• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 112 DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU (TIẾP)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Khắc sâu, củng cố cho học sinh những hiểu biết về cách dùng cụm C - V để mở rộng câu.

2. Kĩ năng

- Vận dụng linh hoạt các cách mở rộng câu và tập viết đoạn văn.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức mở rộng câu khi cần thiết.

4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học

- Năng lực tự đánh giá - Năng lực tư duy- hợp tác II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, tài liệu tham khảo.

- HS: sgk, chuẩn bị vở bài tập, phiếu học tập.

III. Phương pháp, kĩ thuật - PP vấn đáp, phân tích, thảo luận

- KT hỏi trả lời, chia nhóm, ciao nhiệm vụ IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu? Thường mở rộng câu trong các trường hợp nào? Ví dụ?

3. Bài mới (giới thiệu bài 1’)

Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu thế nào là dung cụm chủ-vị để mở rộng câu.

Hôm nay các em sẽ vận dụng để làm bài tập.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1 (36’)

- Mục tiêu học sinh vận dụng và làm các bài tập

- PP vấn đáp, phân tích, thảo luận - KT hỏi trả lời, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, bảng phụ - Cách tiến hành

GV treo bài tập trên bảng phụ HS đọc bài tập 1

Chia lớp thành 3 nhóm + Nhóm 1 bài a

+ Nhóm 2 bài b + Nhóm 3 bài c

1. Bài 1 (96)

a) câu này có 2 cụm C - V

Khí hậu nước ta/ ấm áp -> chủ ngữ C V

Cho phép ta// quanh năm trồng trọt -> VN ĐT C V -> PN cụm ĐT

(2)

-> Đại diện nhóm lên bảng làm

- HS làm trên bảng

- HS làm miệng

- HS viết vào phiếu học tập -> GV thu chấm 1 số bài

b) Có kẻ//nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh….

C V

Khi các thi sĩ//ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ C V

núi non, hoa cỏ// trông mới đẹp C V

- Khi có người//lấy tiếng chim kêu...ngâm vịnh DT C V

Tiếng chim, tiếng //suối nghe mới hay C V

->1 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ “nói” và 3 cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ “khi”

c) Thấy những tục lệ tốt đẹp ấy//mất dần ĐT C V

Những thức quý của đất mình//thay dần...ngoài C V

=> PN trong cụm ĐT (từ "thấy") 2. Bài 2 (97)

a) Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b) Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.

c) Tiếng việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương trầm bổng như một bản nhạc.

d) CM T8....đã khiến cho tiếng việt có 1 bước...mới

3. Bài 3 (97)

a) Anh em hoà thuận khiến 2 thân vui vầy

b) Đây là cảnh 1 rừng thông ngày ngày biết bao....

c) Hàng loạt...ra đời đã sưởi ấm cho...

4. Bài 4: Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có cụm C - V để mở rộng câu

VD: Xuân về. Những hạt mưa xuân//lất phất trên cỏ cây, hoa lá/gợi trong ta//bao nỗi niềm bâng khuâng. Khắp đất trời và lòng người tràn 1 sức sống mới...

-> mở rộng CN, TN cụm ĐT 4. Củng cố (1’)

- Khi dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu cần lưu ý những gì?

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài, nắm chắc kiến thức đã học.

+ Viết đoạn văn ngắn khoảng 7 câu chủ đề tự chọn. Trong đoạn văn có dung cụm CV để mở rộng câu (Gửi địa chỉ email thcs.vd.ntthoai@dongtrieu.edu.vn)

- Chuẩn bị bài Liệt kê

(3)

+ Tìm hiểu khái niệm thế nào là liệt kê?

+ Đọc và tìm hiểu phần ngữ liệu.

+ Trả lời các câu hỏi phần ngữ liệu

+ Sưu tầm những đoạn văn, bài thơ có sử dụng phép liệt kê + Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

+ Chuẩn bị một đoạn văn có sử dụng phép liệt kê V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

---

(4)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 113 LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn - Củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài tập luyện tập 2. Kĩ năng

- Biết trình bày miệng một vấn đề xã hội -> luyện nói một cách mạnh dạn tự nhiên.

