• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25

Ngày soạn: 4/ 3/ 2019

Ngày soạn: Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019 Tập đọc

TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

a. Hs đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó.

b. Ôn các vần ai, ay: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, vần ay.

- Biết hỏi- đáp theo mẫu về trường, lớp của em.(HS khá, giỏi).

- Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu.

c. Hiểu các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.

- Hiểu nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn hs. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của hs với mái trường.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, có ngữ điệu bài đọc

3. Thái độ: Yêu trường, lớp, lễ phép thầy cô, hòa nhã, giúp đỡ bạn bè II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài Tập đọc.

- Bộ chữ.

III. C ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Hoạt động của gv:

A. Mở bài: (3’)

- Gv nêu yêu cầu về tiết tập đọc.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn hs luyện đọc:

a. Gv đọc mẫu toàn bài.

b. Luyện đọc:20’

* Luyện đọc từ ngữ khó: cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay.

- Phân tích tiếng: trường, giáo,

- Gv giải nghĩa các từ: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.

* Luyện đọc câu:

- Luyện đọc từng câu trong bài.

- Đọc nối tiếp câu.

* Luyện đọc đoạn, bài.

- Thi đọc trước lớp.

- Nhận xét.

- Đọc đồng thanh toàn bài.

3. Ôn các vần ai, ay: 10’

a. Tìm tiếng có vần ai, ay:

- Hs thi tìm nhanh tiếng, từ trong bài có vần ai,

Hoạt động của hs:

- Vài hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Mỗi câu 3-4 hs đọc.

- Hs đọc nối tiếp câu.

- Hs đọc theo nhóm.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs nêu.

- Hs cả lớp đọc.

- Hs thi theo tổ.

(2)

ay.

- Đọc lại các tiếng, từ tìm được.

- Phân tích tiếng hai, tiếng dạy.

b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay.

- Đọc từ mẫu: con nai, máy bay.

- Gv tổ chức cho hs thi tìm những tiếng, từ có vần ai, ay.

- Gv tổng kết cuộc thi.

- Yêu cầu hs làm bài tập.

c. Nói câu chứa tiếng có vần ai, vần ay.

- Nhìn sgk nói 2 câu mẫu.

- Thi nói theo mẫu.

- Nhận xét, tổng kết cuộc thi.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài:18’

- Đọc câu hỏi 1.

- Đọc câu thứ nhất.

+ Trường học được gọi là gì?

- Đọc nối tiếp các câu 2, 3, 4.

- Nói tiếp câu: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì...

*GV: Trẻ em có quyền được đi học, được cô giáo, bạn bè yêu thương, dạy dỗ và chăm sóc như ở nhà.

- Gv đọc diễn cảm lại bài.

- Thi đọc toàn bài.

b. Luyện nói: 10’Hỏi nhau về trường, lớp.

- Nêu yêu cầu của bài luyện nói.

- Đóng vai hỏi đáp theo mẫu trong sgk.

- Gọi hs hỏi đáp tương tự.

- Gv nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc bài, chuẩn bị bài mới.

- 5 hs

- Vài hs nêu - Vài hs đọc

- Hs 3 tổ thi đua nêu.

- Hs làm vở bài tập.

- 2 hs.

- Hs thi theo tổ.

- Hs nêu.

- 1 hs.

- 2 hs.

- Vài hs nêu.

- 3 hs.

- 5 hs.

- 3hs.

- 1 hs.

- 2 hs.

- Vài cặp hs thực hiện.

______________________________________

Bồi dưỡng Tiếng Việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs đọc được các vần, tiếng, từ có chứa vần oăn, oăt, uât, uyêt, uynh, uych.

2. Kĩ năng: Đọc và viết được câu ứng dụng.

3. Thái độ: Biết vận dụng vào bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(3)

- Bảng ôn như sgk

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Gv A- Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu HS viết bảng: huân chương, kể chuyện

- Gv nhận xét B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Cho hs nêu các vần đã học trong tuần.

2. Ôn tập:

a. Đọc (13’)

- Giáo viên ghi lại vần đã học trong tuần oăn, oăt, uât, uyêt, uynh, uych.

- Yêu cầu học sinh đọc lại các bài trong tuần học vừa qua

- Gọi hs đọc thêm: sản xuất, trượt tuyết, trăng khuyết...

- Giáo viên nhận xét - GV nhận xét

? Tiếng nào có vần uyêt?

b. H ướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng( 10’)

- Treo chữ mẫu: “chạy huỳnh huỵch” hs quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ? Độ cao các nét?

- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.

- Gọi HS nêu lại quy trình viết?

- Yêu cầu HS viết bảng.

- GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.

- Các từ: đèn huỳnh quang, họp phụ huynh, duyệt binh.

- HS tập viết vào vở ô li.

* Câu: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh.

- Gọi hs đọc.

- Gv sửa sai.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Cho hs tìm tiếng chứa âm vừa học ở ngoài bài.

- GV nhận xét tiết học.

Hoạt động của Hs - HS bảng con.

- Nhiều hs nêu.

- HS đọc nhẩm.

- HS đọc trước lớp cá nhân, nhóm, lớp.

- 1hs trả lời.

- Hs quan sát.

- 2 hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs viết bảng con.

- HS viết vở ô li.

- 1 học sinh.

(4)

Bồi dưỡng T oán

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố khắc sâu cho HS dạng toán về trừcác số tròn chục.

2. Kĩ năng:Áp dụng để làm tốt bài tập.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng con, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi hs lên làm bài tập.

a) 80 ... 70 b) 10 ... 60 70 ... 40 50 ... 80 80 ... 50 50 ... 90 - Giáo viên nhận xét.

B. Luyện tập: (28’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Luyện tập thực hành:

Bài 1: Tính –

90

70 50

40 80

30 50

10 20

20

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Giáo viên chữa bài, nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm.

50 – 50 = 90 – 40 = 60 – 30 = 70 – 40 = 80 – 70 = 50 – 20 = 30 – 20 = 60 – 20 = 90 – 10 = - Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- HS nêu miệng kết quả nhẩm, nhận xét.

- Giáo viên chữa bài, nhận xét.

Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt.

Toàn có : 14 viên bi Nam : 5 viên bi

Cả hai có tất cả: ... viên bi?

- Gọi hs đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Cho hs làm bài vào vở.

- 2 học sinh, dưới lớp làm bảng con.

- Hs nêu yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài.

- 3 học sinh.

- Hs nêu yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài.

- 3 học sinh.

- 2 học sinh đọc.

- Hs trả lời.

- Hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng trình bày.

Bài giải

(5)

- Gọi hs nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét giờ học.

Cả hai bạn có tất cả số viên bi là:

14 + 5 = 19 (viên bi) Đáp số: 19 viên bi

____________________________________________

Ngày soạn: 4/ 3/ 2019

Ngày soạn: Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2019 Tập viết

TÔ CHỮ HOA: A, Ă, Â, B

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hs biết tô các chữ hoa A, Ă, Â. B

- Viết đúng các vần ai, ay; các từ ngữ: mái trường, điều hay- chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu;

- Viết đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.(HS khá, giỏi).

2. Kĩ năng: Viết đẹp nhanh các tiếng, từ, câu, . 3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích luyện viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chữ viết mẫu.

- Mẫu các chữ hoa A, Ă, Â. B

- Mẫu các chữ thường ai, ay, mái trường, điều hay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv:

A. Mở đầu: (3’)

- Gv nêu yêu cầu của các tiết tập viết.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Gv nêu.

2. Hướng dẫn tô chữ hoa:(10’) - Cho hs quan sát và nhận xét:

+ Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét ở từng chữ.

+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa các chữ.

- Luyện viết bảng con: A, Ă, Â, B.

- Nhận xét.

3. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:(7’) - Gv giới thiệu các vần và từ ngữ ứng dụng.

- Luyện viết bảng con: ai, ay, mái trường, điều hay.

- Nhận xét.

4. Hướng dẫn hs tập tô, tập viết.(13’) - Tập tô các chữ hoa A, Ă, Â, B.

Hoạt động của hs:

- Lắng nghe.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs viết.

- Vài hs đọc.

- Hs viết bảng.

- Hs tô vở tập viết.

(6)

- Tập viết các chữ: ai, ay, mái trường, điều hay.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết bài.

