• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long | Giải Tập bản đồ 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long | Giải Tập bản đồ 12"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 41 – VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bài 1 trang 73 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao cần phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các lý do chủ yếu:

* Vai trò quan trọng của vùng

* Khai thác hiệu quả các thế mạnh của vùng

* Khắc phục những hạn chế của vùng

* Thực trạng tài nguyên của vùng Lời giải:

Cần phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì:

* Vai trò quan trọng của vùng: Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta (là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực thực phẩm), giải quyết nhu cầu lớn cho cả nước và xuất khẩu.

* Khai thác hiệu quả các thế mạnh của vùng:

- Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng vật nuôi

- Nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho giao thông, thủy lợi, nuôi thủy sản

(2)

- Tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều bãi cá, bãi tôm, có hơn 500ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

- Tiềm năng lớn về dầu khí

* Khắc phục những hạn chế của vùng:

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gây thiếu nước và xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền làm tăng độ mặn, chua của đất

- Diện tích đất mặn, đất phèn lớn (chiếm 60%), một số loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước

- Thiên tai: lũ lụt, triều cường - Khoáng sản hạn chế

* Thực trạng tài nguyên của vùng: Môi trường và tài nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước sự suy thoái do phá rừng để khai hoang và nuôi trồng thủy sản và trồng rừng

Bài 2 trang 73 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy điền vào sơ đồ dưới đây các thế mạnh và hạn chế chủ yếu về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.

(3)

Đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha), đất mặn, đất phèn.

Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ổn định, mưa nhiều, nguồn nước dồi dào thuận lợi phát triển nông nghiệp

Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Sinh vật phong phú (rừng ngập mặn, rừng tràm, chim, cá, động vật biển)

Bờ biển dài 726km, hàng trăm bãi cá, tôm, chiếm hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

LONG

Thế mạnh

Hạn chế

(4)

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt Đất bị xâm nhập mặn, nhiễm phèn, thoái hóa nghiêm trọng với diện tích lớn, khó cải tạo Khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của vùng.

Lời giải:

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

LONG

Thế mạnh

Hạn chế

(5)

Bài 3 trang 73 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào lược đồ hình 41.2 SGK Địa lí 12, hãy trình bày sự phân bố ba loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.

* Đất phù sa ngọt

* Đất phèn

* Đất mặn Lời giải:

Sự phân bố ba loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.

* Đất phù sa ngọt: Phân bố thành một dải ven các sông Tiền, sông Hậu

* Đất phèn: chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau

* Đất mặn: phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan

Đất nhiễm mặn, hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vùng đồng bằng ven biển - Đồng bằng Bắc Bộ và và đồng bằng Nam Bộ: mở rộng, bằng phẳng, thềm lụa địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi

Bài 1 trang 19 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào hình 12 trong SGK Địa lí 12 và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết hai quần đảo Hoàng Sa và

Bài 2 trang 23 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Nêu vai trò, ý nghĩa kinh tế và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta.. *

Đội ngũ công nhân lành nghề còn thiếu Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền

Nhìn chung đàn trâu, bò, lợn có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng, trong đó đàn trâu là ít nhất, đàn bò ở mức trung bình, đàn lợn là nhiều nhất.. Đồng bằng sông

- Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động của nước ta luôn ở trạng thái ổn định, chỉ thay đổi một chút không đáng kể theo hướng giảm

Bài 1 trang 42 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy điền các điều kiện sinh thái nông nghiệp và hướng chuyên

* Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2008. * Giải