuyên không?

+ 4 HS nêu - Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

GDG&QTE: TE có bổn phận vâng lời cha mẹ.

- HS nghe - HS nghe

c. Luyện viết (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ăng, âng, măng tre, nhà tầng

- Hs quan sát. - Hs quan sát.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút

- Hs thực hiện. - Hs thực hiện.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. - Hs viết bài. - Hs viết bài.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

4 Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 54.

_____________________________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

(25)

1. Kiến thức: Học sinh thực hiện được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7.

2. Kĩ năng: Luyện tập cách thực hiện dãy tính, viết được phép tính thích hợp theo hình vẽ. Hoàn thành BT1, 2 (cột 1, 2), Bài 3 (cộ t1, 3) bài 4 (cột 1, 2)

3. Thái độ: GDHS có ý thức luyện tập, tự giác.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi học sinh làm bài: Tính

7 - 1- 2 = 7 - 4 = 7 - 2 – 3 = 7 - 7 =

- 2 hs lên bảng làm.

- Lớp làm bảng con - làm bảng con - Đọc bảng trừ trong phạm vi 7? - 3 HS đọc

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (30 phút)

Bài 1. Tính: - 1 hs nêu yêu cầu.

- Cho cả lớp làm bài. - Hs làm bài. 2 hs làm bảng.

- Hs làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Chữa bài - nhận xét - Chữa bài - nhận xét - Nhận xét - chữa bài

- Đối với phép tính thực hiện theo cột dọc ta cần phải lưu ý điều gì?

- 2 HS nêu Bài 2. Tính:

- Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu yêu cầu

- Cho hs làm bài – GV quan sát giúp đỡ HS - Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs làm bài.

- Nhận xét - chữa bài

4 + 3 = 7 5 + 2 = 7 3 + 4 = 7 2 + 5 = 7

7 – 4 = 3 7 - 5 = 2 7 – 3 = 4 7 - 2 = 5

- Chữa bài - Chữa bài

- Vận dụng mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong phạm vi 7 để điền số vào chỗ trống.

- HS nghe, nhớ - HS nghe, nhớ

Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- Cho học sinh đọc thầm yêu cầu bài tập. - 1 hs nêu yêu cầu.

- Gv hỏi: 2 cộng mấy bằng 7? - 1 hs nêu: 2+ 5= 7

(26)

- Tương tự cho hs làm bài. - Hs làm bài. - Hs làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét. - Nhận xét bài làm của bạn.

- Hướng dẫn sử dụng các công thứccộng, trừ trong phạm vi 7 để điền số vào chỗ chấm.

- Đổi chéo bài kiểm tra.

- Đổi chéo bài kiểm tra.

Bài 4. (>, <, =)?

- Cho hs nêu cách làm. - 1 hs nêu.

- Yêu cầu hs thực hiện tính, so sánh và điền dấu.

- GV quan sát – giúp đỡ HS - Hs làm bài. - Hs làm bài.

- Nhận xét - chữa bài - Hs đọc kết quả và

nhận xét.

- Nêu cách làm bài tập?

- Nhận xét - bổ sung

- Tính kết quả ở từng vế - so sánh 2 vế rồi điền dấu.

3. Củng cố- dặn dò (5 phút)

- Tổ chức cho hs chơi trò trơi “Thi nối kết quả đúng, nhanh”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập vào vở ô li.

Ngày soạn: 27/11/2016

Ngày giảng: Thứ năm ngày 01 tháng 12 năm 2016 Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.

2. Kĩ năng: Biết làm tính cộng trong phạm vi 8. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. Hoàn thành bài tập1, 2 (cột 1, 2) bài 3 (dòng 1), bài 4 (phần a).

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác làm bài

II. ĐỒ DÙNG

(27)

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ:(4 phút)

- Gọi hs đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7. - 2 hs đọc.

- GV ghi - 2 = 5; 3 + = 7 7 - = 1 - Lớp làm bảng con - 3 HS làm bảng lớp

- làm bảng con - Gv chữa bài - đánh giá

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8: (14 phút)

- Gv gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

(Tiến hành tương tự bài “Phép cộng trong phạm vi 7).

