• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 2/10/2020 Ngày giảng:

Tiết theo PPCT: 37, 38 Tuần: 10

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – Văn kể chuyện I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- GV thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS đặc biệt là kĩ năng về kiểu bài tự sự: lời văn, đoạn văn tự sự; ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự; cách làm bài văn tự sự.

- Học sinh nắm được các bước làm bài văn tự sự (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh) và thực hiện làm bài văn kể chuyện đời thường theo yêu cầu đề bài.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết câu, dùng từ, diễn đạt ý.

- Rèn kĩ năng trình bày, viết chính tả, rèn chữ.

3. Thái độ

- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Tự nhận thức về kiến thức của bản thân mà mình đã tiếp thu được trong quá trình học tập;

- Sáng tạo: Lựa chọn các đơn vị kiến thức để viết bài văn tự sự theo yêu cầu đề bài.

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian,…

- GDĐĐ: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: Giáo án, SGK, ma trận đề thống nhất theo nhóm + đề kiểm tra + đáp án biểu điểm.

- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà của GV III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn ... HS hoạt động cá nhân độc lập.

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những chi tiết tiêu biểu trong các truyền thuyết đã học, các đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự, cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn tự sự, để lựa chọn cách viết bài văn tự sự theo yêu cầu.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức

(2)

Kiểm tra sĩ số học sinh; Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

2. Kiểm tra bài cũ

Giáo viên kiểm tra: giấy kiểm tra và dụng cụ học tập của học sinh, các tài liệu,...

Ngày giảng Lớp Sĩ số

6A2 6A7 3. Bài mới

- Giáo viên phát đề kiểm tra cho từng học sinh (đề do BGH nhà trường duyệt, ban hành)

- Giáo viên giám sát học sinh làm bài

- Giáo viên thu bài, kiểm đếm số lượng bài kiểm tra

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt HĐ1 - Nêu yêu cầu tiết học

HĐ2 - Chép đề bài lên bảng

→ Hướng dẫn học sinh lập dàn bài.

- Theo dõi quá trình làm bài của học sinh.

Đề bài: Hãy kể về người thầy (cô) giáo mà em quý mến.

*Đáp án:

+ Nội dung: Kể lại về một người thầy cô giáo mà em quý mến.

+ Thể loại: Văn tự sự.

+ Hình thức: bố cục đầy đủ ba phần.

+ Diễn đạt lưu loát, trôi chảy; ít mắc lỗi chính tả và lỗi về ngữ pháp câu, ngữ nghĩa

- Yêu cầu cụ thể:

+ Giới thiệu người thầy (cô) mà mình định kể.

+ Nội dung sự việc định kể về thầy cô.

+ Tập trung làm nổi bật sự việc chính.

+ Suy nghĩ về công ơn của thầy (cô) đã dạy dỗ mình nên người.

+ Kết thúc: Tình cảm quý trọng và lòng biết ơn của bản thân đối với thầy (cô)

* Biểu điểm:

- Điểm 9-10: đáp ứng đủ các yêu cầu trên.

- Điểm 7-8: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên (có sai vài lỗi về từ, về câu).

- Điểm 5-6: đạt 1/2 yêu cầu trên (sai nhiều lỗi về từ câu, lỗi chính tả nhưng không nghiêm trọng)

- Điểm < 5 Chưa đạt yêu cầu.

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )

(3)

- Học bài cũ: Ôn lại cách làm 1 bài văn tự sự.

- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Ếch ngồi đáy giếng”

+ Bố cục của văn bản?

+ Nêu hoàn cảnh sống của ếch? Nhận xét về môi trường sống cũng như tầm nhìn của ếch?

+ Kết cục của con ếch? Theo em nguyên nhân nào khiến ếch có kết cục bi thảm như vậy ?

Ngày soạn: 3 / 10 /2020 Ngày giảng:

Tiết theo PPCT:39 DANH TỪ - DANH TỪ (tiếp theo)

(Danh từ chung, danh từ riêng) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nắm được định nghĩa danh từ.

- Nắm được các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: Danh từ chung và danh từ riêng.

Quy tắc viết hoa danh từ riêng.

2. Kỹ năng

- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.

- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng danh từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về đặc điểm danh từ và các loại danh từ.

- Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng danh từ và các loại danh từ phù hợp đạt hiệu quả cao nhất trong từng câu văn, đoạn văn, bài văn cụ thể;

- KN tư duy sáng tạo khi thực hành viết một đoạn văn, bài văn có sử dụng danh từ ...; Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VÀ HỌC SINH

- GV: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng

- HS : Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK, ôn lại kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, phân tích...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những kết luận về danh từ và các tiểu loại danh từ; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng danh từ và các tiểu loại danh từ theo những tình huống cụ thể.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

(4)

1. Ổn định tổ chức

Ngày giảng Lớp Sĩ số

6A2 6A7 2. Kiểm tra bài cũ (Kiến thức tiểu học)

HS1: Đặt câu ? Xác định DT ?

HS2: Thế nào là DT ? DT có những đặc điểm gì và được phân loại ntn?

* Trả lời:

- DT: là những từ chỉ người vật, hiện tượng, khái niệm.

- DT có 2 loại: DT chỉ đơn vị / DT chỉ sự vật.

-> DT chỉ đơn vị có 2 nhóm: DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)/ DT chỉ đơn vị quy ước (ước chừng, chính xác.)

3. Bài mới

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não

Gv: Tổ chức cuộc thi Ai tinh mắt hơn

Luật chơi như sau: nhìn vào 2 bức tranh (trình chiếu) và cho biết em nhìn thấy điều gì? Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4-6 người, hs ghi sản phẩm ra phiếu học tập, giáo viên cử đội làm nhanh nhất ghi lên bảng

Sản phẩm:

1: Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(5)

2: cây, hoa, mây, núi, chim...

Gv thu phiếu kiểm tra, yc học sinh nhìn lên bảng và nhận xét hỏi: những từ chỉ người và vật được gọi chung là gì: Danh từ(cụ thể là danh từ chỉ sự vật, phân biệt với danh từ chỉ đơn vị

Gv: vậy tại sao đều là danh từ mà có từ viết hoa, từ không viết hoa Bài học hôm nay sẽ giúp các em lí giải điều này

Chúng ta vào bài mới: tiết ....Danh từ

 Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình.

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian : 20p

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 Đặc điểm của danh từ

HS đọc NL (sgk)

Xác định danh từ trong cụm từ " ba con trâu

" ?

Xung quanh từ "con trâu " có những từ nào ? Tìm thêm các vd khác trong câu ở ví dụ (sgk-t86) ?

Danh từ biểu thị những gì ?

Đặt câu với các danh từ vừa tìm được ? Và phân tích CN-VN trong câu ?

Từ bài tập trên ,em thấy danh từ là gì ?

Khả năng kết hợp của danh từ với những từ nào ?

Chức vụ trong câu ? 2 HS đọc ghi nhớ.

I. Đặc điểm của danh từ 1.Ngữ liệu ( sgk- 86) 2. Nhận xét :

- Danh từ là : Con trâu . - Đứng trước là từ : Ba chỉ số lượng

- Đứng sau là từ : ấy chỉ từ .

- Các danh từ khác trong câu : Vua ,làng ,thúng ,gạo nếp.

→ DT chỉ người , sự vật ,hiện tượng...

- Đặt câu :

- Vua Hùng / chon người nối ngôi.

CN VN

- Làng tôi / rất đẹp CN VN

- Trong bao tải / là gạo nếp.

CN VN

- DT chỉ người , sự

(6)

Hoạt động 1: Tìm hiểu DT chung và DT riêng

GV yêu cầu HS đọc VD SGK/108

? Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, XĐ các DT trong đoạn văn trên ? Vì sao em biết đó là DT?

XĐ trên bảng phụ. Vì các từ này chỉ người, vật...

? Xếp các danh từ vừa tìm được vào cột danh từ chung và danh từ riêng? Nhận xét cách viết danh từ chung và danh từ riêng?

DT viết hoa là DT riêng chỉ tên người, tên địa danh. DT không viết hoa là DT chung chỉ sự vật...

Hoạt động 2 Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

HS đọc ví dụ (sgk)

Phân biệt nghĩa của các từ con ,viên ,thúng ,tạ so với các DT đứng sau Trâu ,quan ,gạo ,thóc ?

HS đọc mục II.2

Vì sao có thể nói nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói : nhà có 6 tạ thóc rất nặng ?