- Kĩ năng sống: kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng ý thức tự giác cho học sinh 4. Năng lực hướng tới.

- Năng lực trình bày một vấn đề trước tập thể có lí lẽ sắc bén.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, một số đoạn văn mẫu.

- HS: sgk, vở soạn, bài viết đã chuẩn bị.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, thuyết trình, thực hành - KT hỏi trả lời, trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh) 3. Bài mới

* Giới thiệu bài: (1’) Trình bày một vấn đề mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đi vào lòng ng- ười là mong ước của tất cả mọi người. Nhưng muốn điều đó biến thành sự thật thì phải rèn kĩ năng nói trước tập thể một cách mạnh dạn, tự tin. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau rèn kĩ năng này để học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1(3’) - Gv chép đề lên bảng - Hs đọc đề.

Hoạt động 2 (10’)

- Mục tiêu học sinh tự tin trình bày phần bài chuẩn bị của mình trước lớp

- PP vấn đáp, thực hành - KT trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, vở chuẩn bị của học sinh

- Hình thức: cá nhân

- Gv gọi 2 hs trình bày phần dàn bài

I. Đề bài: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy?

II. Dàn bài

1. Mở bài

(5)

đã chuẩn bị.

- Gv và hs cùng nhau nhận xét.

Hoạt động 3 (28’) - PP vấn đáp

- KT trình bày 1 phút

- Phương tiện vở chuẩn bị của học sinh

- Hình thức: cá nhân

- Trình bày trong tổ, nhóm -> chọn trình bày trước lớp -> HS nhận xét -> GV nhận xét, uốn nắn

- Tư thế, tác phong - Nội dung

- Ngôn ngữ diễn đạt

- Dẫn dắt: có nhà văn nói "Sách là ...con người"

- Loại sách em thích đọc nhất...

2. Thân bài

- Ích lợi của việc đọc sách - Những loại sách em thích đọc - Tại sao em thích đọc sách đó?

+ Vì đúng tâm lí, lứa tuổi

+ Vì cung cấp những kiến thức bổ ích, mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực: học tập, lao động, quan hệ xã hội...

+ Vì sách trình bày đẹp, hấp dẫn...

- Những loại sách em không thích đọc: nội dung xấu

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của thói quen đọc sách III. Thực hành

- 2 HS trình bày mở bài - 2 HS trình bày thân bài - 2 HS trình bày kết bài

4. Củng cố (1’)

- Khi làm bài văn giải thích một vấn đề cần chú ý những gì?

5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Ôn lại cách làm bài giải thích + Thế nào là lập luận giải thích

+ Cách làm bài văn lập luận giải thích + Lập dàn ý cho bài văn lập luận giải thích

- Chuẩn bị dàn ý cho bài viết số 6 chuẩn bị trả bài.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

..

(6)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 114 Văn bản: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Hà Ánh Minh I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một làng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.

- Biết được khái niệm bút kí 2. Kĩ năng

- Có kĩ năng đọc, phân tích một văn bản nhật dụng.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, HÒA BÌNH, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT

-Tích hợp kĩ năng sống

+ Tự nhận thức được giá trị của tinh thần, trách nhiệm với người khác;

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận của cá nhân về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài văn. Tích hợp giáo dục đạo đức + Tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước tươi đẹp: phong vị, nét đẹp văn hóa và lối sống của người Việt Nam; cảnh sắc thiên nhiên và con người của mỗi miền quê.

+ Tôn trọng, có trách nhiệm bảo tồn những giá trị truyền thống.

3. Thái độ

- Tự hào với một nét đẹp của dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự họch

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo.

- HS: sgk, chuẩn bị bài, sưu tầm dân ca Huế.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại,giảng bính, thảo luận

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, chia nhóm, trình bày một phút…

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Nêu những suy nghĩ của em về Varen và Phan Bội Châu qua "Những trò lố ..."?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài:(1’)

Qua những tác phẩm văn chương ta đã được thưởng thức bao nét đẹp của nhiều vùng đất nước. Đây là Hà Nội với cốm vòng thơm dẻo và mùa xuân dịu dàng. Kia là Sài Gòn với cảnh đẹp ngọc ngà và con người sôi nổi, nhân hậu. Còn khúc ruột Miền Trung thì sao? Ta hãy tham quan xứ Huế - người đất mộng và thơ với những làn điệu dân ca...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

(7)

Hoạt động 1 (5’)

- Mục tiêu học sinh biết được đôi nét về nhà báo Hà Ánh Minh

- PP vấn đáp - KT hỏi trả lời

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân

? Em biết gì về nhà báo Hà Ánh Minh?