1+ 7 = 8 3 + 5 = 8 4 + 4 = 8 2+ 6 = 8 5+ 3 = 8

- HS lập bảng cộng 8

- Cho hs đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8. - Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- Hs thi đọc:

- Cho hs điền kết quả vào bảng cộng trong sgk. - Hs tự điền kết quả. - Hs tự điền kết quả.

c. Thực hành:(17 phút) Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 8 để làm bài.

- Cho cả lớp làm bài. - Học sinh làm bài. - Học sinh làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS - 2 hs làm bảng phụ.

- Nhận xét - chữa bài - Hs đọc và nhận

xét.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

Bài 2: Tính:

- Cho hs tự làm bài. - Hs nêu yêu cầu bài

tập.

- Hs làm bài.

- Hs làm bài.

(28)

- GV quan sát giúp đỡ HS - 3 hs lên bảng làm.

- Nhận xét - chữa bài

1 + 7 = 8 3+ 5= 8 4 + 4 = 8 7 + 1 = 8 5 + 3 = 8 8 + 0 = 8 7- 1 = 6 5 - 3 = 8 0 + 4 = 4

- Hs chữa bài - HS đổi bài kiểm tra chéo

- Báo cáo kết quả - Gv củng cố học sinh về tính chất giao hoán của

phép cộng: 1+ 7= 8 thì viết được 7+ 1= 8.

- HS nghe - HS nghe

Bài 3: Tính:

- Yêu cầu hs làm bài. - Hs nêu yêu cầu.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Hs làm bài. - Hs làm bài.

- Nhận xét - chữa bài

- Cho hs đọc và nhận xét bài của bạn. - Hs thực hiện.

- Cho học sinh nhắc lại cách tính: 6 + 1+ 1= 8 - 1 hs nêu.

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp :

5 + 3 = 8 4 + 4 = 8

- Hs thực hành theo cặp.

- Hs thực hành theo cặp.

- Gọi hs nêu phép tính trước lớp. - Hs nêu.

- Cho hs đổi bài kiểm tra. - Hs kiểm tra chéo.

3. Củng cố- dặn dò:(4 phút)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “thi đoán kết quả nhanh”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.

__________________________________________

Học vần

BÀI 54: UNG - ƯNG

I. MỤC TIÊU

1. Học sinh đọc và viết được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu. Đọc được câu ứng dụng Không sơn mà đỏ….. Không khều mà rụng.

2. Rèn kĩ năng đọc trơn, viết đúng khoảng cách, độ cao các chữ. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối đèo. Nói được 2-4 câu theo chủ đề.

3. GDHS có ý thức tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

(29)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi học sinh đọc: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.

- 3 hs đọc. - hs đọc.

- Đọc câu ứng dụng: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.

- 2 hs đọc.

- GV đọc: phẳng lặng, vầng trăng - Lớp viết bảng con - viết bảng con - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ung

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ung - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Gv giới thiệu: Vần ung được tạo nên từ u và ng.

- So sánh vần ăng với ung - 2 hs nêu.

- Cho hs ghép vần ung vào bảng gài. - Hs ghép vần ung. - Hs ghép vần ung.

- Gv phát âm mẫu: ung

- Gọi hs đọc: u- ngờ - ung/ung - HS đọc cá nhân, tập thể.

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Yêu cầu hs ghép tiếng: súng - Hs tự ghép. - Hs tự ghép.

- Nêu cấu tạo tiếng súng? - 3 hs nêu.

- Cho hs đọc: sờ - ung – sung – sắc – súng/

súng

- Hs đánh vần và đọc. - Hs đánh vần và đọc.

- Yêu cầu HS ghép từ: bông súng - HS ghép – đọc đồng thanh

- HS ghép – đọc đồng thanh - Nêu cấu tạo của từ: bông súng? - 3 HS nêu – đọc cá

nhân - Gọi hs đọc toàn phần: ung – súng – bông

súng

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

Vần ưng: (Gv hướng dẫn tương tự vần ung.) - Hs thực hành như vần ung

- Hs thực hành như vần ung

- So sánh ung với ưng? - 3 hs nêu.