- Hs viết bài vở tập viết.

______________________________________

C

hính tả Bài:

Trường em

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs chép lại chính xác, khong mắc lỗi đọan văn trong bài Trường em.

Tốc độ viết tối thiểu 2 chữ/1 phút.

- Điền đúng vần ai hoặc ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống.

2. Kĩ năng: Làm được bài tập 2, 3 SGK.

3. Thái độ: Hs biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv chép sẵn đoạn chính tả lên bảng.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv:

A. Mở đầu: (3’)

- Gv nêu yêu cầu của tiết chính tả.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Gv nêu.

2. Hướng dẫn hs tập chép:(15’)

- Đọc đọan văn gv chép sẵn lên bảng.

- Luyện đọc các từ khó: trường, ngôi, hai, giáo, nhiều thiết, ...

- Yêu cầu hs luyện viết các chữ khó.

- Chép bài vào vở.

- Gv đọc cho hs soát lỗi.

3. Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả:(15’) a. Điền vần: ai hoặc ay.

- Điền mẫu 1 vần: Gà mái.

- Gv tổ chức cho hs thi điền nhanh.

- Nhận xét, tính điểm thi đua.

- Đọc lại kết quả đúng.

- Yêu cầu hs làm bài.

b. Điền chữ: c hoặc k.

- Gv tổ chức cho hs thi điền nhanh.

C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

Hoạt động của hs:

- Lắng nghe.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự chép bài vào vở.

- Hs tự soát bằng bút chì.

- Hs đổi vở kiểm tra.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs 3 tổ thi tiếp sức.

- Hs nêu.

- 3 hs đọc.

- Hs làm vở bt.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs thi tiếp sức.

(7)

- Dặn hs về nhà chép lại đoạn văn.

______________________________________

Toán

Bài 94:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức:

- Củng cố về làm tính trừ (đặt tính, tính) và trừ nhẩm các số tròn chục (trong phạm vi 100).

- Củng cố về giải toán.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của gv:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đặt tính rồi tính: 40+ 20 50+ 40 10+ 60 30+ 40 - Gv nhận xét .

B. Luyện tập:

Bài 1:(6’) Đặt tính rồi tính:

- Nêu cách đặt tính và tính.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2:(6’) Số?

- Gv tổ chức cho hs thi điền số nhanh, đúng.

- Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi, công bố kết quả.

Bài 3:(6’) Đúng ghi đ, sai ghi s:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Vì sao điền s?

- Kiểm tra bài.

Bài 4: (6’) - Đọc đề bài

- Tóm tắt bài toán và giải bài toán.

Bài giải:

Nhà Lan có tất cả số cái bát là:

20 + 10 = 30 (cái bát) Đáp số: 30 cái bát - Nhận xét bài giải.

Bài 5: (6’) (+ -)? (HS khá, giỏi) - Yêu cầu hs tự làm bài.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Hoạt động của hs:

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yc

- Hs đại diện 3 tổ thi tiếp sức.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm vở bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- 1 vài hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

(8)

C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

Bồi dưỡng T oán

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức các số tròn chục, so sánh các số trong phạm vi 20.

- Giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm các bài tập.

3. Thái độ: HS tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Bảng con. Bó que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: Số? (5’) - Gọi hs đọc các số tròn chục.

? Số 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

? Số 90 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- Gv nhận xét.

B. Luyện tập: (27’) Bài 1: >, <, =

12……. 16 17……..20 19……11 15……..15 18……..12 10……15 - Hs làm bài.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Bài 2. Các số 15, 19, 10, 16, 20.

- Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn:………..

- Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé:………..

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Bài 3:

Nhà Hà có 14 cái mũ, nhà Linh có 5 cái mũ. Hỏi cả hai nhà có tất cả bao nhiêu cái mũ?

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs đọc nội dung bài rồi giải bài.

- GV nhận xét, kết luận.

C. Củng cố- Dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập trong sách.

Hoạt động của hs - 2 hs đọc và trả lời.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 2 hs đọc và nhận xét.

- Hs nêu yc.

- 3hs lên bảng làm.

- 1 hs thực hiện.

- 3 hs đọc kêt quả.

