• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn: 2/4/2021

Ngày giảng: thứ 2, 5/4/2021

BỒI DƯỠNG TOÁN TIẾT 73. LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về số 0 và số 1 trong phép nhân và phép chia.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Tính nhẩm:

1  2 = ……. 4  1 =…….

1  3 = ……. 5  1 = …….

2  1 = ……. 1  4 =…….

3  1 =……. 1  5 = …….

0  4 = ……. 3  0 =…….

0  5 =……. 2  0 = …….

4  0 = ……. 0  3 =…….

5  0 =……. 0  2 = …….

Kết quả:

1  2 = 2 4  1 = 4

1  3 = 3 5  1 = 5

2  1 = 2 1  4 = 4

3  1 = 3 1  5 = 5

0  4 = 0 3  0 = 0

0  5 = 0 2  0 = 0

4  0 = 0 0  3 = 0

5  0 = 0 0  2 = 0

(2)

Bài 2. Tính nhẩm:

a) 4 : 1 = ……. 2 : 1 = …….

3 : 1 = ……. 5 : 1 = …….

b) 0 : 4 = ……. 0 : 3 = …….

0 : 2 = ……. 0 : 5 = …….

Đáp án:

a) 4 : 1 = 4 2 : 1 = 2

3 : 1 = 3 5 : 1 = 5

b) 0 : 4 = 0 0 : 3 = 0

0 : 2 = 0 0 : 5 = 0

Bài 3. Tính:

a) 5 : 5 x 5 = ………

= ………

b) 4 x 1 : 4 = ………

= ………

c) 0 x 3 : 3 = ………

= ………

a) 5 : 5 x 5 = 1 x 5

= 5 b) 4 x 1 : 4 = 4 : 4

= 1 c) 0 x 3 : 3 = 0 : 3

= 0

Bài 4.

3  = 3

4  = 4

 2 = 0

3 : = 3

4 : = 1

: 5 = 0

3  = 3

4  = 4

 2 = 0

3 : = 3

4 : = 1

0 : 5 = 0

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

---

Ngày soạn: 2/4/2021

Ngày giảng: thứ 4, 7/4/2021

TRẢI NGHIỆM

GIỚI THIỆU ROBOT THÁM HIỂM PHÁT HIỆN VẬT THỂ( T2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm hiểu các khối robot để biết sự hoạt động của chúng và sáng tạo ra những loại robot khác nhau

2. Kĩ năng: Giúp học sinh biết hoạt động của Robot 3. Thái độ: Sáng tạo, hứng thú học tập

1 1 0

4 0

(3)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Các hình khối 2. Học sinh: Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh A.KTBC

- Nhắc lại nôi quy lớp học?

B.Bài mới

1.Giới thiệu bài:

-Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu các khối lệnh để chuẩn bị cho phần thự hành lắp ráp robot thám hiểm phát hiện vật thể.

2.Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu các khối lệnh.

- Nhóm 4 thục hành

- Nhiệm vụ: nghiêm cứu các khối lệnh sẽ dung trong lập trình robot thám hiểm tự hành.

Khối xanh lá - Khối động cơ.

Nêu tác dụng của từng khối lệnh màu xanh lá?

Nêu lại nội quy lớp học.

Luôn luôn tập trung, lắng nghe lời Thầy, cô.

Nhiệt tình, sôi nổi tham gia các hoạt động trên lớp

Thân thiện với bạn học, giữ gìn bộ công cụ học tập. Sử dụng các chi tiết thật cẩn thận, tuyệt đối không được làm rơi rớt trên sàn nhà và cấm mang các chi tiết về nhà

Làm việc có tổ chức, hòa đồng, đoàn kết và chia sẻ công việc với nhau

- Hs lắng nghe.

- Dùng để điều chỉnh tốc

độ của động cơ, mức động cơ từ 0 đến

10, có thể nhập hơn 10 nhưng tốc độ lớn

nhất vẫn là 10.

(4)

Các khối màu đỏ (Các khối âm thanh và hiển thị).

- Nêu tác dụng của khối lệnh màu đỏ?

