• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

NS: 22/11/2021

NG:29/11/2021 Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021

TOÁN

ÔN TẬP: CÁC PHÉP CHIA VỀ SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn lại đặt tính và thực hiện các phép chia về số thập phân

- Vận dụng các phép chia số thập phân để giải bài toán có lời văn dạng rút về đơn vị

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng nhóm, SGK - HS: SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu(5p)

- Cho HS chơi trò chơi " Ai nhanh, ai đúng"

Đúng ghi Đ, sai ghi S

2,7 : 4 = 0,675 7,8 : 15 = 0,52 7,2 : 3 = 2,6

+ Chia lớp thành 2 đội - GV tổng kết trò chơi - GV nhận xét, đánh giá

- Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các con biết chia một số thập phân thành thạo hơn, vận dụng để giải toán có lời văn.

+ Mỗi đội cử 3 HS chơi nối tiếp.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe

2. Hoạt động luyện tập Bài 1 Tính

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

2 HS nêu.

- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a) 19,72 : 5,8 = 3,4 b) 8,216: 5,2 = 1,58 c) 12,88 : 0,25 = 51,52 d) 17,4 : 1,5 = 11,6 - Lớp nhận xét

(2)

- GV nhận xét HS.

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính ở phần a?

+ Nêu lại cách chia 1 số thập phân cho một số thập phân?

- 1 HS nêu trước lớp. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

+ 1 - 2 HS nêu lại

3. Hoạt động vận dụng Bài 2 (6 phút)

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

+ Bài yêu cầu gì? HS đọc yêu cầu đề bài.

- Tìm số dư - GV giới thiệu phép chia a.

- Yêu cầu HS thực hiện phép tính nêu thương và số dư.

+ Nêu rõ các thành phần số bị chia, số chia, thương, số dư trong phép chia trên?

- GV yêu cầu HS đọc lại phép tính, theo cột dọc và xác định hàng của các chữ số ở số dư.

+ Vậy số dư trong phép tính trên bằng bao nhiêu?

+ Để kiểm tra kết quả ta phải làm gì?

a. 22,44 18

04 4 1,24 Trong phép chia này,

0 84 Thương là:

1,24

12 Số dư: 0,12

+ Dư 0,12

+ Thử lại phép tính.

+ Thử lại? Thử lại : 2,80 8 + 0,04 = 22,44

- Cách xác định số dư trong phép chia số thập phân cho số tự nhiên.

(dựa vào phần thập phân của SBC)

+ Trong phép tính trên số dư là số nào? Vì sao em xác định như vậy?

-GV: Dựa vào phần thập phân của số bị chia để xác định số dư

b. Tìm số dư của phép chia sau:

43,19 21

01 19 2,05 Thương là:

2,05

14 Số dư là:

0,14 Bài 3 Đặt tính rồi tính

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- GV viết phép tính 21,3 : 5 lên bảng, yêu cầu HS thực hiện tính.

- 1HS đọc - Gọi HS trình bày kết quả, sau đó hướng

dẫn: Khi chia số thập phân cho số tự nhiên mà còn dư ta có thể chia tiếp bằng cách viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.

- Gọi HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vở.

-1HS trình b y trà ướ ớc l p 21,3 5

13 4,26 30

0

(3)

- Nhận xét:

+ Thương + Số dư

- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải chữ số 5 ta được hàng phần trăm

- chia tiếp.

a. 26,5 25 12,24 20 1 50 1,06 24 0,612

0 40 0 -GV: Khi chia còn dư, ta có thể chia tiếp

bằng cách: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.

Bài 4 (6 phút) Bài toán - Gọi HS đọc yêu cầu + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- HS đọc bài toán Tóm tắt 8 bao: 243,2kg 12 bao: … kg?

Bài giải + Muốn biết 10 bao gạo như thế cân nặng bao

nhiêu kg ta làm ntn?

- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bảng nhóm

- Gọi HS đọc miệng bài làm - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung - Chữa bài trên phiếu nhóm - GV chốt đáp án đúng

+ Nêu cách chia số thập phân cho số tự nhiên? Khi chia,… mà còn dư ta làm ntn?

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị giờ sau: ôn tập về giải toán tỉ số phần trăm.

Một bao gạo cân nặng là:

243,2 : 8 = 30,4 ( kg ) 12 bao gạo như thế cân nặng là:

30,4 12 = 364,8 ( kg ) Đáp số: 364,8 kg + Muốn chia một số thập phân với một số tự nhiên ta chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.

+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia.

+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập hệ thống hoá các kiến thức đã học về: danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.

- Thực hành kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ trong các kiểu câu đã học.

(4)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Tự tin hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: từ điển

- HS: Vở bài tập, SGK, từ điển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi

"Truyền điện" đặt nhanh câu có sử dụng cặp quan hệ từ Vì....nên.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa và vở viết.

3. Hoạt độn 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (32 phút) Bài 1 Tìm danh từ riêng và 3 danh từ

chung:

- Giáo viên yêu cầu đọc đề.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên hướng dẫn chữa bài

+ Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ?

+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?

Bài 2: Ghi lại quy tắc viết hoa danh từ

riêng

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.

- Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng

- Đọc cho HS viết các danh từ riêng VD: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn....

- GV nhận xét các danh từ riêng HS viết trên bảng.

- HS đọc yêu cầu và nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm và tìm kết quả bài tập.

- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Chốt kết quả đúng.

* DT chung: giọng, hàng, nước mắt, vệt, mỏ, cậu, con trai, tay mặt, phía, ánh đèn, tiếng đàn, tiếng hát, mưa xuân, năm.

* DT riêng: Nguyên

+ Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật. VD: sông, bàn, ghế, thầy giáo...

+ Danh từ riêng là tên của một sự vật Danh từ riêng luôn được viết hoa.

VD: Huyền, Hà,..

- Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

- Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài thì phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Tên người, tên địa lý nước ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt thì viết theo quy tắc

(5)

*Kết luận: cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng của danh từ riêng.

...

Bài 4 Lựa chọn 2 trong 4 phần phù hợp

- Giáo viên yêu cầu đọc đề.

- Cho học sinh làm bài cá nhân - Gv giúp đỡ HS chưa làm được - Giáo viên hướng dẫn chữa bài.

*Kết luận: Danh từ và đại từ có thể tham gia tạo thành chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

Bài 5

- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài +Thế nào là động từ?

+Thế nào là tính từ?

+ Thế nào là quan hệ từ?

- Yêu cầu hS tìm ví dụ - Cho học sinh làm bài

- Nhận xét bài làm trên bảng, KL bài làm đúng:

*Kết luận: kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- HS trao đổi theo nhóm bàn để hoàn thành bài.

- HS phát biểu. Cả lớp nhận xét, đánh giá.

- HS đọc yêu cầu và nội dung BT.

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái.

+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.

- HS làm bài vào vở, 3 em làm bài trên bảng tương tác

HS đọc yêu cầu làm bài 3. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện

- Đặt câu có danh từ làm chủ ngữ.

- Đặt câu có đại từ làm chủ ngữ.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

+ Qua bài học hôm nay các em đã được học kiến thức gì?

- GV củng cố lại kiến thức

- Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ.

- Học sinh chơi

- 1-2 em trả lời.

- HS nghe và thực hiện.

* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP : TẢ NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(6)

- Học sinh biết cách quan sát, chọn lọc những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn. Biết sử dụng từ ngữ hay, lời văn sáng tạo, có biểu cảm một cách tự nhiên, hình ảnh sinh động, hấp dẫn để viết văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực Tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm, năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+Giáo dục lòng yêu con người. Yêu thích văn tả người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

-GV: Bảng phụ -HS: SGK, vở TLV.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

- HS thi đọc dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình của 3 HS + Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS nêu - HS nghe - HS viết vở 2. Hoạt động luyện tập: (30 phút)

Hoạt động 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Gọi HS đọc phần Gợi ý

- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn - Gợi ý HS: Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ...

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- Yêu cầu HS làm ra giấy, đọc đoạn văn.

- GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.

- Nhận xét HS.

a. Tìm hiểu đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đó lập trong bài trước, hãy viết 1 đoạn văn tả một người em thường gặp (tả ngoại hình)

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe - 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình.

- HS lắng nghe.

VD1: Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xõa ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng với ánh nhìm ấm áp, tin cậy.

Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà , đều tăm tắp.

(7)

* Kết luận: Cần quan sát kĩ, tỉ mỉ và chọn lọc chi tiết thật nổi bật, nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ...để miêu tả.

VD2: Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta bé hơn chúng bạn cùng lứa một chút. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên của cậu.

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu lớp làm vở, 2 em làm bảng nhóm, làm xong trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

- GV hỏi: Khi viết một văn tả người, em cần lưu ý điều gì?

Kết luận: Cần quan sát, chọn lọc chi tiết tiêu biểu.

2.Thực hành:

- 2 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn theo tiêu chí:

*Tiêu chí đánh giá:

+ Bố cục đoạn văn

+ Chi tiết miêu tả đã tiêu biểu chưa + Cách dùng từ

- 3 - 5 HS đọc đoạn văn của mình.

Ví dụ:

Cô Nga còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xoã ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có.

Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh mắt nhìn ấm áp, tin cậy.

Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp.

- HS trả lời:

Cần quan sát kĩ, tỉ mỉ và chọn lọc chi tiết thật nổi bật, nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ...để miêu tả

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động vận dụng : (5 phút) - Qua bài này, em học được điều gì khi tả người?

- Tổng kết nội dung bài học.

- HS trả lời.

(8)

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị cho bài tiếp theo.

- HS nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

KHOA HỌC

ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Ôn tập kiến thức về:

- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS.

- Hình thành năng lực, phẩm chất: Nhận thức thế giới tự nhiên; Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. Học sinh yêu quý và bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh...

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:

- Giáo viên cho HS tổ chức trò chơi

“Thi ai nói nhanh”: Yêu cầu học sinh nói lại tên các bài đã học về chủ đề con người và sức khỏe.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em học bài: “Ôn tập: Con người và sức khỏe”.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động thực hành:

Hoạt động 1: Trò chơi: Ô chữ kỳ diệu

- GV chia nhóm, sau đó phổ biến luật chơi.

- GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và một ô hình S. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học với kèm theo gợi ý.

1) Nhờ có quá trình này mà trong mỗi gia đình, dòng họ duy trì kế tiếp.

- Học sinh tham gia chơi trò chơi.

- Lắng nghe.

- HS nghe.

- Mở sách giáo khoa, ghi vở.

* Hoạt động 4 nhóm - HS tham gia chơi.

- Sinh sản.

(9)

2) Đây là biểu trưng của nữ giới do cơ quan sinh dục tạo ra ?

3) Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “.... dậy thì từ 10-15 tuổi là:

4) Đây là hiện tượng xuất hiện ở con gái khi đến tuổi dậy thì?

5) Đây là giai đoạn con người ở vào khoảng từ 20 - 60 hoặc 65 tuổi?

6) Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “....dậy thì vào khoảng từ 13-17 tuổi” là:

7) Đây là tên gọi chung của các chất như: Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý?

8) Hậu quả của việc này là mắc các bệnh về đường hô hấp ?

9) Đây là bệnh nguy hiểm lây qua đường tiêu hoá mà chúng ta vừa học?

10) Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết?

11) Đây là việc chỉ có ở phụ nữ làm được?

12) Người mắc bệnh này có thể bị chết, nếu sống cũng sẽ bị di chứng như bại liệt, mất trí nhớ.

13) Điều mà pháp luật quy định, công nhận cho tất cả mọi người?

14) Đây là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét?

15) Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên?

+ Vậy ô chữ hình chữ S này là gì?

+ " Sức khỏe là vốn quý" vậy để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân mỗi chúng ta cần làm gì?

* Kết luận: "Sức khỏe là vốn quý"

vậy để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân mỗi chúng ta cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lí và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

*. Hoạt động 2 : Nhà tuyên truyền giỏi

- Yêu cầu HS tự vẽ tranh theo các đề tài sau:

1- Vận động phòng tránh sử dụng các

- Trứng.

- Con gái.

- kinh nguyệt.

- Trưởng thành.

- Con trai.

- Gây nghiện.

- Hút thuốc lá.

- Viêm gan A.

- Vi rút.

- Cho con bú.

- Viêm não.

- Quyền.

- Muỗi A-nô-phen.

- Tuổi dậy thì.

=> Sức khoẻ là vốn quý.

- HS trả lời

* Hoạt động cá nhân

- HS vẽ tranh theo chủ đề trên.

- HS lên thuyết trình tranh mình vẽ.

(10)

chất gây nghiện.

2- Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em.

3- Nói không với ma tuý, rượu bia - GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Kết luận: Các em đã thực hành những kiến thức đã học để tuyên truyền tới mọi người cách bảo vệ sức khỏe dưới nhiều hình thức.

3. Hoạt động vận dụng.

- Em đã làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân?

- Về nhà tìm hiểu cách phòng tránh bệnh tật theo mùa của địa phương em.

* Kết luận: Từ các kiến thức đã học trên lớp, trong sách vở các em cần có các việc làm phù hợp để bảo vệ bản thân và phòng tránh bệnh tật cho mình và mọi người xung quanh.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nghe và thực hiện - Lắng nghe

LỊCH SỬ

ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐÔ HỘ (NĂM 1858 - 1945)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Qua bài ôn tập, HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sư tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các tài liệu liên quan

+ Những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Năng lực Tự chủ và tự học.Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H CẠ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5 phút) - Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi sau:

+ Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám?

+ Trong thời kì 1930 - 1931 ở các thôn xã của - HS chơi trò chơi

(11)

Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài:

- Ghi bảng. - HS lắng nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập:

Hoạt động 1: a. Trả lời câu hỏi:

Thời gian

Sự kiện tiêu biểu

Nội dung cơ bản (ý nghĩa lịch sử) của sự kiện Các nhân vật lịch sử tiêu biểu

1/9/

1858

Pháp nổ súng xâm lược nước ta

Mở đầu quá trình thực dân pháp xâm lược nước ta

1859 - 1864

Phong trào chống pháp của Trương Định.

Phong trào nổ ra những ngày đầu khi Pháp vào đánh chiếm Gia Định. Phong trào lên cao thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.

Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định.

5/7/

1858 Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Để giành thế chủ động, Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước nhưng do địch còn mạnh nên kinh thành nhanh chóng bị thất thủ, sau cuộc phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu Cần Vương từ đó nổ phong trào vũ trang chống Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần Vương.

Tôn Thất Thuyết, Vua Hàm Nghi

1905- 1908

Phong trào Đông Du

Do Phan Bộ Châu cổ động và tổ chức đã đưa nhiều thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập để đào tạo nhân tài cứu nước. Phong trào cho thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam.

Phan Bộ Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

5/6/

1911

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm

đường cứu

nước.

Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân Nguyễn Tất Thành đã từ Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, khác với con đường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX.

Nguyễn Tất Thành

3/2/

1930 Đảng cộng sản

Việt Nam ra đời Từ đây cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo sẽ tiến lên dành nhiều thắng lợi vẻ vang.

1930- 1931

Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh

Nhân dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công.

8/

1945 Cách mạng

tháng Tám Mùa thu 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19/8 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng Tám của nước ta.

2/9/

1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.

Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết: Nước Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do độc lập.

(12)

Hoạt động 2:Trò chơi: Ô chữ kì diệu

- GV giới thiệu trò chơi: Ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc.

+ GV nêu cách chơi: 3 đội chơi được chọn từ hàng ngang, sau đó suy nghĩ phất cờ giành quyền trả lời.

- Mỗi đội chọn 4 em tham gia chơi, sau đó cho HS chơi an toàn.

Câu hỏi gợi ý và đáp án:

1. Tên của Bình Tây đại nguyên soái (10 chữ cái).

2. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX do Phan Bội Châu tổ chức (6 chữ cái) 3. Một trong các tên gọi của Bác Hồ (12 chữ cái).

4. Một trong hai tỉnh nổ ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (6 chữ cái).

5. Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công ở kinh thành Huế (8 chữ cái).

6. Cuộc cách mạng mùa thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian này (8 chữ cái).

7.Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đây nhận chức lãnh binh (7 chữ cái).

8. Nơi là cách mạng thành công ngày 19/8/1945 (5 chữ cái).

9. Nhân dân huyện này đã tham gia cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 (6 chữ cái).

10. Tên quảng trường là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập (6 chữ cái).

11. Giai cấp xuất hiện ở nước ta khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ( 8 chữ cái).

12. Nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN (8 chữ cái).

13. Cách mạng tháng tám đã giải phóng cho nhân dân ta thoát khỏi kiếp người này (4 chữ cái).

14. Người chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn (13 chữ cái).

15. Người lập ra Hội Duy tân (11 chữ cái) - Cho HS đoán ô chữ hàng dọc.

- 4 HS/đội chơi theo yêu cầu của GV.

- HS dưới lớp cổ vũ cho các đội chơi.

1.Trương Định.

2. Đông Du.

3. Nguyễn Ái Quốc.

4. Nghệ An.

5. Cần Vương 6. Tháng Tám.

7. An Giang.

8. Hà Nội.

9. Nam Đàn.

10. Ba Đình.

11. Công nhân.

12. Hồng Kông.

13. Nô lệ.

14. Tôn Thất Thuyết.

15. Phan Bội Châu.

-> Tuyên ngôn độc lập.

3. Hoạt động vận dụng:

(13)

- Yêu cầu HS trả lời về kết quả của 3 sự kiện: + ĐCSVN ra đời.

+ CMT8 năm 1945.

+ Ngày 2 - 9 – 1945.

- Gọi HS trình bày kết quả trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá và bổ sung kết quả.

GV chốt kiến thức ôn tập.

* Kết luận: Chốt nội dung toàn bài.

Củng cố, dặn dò

- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài, sưu tầm những tài liệu nói thêm về những sự kiện lịch sử đã học. Chuẩn bị bài sau.

*Trình bày trước lớp kết quả 3 sự kiện:

-HS trả lời

- HS trả lời -HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……… 

NS: 22/11/2021

NG:30/11/2021 Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2021 TOÁN

ÔN TẬP: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.

- Rèn kĩ năng tỉ số phần trăm của một số.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học

+ PC hs có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS thi: Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(31 phút)

*HĐ1 : Củng cố dạng toán tìm 1 số phần trăm của 1 số

Bài 1: Cá nhân

- GV Viết đề bài. Cho HS đọc yêu cầu bài

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân.

(14)

- Yêu cầu HS chia sẻ cách làm, sau đó làm bài vào vở.

- GV nhận xét chữa bài

- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm 1 số phần trăm của một số

*HĐ2: Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến tìm một số phần trăm của một số.

Bài 2: GV viết đề bài lên bảng

- Cho HS đọc yêu cầu bài , thảo luận theo câu hỏi:

- Bài toán cho biết gì?

- Bài yêu cầu tìm gì?

- Số gạo nếp chính là gì trong bài toán này?

- Muốn tìm 35% của 150 kg ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét kết luận

Bài 3: GV viết đề bài lên bảng - 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Diện tích phần đất trồng hoa chính là gì trong bài toán này?

- Như vậy muốn tìm diện tích phần đất trồng hoa ta cần biết được gì?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 4: Cá nhân

- GV hướng dẫn HS làm sau đó làm bài vào vở.

a/ 320 x 15 : 100 = 48 (kg) b/ 235 x 24 : 100 = 56,4 (m2) - HS nêu lại

- 2 em đọc yêu cầu bài tập.

Có: 150kg gạo Gạo nếp: 35%

- Tìm số gạo nếp?

- Số gạo nếp chính là 35% của 120kg - HS nêu

- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Người đó bán được số gạo nếp là 150 x 35 : 100 = 52,5 (kg) Đáp số: 52,5 kg - HS đọc đề bài

- Là 20% diện tích của mảnh đất ban đầu

- Biết được diện tích của mảnh đất ban đầu

- HS lớp làm vở, đổi vở để kiểm tra chéo

Bài giải

Diện tích mảnh đát hình chữ nhật là 18 x 15 = 270 (m2)

20% Diện tích phần đất trồng hoa là 270 x 20 : 100 = 54 (m2)

Đáp số: 54 m2

- HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên - Tính 1% của 1200 cây rồi tính nhẩm 5% của 1200 cây.

- Chẳng hạn: 1% của 1200 cây là:

1200: 100= 12(cây) Vậy 5% của 1200 cây là:

12 x 5= 60(cây)

- Tương tự như vậy tính được các câu còn lai.

(15)

3.Hoạt động vận dụng:(4 phút) - Cho HS nhắc lại các nội dung chính của bài học. Vận dụng tìm 25% của 60

- HS nêu: Tỉ số phần trăm của 54 và 78 là: 60 x 25 : 100 = 15

* Củng cố - Dặn dò

- Về nhà tự nghĩ ra các phép tính để tìm một số phần trăm của 1 số.

- HS nghe và thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TẬP LÀM VĂN

TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hành viết bài văn tả người. Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả, thể hiện tình cảm của mình đối với người đó, diễn đạt tốt, mạch lạc.

- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến bài học.

+ HS biết yêu quý người thân, quan tâm đến mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Cho HS hát.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS hát - HS thực hiện - HS mở vở 2. Hoạt động luyện tập thực hành: (32’)

- Gọi HS đọc 4 đề văn kiểm tra trên bảng.

- Yêu cầu Hs Nối tiếp nêu đề bài mình chọn tả.

Đề bài: Chọn một trong các đề sau:

1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.

2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em,...) của em.

3. Tả một bạn học của em.

4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, cô giáo...) đang làm việc.

- Bố cục bài văn tả người có 3 phần Mở bài: Giới thiệu người được tả Thân bài: Miêu tả người được giới

(16)

- Yêu cầu: HS nhắc cấu tạo của bài văn tả người.

- Gọi một số HS giới thiệu người định tả.

- GV lưu ý HS cách viết bài văn tả người phải đầy đủ cấu tạo, đúng thể loại văn tả người. Có thể tả hoạt động hoặc hình dáng hoặc kết hợp cả hoạt động và hình dáng. Khi viết phải sử dụng từ gợi tả, các biện pháp so sánh làm nổi bật người định tả.

- Yêu cầu HS viết bài - Thu chấm

- Nêu nhận xét chung

thiệu

+ ngoại hình: Khuôn mặt, mái tóc, làn da, ánh mắt, nụ cười.

+ tả hoạt động làm nổi bật tính cách Kết bài: nêu cảm nghĩ của mình với người được tả.

- HS đọc 4 đề kiểm tra trên bảng - HS nêu.

- 1-2 em nêu.

- 2-3 em giới thiệu - HS nghe

3. Hoạt động vận dụng (5p) Củng cố dặn dò

- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.

- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỔNG KẾT VỐN TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.

- Tự kiểm tra khả năng dùng từ đặt câu của mình.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm.

+ HS yêu thích ngôn ngữ tiếng việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: VBT Tiếng việt.

- HS: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

“Trò chơi tiếp sức”

- Gọi 4 HS chia thành 2 đội lên bảng đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá các câu HS đặt, đội nào đặt nhanh hơn, đúng hơn là thắng cuộc.

- Mỗi HS đặt 2 câu, một câu có từ trái nghĩa, một câu có từ đồng nghĩa với các từ mình chọn.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(17)

- Nhận xét HS.

- GV chốt và chuyển ý : Các con ạ, vừa rồi các con đã chơi trò chơi về tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa và đặt câu với các từ tìm được. Bài học hôm nay giúp các con tự kiểm tra được vốn từ cũng như khả năng dùng từ đặt câu của mình.

2. Hoạt động luyện tập: (30p)

Bài 1: Tự kiểm tra vốn từ của mình (10p)

- Yêu cầu HS lấy giấy để làm bài.

- Trong thời gian HS làm bài. GV ghi cách cho điểm lên bảng.

+ Bài 1a: Mỗi nhóm đồng nghĩa đúng: 1 điểm.

+ Bài 1b: Mỗi tiếng đúng: 1 điểm.

- Yêu cầu HS đổi bài, chấm chéo, sau đó nộp lại cho GV.

- Nhận xét về khả năng sử dụng từ, tìm từ của HS.

- Kết luận lời giải đúng.

- GV chốt, chuyển ý: BT 1 đã giúp các con tự kiểm tra vốn từ của mình. Để tìm hiểu cách sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả chúng ta chuyển sang BT2.

Bài 2: Đọc bài văn sau:

-Gv yêu cầu HS đọc bài văn

GV: Nhà văn Phạm Hổ bàn với chúng ta về chữ nghĩa trong văn miêu tả. Đó là:

+ Trong văn miêu tả người ta hay so sánh. Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn.

+ So sánh thường kèm theo nhân hóa.

Người ta có thể so sánh, so sánh để tả bề ngoài, để tả tâm trạng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này.

+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học.

- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1: Tự kiểm tra vốn từ của mình - HS đọc yêu cầu

- HS làm bài.

1a.

đỏ - điều - son trắng - bạch xanh - biếc - lục hồng - đào

1b.

Bảng màu đen gọi là bảng đen.

Mắt màu đen gọi là mắt huyền.

Ngựa màu đen gọi là ngựa ô.

Mèo màu đen gọi là mèo mun.

Chó màu đen gọi là chó mực.

Quần màu đen gọi là quần thâm.