Từ việc phân tích bài tập tên ,Dt tiếng viêt được chia làm mấy loại ?

2 HS đọc ghi nhớ.

vật ,hiện tượng...

*Khả năng kết hợp của danh từ

- Đứng trước là từ chỉ số lượng

- Đứng sau là từ chỉ từ

* Làm CN trong câu , khi làm VN thì DT phải có từ là đứng trước.

* Ghi nhớ ( sgk- 86)

II .Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

1. Ngữ liệu ( sgk- 86) 2 Nhận xét :

a. DT in đậm chỉ đơn vị , chỉ loại ; DT đứng sau chỉ người vật , sự vật

b. -Thay : + Con = chú , bác ...

+ Viên = ông ,tên ...

→ Đơn vị tính đếm không tuỵêt đối .vì các từ đó không chỉ số đo ,số đếm.

(7)

? DT chung và DT riêng thuộc nhóm DT chỉ sự vật hay đơn vị?

Chỉ sự vật

=> Từ đó hãy rút ra NX: Thế nào là DT ? Danh từ gồm mấy loại ? DT chỉ sự vật gồm những loại nào

- Thay : + Thúng = rá ,rổ,đấu...

+ Tạ =tấn,cân...

→ Đơn vị tính đếm sẽ không thay đổi vì đó là những từ chỉ số đo ,đếm.

c. - Nói : Nhà có ba thúng gạo rất đầy .Vì DT thúng

chiôs lượng ước

phỏng ,không chính xác (to, nhỏ, chứa dầy ,vơi...) nên có thể bổ sung về số lượng .

- Không thể nói : 6 tạ thóc rất nặng vì các từ sáu , tạ là những từ chỉ số lượng chính xác thêm các từ nặng ,nhẹ đều thừa.

- DT được chia làm 2 loại lớn.

+ DT chỉ sự vật

+ Danh từ chỉ đơn vị( có 2 loại nhỏ).

- DT chỉ đơn vị tự nhiên.

- DT chỉ đơn vị quy ước ( có 2 loại nhỏ).

+ DT chỉ đơn vị chính xác . + DT chỉ đơn vị ước chừng.

* Ghi nhớ ( sgk- 87) I. DT chung và DT riêng 1. Phân tích ngữ liệu (SGK/108)

- DT chung: vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.

(8)

? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa DT chung, DT riêng?

- DT chung là tên gọi một loại sự vật ->

không viết hoa

- DT riêng là tên riêng của người, vật, địa phương, ...

-> viết hoa.

- DT riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.

* Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm ...

* Danh từ chia 2 loại lớn:

DT chỉ sự vật, DT chỉ đơn vị.

* DT chỉ sự vật:

- DT chung: là tên gọi một loại sự vật (không viết hoa).

- DT riêng: Tên riêng của người, vật, địa phương,...

(viết hoa).

Hoạt động 2: NX cách viết hoa DT riêng

? Quan sát cột DT riêng, nhận xét cách viết hoa DT riêng ntn?

Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng

? Nhắc lại qui tắc viết hoa đã học ở bậc tiểu học. Cho ví dụ minh họa?

- Tên người, tên địa lí VN?

- nước ngoài được phiên âm trực tiếp?

- Qui tắc viết hoa các cụm từ là tên riêng của các cơ quan, tổ chức, danh hiệu, giải thưởng...?

* Đưa ra các VD lên bảng phụ 1, - Vich-to Huy-gô

- Pa-ven Coóc-sa-ghin

- A-lếch-xan- đrơ Xéc-ghê-ê- vích Pu-skin.

2, - Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Trường trung học Văn hoá nghệ thuật và du lịch.

- Cách viết hoa danh từ riêng:

+ Tên người, tên địa lí VN:

viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng

+ Tên người, tên địa lí nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó (có gạch nối nếu 1 bộ phần gồm nhiều tiếng)

+Tên các tổ chức, cơ quan:

viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phần tạo thành

(9)

- Huân chương chiến công hạng 3

H: Quan sát các VD ở bảng DT riêng cùng với hai ví dụ cho ở trên.

? Các DT riêng chỉ những đối tượng nào?

- Các DT riêng ở bảng phân loại (mục 1) là những DT chỉ tên người, tên địa lí VN.