? Nêu vài nét về tác phẩm?

- hs nêu, gv chốt

...

...

Hoạt động 1 (30’)

- Mục tiêu học sinh hiểu biết về tác phẩm nội dung và nghệ thuật đặc sắc

- PP vấn đáp, thảo luận, phân tích, quy nạp, thuyết trình.

- KT hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Theo em văn bản này nên đọc như thế nào?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc -> gọi 2 học sinh đọc.

? Giải nghĩa các từ: ca Huế, hoài vọng, lữ khách giang hồ, nhạc cung đình, nhà nhạc...

? Tác phẩm thuộc kiểu văn bản nào?

HS: Văn bản nhật dụng

? Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Vậy đâu là nội dung nhật dụng của tác phẩm?

- Phản ánh nét đẹp văn hoá của cố đô Huế -> ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp văn hoá này.

Học sinh tìm hiểu bố cục

? Có thể chia tác phẩm thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần?

- 2 phần: từ đầu -> lí hoài nam: giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca.

- Đoạn còn lại: Những đặc sắc của ca Huế.

? Tác phẩm kết hợp nhiều phương thức: nghị luận, miêu tả, biểu cảm. Hãy xây dựng phương thức biểu đạt chính của mỗi phần?

- P1: Nghị luận chứng minh.

- P2: Kết hợp miêu tả + biểu cảm.

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

- Hà Ánh Minh là nhà báo 2. Tác phẩm

- Là một bài bút ký

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục: 2 phần

3. Phân tích

3.1. Huế - cái nôi của dân ca

(8)

*HS theo dõi phần 1

? Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của xứ Huế? Tại sao tác giả chú ý đến nét tiêu biểu đó?

- Dân ca Huế vì: xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò dân ca mang đậm bản sắc và tâm hồn tài hoa ở mỗi người đất Huế là một trong những cái nôi dân ca của nước ta.

? Dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức và nội dung nào?

HS thảo luận nhóm hai bàn (5 phút) Đại diện nhóm trình bày

Các nhóm theo dõi, nhận xét

- Những điệu hò trong lao động sản xuất.

- Những điệu lý.

-> Thể hiện lòng khát khao tâm hồn Huế.

? Nhận xét về ngôn ngữ của phần 1?

- Dùng biện pháp liệt kê + giới thiệu bình luận.

? Qua phần 1 tác giả chứng minh những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế?

- Phong phú về làn điệu.

- Sâu sắc, thấm thía về (làn điệu) nội dung, tình cảm.

- Mang nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.

? Ngoài Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?

- Dân ca quan họ Bắc Ninh.

- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

- Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

- Những điệu hò trong lao động sản xuất, những điệu lý.

+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

+ Hò giã gạo ru em, giã vôi, giã điệp...: náo nức, nồng hậu tình người.

+ Hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hò nện...gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng, thiết tha của tâm hồn Huế.

+ Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: man mác buồn, thương cảm, bi ai, vương vấn.

+ Tứ đại cảnh: không vui, không buồn

-> Thể hiện lòng khát khao tâm hồn Huế.

Dân ca Huế phong phú và đa dạng về làn điệu và dụng cụ âm nhạc, so sánh, thấm thía về nội dung, tình cảm.

4. Củng cố (1’)

- Huế nổi tiếng với những làn điệu dân ca gì?

5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học bài, nắm nội dung bài học - Chuẩn bị phần còn lại

- Với tình yêu và sự hiểu biết khá thấu đáo, tác giả cho biết nguồn gốc của dân ca Huế như thế nào?

- Qua nguồn gốc ta thấy tính chất nổi bật nào của dân ca Huế?

