• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay - Giáo dục tiếu học"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay

Bài 1 trang 64 SGK Lịch sử 5

Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay. Từ đó, em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất và giải thích tại sao lại chọn 5 sự kiện đó.

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.

2. 5 sự kiện tiêu biểu

 3-2-1930: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

 8-1945: Cách mạng tháng Tám thành công

 7-8-1954: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

 27-1-1973: Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết

 30-4-1975: Giải phóng Sài Gòn

(2)

=> Đây đều là những sự kiện quan trọng, mốc son trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 đến nay

Bài 2 trang 64 SGK Lịch sử 5

Thông qua các bài Lịch sử ở lớp 4, lớp 5, cho biết vì sao nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc giữ nước và dựng nước ?

GỢI Ý LÀM BÀI

Nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc giữ nước và dựng nước vì những lí do:

 Nhân dân đoàn kết, dũng cảm, không quản khó khăn, gian khổ, có niềm tin vào chiến thắng tất yếu

 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

 Sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới Bài 3 trang 64 SGK Lịch sử 5

Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về công lao của Bác Hồ đối với lịch sử dân tộc.

GỢI Ý LÀM BÀI

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang.

Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc

(3)

đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)

Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Phan Bội Châu: Lãnh đạo phong trào Đông Du. + Lương Văn Can: Mở trường học mới lấy tên là Đông kinh nghĩa thục. + Phan Châu Trinh: Vận động cuộc cải cách Duy

Bài tập 2 trang 31 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy điền tiếp sự kiện lịch sử nổi bật trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vào phần để trống

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

Phần a: hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới

=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân

Câu hỏi trang 47 SGK Lịch sử 8: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế

Câu hỏi trang 125 SGK Lịch sử 8: Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.. + Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, phái chủ

Câu 2 trang 149 SGK Lịch sử 8: Một số điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về Mục đích, lực lượng tham