• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/1/2021 Tiết: 30 Ngày giảng: 19/1

Bài 34:

NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được khái niệm và các phương pháp chọn phối vật nuôi.

- Biết được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi.

- Biết được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.

- Phân biệt được phương pháp chọn giống vật nuôi và chọn phối trong chăn nuôi.

3. Về thái độ:

- Vận dụng những kiến thức đã học để chọn phối và nhân giống vật nuôi trong gia đình và địa phương.

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích vật nuôi, có ý thức nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi chu đáo, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

4.Định hướng năng lực

Hình thành năng lực tự nghiên cứu, năng lực thực hành nhận biết.

5. Đối với HSKT

Nắm được các loại vật nuôi tại gia đình, cách chăm sóc.

Năng lực nhận biết

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập, tích hợp kiến thức môn sinh học...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ, tài liệu có liên quan đến nội dung bài học...

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Trong chăn nuôi, muốn duy trì và phát huy đặc điểm tốt cũng như số lượng các giống vật nuôi, người chăn nuôi phải chọn những con đực tốt cho lai với những con cái tốt có thể cùng giống hoặc khác giống, sử dụng con lai con để chăn nuôi lấy sản phẩm hoặc tiếp tục tạo giống mới. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, bài học hôm nay cô cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 34: Nhân giống vật nuôi”.

(2)

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và các phương pháp chọn phối ( 7– 15phút)

- Mục tiêu : Biết được khái niệm chọn phối và các phương pháp chọn phối.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân, theo nhóm...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời, …

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, thảo luận nhóm…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát một số hình ảnh

và hỏi:

Muốn vật nuôi con có những đặc điểm tốt của giống thì bố mẹ phải như thế nào?

HS: Bố mẹ phải là giống tốt.

GV: Để có những con giống tốt, khỏe mạnh cần phải làm gì?

HS: Cần phải chọn lọc.

GV: Muốn tăng số lượng vật nuôi, người chăn nuôi cần phải làm thế nào?

HS: Ghép đôi con đực giống và con cái giống cho sinh sản.

GV: Vậy, chọn phối là gì?

HS: Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy lấy ví dụ về chọn phối?

HS: Lợn x Lợn…

GV: YCHS quan sát tranh: Đưa thêm một số ví dụ về chọn phối:

- Lợn Ỉ x Lợn Ỉ -> Lợn Ỉ

- Gà Rốt x Gà Ri -> Gà Rốt – Ri.

Từ ví dụ trên, em hãy cho biết có mấy phương pháp chọn phối?

HS: Có hai phương pháp: Chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống.

GV: Nhận xét, bổ sung:

- Ngựa cái x Lừa đực -> Con La.

- Ngựa đực x Lừa cái -> Con Bacđo.

GV: Phân biệt về chọn phối khác loài, chốt lại, ghi bảng.

I. Chọn phối:

1. Khái niệm về chọn phối:

- Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

2. Các phương pháp chọn phối:

* Chọn phối cùng giống: Là chọn và ghép đôi con đực với con cái cùng giống đó cho sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng cá thể của giống đó.

* Chọn phối khác giống: Là chọn và ghép đôi con đực với con cái khác

(3)

HS: Ghi bài.

GV: YCHS thảo luận nhóm trong thời gian 2 phút: Hoàn thành chỗ khuyết trong bảng dưới đây:

Con đực Con cái PP chọn phối

Lợn MC CPCG

Lợn Landrat CPKG

Bò vàng VN CPCG

Bò Sin ( ÂĐ) CPKG

Vịt cỏ CPCG

Vịt Bắc Kinh CPKG

HS: Hoàn thành bài tập.

GV: Nhận xét, bổ sung.

HS: Chữa bài.

giống đó cho sinh sản nhằm mục đích tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai giống khác nhau.

(4)

* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và mục đích nhân giống thuần chủng ( 10 – 12 phút)

- Mục tiêu : Biết được khái niệm và mục đích nhân giống thuần chủng.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân,...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, …

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc mục 1/SGK:

- Nhân giống thuần chủng là gì?

HS: Là chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy lấy ví dụ về nhân giống thuần chủng?

HS: Lấy ví dụ.

GV: YCHS làm bài tập SGK/Tr 92.

HS: Hoàn thành bài tập.

GV: Nhận xét, hoàn thiện bài tập.

HS: Chữa bài tập.

GV: Có mấy phương pháp nhân giống thuần chủng?

HS: Có 3 phương pháp:

- Chọn cá thể đực, cái tốt của giống.

- Cho giao phối để sinh con.

- Chọn con tốt trong đàn con, nuôi lớn rồi lại tiếp tục chọn.

GV: Kết quả nhân giống thuần chủng là gì?