- Các DT riêng ở VD 1 chỉ tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp.

- Các DT riêng ở VD 2 chỉ tên riêng các cơ quan, tổ chức, danh hiệu, huân chương.

GV gọi 4 học sinh lên viết danh từ riêng HS thực hiện

- Viết tên người, tên địa lí VN.

- Viết tên người nước ngoài được phiên âm trực tiếp.

- Viết tên riêng của một cơ quan, tổ chức.

- Viết tên một danh hiệu, một giải thưởng...

GV gọi HS đọc ghi nhớ Tr109 HS đọc

2. Ghi nhớ: SGK – T109

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 10p

Hoạt động 3: Luyện tập - HS đọc, nêu yêu cầu bài 1

- Dựa vào đơn vị kiến thức đã học để XĐ DT chung, DT riêng.

- HS lên bảng làm thành 2 cột:

* DT chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.

* DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK/109) Tìm DT chung và DT riêng

- HS đọc -> XĐ y/cầu BT - HS trả lời nhanh BT2

a, Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi b, Út

c, Cháy

Bài tập 2 (SGK/109) Các DT in đậm có phải DT riêng không? Vì sao?

(10)

=> Đều là những DT riêng vì chúng dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất, mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật

- HS đọc, XĐ y/c BT

- Chỉ ra các DT riêng (tên riêng từng người, vật, địa phương)

-> Sau đó viết hoa lại cho đúng (2 HS viết hoa lại)

(Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan Giang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)

Bài tập 3 (SGK/110) Hãy viết

hoa lại các DT riêng cho đúng

- GV đọc bài “Ếch ngồi đáy giếng” (cả bài) cho HS chép

- Chú ý: viết đúng các chữ l / n, vần ênh - ếch GV y/c lớp trưởng thu vở để chấm

Bài tập 4 (SGK/110) Chép chính tả (nghe viết)

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Thời gian: 5p

? Hoàn thiện sơ đồ khuyết?

HS thực hiện

 Hoạt động mở rộng – sáng tạo

Danh từ

DT ch ... Danh t ch ...

DT ...

DT ...

(11)

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

? Có một bạn chép đoạn thơ sau mà quên viết hoa các danh từ, em hãy sủa lại cho đúng

"Xứ thủ đức năm canh thức đủ Kẻ cơ thần trở lại cần thơ"

Thủ Đức, Cần Thơ

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ; Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng; Luyện cách viết danh từ riêng; Tập viết đoạn văn ngắn có dùng DT riêng, DT chung.

- Chuẩn bị bài mới: Trả bài kiểm tra văn + Đọc kĩ đề ở nhà

+ Xem lại kiến thức về văn học dân gian, và cổ tích về truyền thuyết, cổ tích ; ND ý nghĩa các sự việc cơ bản, đặc sắc NT của các truyền thuyết và cổ tích đã học.

+ Xem lại bài kiểm tra đã trả, tập sửa các lỗi trong bài kiểm tra

Ngày soạn: 2/10/2020 Ngày giảng:………….

Tiết theo PPCT: 40 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức tổng hợp văn bản, tập làm văn, tiếng Việt tuần 1-10.

- Học sinh rút ra được những mặt mạnh yếu qua bài kiểm tra tổng hợp với dung lượng thời gian 90', từ đó tự sửa được những lỗi sai, phát huy những ưu điểm đã đạt được qua bài kiểm tra.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng nhận biết, sử dụng những đơn vị kiến thức theo quan điểm tích hợp của chương trình Ngữ văn THCS.

3. Thái độ

- Tự giác, tích cực trong việc rút kinh nghiệm, hình thành ý thức cẩn thận có

(12)

trách nhiệm khi vận dụng kiến thức làm bài kiểm tra.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự nhận thức: Biết nhìn nhận đánh giá đúng về khả năng của mình thông qua một bài kiểm tra cụ thể.

- Năng lực giao tiếp: bày tỏ ý kiến của bản thân, đồng thời biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác; năng lực tư duy phê phán ...

B. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình, thảo luận...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những kiến thức cần vận dụng ....

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Chấm, chữa bài, thống kê lỗi sai.