- Hs đọc bài toán.

- Hs trả lời.

- 1hs lên bảng làm.

(9)

Ngày soạn: 5/ 3/ 2019

Ngày soạn: Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019 T

ập đọc

TẶNG CHÁU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs đọc trơn cả bài: Phát âm đúng các tiếng có vần yêu; tiếng mang thanh hỏi; các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.

- Ôn các vần ao, au; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, vần au.(HS khá, giỏi).

2. Kĩ năng:

- Hiểu từ ngữ trong bài (nước non).

- Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.

- Tìm và hát được các bài hát về Bác Hồ.

- Học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

- Bộ chữ hv.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc bài Trường em và trả lời câu hỏi:

+ Trong bài trường học được gọi là gì?

+ Vì sao nói: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài☹2’)

- Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác Hồ?

- Gv giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn hs luyện đọc☹15’) a. Gv đọc mẫu toàn bài:

b. Hs luyện đọc:

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:

- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Tặng cháu, gọi là, nước non.

- Phân tích các tiếng: tặng, yêu, chút.

* Luyện đọc câu:

- Gọi hs đọc từng câu trong bài.

Hoạt động của hs:

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs nêu.

- 2 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Mỗi hs đọc 1 câu.

- Từng nhóm 4 hs thi đọc.

(10)

- Đọc nối tiếp câu.

- Thi đọc toàn bài.

- Nhận xét, tính điểm thi đua.

- Đọc đồng thanh toàn bài.

3. Ôn các vần ao, au☹15’) a. Tìm tiếng trong bài có vần au.

- Thi tìm nhanh tiếng chứa vần au.

- Gv nhận xét.

b. Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần ao, vần au.

- Đọc mẫu trong sgk.

- Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi.

c. Nói câu chứa tiếng có vần ao, au:

- Đọc câu mẫu trong sgk.

- Tổ chức cho hs thi nói câu chứa tiếng có vần ao, au.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài☹15’) - Đọc 2 dòng thơ đầu.

+ Bác Hồ tặng vở cho ai?

- Đọc 2 dòng thơ còn lại.

+ Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?

*GV: Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.

- Trẻ em có quyền được yêu thương, chăm sóc.

- Gv đọc diễn cảm lại bài thơ.

- Đọc lại toàn bài.

b. Học thuộc lòng bài thơ☹10’) - Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- Nhận xét.

c. Hát các bài hát về Bác Hồ☹7’)

- Yêu cầu hs thảo luận, tìm các bài hát về Bác Hồ.

- Tổ chức cho hs thi hát trước lớp.

- Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài mới.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs nêu - Cả lớp đọc.

- Hs đại diện 3 tổ thi.

- 1 hs.

- Hs thi đua tìm.

- 2 hs.

- Hs thi nói theo nhóm.

- 3 hs.

- Hs nêu.

- 3 hs.

- Vài hs nêu.

- Hs theo dõi.

- 3 hs.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs đại diện các tổ thi.

- Hs nêu.

- Hs tìm theo nhóm 4 hs.

- Hs 3 tổ thi.

Toán

Bài 95:

ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH

(11)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Giúp hs:

- Nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.

- Củng cố về cộng, trừ các số tròn chục và giải toán.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của gv:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đặt tính rồi tính: 70 – 50 80 – 40 90 – 40 60 – 30 - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.

(15’)

a, Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông.

- Gv vẽ hình vuông và các điểm A, N trên bảng.

- Gv giới thiệu điểm A ở trong hình vuông.

- Gọi hs nhắc lại.

- Gv giới thiệu điểm N ở ngoài hình vuông.

B, Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn:

- Gv vẽ hình tròn và các điểm O, P lên bảng.

- Chỉ và nêu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn.

C, Gv giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tam giác tương tự như trên.

2. Thực hành: (15’)

Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S:

- Đọc nối tiếp các ý trong bài.

- Yêu cầu hs quan sát hình, lựa chọn ý để điền Đ, S.

- Nhận xét, chữa bài.

- Những điểm nào ở trong hình tam giác?

- Những điểm nào ở ngoài hình tam giác?

Bài 2: Đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

- Yêu cầu hs kiểm tra bài.