- Dùng để điều chỉnh thời gian hoạt động của động cơ, có thể nhập bao nhiêu tuỳ thích, đơn vị đo lường tương đối với giây chứ không bằng.

- Dùng để dừng động cơ.

Dùng để thay

đổi chiều quay của động cơ quay sang trái hoặc sang phải.

Dùng để điều chỉnh và thay đổi màu sắc hiển thị trên bộ não (Smarthub) của robot. Có các màu sắc như: đỏ, vàng, xanh lá, xanh dương, ...

- Khối âm thanh:

+ Dùng để phát ra các đoạn nhạc có sẵn trong phần mềm,mô tả các âm thanh hoạt động của robot trong từng bài học.

- Khối hình ảnh:

(5)

Các khối màu vàng (Các khối lệnh điều kiện).

Nêu tác dụng của khối lệnh màu vàng?

Các khối màu cam: phát hiện vật cản ở phía trước

Hoạt động 2: Thực hành lập mã lệnh.

- HS thực hành lập mã lệnh và giải thích ý nghĩa các khối lệnh.

- GV hướng dẫn, giúp đỡ

Hoạt động 3:Trình bày sản phẩm trước lớp.

- Tổ chức cho học sinh giới thiệu và trình diễn sản phẩm

GV nhận xét.

C.Tổng kết- đánh giá - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh - Dọn dẹp lớp học.

+ Dùng để phát ra hình ảnh có sẵn trong phần mềm.

Khối chờ có điều kiện, chờ:

+ Dùng để phát hiện vật thể, phát hiện độ nghiêng, phát hiện

tiếng động hoặc chờ trong bao nhiêu giây, ...

- Khối vòng lặp.

+ Dùng để lặp đi lặp lại 1 chương trình.

- Thảo luận nhóm thực hành.

- Trinh diễn sản phẩm, giải thích ý tưởng.

Ngày soạn: 2/4/2021

Ngày giảng: thứ 5, 8/4/2021

BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT TIẾT 56. LUYỆN ĐỌC KHO BÁU

I. MỤC TIÊU:

(6)

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh khá đọc đoạn a, làm 2 bài tập; học sinh giỏi thực hiện tất cả các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Chim đại bàng chân vàng / mỏ đỏ / đang chao lượn, / bóng che rợp mặt đất.

Mỗi lần đại bàng vỗ cánh / lại phát ra những tiếng vi vu vi vút / từ trên nền trời xanh thắm, / giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hoà âm.

Những con chim kơ púc mình đỏ chót / và nhỏ như quả ớt / cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình / hót lên lanh lảnh / nghe như tiếng sáo.”

b) “Ngày xưa, / có hai vợ chồng người

nông dân kia / quanh năm hai sương một

nắng, / cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà

thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng / và trở

về nhà khi đã lặn mặt trời. //”

(7)

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu. - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Đặc điểm sau đây là của loài chim nào?

“mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo”:

A. Đại bàng.

B. Thiên nga.

C. Kơ-púc.

Bài 2. Người cha muốn khuyên các con điều gì khi dặn các con đào kho báu?

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Chỉ cần đào của cải ở kho báu là được sống sung sướng.

B. Cần chăm chỉ làm đất thật kĩ và trồng lúa thì sẽ có cuộc sống đầy đủ.

C. Cứ đào bới đất mãi thì nhất định sẽ tìm được kho báu.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1.C. Bài 2. B.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

BỒI DƯỠNG TOÁN

(8)

TIẾT 57. LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về số 0 và số 1 trong phép nhân và phép chia.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Tính (theo mẫu) : a) 5cm x 3 = 15 cm

4dm x 2 = ………

2l x 10 = ………

b) 12cm : 4 = 3 cm 8dm : 2 = ………

20l : 5 = ………

Kết quả:

a) 5cm x 3 = 15 cm 4dm x 2 = 8dm 2l x 10 = 20l b) 12cm : 4 = 3 cm

8dm : 2 = 4dm 20l : 5 = 4l

(9)

Bài 2. Tìm x :

a) x x 4 = 16 ... = ...