(30)

- GVNX – bổ sung: (Giống: Kết thúc bằng ng.

Khác: ung bắt đầu bằng u, vần ưng bắt đầu bằng ư).

c. Đọc từ ứng dụng (8 phút) - Cho hs đọc các từ ứng dụng:

cây sung, củ gừng, trung thu, vui mừng.

- HS nhẩm thầm - 5 HS đọc cá nhân

- HS nhẩm thầm - Gv giải nghĩa: cây sung, củ gừng. - Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs. - Luyện đọc cá nhân, tập thể

- Luyện đọc cá nhân, tập thể d. Luyện viết (8 phút)

- GV đưa chữ mẫu – cho HS quan sát - HS quan sát - 5 hs đọc chữ mẫu

- HS quan sát

- Gv giới thiệu cách viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Hs quan sát, nhắc lại cách viết.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2

- Hs luyện viết bảng con.

- Hs luyện viết bảng con.

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc (18 phút)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1. - 5 hs đọc.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp. - 4 hs đọc.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng. - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Gv đọc mẫu: Không sơn …. mà rụng. - Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Cho hs đọc câu ứng dụng - 5 hs đọc.

- Xác định tiếng có vần mới? - 2 hs nêu: rụng. . - Cho hs đọc toàn bài trong sgk. - Đọc cá nhân, đồng

thanh.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

b. Luyện nói (7 phút)

- Gv giới thiệu tranh vẽ. - Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs qs tranh - Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Rừng, thung

lũng, suối đèo.

- 3 hs đọc.

(31)

+ Trong tranh vẽ gì? - 2 hs nêu.

+ Trong rừng thường có những gì? - 5 hs nêu.

+ Em thích nhất con vật gì ở rừng? - 5 hs nêu.

+ Em hãy lên bảng chỉ vào tranh xem đâu là suối, đâu là thung lũng, đèo?

- 4 HS nêu + Chúng ta có cần phải bảo vệ rừng không? - 3 HS nêu - Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

- GDHS ý thức bảo vệ rừng… - HS nghe - HS nghe

c. Luyện viết (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu

- Hs quan sát. - Hs quan sát.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút

- Hs thực hiện. - Hs thực hiện.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. - Hs viết bài. - Hs viết bài.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 55.

Ngày soạn: 28/11/2016

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2016 Tập viết

NỀN NHÀ, NHÀ IN, CÁ BIỂN, YÊN NGỰA, CUỘN DÂY, VƯỜN NHÃN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các chữ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn…kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

3. Thái độ: Viết đúng cỡ chữ. Rèn ý thức rèn chữ, giữ vở

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật

(32)

1. Kiểm tra bài cũ:(4 phút)

- Cho hs viết: rau non, chú cừu - 2 hs viết bảng.

- Cả lớp viết bảng con

- viết bảng con - Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn cách viết:(15 phút)

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.

- 4 Hs đọc các từ trong bài.

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Học sinh quan sát - Học sinh quan sát

- Giáo viên viết mẫu lần 2. Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ nền nhà: Viết tiếng nền có vần ên và dấu sắc trên ê, tiếng nhà có dấu huyền trên a.

+ nhà in: Viết tiếng nhà trước, tiếng in sau.

+ cá biển: Tiếng cá trước, dấu săc trên a, tiếng biển có vần iên và dấu hỏi trên ê.

+ Yên ngựa: Viết tiếng yên trước, tiếng ngựa sau.

- Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

- Tương tự hướng dẫn các từ cuộn dây, vườn nhãn

- Nêu nhận xét, nhắc lại cách viết

- Cho học sinh viết vào bảng con - Hs viết vào bảng con - Hs viết vào bảng con - Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh

c. Hướng dẫn viết vào vở (16 phút)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Hs ngồi đúng tư thế. - Hs ngồi đúng tư thế.