HS: Tăng số lượng cá thể và củng cố chất lượng giống.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Theo em, làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao?

II. Nhân giống thuần chủng:

1. Khái niệm nhân giống thuần chủng:

- Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.

- Mục đích của nhân giống thuần chủng:

+ Tăng số lượng cá thể.

+ Củng cố đặc điểm tốt của giống.

(5)

HS: Phải xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã áp dụng nhân giống thuần chủng với giống vật nuôi nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: Em hãy phân biệt chọn phối cùng giống và nhân giống thuần chủng?

HS:

PP nhân giống

Khác nhau Giống nhau

Chọn phối cùng giống

Mục đích: Chọn ra con đực nào với con cái nào trong số những con đực và con cái đã được chọn làm giống, cho giao phối với nhau để cho thế hệ con tốt hơn.

Về cách làm:

Đều cho con đực và con cái của cùng một giống cho giao phối với nhau.

Nhân giống thuần chủng

Mục đích:

Tạo ra số lượng đàn con tăng lên so với ban đầu, giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó. Những con đực, con cái mới được tạo ra có thể lại được dùng làm bố, mẹ để nhân giống thuần chủng tiếp hay dùng để lai giống hoặc dùng làm thương phẩm.

GV: Bổ sung , chốt lại.

GV: Em hãy phân biệt chọn giống vật nuôi và chọn phối?

HS: Phân biệt.

PP nhân giống

Khác nhau Giống nhau

Chọn giống vật nuôi

- Là từ đàn vật nuôi chọn ra được con đực và con cái tốt dùng để làm giống.

Đều là PP nhân giống - Là từ những

con đực và con cái tốt đã được

2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?

- Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.

(6)

Chọn phối

tạo ra từ chọn giống vật nuôi cho ghép đôi giao phối như thế nào để được đời con tốt nhất.

vật nuôi

GV: Bổ sung, chốt lại.

Câu hỏi cho HSKT

? em hãy nêu những vật nuôi tại gia đình em. Cách cho ăn ntn?

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ/SGK/T92”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 37: Thức ăn vật nuôi”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

Ngày soạn: 15/1/2021 Tiết: 31 Ngày giảng: 21/1

Bài 35: THỰC HÀNH:

NHẬN BIẾT GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài thực hành này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được đặc điểm đặc trưng một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước một số chiều đo.

- Biết dùng tay đo khoảng cách hai xương háng, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng để chọn gà mái đẻ trứng loại tốt nhất.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được đặc điểm, nhớ được tên một số giống gà nuôi phổ biến ở nước ta thông qua tranh ảnh, mẫu vật.

- Tính toán được một vài thông số và đánh giá được khả năng sản xuất của vật nuôi dựa vào kết quả thực hành.

(7)

3. Về thái độ:

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, biết quan sát nhận biết trong thực tiễn và trong giờ học thực hành với những giống gà khác nhau.

- Giáo dục đạo đức: Rèn luyện được tính cẩn thận.

4.Định hướng năng lực

Hình thành năng lực tự nghiên cứu, năng lực thực hành nhận biết.

5. Đối với HSKT

Nắm được các loại vật nuôi tại gia đình, cách chăm sóc.

Năng lực nhận biết

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, mô hình, vật nhồi hoặc giống vật nuôi thật các giống gà, thước đo...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ, tranh ảnh, mô hình, vật nhồi hoặc giống vật nuôi thật các giống gà, thước đo...

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thực hành – làm mẫu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)

Câu hỏi : Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?

Trả lời:

+ Thức ăn giàu protein có hàm lượng protein > 14%.

+ Thức ăn giàu gluxit có hàm lượng gluxit > 50%.

+ Thức ăn giàu chất xơ hay thức ăn thô có hàm lượng chất xơ > 30%.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Trong thực tế có rất nhiều giống gà, làm thế nào để biết và lựa chọn được giống gà qua quan sát ngoại hình thì tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách nhận biết và lựa chọn giống gà tốt nhất “ Bài 35: Thực hành: Nhận biết và lựa chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều”.

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành (5– 7 phút) - Mục tiêu : Biết phân biệt các loại dụng cụ và vật liệu.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu

cần đạt: Nhận biết được một số giống gà

I. Dụng cụ và vật liệu thực hành:

(8)

qua ngoại hình và đo kích thước các chiều.

HS: Lắng nghe.

GV: YCHS nhắc lại phần chuẩn bị giáo viên đã dặn ở tiết học trước:

- Muốn thực hành nhận biết và lựa chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều cần chuẩn bị những gì?

HS: Nhớ, nhắc lại.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

- Tranh, ảnh, mô hình, vật nhồi hoặc vật nuôi thật về một số giống gà.