Bài 3: Tính:

- Nêu cách tính: 20 + 10 + 10 = 40 - Tương tự yc hs làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

Hoạt động của hs:

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu lại.

- Vài hs nhắc lại.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 6 hs đọc nối tiếp.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu - 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- 2 hs đọc.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yc - 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu - 1 hs.

(12)

Bài 4: Đọc đề bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Hoa có tất cả số nhãn vở là:

10 + 20 = 30 (nhãn vở) Đáp số: 30 nhãn v - Nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

_____________________________________________________

Ngày soạn: 5/ 3/ 2019

Ngày soạn: Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2019 T

oán

Bài 96:

Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Kiến thức:

- Củng cố về các số tròn chục và cộng, trừ các số tròn chục.

- Củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.

2. Kĩ năng: Hs thực hiện làm được các dạng bài tập.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Vẽ 2 điểm ở trong hình vuông.

- Vẽ 2 điểm ở ngoài hình tròn.

- Gv nhận xét . B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Gv nêu.

2. Luyện tập:

Bài 1:(8’) Viết (theo mẫu):

- Nêu mẫu: Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị.

- Yêu cầu hs tự viết vào bài.

- Đọc lại kq.

Bài 2: (không làm) Bài 3: (7’) Đọc yêu cầu.

(Bỏ phần a.)

- Nêu cách tính nhẩm ở phần b.

Hoạt động của hs:

- 1 hs vẽ.

- 1 hs vẽ.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm vở bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Vài hs đọc.

- Hs nêu.

- 1 hs.

(13)

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét về mqh giữa phép cộng và phép trừ:

50 + 20 = 70 70 - 50 = 20 70 - 20 = 50 - Nhận xét.

d. Bài 4:(6’) Đọc bài toán - Nêu tóm tắt bt.

- Yêu cầu hs tự giải bt.

Bài giải:

Cả hai lớp vẽ được số bức tranh là:

20 + 30 = 50 (bức tranh) Đáp số: 50 bức tranh.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 5:(7’) Đọc yêu cầu.

- Yêu cầu hs vẽ 3 điểm ở trong và 2 điểm ở ngoài hình tam giác.

- Nhận xét, chữa bài.

- Kiểm tra bài.

C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Hs làm vở bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

______________________________________

T

ập đọc

CÁI NHÃN VỞ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc trơn bài. phát âm đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.

- Ôn các vần ang, ac; tìm được tiếng có vần ang, vần ac.

2. Kĩ năng:

- Hiểu các từ ngữ trong bài: nắn nót, ngay ngắn.

- Hiểu tác dụng của nhãn vở.

- Biết viết nhãn vở. Tự làm và trang trí được một nhãn vở. (Hs khá, giỏi).

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ chữ học vần.

- Một số nhãn vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Hoạt động của hs:

(14)

- Đọc thuộc lòng bài thơ Tặng cháu và trả lời các câu hỏi 1, 2 trong sgk.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu

2. Huớng dẫn hs luyện đọc:(20’) a. Gv đọc mẫu toàn bài

b. Hs luyện đọc

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ

- Luyện đọc tiếng, từ khó: Nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.

- Phân tích tiếng quyển, nắn, ngay.

* Luyện đọc câu:

- Đọc từng câu trong bài.

- Đọc nối tiếp câu trong bài.

* Luyện đọc đoạn, bài:

- Gv chia bài làm 2 đoạn.

- Đọc nối tiếp đoạn.

- Thi đọc đoạn.

- Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần ang, ac.(10’)

a. Tìm tiếng trong bài có vần ang.

- Thi tìm nhanh tiếng có vần ang.

- Gv nhận xét.

b. tìm tiếng ngoài bài có vần ang vần ac.

- Đọc mẫu trong sgk.

- Gv tổ chức cho hs thi tìm nhanh đúng.

- Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi.

Tiết 2

4. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài(15) a. Tìm hiểu bài:

- Đọc 3 câu đầu

+ Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở?

- Đọc 2 dòng tiếp theo + Nhãn vở có tác dụng gì?

* Trẻ em có quyền có họ tên, khai sinh.

- Thi đọc lại bài văn.

b. Hướng dẫn hs tự làm và trang trí 1 nhãn vở.