- Cách thức biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc?

- Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn? Nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?

(9)

- Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế?

- Phần cuối cùng của tác phẩm, tác giả muốn người đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương?

- Trước khi đọc tác phẩm này, em đã biết gì về xứ Huế? Và bây giờ em hiểu thêm gì những vẻ đẹp nào của Huế?

-Tác phẩm gợi tình cảm gì trong em?

- Đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm?

V. Rút kinh nghiệm

...

... ...

...

...

--- Soạn:...

Giảng:... Tiết 115 Văn bản: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG ( tiếp)

Hà Ánh Minh I. Mục tiêu ( như tiết 114)

II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Nêu những hiểu biết của em về các làn điệu dân ca Huế? Nhận xét về các làn điệu đó?

3. Bài mới

Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu Huế là các nôi của dân ca Việt Nam. Những làn điệu dân ca đó có nét đặc sắc gì, bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1 (35’)

- Mục tiêu học sinh phân tích tìm hiểu những làn điệu dân ca xứ Huế và nghệ thuật đặc sắc - PP vấn đáp, phân tích, giảng bình, thuyết trình, thảo luận

- KT hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

Tích hợp kĩ năng sống

+Tự nhận thức được giá trị của tinh thần, trách nhiệm với người khác;

I. Giới thiệu chung II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Bố cục:

3. Phân tích

3.1. Huế - cái nôi của dân ca

3.2. Những đặc sắc của dân ca Huế

(10)

Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tửởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận của cá nhân về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài văn.

- Y/c hs theo dõi phần tiếp theo của văn bản.

? Với tình yêu và sự hiểu biết khá thấu đáo, tác giả cho biết nguồn gốc của dân ca Huế như thế nào?

- Hình thành từ 2 dòng:

+ Ca nhạc dân gian: bắt nguồn từ lao động và cuộc sống hàng ngày -> sôi nổi, trầm buồn, bình dị.

+ Ca nhạc cung đình, nhã nhạc: phục vụ những lễ nghi trong cung đình -> trang trọng uy nghi.

? Qua nguồn gốc ta thấy tính chất nổi bật nào của dân ca Huế?

- Vừa sôi nổi, tươi vui vừa uy nghi, trang trọng *GV: Ca Huế là một sinh hoạt độc đáo không chỉ của xứ Huế mà còn của cả dân tộc. Trong ca Huế vừa có nét thâm trầm uy nghi, sang trọng, vừa có nét lãng mạn, nhã nhặn thanh tao.

? Cách thức biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc?

- Dàn nhạc: nhiều loại đàn, nam nữ ca công...

- Nhạc công: dùng các ngón đàn chau chuốt. -

>Xao động tận đáy hồn ngời.

GV:Tất cả âm thanh lời hát, ánh trăng, song nước, tâm hồn người nghệ sĩ và người thưởng thức hoà quyện với nhau khi sôi nổi tươi vui, lúc bâng khuâng tiếc thương, ai oán, khi thong thả trang trọng, lúc dồn dập thiết tha gợi lên tình người, tình đất nước...

? Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này? Nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?

- Dùng phép liệt kê dẫn chứng -> Làm rõ sự phong phú của ca Huế, ca Huế thanh lịch tinh tế, có tính dân tộc cao trong biểu diễn.

? Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế?

- Không gian: trăng lên, gió mát, dòng sông trăng, con thuyền...

- Thời gian : đêm.

- Con người: Tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

-> Cách thưởng thức: dân dã, sang trọng-> ca Huế đẹp hoàn thiện hơn.

? Phần cuối cùng của tác phẩm, tác giả muốn người đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương?

- Khiến người nghe quên cả không gian, thời gian,

- Nguồn gốc của dân ca Huế được hình thành từ 2 dòng:

+ Ca nhạc dân gian: bắt nguồn từ lao động và cuộc sống hàng ngày -> sôi nổi, trầm buồn, bình dị.

+ Ca nhạc cung đình, nhã nhạc: phục vụ những lễ nghi trong cung đình ->

trang trọng uy nghi.

- Cách thưởng thức ca Huế:

+ Không gian: trăng lên, gió mát, dòng sông trăng, con thuyền...