- Thước đo.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và quy trình thực hành ( 8 – 10 phút) - Mục tiêu : Biết được các bước để nhận biết giống gà.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hãy cho biết nội dung của bài

học hôm nay là gì?

HS: Nhận biết, chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.

GV: Muốn thực hành nhận biết, chọn và đo kích thước một số giống gà phải thực hiện qua mấy bước?

HS: Qua 2 bước.

GV: Bước 1 phải tiến hành như thế nào?

HS:

+ Bước 1: Nhận xét ngoại hình:

- Hình dáng toàn thân.

- Màu sắc lông, da.

- Các đặc điểm nổi bật như mào, chân…

GV: Nhận xét, bổ sung, mở rộng, lấy ví dụ minh hoạ.

GV: Bước 2 phải thực hiện qua những thao tác nào?

HS:

+ Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái:

- Đo khoảng cách giữa hai xương háng.

- Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái.

II. Nội dung và quy trình thực hành:

1. Nội dung:

- Nhận biết, chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.

2. Quy trình thực hành:

+ Bước 1: Nhận xét ngoại hình:

- Hình dáng toàn thân.

- Màu sắc lông, da.

- Các đặc điểm nổi bật như mào, chân…

+ Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái:

- Đo khoảng cách giữa hai xương háng.

- Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái.

* Dùng thước để đo độ rộng của các ngón tay" Chuyển ra đơn vị đo: (cm)."

(9)

GV: Sau khi đo bằng các ngón tay cần chuyển về đơn vị nào để đo kích thước các chiều?

HS: Đơn vị đo: (cm).

Câu hỏi dành cho HSKT

?Phân biệt gà con, gà trưởng thành qua hình dáng ntn?

* Hoạt động 3: Tổ chức thực hành và đánh giá kết quả ( 15 – 20 phút) - Mục tiêu : Nhận biết được một số giống gà.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thực hành – làm mẫu, trực quan…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chia lớp thành 3 nhóm thực hành.

HS: Thực hành theo nhóm giáo viên đã phân.

GV: Đi lần lượt các nhóm kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.

HS: Trưng bày cho giáo viên kiểm tra.

GV: Thực hành mẫu để cho học sinh quan sát.

HS: Quan sát, theo dõi, làm theo.

GV: Quan sát các nhóm thao tác thực hành, hướng dẫn lại cho những nhóm và học sinh chưa thực hành đúng.

HS: Làm theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giáo viên.

GV: Hướng dẫn học sinh làm báo cáo thực hành.

HS: Làm theo mẫu báo cáo thực hành giáo viên hướng dẫn.

GV: Hướng dẫn học sinh thu dọn, vệ sinh khu vực thực hành.

GV: Nhắc nhở học sinh cuối giờ nộp báo cáo thực hành.

GV: Đưa ra các tiêu chí để các nhóm tự đánh giá kết quả của nhau.

HS: Các nhóm đánh giá kết quả chéo của nhau theo các tiêu chí đánh giá mà giáo viên đã đưa ra.

III. Thực hành:

- Nhận biết, chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.

IV. Các tiêu chí để đánh giá:

- Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

- Thời gian hoàn thành.

- Số lượng cành ghép đã hoàn thành.

- Ý thức vệ sinh, an toàn lao động.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

(10)

- Giáo viên yêu cầu học sinh dọn vệ sinh lớp học.

- Giáo viên nhận xét ý thức và thái độ thực hành của học sinh.

- Giáo viên thu báo cáo thực hành, nhận xét và đánh giá cho điểm sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà đọc và chuẩn bị trước “ Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV: Ở tiết trước chuúng ta đã cùng quan sát băng hình về đời sống di chuyển của chim, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục được quan sát thêm một số hình ảnh về đời sống và các

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Chúng ta sẽ hệ thống lại kiến thức đã học trong

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Giới thiệu bài: Trong tiết học ngày hôm nay thầy

Liên hệ thực tế với việc lựa chọn trang phục và hoạt động của bản thân, nhận xét về cách lựa chọn trang phục và hoạt động của các bạn hôm nay. - GV đánh giá tổng kết

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Quang Trung có chính sách gì để phục hồi, xây dựng văn hóa dân tộc và chính sách quốc phòng , ngoại giao đó là nội dung của bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hướng dẫn các nhóm lựa chọn một ý tưởng về việc thực hiện hoạt động thiện nguyện của lớp tại địa phương (hoặc trong phạm

*Giới thiệu bài: Hôm nay cô và các con cùng quan sát thời tiết hôm nay và trò chuyện về “Bé bảo vệ môi

Hôm nay cô hướng dẫn các con nặn một số loại thực phẩm bé thích chúng mình chú ý nhé. Hoạt động 1: Quan