- Cho hs viết bài vào vở. - Hs viết vào vở tập viết.

- Hs viết vào vở tập viết.

- Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

(33)

3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết những chữ viết chưa đẹp vào vở ô li

_______________________________________________

Tập viết

CON ONG, CÂY THÔNG, VẦNG TRĂNG, CÂY SUNG, CỦ GỪNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng… kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

3. Thái độ: Viết đúng cỡ chữ. Rèn ý thức rèn chữ, giữ vở

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu. Bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hs khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

- Cho hs viết: nền nhà, cuộn dây - 2 hs viết bảng.

- Lớp viết bảng con

- viết bảng con - Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn cách viết (10 phút)

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ:

con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng.

- Hs đọc các từ trong bài.

- Hs đọc các từ trong bài.

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Học sinh quan sát - Học sinh quan sát

- Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ con ong: Viết tiếng con trước, tiếng ong sau.

+ cây thông: Tiếng cây có chữ y, tiếng thông có chữ g xuống 3 li.

- Hs theo dõi. - Hs theo dõi.

(34)

+ củ gừng: Tiếng củ có dấu hỏi trên u, tiếng gừng có dấu huyền trên ư.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ vầng trăng, cây sung, củ riềng.

- HS nhắc lại cách viết

- Cho học sinh viết vào bảng con - Hs viết vào bảng con - Hs viết vào bảng con - Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

c. Hướng dẫn viết vào vở:(20 phút)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Hs ngồi đúng tư thế. - Hs ngồi đúng tư thế.

- Gv quan sát giúp đỡ HS viết còn chậm - Hs viết vào vở tập viết.

- Hs viết vào vở tập viết.

- Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết vào vở.

_______________________________________________________

SINH HOẠT TUẦN 13

I. MỤC TIÊU

- HS nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần. Có hướng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phướng hướng tuần 14.

- GDHS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập

II. NỘI DUNG SINH HOẠT.

1. Lớp trưởng nhận xét.

2. GV nhận xét chung:

………

………

………

………

………

………

………

………

(35)

………

………

………

………

………

………

………

3. Phương hướng tuần 14 - Duy trì tốt các nề nếp.

- Xếp hàng ra vào lớp tốt. Thể dục đều, đồng phục đầy đủ.

- Các đôi bạn học tốt tích cực giúp bạn vươn lên trong học tập. Tiếp tục XD đôi bạn cùng tiến.

- Thực hiện việc không mang đồ chơi nguy hiểm đến trường, không sử dụng, mua bán, tàng trữ và đốt các loại pháo cũng như thả đèn trời.

- Tiếp tục tham gia tích cực cuộc thi “Giải toán trên mạng”.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh dịch bệnh. Đặc biệt hs ăn ngủ tại trường phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Đảm bảo ăn chín, uống chín.

- Thường xuyên quét dọn đảm bảo lớp học luôn sạch sẽ ..

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Theo dõi sức khoẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh.

- Chú ý thực hiện tốt ATGT, không chơi các trò chơi, đồ chơi nguy hiểm, không leo trèo, không chơi gần ao, hồ, sông, suối khi không có người lớn đi kèm...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nếu chỉ chứa phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ chứa phép nhân và phép chia) thì thực hiện các phép tính từ trái qua phải. - Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân,

[r]

Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã

Dùng 6 chữ số giống nhau cùng với dấu của các phép tính và dấu ngoặc (nếu cần) để viết thành một biểu thức có gía trị là 100 trong các trường hợp sau:. a) Các chữ số

1.Kiến thức : Củng cố với các phép tính trừ trong phạm vi 5.Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính trừ.. Kĩ năng : Thực hành tính cộng, trừ trong phạm

1.Kiến thức : Làm được các phép tính trừ trong phạm vi số đã học, tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hơp.. 2.Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi

Câu hỏi khởi động trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Khi tính giá trị của một biểu thức, ta không được làm tùy tiện mà phải tính theo đúng quy ước thứ tự thực