- HS: Xem lại kiến thức ngữ văn đã học trong học kì I.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Kết hợp trong quá trình giảng bài mới 3. Bài mới

 Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

GV chiếu lại đề thi lên máy chiếu, tổ chức cho các HS lần lượt trả lời các câu hỏi và xây dựng dàn ý (câu 4) – hoạt động cá nhân

HS thực hiện

GV công bố đáp án, biểu điểm của PGD lên phông chiếu

GV nhận xét chung về kết quả làm bài của HS - GV chiếu một vài đoạn bài làm của học sinh để cả lớp quan sát

* Ưu điểm:

- Đa số HS hiểu đề, nắm được phương pháp làm bài.

- Đa số phát hiện được lỗi sai trong cách dùng từ và biết cách chữa lỗi.

I. Tái hiện đề, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý

II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm

(13)

- Nhiều bài viết Tập làm văn hay, sinh động, giàu cảm xúc, có tiến bộ rõ rệt:

* Nhược điểm:

- Nhiều bài viết trình bày cẩu thả, chữ xấu

- Một số HS không nắm chắc kiến thức cơ bản, còn sai sót nhiều (nhầm lẫn ngữ liệu văn bản, xác định sai thể loại, ngôi kể...):

- Khả năng liên hệ thực tế của một số em còn yếu, mới chỉ dừng lại ở việc nêu ý nghĩa đơn thuần

- Một số bài viết tập làm văn còn sơ sài, không đảm bảo các ý, không có ý thức đan xen miêu tả, biểu cảm, lời kể còn lộn xộn, thậm chí lạc đề

- Vẫn còn hiện tượng bài viết tập làm văn không đảm bảo bố cục 3 phần

GV tổ chức cho HS chữa lỗi cụ thể

GV yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ chữa các lỗi chính tả trên phông chiếu:

Thạch sanh -> Thạch Sanh lỗi nầm -> lỗi lầm

chôi qua -> trôi qua dản dị -> giản dị (biết lỗi) dồi -> rồi

2 chúng tôi -> hai chúng tôi biết đc -> biết được

GV chia lớp thành 3 tổ, phát phiếu học tập, yêu cầu thảo luận nhóm bàn (5p)

- Tổ 1: Chữa lỗi dùng từ - Tổ 2: Chữa lỗi ngữ pháp

- Tổ 3: Chữa lỗi về ý và sắp xếp ý

HS thực hiện, trình bày, nhận xét cho nhau GV chốt

* Lỗi dùng từ:

* Lỗi ngữ pháp:

* Lỗi về ý và sắp xếp ý:

2. Nhược điểm

III. Chữa lỗi

1. Chữa lỗi chính tả

2. Chữa lỗi dùng từ 3. Chữa lỗi ngữ pháp 4. Chữa lỗi về ý và sắp xếp ý

(14)

GV chọn một số đoạn văn tiêu biểu chiếu lên phông chiếu cho HS đọc

? Em học tập được gì từ những đoạn văn trên?

HS tự bộc lộ

? Chọn một đoạn hoặc một câu trong bài viết của em có mắc lỗi dùng từ hoặc diễn đạt và sửa lại cho đúng?

HS tự bộc lộ

IV/ Đọc đoạn, bài tiêu biểu

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian:

GV khắc sâu lại những kiến thức cơ bản 4. Hướng dẫn về nhà

* Học bài cũ: Xem lại các kiến thức về VB, TV, TLV. Tiếp tục sửa lỗi sai trong bài làm.

* Chuẩn bị bài mới: xem lại kiến thức tập làm văn luyện kĩ năng làm bài phần TLV

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng giao tiếp ứng

- Mục tiêu: Áp dụng các hệ thức để tính độ dài các cạnh, đường cao trong tam giác vuông - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình.. -

Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập 2.. Kĩ thuật: đặt câu hỏi,

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách nhận ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ, biết cách sửa được lỗi

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những kết luận về danh từ và các tiểu loại danh từ; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm

* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.. * Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não, IV.TỔ CHỨC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.. 2. Kĩ thuật dạy học:kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật động

- Kĩ năng giải quyết vấn đề thể hiện sự tôn sư tọng đọa tỏng các tình huống trong cuộc sống - Kĩ năng nhận thức giá trị bản thân về những suy nghĩ, việc làm thể hiện