(10’)

- Cho hs xem mẫu nhãn vở.

- Gv hướng dẫn hs cách làm.

- Yêu cầu hs tự làm nhãn vở.

- Thi trưng bày nhãn vở.

- Gv nhận xét, khen hs.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- 3 hs đọc và trả lời.

- Hs theo dõi.

- Nhiều hs đọc.

- Hs nêu.

- Mỗi hs đọc 1 câu.

- Hs đọc 2 lượt.

- Hs đọc trong nhóm.

- Hs các nhóm thi đọc.

- Cả lớp đọc.

- Hs 3 tổ thi đua nêu.

- 1 hs.

- Hs 3 tổ thi đua.

- 1 hs.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs.

- 1 vài hs nêu.

- 3 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Hs bày theo tổ.

(15)

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tiếp tục làm nhãn vở; đọc lại bài học.

______________________________________

Văn hóa giao thông

Bài 7: KHÔNG ĐÙA NGHỊCH TRÊN HÈ PHỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết được tác hại của việc đùa nghịch trên hè phố, trên đường làng.

2. Kĩ năng: HS biết chơi ở chỗ phù hợp và an toàn.

3. Thái độ: HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không đùa nghịch trên hè phố.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Tranh ảnh, video về các hành động có ý thức/ không có ý thức khi đi trên hè phố để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1 2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Em thường vui chơi với các bạn ở những nơi nào?

- Em đã bao giờ chơi đùa trên vỉa hè chưa?

- Em chơi trò gì trên hè phố và điều đó có ảnh hưởng tới những người xung quanh không?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài mới.

2. Các hoạt động cơ bản (27’)

- GV kể câu chuyện “Trận đấu quyết liệt”.

- GV nêu câu hỏi:

H: Chiều thứ bảy Sang, Tuấn, Kiệt và Danh đã làm gì? HS trả lời

H: Tại sao Sang và chị đi xe đạp bị ngã?

HS trả lời.

- HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.

H: Chúng ta có nên chơi đùa trên hè phố không? Tại sao ?

- 2 H c sinh tr l iọ ả ờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 4 H c sinh tr l i.ọ ả ờ

- Đ i di n nhóm 2 lên trình bày.ạ ệ

(16)

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét.

3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định những việc nên và không nên làm bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

- Yêu cầu HS giải thích ở một số trường hợp em cho là Sai.

- GV hỏi thêm: Ngoài những việc đã nêu trong sách giáo khoa. Em hãy nêu những việc không nên làm khi đi trên vỉa hè?

- GV nhận xét.

4. Hoạt động ứng dụng

- Cho HS xem một video nói về việc chơi đùa trên vỉa hè:

(Xem đến đoạn Sơn rủ Tony đá bóng trên vỉa hè thì dừng lại).

H: Theo em, Sơn và Tonny ai đúng, ai sai? Tại sao ?

- GV nhận xét.

H: Nếu bạn Sơn rủ em cùng chơi đá bóng trên vỉa hè, em sẽ trả lời bạn Sơn thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

GV liên hệ giáo dục: Vỉa hè dùng để làm gì? Khi đi trên vỉa hè thì ta nên đi như thế nào?

- GV nhận xét và liên hệ giáo dục HS không được đùa nghịch trên hè phố.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- HS nh n xét.ậ

- HS quan sát hình trong sách .

- HS sắp xêp l i các b c hình đúng trìnhạ ứ t câu chuy n.ự ệ

- H c sinh ọ nêu nh ng vi c không nênữ ệ làm khi đi trên v a hè.ỉ

- H c sinh ọ m t video nói vê, vi c ch iộ ệ ơ đùa trên v a hèỉ .

- H c sinh th o lu n nhóm 4 và nêuọ ả ậ cách x lí tình huông.ử

- HS nêu cách x lí tình huông. Sau đóử m i m t sô nhóm lên đóng vai.ờ ộ

- Đ i di n nhóm 1 lên trình bày.ạ ệ - HS nh n xét.ậ

- H c sinh tr l iọ ả ờ.

- H c sinh lắng ngheọ .