+ Thời gian : đêm.

+ Con người: Tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

-> Cách thưởng thức: dân dã, sang trọng-> ca Huế đẹp hoàn thiện hơn.

(11)

chỉ còn tình người.

- Làm giàu tâm hồn con ngời, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.

- Mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó

? Trước khi đọc tác phẩm này, em đã biết gì về xứ Huế? Và bây giờ em hiểu thêm gì những vẻ đẹp nào của Huế?

- HS trình bày -> nêu: Huế nổi tiếng về âm nhạc, con người Huế hanh lịch, người đến Huế hiểu biết văn hoá Huế và thanh lịch hơn

? Qua việc phân tích trên, em hãy khái quát nét đặc sắc của ca Huế

-Tích hợp giáo dục đạo đức

+ Tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước tươi đẹp: phong vị, nét đẹp văn hóa và lối sống của người Việt Nam; cảnh sắc thiên nhiên và con người của mỗi miền quê.

+Tôn trọng, có trách nhiệm bảo tồn những giá trị truyền thống.

? Tại sao có thể nói, nghe ca Huế là một thú tao nhã?

- Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu hiện đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc...Chính vì thế nghe ca Huế quả là một thú tao nhã.

? Tác phẩm gợi tình cảm gì trong em?

- Yêu quý Huế, tự hào về vẻ đẹp của đất nước khi được đến Huế

? Đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm?

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: nghị luận, miêu tả, biểu cảm

- Viết theo thể bút kí

- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm thấm đẫm chất thơ

- Miêu tả âm thanh, cảnh vật con người sinh động - Y/c hs đọc phần ghi nhớ.

Ca Huế là sự kết hợp ca nhạc dân gian và nhạc cung đình vừa sôi nổi, trẻ trung vừa uy nghi, trang trọng, thể hiện sự giàu đẹp của tâm hồn con người

4. Tổng kết 4.1. Nội dung 4.2. Nghệ thuật

4.3. Ghi nhớ - sgk 4. Củng cố (3’)

- Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản?

- HS nghe một đoạn dân ca Huế 5. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Học bài, sưu tầm 1 số bài dân ca Huế - Tập một số làn điệu dân ca Huế

(12)

- Chuẩn bị: Quan âm Thị Kính ( Phát phiếu học tập , giao nhiệm vụ) Em hiểu thế nào là hát chèo ?

Tóm tắt một số đặc điểm cơ bản của chèo Đoạn trích thuộc phần nào của tác phẩm?

Vở chèo có những nhân vật nào ?

Tính cách của các nhân vật ấy có giống nhau không?

Những nhân vật trong vở chèo này thuộc các loại nào trong chèo?

Nếu lấy cuộc đời Thị Kính làm tiêu chí để phân chia em thất trích đoạn “ Nỗi oan hại chồng” có thể được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

Khung cảnh ở phần đầu của đoạn trích là khung cảnh ở đâu?

Khung cảnh ấy là khung cảnh ntn?

Qua lời nói, cử chỉ của Thị Kính với TS , em có nhận xét ntn về nàng với tư cách là một người vợ?

Liệt kê các hành động và lời nói của Sùng bà đối với TK?

Nhận xét về hành động và ngôn ngữ của bà Sùng đối với Thị Kính?

Trong phần văn bản này, Thị Kính đã mấy lần kêu oan ? Kêu oan với ai? Nổi oan tình của Thị Kính có được giải quyết không?

Trước khi đuổi TK ra khỏi nhà, vợ chồng Sùng bà còn làm điều gì nữa ? Em có nhận xét gì về những hành động đó của vợ chồng Sùng bà ?

Qua đó em thấy số phận của những người dân nghèo trong xã hội cũ ntn ? Tại sao nàng quyết định đi tu ?

Việc nàng quyết tâm cải trang đi tu có ý nghĩa gì?

+ Giao nhiệm vụ cho ba nhóm chuyển thể đoạn trích thành tiểu phẩm V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thâm về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ

Abstract: The concept of “public space” occasionally appears in legal documents of the State of Vietnam, especially in laws. On the contrary, in ordinary newspaper articles,