... = ...

b) 3 x x = 15

... = ...

... = ...

c) x : 5 = 2

... = ...

... = ...

Đáp án:

a) x x 4 = 16

x = 16 : 4

x = 4

b) 3 x x = 15 x = 15 : 3 x = 5 d) x : 5 = 2

x = 2 x 5

x = 10

Bài 3. Người ta xếp đều 20 khách đi thăm quan vào 5 thuyền. Hỏi mỗi thuyền xếp mấy khách đi thăm quan.

Giải

...

...

...

Giải

Số khách tham quan trên mỗi thuyền là:

20 : 5 = 4 (người) Đáp số: 4 người Bài 4. Lớp 2A có 35 chia đều vào các nhóm, mỗi

nhóm có 5 bạn. Hỏi có bao nhiêu nhóm?

Giải

...

...

...

Giải

Số nhóm của lớp 2A là:

35 : 5 = 7 (nhóm) Đáp số: 7 nhóm c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

HĐNGLL

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG Bài 8: Bài học từ hòn đá giữa đường

I. MỤC TIÊU

- Thấy được sự chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp

việc.

(10)

- Hiểu được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc.

- HS nhận ra được lợi ích của việc bình tĩnh giải quyết một việc gì đó, tác hại của việc cố gắng làm nhanh nhưng cẩu thả dẫn đến hỏng việc

- Rèn luyện đức tính bình tĩnh, cẩn thận II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2–

Tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ: Bác quí trọng con người

+ Kể tên những việc nên làm để thể hiện sự quý trọng đối với mọi người xung quanh?

3 HS trả lời – Nhận xét

B. Bài mới: - Giới thiệu bài : Bài học từ hòn đá giữa đường

1. Hoạt động 1: Đọc hiểu

- GV đọc chậm đoạn truyện “Bài học từ hòn đá giữa đường” ( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.26) GV hỏi:

+ Vì sao chiếc xe ô tô lại hỏng giữa đường?

+ Khi xe hỏng, người lái xe xuống sửa chữa, Bác đã làm gì?

+ Để người lái xe bình tĩnh sửa xe, Bác đã làm gì?

+ Khi xe sửa xong, tiếp tục lên đường, Bác đã khuyên người lái xe điều gì?

2.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

+ Các em hãy cùng trao đổi để hiểu câu tục ngữ Bác Hồ đã dùng để khuyên người lái xe: “ Tham đĩa bỏ mâm?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta nên có đức tính gì khi làm việc ?

3. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng

+ Bình tĩnh để làm một việc gì đó, kết quả sẽ ra sao?

+ Vội vã, nôn nóng làm một việc gì đó, kết quả sẽ như thế nào?

+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh co thể khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi người, em nên làm gì?

- HS lắng nghe -HS trả lời cá nhân

- Các bạn bổ sung

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi -Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

+ HS thảo luận nhóm 2

- Đại diện nhóm

trình bày

(11)

GV cho HS thảo luận nhóm:

+ Các em hãy kể ra những tình huống tương tự khác trên đường khi tham gia giao thông. Hãy nêu cách giải quyết các tình huống đó.

4. Củng cố, dặn dò:

+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh có thể khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi người, em nên làm gì?

Nhận xét tiết học

- HS trả lời - Lắng nghe

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Tập chép đoạn trong bài Đón bạn - Gọi học sinh đọc đoạn cần chép - Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở - Đọc lại đoạn văn cho học sinh soát lỗi - Nhận xét bài của một

* Phân hóa: Học sinh chậm hoàn thành chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh hoàn thành đọc đoạn b, làm 2 bài tập; học sinh hoàn thành

a) Kiểm tra đọc: Học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó về chuẩn bị 2 phút. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời. b) Hướng dẫn làm bài tập. - Cho học sinh

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả câu mẫu trong tranh 1. - Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu cảu bài tập: Quan sát kỹ 2 tranh, thể hiện nội dung

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu... II. Giáo

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.. - Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.. - Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh khá đọc đoạn a, làm 2 bài tập; học sinh giỏi thực hiện tất