_______________________________________________

Ngày soạn: 6/ 3/ 2019

Ngày soạn: Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2019 C

hính tả

(17)

TẶNG CHÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Chép lại chính xác, không mắc lỗi bài thơ Tặng cháu, trình bày đúng bài thơ . Tốc độ chép tối thiểu: 2 tiếng/1 phút.

2. Kĩ năng: Điền đúng chữ n hay l, dấu hỏi hay dấu ngã.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bảng nam châm.

- Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Lên bảng chữa bài 2, 3.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Hướng dẫn hs tập chép:(20’) - Gv viết bảng bài thơ Tặng cháu.

- Đọc bài thơ.

- Tìm những tiếng khó viết.

- Tập chép bài vào vở.

- Gv đọc, yêu cầu hs chữa bài.

- Gv chữa lỗi sai phổ biến lên bảng.

- Hs đổi vở kiểm tra.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

2. Hướng dẫn hs làm bài tập:(10’) a. Điền chữ: n hay l?

- Gv hướng dẫn hs làm bt.

- Lên bảng làm mẫu: nụ hoa

- Gv tổ chức cho hs thi làm bt nhanh - Nhận xét, tính điểm thi đua.

- Yêu cầu hs làm bt vào vở.

b. Điền dấu: hỏi hay ngã.

- Gv hướng dẫn hs làm bt.

- Lên bảng làm mẫu.

- Gv tổ chức cho hs thi làm bài đúng nhanh.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Yêu cầu hs về nhà chép lại bài thơ cho đúng, đẹp.

Hoạt động của hs:

- 2 hs làm bài.

- Vài hs đọc

- Hs tìm và viết ra bảng con.

- Hs tự chép.

- Hs tự chữa bài bằng bút chì.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs.

- Hs đại diện 3 tổ thi.

- Hs tự làm.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs làm.

- Hs 3 tổ thi đua.

- Hs nêu.

___________________________________________

K

ể chuyện

Rùa và Thỏ

I. MỤC TIÊU:

(18)

1. Kiến thức: Hs nghe gv kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đọan của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. . Bước đầu biết đổi giọng để phân biệt lời của Rùa, của Thỏ và lời của người dẫn chuyện.

2. Kĩ năng: Hiểu lời khuyên của câu chuyện: chớ chủ quan, kiêu ngạo. Chậm như Rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa truyện kể trong sgk.

- Mặt nạ Rùa, Thỏ cho hs tập kể phân vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv:

A. Mở đầu: (3’)

- Gv giới thiệu về phân môn kể chuyện và cách học các tiết kể chuyện.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu.

2. Gv kể chuyện:(5’) - Gv kể lần 1

- Gv kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh họa.

3. Hướng dẫn hs kể từng đọan câu chuyện theo tranh.

(5’)

- Tranh 1: Gv yêu cầu hs quan sát tranh 1 trong sgk, đọc và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

+ Thỏ nói gì với Rùa?

- Gv yc hs thi kể đọan 1 của câu chuyện.

- Tương tự như trên yêu cầu hs kể tiếp các đọan 2, 3, 4.

4. Hướng dẫn hs phân vai kể truyện:(10’)

- Gv chia nhóm yc hs phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Kể lần 1, gv đóng vai người dẫn chuyện.

- Các lần kể khác hs tự đóng các vai.

- Nhận xét.

5. Giúp hs hiểu ý nghĩa câu chuỵện: (10’) - Vì sao Thỏ thua Rùa?

- Câu chuyện này khuyên các em điều gì?

- Gv nêu ý nghĩa:

+ Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như thỏ sẽ thất bại.

+ Hãy học tập Rùa. Rùa chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

Hoạt động của hs:

- Hs lắng nghe.

- Vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đại diện 3 tổ thi kể.

- Hs các tổ thi kể.

- Hs thảo luận nhóm 5.

- Hs đóng các vai còn lại.

- Hs thi kể phân vai.

- Hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

(19)

- Gv nhận xét giờ học.

- Yêu cầu hs về nhà tập kể lại câu chuyện. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện lần sau.

______________________________________

Toán

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố khắc sâu cho HS dạng toán về trừcác số tròn chục.

2. Kĩ năng:Áp dụng để làm tốt bài tập.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng con, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi hs lên làm bài tập.

a) 80 ... 70 b) 10 ... 60 70 ... 40 50 ... 80 80 ... 50 50 ... 90 - Giáo viên nhận xét.

B. Luyện tập: (28’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Luyện tập thực hành:

Bài 1: Tính –

90

70 50

40 80

30 50

10 20

20

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Giáo viên chữa bài, nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm.

50 – 50 = 90 – 40 = 60 – 30 = 70 – 40 = 80 – 70 = 50 – 20 = 30 – 20 = 60 – 20 = 90 – 10 = - Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- HS nêu miệng kết quả nhẩm, nhận xét.

- Giáo viên chữa bài, nhận xét.

Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt.

Toàn có : 14 viên bi Nam : 5 viên bi

- 2 học sinh, dưới lớp làm bảng con.

- Hs nêu yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài.

- 3 học sinh.

- Hs nêu yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài.

- 3 học sinh.

- 2 học sinh đọc.

- Hs trả lời.

(20)

Cả hai có tất cả: ... viên bi?

- Gọi hs đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Cho hs làm bài vào vở.

- Gọi hs nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét giờ học.

- Hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng trình bày.

Bài giải

Cả hai bạn có tất cả số viên bi là:

14 + 5 = 19 (viên bi) Đáp số: 19 viên bi

______________________________________

Sinh hoạt lớp – Kĩ năng sống

BÀI 6: KĨ NĂNG THỂ HIỆN TÌNH YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH (TIẾT1) – SINH HOẠT TUẦN 25

I. MỤC TIÊU:

1. Kĩ năng sống

Thực hành xong bài này, em:

- Biết được một số biểu hiện cụ thể của tình yêu thương gia đình.

- Hiểu được một số yêu cầu để thể hiện tình yêu thương gia đình.

- Tích cực thực hiện các hành động yêu thương gia đình.

2. Sinh hoạt

- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần.

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại.

- Tiếp tục thi đua vươn lên trong học tập, nề nếp.

II. N ỘI DUNG

A. Kĩ năng sống (15’) 1. Khởi động

Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát bài:" Cả nhà thương nhau”

2. Bài mới

GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng 3. Hoạt động cơ bản

Hoạt động 1: Trải nghiệm

GV đọc cho Hs nghe bài thơ của Xuân Phương.

HS lắng nghe sau đó GV yêu cầu HS vẽ (mặt cười) bên cạnh những câu thơ có hành động thể hiện sự quan tâm, sự yêu thương gia đình.

HS trả lời, GV chốt ý đúng: Thương mẹ vất vả Ở nhà phụ mẹ

Em hãy kể những hành động yêu thương gia đình.

Hoạt động 2: Chia sẻ - Phản hồi

- Em hãy thảo luận nhóm đôi rồi tô màu vào cánh hoa ghi hành động tốt.

- HS trình bày, GV chốt ý đúng:

(21)

a) Rót nước mời bố mẹ.

b) Hôn bố mẹ trước khi đi ngủ.

c) Đấm lưng cho ông ngoại.

Hoạt động 3:Xử lí tình huống

- GV nêu tình huống: Bố mẹ nhờ em chọn những món ăn yêu thích của những người thân trong gia đình. Em hãy viết những món ăn đó.

- HS trình bày - GV nhận xét - Chốt ý đúng Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm

Hãy đánh dấu x vào ở hành động phù hợp với bạn Hiếu.

a) Hiếu đi khẽ khi mẹ đang ốm

b) Mẹ ốm, Hiếu sờ tay vào trán mẹ xem có bị sốt không.

c) Hiếu gọi bạn đến chơi vì mẹ ốm không có ai chơi cùng.

- HS nêu ý kiến - GV nhận xét - Chốt kiến thức: Yêu thương những người trong gia đình là luôn luôn biết quan tâm, giúp đỡ và làm cho họ vui.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

B. Sinh hoạt lớp (15’) 1.

Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ . - Tổ: 1, 2, 3, 4.

- Gv căn cứ vào nhận xét, xếp thi đua trong tổ.

2. GV nhận xét chung

* Ưu điểm:

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

...

...

3. Phương hướng hoạt động tuần tới

- Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được.

- Tập trung cao độ vào học tập, phát huy tinh thần học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

______________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

*Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một