- HS đọc bài văn.

* Ví dụ :

+ Trông anh ta như một con gấu.

+ Trái đất như một giọt nước mặt trước không trung.

+ Con lợn béo như một quả sim chín...

* Ví dụ :

+ Con gà trống bước đi như một ông tướng.

+ Dòng sông chảy lặng tờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa ...

* Ví dụ :

+ Huy-gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên một cái liềm con là

(18)

Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu tự quan sát. Rồi đến cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này.

Bài 3: Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Y/c HS làm việc theo nhóm 4 (5 phút).

- Gọi 2 nhóm làm bài giấy khổ to dán lên bảng, trình bày.

- GV và HS nhận xét, sửa chữa để có câu hay.

- GV chốt, chuyển ý: BT 3 giúp các con luyện tập cách đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ. Để giúp các con nắm chắc bài học hôm nay, chúng ta cùng chuyển sang HĐ vận dụng.

3. Hoạt động vận dụng (5p)

“Trò chơi Bắn tên – Gọi tên”

- GV là người quản trò hô “Bắn tên – Bắn tên”, lớp trả lời “Tên ai – tên ai”, GV đọc tên 1 bạn và yêu cầu đặt câu với 1 yêu cầu (có thể đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong bài hoặc đặt câu có biện pháp so sánh, nhân hóa), HS trả lời xong sẽ được quyền gọi tên (nếu không trả lời được sẽ nhận 1 hình phạt nhỏ...)

Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau

vành trăng non.

+ Mai-a-cốp-xki lại thấy những ngôi sao như những giọt nước mắt của những người da đen.

+ Ga-ga-rin thì lại thấy những vì sao là những hạt giống mới của loài người vừa gieo vào vũ trụ.

- 1 HS đọc trước lớp.

- Mỗi nhóm đặt 3 câu, 2 nhóm làm bài vào giấy khổ to.

- Dán bài, đọc bài.

Ví dụ:

+ Dòng sông Uông như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.

+ Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, đen láy trông đến là đáng yêu.

+ Nó lê từng bước chậm chạp như một kẻ mất hồn.

- Lắng nghe, sửa chữa.

- Hs tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau..

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

(19)

NS: 22/11/2021

NG:01/12/2021 Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 71. GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân * Lưu ý: HS lớp 5 chỉ sử dụng máy tính bỏ túi khi GV cho phép. Không làm bài tập số 2 và bài số 3.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

* Giảm tải: Không yêu cầu: chuyển một số phân số thành số thập phân.

* Không làm bài tập 2, bài tập 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ; máy tính bỏ túi - HS: Máy tính bỏ túi

III. C C HOÁ ẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 p)

- Cho HS quan sát máy tính bỏ túi và hỏi:

Các em có biết đây là vật gì không?

- Sau đó tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Nhìn hình ảnh của máy tính bỏ túi và giải thích ý nghĩa của các phím.

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và giới thiệu bài: Đây là một chiếc máy tính bỏ túi, trong giờ học này các em sẽ biết một số công dụng và cách sử dụng của nó.

2. Hoạt động khám phá-thực hành(20 p) 1. Làm quen với máy tính bỏ túi

- GV yêu cầu HS quan sát máy tính bỏ túi và hỏi: Em thấy có những gì ở bên ngoài chiếc máy tính bỏ túi ?

+ Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím?

- HS trả lời theo ý hiểu - HS nghe và chơi trò chơi.

- HS theo quan sát của mình, có hai bộ phận chính là các phím và màn hình.

- Một số HS nêu trước lớp.

(20)

- Dựa vào nội dung các phím, em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng làm gì ? - GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi 2. Thực hành các phép tính bằng máy tính bỏ túi

- GV yêu cầu HS ấn phím ON/C trên bàn phím và nêu: bấm phím này dùng để khởi động.

- GV yêu cầu: Sử dụng máy để thực hiện:

25,3 + 7,09

- GV hỏi: Có bạn nào biết để thực hiện phép tính trên chúng ta phải bấm những phím nào không?

- GV nhận xét, yêu cầu HS cả lớp thực hiện

- GV yêu cầu HS đọc kết quả xuất hiện trên màn hình.

- GV nêu: Để thực hiện các phép tính với máy tính bỏ túi ta bấm các phím lần lượt như sau :

+ Bấm số thứ nhất

+ Bấm dấu các phép tính (+, -,  , ) + Bấm số thứ hai.

+ Bấm dấu =

- Sau đó đọc kết quả trên màn hình.

3. Hoạt động vận dụng (15 p)

Bài 1. Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi:

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV yêu cầu HS nêu các phím bấm để thực hiện mỗi phép tính trong bài

+ Qua tiết học cung cấp cho các em kiến thức gì?

* Củng cố - dặn dò:

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà ôn tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- HS nêu ý kiến.

- HS theo dõi.

- HS thao tác theo yêu cầu của GV.

- HS phát bi u ý ki n ể ế đồng th iờ thao tác trên máy tính n các phímấ sau:

2 5 . 3 + 7 . 0 9 = - HS thực hành

- HS đọc - Theo dõi

- HS làm bài tập, sau đó thao tác với máy tính bỏ túi và viết kết quả phép tính vào vở bài tập.

a. 923,342 b. 162,719 c. 2946,06 d. 21,3 - 1- 2 HS nêu - HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau bài sau.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(21)

…..……….…………

TẬP ĐỌC

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ khâm phục trí sáng tạo, sự nhiệt tình làm việc của ông Phàn Phù Lìn.

- Hiểu và ghi lại được nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ HS tự tin đọc bài và trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.

+ Học tập tinh thần dám nghĩ dám làm, vượt khó đi lên để nâng cao cuộc sống.

* BVMT: Giáo dục gián tiếp HS qua bài học có ý thức bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên : Tranh minh hoạ trang 146, SGK. Bảng phụ.

- Học sinh:Sách giáo khoa;

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H CẠ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu ( 5phút)

- Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi:

+ Câu nói cuối của bài cụ Ún đã cho thấy cụ đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?

+ Bài đọc giúp em hiểu điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

- Kết nối

+ Em biết gì về nhân vật Ngu Công trong truyện ngụ ngôn của Trung Quốc đã được học ở lớp 4?

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh.

=> Ngu Công là một nhân vật trong truyện ngụ ngôn của Trung Quốc … học bài Ngu Công xã Trịnh Tường.

- Mỗi HS đọc 2 đoạn của bài, lần lượt trả lời câu hỏi.

+ Cụ đã hiểu nghề thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho con người, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được việc đó

+ Phê phán những cách nghĩ, cách làm lạc hậu, mê tín dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi mọi bệnh tật cho con người, chỉ có khoa học và bệnh viện mới có khả năng làm được điều đó.

- HS nói theo trí nhớ, hiểu biết của mình.

- HS mô tả.

- Lắng nghe.

(22)

2. Hoạt động hình thành kiến thức (20p)

a. Luyện đọc

- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn chia đoạn đọc.

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “Vỡ thêm đất hoanh trồng lúa”.

+ Đoạn 2: Tiếp đến “ Phá rừng làm nương như trước nữa”.

+ Đoạn 3 : Phần còn lại.

* GV cho HS đọc nối tiếp lần 1: GV sửa phát âm: . Phàn Phù Lìn, Ngu Công, cao sản,...

* GV cho HS đọc nối tiếp lần 2: GV kết hợp giải nghĩa từ khó: Ngu Công, cao sản,...

* Cho HS đọc nối tiếp lần 3.

- Cho HS đọc lại toàn bài.

=>Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ khâm phục trí sáng tạo, sự nhiệt tình làm việc của ông Phàn Phù Lìn.

- GV đọc mẫu diễn cảm.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Thảo quả là cây gì?

+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?

+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan thay đổi thế nào?

- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 1.

+ HS nêu những từ bạn đọc sai.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 2.

+ HS lần lượt giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc cặp đôi.

- Đại diện 3 Hs đọc nối tiếp đoạn.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

+ Thảo quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.

+ Mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.

+ Ông đã lần mò trong rừng hàng tháng để tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương dẫn nước từ rừng già về thôn.

+ Nhờ có mương nước, cuộc sống canh tác ở Phìn Ngan đã thay đổi:

đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng. Đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn

(23)

+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?

=> Nội dung đoạn 1, 2 là gì?

+ Cây thảo quả mang lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan?

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

=> Nội dung đoạn 3 là gì?

+Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV ghi ND bài.

=> Ông Lìn là một người dân tộc dao tài giỏi. Ông Lìn là một người đã mang hạnh phúc cho người khác. Ông được chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.

3. Hoạt động luyện tập(10 p) - GV nêu giọng đọc toàn bài.

- Gọi HS đọc nối tiếp và nêu cách đọc - Treo bảng phụ viết đoạn 1. Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng (5p)

+ Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?

+Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em ?

Củng cố, dặn dò

- Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà.

không còn họ đói.

+ Ông Lìn đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.

1,2. Ông Lìn giúp người dân thay đổi tập quán cũ.

+ Cây thảo quả mang lợi ích kinh tế lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu đồng, nhà ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.

+ Câu chuyện giúp em hiểu được để chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu...

3. Cuộc sống đổi mới của người trong thôn.

* Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

- 2 HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 3HS đọc nối tiếp, nêu cách đọc - HS nghe và tìm cách đọc hay.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- Nhiều HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

(24)

NS: 22/11/2021

NG:02/12/2021 Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 72. SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

Ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.

- Rèn kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. Sử dụng máy tính bỏ túi nhanh, chính xác

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

* Giảm tải: Điều chỉnh yêu cầu: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

* Không làm bài tập 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi.

- HS: Máy tính bỏ túi

III. C C HOÁ ẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV đọc một số phép tính cho học sinh bấm máy tính bỏ túi và nêu kết quả. HS nào ra kết quả đúng và nhanh nhất thì chiến thắng.

+ Qua trò chơi, các con rèn được kĩ năng gì?

- GV nhận xét và giới thiệu bài: Trong giờ học này chúng ta sẽ sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

2. Hoạt động thực hành (25 p) a. Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40

- GV nêu yêu cầu: Chúng ta cùng tìm tỉ số

- HS tham gia trò chơi.

- Rèn kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.

- HS nghe

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp

(25)

phần trăm của 7 và 40.

- GV yêu cầu 1 HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện bước tìm thương 7 : 40

+ Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu phần trăm?

- GV giới thiệu: Chúng ta có thể thực hiện cả hai bước khi tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 bằng máy tính bỏ túi. GV thao tác.

- GV yêu cầu HS đọc kết quả trên màn hình.

- GV nêu : Đó chính là 17,5%

b. Tính 34% của 56

- GV nêu vấn đề: Chúng ta cùng tìm 34%

của 56.

- GV yêu cầu HS nêu cách tìm 34% của 56.

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính để tính 56 x 34 : 100

- GV nêu : Thay vì b m 10 phímấ

5 6 3 4

1 0 0 =

khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm 34%

của 56 ta chỉ việc bấm các phím:

5 6 3 4 %

- GV yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 56.

c. Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 - GV nêu vấn đề : Tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78.

- GV yêu cầu HS nêu cách tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78.

- GV yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi để

theo dõi và nhận xét:

+ Tìm thương 7 : 40

+ Nhân thương đó với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải thương.

- HS thao tác với máy tính và nêu:

7 : 40 = 0,175

+ Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là 17,5%

- HS l n lầ ượ ất b m các phím theo l i ờ đọ ủc c a GV:

7  4 0 %

+ Kết quả trên màn hình là 17,5

- 1 HS nêu trước lớp các bước tìm 34% của 56:

+ Tìm thương 56 : 100

+ Lấy thương vừa tìm được nhân với 34

Hoặc:

+ Tìm tích của 56 34

+ Chia tích vừa tìm được cho 100 - HS tính và nêu:

56 34 : 100 = 19,04

- HS thao tác với máy tính.

- HS nêu:

+ Lấy 78 : 65

+ Lấy tích vừa tìm được nhân với 100.

- HS bấm máy tính và nêu kết quả:

78 : 65 100 = 120

(26)

thực hiện tính 78 : 65 100

- GV nêu: Khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78 thay vì phải bấm các phím

7 8 6 5 1 0 0 =

ta chỉ việc bấm phím

7 8 6 5 %

3. Hoạt động vận dụng (10 phút) Bài 1

+ Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì?

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính rồi ghi kết quả vào vở.

+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số bằng máy tính ta làm thế nào?

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Muốn tìm giá trị một số phần trăm của 1 số bằng máy tính ta làm thế nào?

* Củng cố - dặn dò:

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm ôn tập và chuẩn bị giờ sau.

- HS nghe GV giới thiệu và dùng máy tính tìm một số khi biết 65%

của nó bằng 78.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS của một trường.

- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.

KQ: 196,78%; 196,59%; 200,56%;

201,75%.

- HS nêu cách làm.

- 1 HS đọc

- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng phụ - HS nhận xét, chốt kết quả đúng:

103,5; 86,25; 60,72 - HS nêu cách làm.

- HS lắng nghe

- HS chuẩn bị bài sau bài sau.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…..……….

………

………..

CHÍNH TẢ

CHÍNH TẢ ÂM VẦN TUẦN 16+17

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Trình bày đúng hình thức hai khổ đầu của bài thơ "Về ngôi nhà đang xây" ở nhà.Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi bài "Người mẹ của 51 đứa con" ở nhà.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / gi, v / d hoặc iêm / im, iêp / ip. Viết đúng quy tắc chính tả. Tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3). Rèn kĩ năng phân tích mô hình cấu tạo của tiếng.

(27)

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, khi tự đọc và tìm nội dung đoạn viết, viết bài đúng và đẹp. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm được qui tắc dấu thanh của tiếng

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ; Yêu con người, yêu cái đẹp, cái thiện.

*GDKNS:Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: HS biết tìm kiếm từ theo yêu cầu và phân biệt r/d/gi,v/d, iêm/im, iêp/ip.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng nhóm - HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: (3 phút) - Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (7p)

a. Tìm hiểu nội dung bài viết

- Yêu cầu HS đọc đoạn thơ bài "Về ngôi nhà đang xây"

- Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em biết điều gì về đât nước ta?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.

- GV yêu cầu HS viết lại các từ khó.

- GV nhận xét và chữa cho những em còn viết sai.

- Gọi HS đọc đoạn văn bài "Người mẹ của 51 đứa con"

+ Đoạn văn nói về ai ?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết - Yêu cầu HS luyện viết các từ vừa tìm được.

- HS chơi trò chơi

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS lần lượt nêu

- HS nêu: xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, còn nguyên, ...

- HS viết.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

+ Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú - bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành.

- HS tìm và nêu từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng,...

- HS viết nháp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, IWB software, projector/interactive whiteboard/TV.. Students’ aids: Student book,

- Tell pupils that they are going to listen to the recording, circle the correct options and write the answer to complete the sentences6. - Give them a few seconds to read each of

Tell pupils that they are going to listen to the recording and circle the correct answers.. - Give them a few seconds to read the sentences in silence and guess the words to fill

- Tell pupils that they are going to read the text about Mai and her friends Nam and Phong and write their names under the

- Output: SS can look and write. Look and write.. One pupil in Group A will mime one of the phrases on the board. he other groups guess the hobby, put a tick next to playing football