• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 6/03/2021 Tiết: 38 Bài 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Biết được các loại thức ăn của vật nuôi.

- Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn vật nuôi giàu protein, giàu gluxit, thức ăn thô xanh cho vật nuôi.

2. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức đã học để chế biến thức ăn cho vật nuôi.

3. Thái độ

- Có ý thức cùng gia đình sản xuất ra nhiều thức ăn vật nuôi, tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích môn học.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ.

III. Phương pháp dạy học

1. Phương pháp: trực quan, thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số, hs vắng Ghi chú

7A 11/03/2021

7B 9/03/2021

2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

Câu hỏi: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi?

- Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

- Loại bỏ chất độc và các loại vi trùng gây bệnh.

- Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.

- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi

(2)

3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động khởi động(2’)

Như các em đã biết, muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ thì việc quan trọng là phải biết các phương pháp sản xuất ra các loại thức ăn. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn với chất lượng tốt là yêu cầu cấp bách để phát triển chăn nuôi.

Vậy có những phương pháp sản các loại thức ăn nào?

Để có kiến thức về bài này, hôm nay thầy cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 40:

Sản xuất thức ăn vật nuôi”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phân loại thức ăn dựa vào thành phần dinh dưỡng (10 phút)

- Mục tiêu: Hiểu được cách phân loại thức ăn dựa vào thành phần dinh dưỡng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc mục I/SGK/Tr107:

- Em hãy kể tên các loại thức ăn của gia súc, gia cầm mà em biết?

HS: Rơm, rạ, cỏ, cám, bột ngô, bột cá, thức ăn hỗn hợp, gạo, thóc…

GV: Người ta cho thêm bột cá, bột tôm vào thức ăn hỗn hợp của lợn, gà để cung cấp chủ yếu chất dinh dưỡng nào?

HS: Prôtêin.

GV: Cho lợn, gà ăn thức ăn chế biến từ gạo, ngô, khoai, sắn sẽ bổ sung thêm chất dinh dưỡng nào?

HS: Gluxit.

GV: Thức ăn cho trâu, bò, ngựa như:

Cỏ, thân cây, rơm rạ sẽ cung cấp chủ yếu loại chất dinh dưỡng nào?

HS: Chất xơ.

GV: Thức ăn có nhiều chất xơ có tên gọi là loại thức ăn gì?

HS: Thức ăn thô.

I. Phân loại thức ăn:

- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn người chăn nuôi chia thức ăn vật nuôi thành 3 loại: Thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit, thức ăn giàu chất xơ hay thức ăn thô.

(3)

GV: Vậy, thức ăn vật nuôi được chia làm mấy loại?

HS: Chia làm 3 loại.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS hoàn thành bài tập /SGK/

Tr107.

HS: Hoàn thành bài tập.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein (10 phút)

- Mục tiêu: Hiểu được một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, tình huống.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát H68/SGK/Tr

108:

- Làm thế nào để có nhiều tôm, cá, trai, ốc, hến phục vụ cho đời sống con người và chăn nuôi?

HS: Chăn nuôi và khai thác thuỷ sản.

GV: Em hãy nêu công thức nuôi giun đất?

HS: Đất + Phân + Giun + Độ ẩm.

GV: Thịt giun đất cung cấp chủ yếu chất dinh dưỡng nào?

HS: Protein động vật.

GV: Cây họ đậu cung cấp chủ yếu loại chất dinh dưỡng nào?

HS: Protein thực vật.

GV: Tại sao cây họ đậu lại giàu protein?

HS: Vì rễ ó nốt sần mang vi khuẩn cộng sinh cố định nitơ trong không khí để tạo thành protein.

II. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein:

- Chế biến các sản phẩm động vật làm thức ăn vật nuôi.

(4)

GV: Vậy, có mấy phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?

HS: Có 3 phương pháp.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS hoàn thành bài tập SGK/

Tr 108.

HS: Hoàn thành bài tập.

GV: Gia đình em đã sản xuất thức ăn giàu protein cho vật nuôi bằng

phương pháp nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

- Nuôi giun đát, cá, tôm, trai, ốc, hến và khai thác thuỷ sản.

- Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh (10 phút)

- Mục tiêu: Hiểu được các phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hãy kể tên các thức ăn giàu

gluxit?

HS: Lúa, ngô, khoai, sắn.

GV: Làm thế nào để có nhiều ngô, khoai, sắn?

HS: Tăng vụ, tăng diện tích trồng.

GV: Em hãy kể tên các thức ăn thô xanh mà em biết?

HS: Cây rau, cỏ, cây lạc, cây khoai lang…

GV: Làm thế nào để có nhiều thức ăn thô xanh cho vật nuôi?

HS: Tận dụng đất để trồng trọt và tận dụng các sản phẩm trồng trọt để chăn nuôi.

GV: YCHS hoàn thành bài tập SGK/

Tr109.

III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh:

- Luân canh, xen canh, gối vụ để sản

(5)

HS: Hoàn thành bài tập.

GV: Vậy, có những phương pháp nào để sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?

HS:

- Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

- Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.

- Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, đậu đỗ.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Gia đình và địa phương em đã sử dụng phương pháp nào để sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.

HS: Liên hệ, trả lời.

xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

- Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.

- Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, đậu đỗ.

3.3: Hoạt động luyện tập(4’) - Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Nội dung:

1. Đúng hay sai:

a. Thức ăn có hàm lượng 14% protein thuộc loại thức ăn giàu protein.

b. Rơm lúa có hàm lượng >30% xơ thuộc loại thức ăn xơ.

c. Hạt ngô có 8,9% protein và 69% gluxit thuộc loại thức ăn giàu protein.

d. Đậu tương có 36% protein thuộc loại thức ăn giàu protein.

2. Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất thức ăn giàu protein?

a. Trồng ngô, sắn (khoai mì) b. Nuôi giun đất

c. Trồng thêm rau, cỏ xanh d. Tận dụng ngô, lạc.

3. Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất thức ăn giàu gluxit:

a. Trồng ngô, sắn.

b. Nuôi, khai thác tôm, cá.

(6)

c. Trồng xen, tăng vụ cho cây họ đậu.

d. Cả 2 câu a và c.

*Đáp án:

1. Đúng a, d. 2. b 3. d

3.4: Hoạt động vận dụng(2’) - Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

- Nội dung:

GV yêu cầu về nhà hỏi ông, bà, cha, mẹ về cách chế biến một số thức ăn cho vật nuôi trong gia đình.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

- Nội dung:

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 35: Thực hành: Nhận biết một số giống gà qua quan sát ngoại hình”.

Ngày soạn: 6/03/2021 Tiết: 39 Chủ đề STEM: Chế biến thức ăn cho chim cảnh

Bài 43. TH: Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật(Tiết 1)

Chủ đề gồm : 2 tiết I. MỤC TIÊU

(7)

1. Kiến thức

- Biết được tên và cách sử dụng các dụng cụ, nguyên liệu chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men rượu cho vật nuôi.

- Biết cách đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh hoặc ủ men rượu cho vật nuôi, biết ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

- Biết cân, cách pha trộn men, bột và nước, cách ủ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát,phân tích, kĩ năng hợp tác nhóm 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức làm việc cẩn thận, chính xác, đúng kĩ thuật.

- HS có hứng thú trong việc chế biến thức ăn cho vật nuôi.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp thông tin, đánh giá - Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất:

+ Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;

+ Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;

+ Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ phóng to quy trình thực hành trong SGK trang 112.

- Chuẩn bị bột ngô và bánh men rượu, sơ đồ các bước của quy trình.

2. Học sinh:

Xem trước bài 42,43 và đem theo bột ngô hoặc bột gạo, khoai sắn.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, thực hành.

2. Kĩ thuật: Động não, khăn trải bàn, chia nhóm.

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số, hs vắng Ghi chú

7A 12/03/2021

(8)

7B 13/03/2021 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động(5’)

a. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho HS.

Rèn khả năng hợp tác cho HS.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men nhằm mục đích tăng hàm lượng protein vi sinh vật trong thức ăn, diệt một số nấm và mầm bệnh có hại, tiết kiệm năng lượng, nấu thức ăn, dùng thức ăn này để nuôi vật nuôi theo kiểu công nghiệp.

Quy trình chế biến như thế nào, vật liệu dụng cụ ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động 2: Các hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy trình thực hành(25’) a. Mục tiêu: Biết được quy trình thực hành.

b. Nội dung

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dư kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu 1 HS đọc to phần I SGK trang 113

+ Để thực hành bài này ta cần những nguyên liệu và dụng cụ nào?

GV giới thiệu cho HS và nêu ra mục đích của bài thực hành hôm nay.

- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ:

- Chia nhóm Hs và yêu cầu HS ghi mẫu vật và nguyên liệu làm.

- Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.

- GV treo sơ đồ các bước thực hiện

*Quy trình thực hành:

1. Quy trình đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh:

- Bước 1: Lấy mẫu thức ăn ủ xanh vào bát sứ.

Bước 2: Quan sát màu sắc thức ăn Bước 3: Ngửi mùi của thức ăn.

- Bước 4: Đo độ PH của thức ăn ủ xanh.

2. Quy trình đánh giấ chất lượng của thức ăn ủ men rượu:

Bước 1: Lấy thức ăn đa được ủ, sờ tay vào thức ăn để cảm nhận nhiệt độ và

(9)

quy trình, yêu cầu HS quan sát.

- GV yêu cầu 1 HS đọc từng bước trong quy trình, hướng dẫn HS làm thực hành và đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh theo bảng 7.

GV yêu cầu 1 HS khác làm lại cho các bạn xem và tự đánh giá mẫu thức ăn của nhóm mình.

- GV đánh giá, giải thích từng bước một cách tỉ mỉ và yêu cầu HS chú ý lắng nghe.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Yêu cầu HS ghi bài.

Bước 4: Kết luận:

GV khái quát hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức.

độ ẩm của thức ăn.

- Bước 2: Quan sát màu sắc của thức ăn ủ men.

- Bước 3: Ngửi mùi của thức ăn ủ men.

*Các tiêu chí đánh giá:

Chỉ tiêu đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá

Tốt Trung bình Xấu

Nhiệt độ Ấm (khoảng 30oC)

Ấm Lạnh

Độ ẩm Đủ ấm Hơi nhão hoặc

hơi khô

Quá nhão hoặc quá khô Màu sắc Có nhiều mảnh

trắng trên mặt khối thức ăn

Ít đám mốc trắng

Màu của thức ăn không thay đổi Mùi Thơm rượu nếp Có mùi thơm Không thơm

hoặc có mùi khó chịu

3.3: Hoạt động luyện tâp, vận dụng(12’) a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức để làm bài tập

b. Nội dung: HS đọc SGK và hòan thành nhiệm vụ GV giao c. Sản phẩm: HS hoàn thành bài thực hành

d. Tổ chức thực hiện

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN Ủ XANH Chỉ tiêu đánh

giá

Tiêu chuẩn đánh giá

Tốt Trung bình Xấu

Màu sắc Mùi Độ PH

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỨC ĂN Ủ MEN RƯỢU

(10)

Chỉ tiêu đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá

Tốt Trung bình Xấu

Màu sắc Mùi Độ PH Độ ẩm

4. Hướng dẫn về nhà(2’)

- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ để tiết sau thực hành làm thức ăn cho chim.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài