• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4 Ngày giảng:Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021

BỒI DƯỠNG TOÁN

TIẾT 4. ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chu vi hình vuông, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác; giải toán có lời văn.

- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. Hình thành phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động luyện tâp, thực hành:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

(2)

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Đo độ dài cạnh rồi tính chu vi hình vuông ABCD.

Bài giải

……….…...

……….…..

………...

……….……

Đáp án:

Bài 2. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:

Bài 3. Tính chu vi hình tam giác MNP: Đáp án:

Giải

Chu vi hình tam giác MNP là:

12 + 23 + 30 = 65 (cm) Đáp số: 65 cm.

Bài 4. Nam có 24 chiếc bút màu, Nga có 12 chiếc bút màu. Hỏi Nam có nhiều hơn Nga mấy chiếc bút màu?

Bài giải

...

...

Giải

Số bút màu Nam có nhiều hơn Nga là:

24 - 12 = 12 (bút)

A B

D C

A

B

C

12cm 23cm 30cm D

12cm 23cm

30cm M

P N

(3)

... Đáp số: 12 bút màu.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiêm (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chủ điểm tháng 9 : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM

TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ... ca ngợi trường, lớp, thầy cô và bạn bè.

- Thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của nhà trường.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp; quý trọng thầy cô;

đoàn kết thân ái với bạn bè; phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: - Hệ thống các câu hỏi và đáp án.

- Bản quy ước về thang điểm.

- HS: vở, những bài hát, bài thơ về trường, lớp; về thầy cô giáo và bạn bè.

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I.Hoạt động mở đầu ( 5 phút )

- Hát tập thể: chọn các bài hát liên quan đến chủ đề tháng 9.

- Giới thiệu chương trình văn nghệ:

tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám khảo và thư ký.

II. Phần giao lưu văn nghệ ( 15 phút )

a, Hoạt động 1: Thi hát hoặc ngâm thơ... về trường, lớp thân yêu.

* GV lưu ý:

- Tổ nào đến lượt mà trong thời gian quy định không hát được thì mất lượt chuyển sang tổ khác.

- Sau số lượt quy định, tổ nào hát nhiều bài (kể cả ngâm thơ) về trường, lớp, thầy cô và bạn bè thì thắng.

b, Hoạt động 2: Trò chơi: trả lời nhanh và đúng.

- Trò này dành cho học sinh cả lớp để tạo không khí sôi nổi.

- Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi. Học sinh xung phong trả lời.

Ai trả lời đúng đáp án sẽ được thưởng quà. Không trả lời được người điều khiển chương trình nêu rõ đáp án.

- Câu hỏi cụ thể là:

1. Lễ khai giảng năm học này là lễ khai giảng thứ bao nhiêu của trường ta ?

2. Bạn hãy cho biết họ và tên cô Hiệu trưởng hiện nay của trường ta.

3. Bạn hãy hát bài hát có từ "mái trường".

4. Bạn hãy hát bài hát có từ "lớp"

5. Bạn hãy hát bài hát có từ chỉ dụng cụ học tập.

* Những vần thơ mừng năm học mới

- Hát.

- Lắng nghe

- Mỗi tổ cử 2 thí sinh đại diện.

- Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã chọn, lần lượt từ tổ 1 cho đến tổ 4.

- HS tham gia trò chơi.

- Lớp trưởng lên điều khiển lớp.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

(5)

- Yêu cầu và cách thực hiện:

+ Mỗi tổ cử 2 học sinh tham gia. Trong thời gian quy định, thí sinh từng tổ trao đổi với nhau để sáng tác được một bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè nhân dịp năm học mới.

+ Hết thời gian quy định, người điều khiển thu bài và lần lượt đọc cho cả lớp nghe bài thơ đại diện cho từng tổ sáng tác. Ban giám khảo cho điểm từng tổ công khai trên bảng.

III. Hoạt động vận dụng (15 phút ) - Tổng kết trao giải.

- Công bố kết quả .

- Trao giải thưởng cho các đội, cá nhân có phần trình bày tốt.

- GV nhận xét chung và nhắc nhở học sinh phải biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường, lớp .

* Củng cố , dặn dò:.

- Nhận xét tiết học.

- HS theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Ngày giảng:Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021

BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT TIẾT 4. ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về so sánh, dấu chấm.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Yêu thích môn học. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

(6)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động luyện tập, thực hành:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau vào chỗ trống và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó:

a) Quạt nan như lá Chớp chớp lay lay Quạt nan rất mỏng Quạt gió rất dày b. Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau

Đáp án:

a) Quạt nan so sánh lá; từ so sánh: như

b. Diều so sánh với hạt cau; từ so sánh:

(7)

Phơi trên nong trời

Bài 2.

2.a) Điền từ so sánh ở trong ngoặc (là, tựa, như) vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp :

a) Đêm ấy, trời tối………..mực.

b) Trăm cô gái………tiên sa.

c) Mắt của trời đêm ………các vì sao.

2.b) Ghi lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ có hình ảnh so sánh mà em biết:

Mẫu : Đẹp như tiên sa.

...

...

Đáp án:

a) Đêm ấy, trời tối như mực.

b) Trăm cô gái tựa tiên sa.

c) Mắt của trời đêm là các vì sao.

Đáp án tham khảo:

Khỏe như voi.

Nhanh như sóc.

Bài 3. Dựa vào từng sự việc để chia đoạn sau thành 4 câu.

Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.

Đáp án:

1. Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm.

2. Đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm.

3. Sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân.

4. Lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

(8)

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động úng dụng, trải nghiệm (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

(9)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?. Yêu mến các làng nghề

Bài 1 : Sắp xếp lại thứ tự các tranh dưới đây.Dựa theo nội dung các tranh ấy, kể lại câu chuyện Gọi bạn... Thứ tự tranh đúng : Thứ tự tranh đúng :.. Hai chú Bê Vàng

Cho học sinh đọc ghi nhớ cuối bài (4 phút) KL: Trật tự trong trường học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.. - Học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh khá đọc đoạn a, làm 2 bài tập; học sinh giỏi thực

* Phân hóa: HS trung bình chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh khá đọc đoạn a, làm 2 bài tập; học sinh giỏi thực

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện

* Phân hóa: Học sinh chưa đạt chuẩn tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh năng khiếu thực hiện hết các yêu

Ngoài những kỹ thuật cơ bản (sử dụng BĐT cổ điển, biến đổi tương đương,...) ta còn một số kỹ thuật, phương pháp mà tính hiệu quả của nó đã được khẳng định qua rất