• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

NS: 10 / 12 / 2021

NG: 13 / 12 / 2021 Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2021

TOÁN

KI - LÔ - MÉT VUÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

- Biết 1km2 = 1000000m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

- Góp phần phát triển năng lực - PC:

+ NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ HS có thái độ học tập tích cực.

* ĐCND: Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng:

3324,92 ki-lô-mét vuông

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, ảnh Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

1. Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9?

2. Hãy đọc tên các đơn vị đo diện tích đã học?

3. Mỗi đơn vị đo diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?

- - TK trò chơi - Dẫn vào bài

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời

- Các số có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2

- Các số có tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5

- Những số chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số chia hết cho 9.

- Những số chia hết cho 3 là những số có tổng các chữ số chia hết cho 3.

- m2 dm2 cm2

- 100 lần

- GV giới thiệu: Khi đo những vùng có diện tích lớn như một thành phố lớn, 1 khu rừng,…ta hay sử dụng đơn vị đo diện tích là ki-lô-mét-vuông.

2. Hình thành kiến thức mới: 15’

a. Giới thiệu ki-lô-mét vuông:

- GV ghi bảng đơn vị đo diện tích km2

và nêu cách đọc, viết. - Ki-lô-mét-vuông - Viết: km2

- GV đưa bức ảnh về Hồ Tây: Là hình vuông có cạnh 1 km.

(2)

- YC HS quan sát hình dung về diện tích Hồ Tây

+ Vậy diện tích Hồ Tây là bao nhiêu? - 1 km2 - GV giới thiệu mối quan hệ giữa km2

và m2

- 1 km2= 1 000 000 m2 Hoặc: 1 000 000 m2= 1 km2 - 2 HS lên bảng, dưới lớp viết nháp

một số đơn vị đo diện tích. HS đọc lại ví dụ.

- Mét vuông, đề-xi-mét vuông, xăng-ti- mét vuông,...

- Hãy nêu đơn vị đo diện tích đã học?

Sắp xếp chúng theo thứ tự ? Mối quan hệ giữa chúng?

- km2, m2,...

- Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị nhỏ hơn tiếp liền nó và ngược lại...

* Kết luận: Các đơn vị đo diện tích liền kề nhau như m2, dm2, cm2sẽ luôn hơn kém nhau 100 lần.

- HS lắng nghe

3. Hoạt động thực hành: 15’

Bài 1 : (5’)

- YC HS đọc đề - 2 HS đọc

+ Bài tập yêu cầu các em làm gì? - Viết số thích hợp vào ô trống + Để đọc, viết đúng cần dựa vào điều

kiện nào?

- Cần dựa vào đề bài đưa ra...

- YC HS làm bài - HS làm bài vào vở

- 3 HS làm bài - Gọi vài em đọc kết quả bài làm

- YC HS nhận xét, chữa bài - GV chốt kết quả đúng

Đọc Viết

Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông

921km2 Hai nghìn ki-lô-mét

vuông

2000km2 Năm trăm linh c ín ki-l

-mét vuông

509km2 Ba trăm hai mươi nghìn

ki-lô- mét vuông

320000 km2 - Giải thích cách làm? - Viết số từ hàng cao đến hàng thấp kèm

theo tên đơn vị...

Bài 2 : ( 5’)

+ Bài yêu cầu gì? - Viết số thích hợp vào chố chấm + Dựa vào đâu để em viết được số

thích hợp vào ô trống ?

- Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích

- YC HS làm bài - HS làm bài tập vào vở - 2 HS làm bài

- Gọi vài em đọc kết quả bài làm 1km2 = 1 000 000 m2

(3)

- YC HS nhận xét, chữa bài - GV chốt kết quả đúng

1 m2 = 100 dm2

32 m249 dm2 = 3249 dm2 1 000 000 m2 = 1 km2 5 km2 = 5 000 000m2 2000 000 m2= 2 km2 - Tại sao 32m2 49 d m2 = 3249 dm2?

- Để đổi 2 000 000 m2 = …..km2, em làm thế nào?

- Vì 32 m2 = 3200 dm2

- Mét vuông kém km2 1 000 000 lần nên lấy 2 000 000 chia nhẩm cho 1 000 000 Bài 3: ( 5’ )

- YC HS đọc bài toán - 2 HS đọc

+ Bài cho biết gì? - a. 3 km ; b. 2 km.

- Yêu cầu tìm gì? - Tính S?

- YC HS làm bài - HS làm bài cá nhân

- YC vài em đọc kết quả bài làm - Gọi HS nhận xét, chữa bài - GV chốt kết quả đúng 4- HĐ Vận dụng: 5’

+ Nêu cách đọc viết đơn vị đo diện tích?

+ Khi đọc, viết đơn vị đo diện tích có gì khác với cách đọc, viết đơn vị đo độ dài?

* Củng cố - Dặn dò

- GV chốt lại các kiến thức về đo diện tích vừa học và ôn .

- Giao bài tập về nhà - Nhận xét giờ học

Bài giải: Diện tích khu rừng đó là:

3 2 = 6 ( km2) Đáp số: 6 km2 - Đọc viết số trước, tên đơn vị sau - Có tên số 2 ở cuối tên đơn vị

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 36: ÔN TẬP (Tiết 5)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I

- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho bộ phận của câu.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Sách vở

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“ ô cửa bí mật”

Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?

Cho ví dụ?

Gv nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài - GV: Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện đọc và ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.

2- HĐ Luyện tập, thực hành a. Kiểm tra đọc (15'):

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

3, Hướng dẫn ôn tập:

Bài tập 2: (15')

Câu 1: Tìm danh từ, động từ, tính từ - Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn và suy nghĩ làm bài.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

- Củng cố về danh từ, động từ, tính từ + Danh từ là những từ được dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng.

+ Động từ là những tử chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật.

+ Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, sự vật.

Câu 2 : Đặt câu hỏi

- Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.

- Nắng phố huyện vàng hoe.

- Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ, đang chơi

- HS mở ô cửa - trả lời câu hỏi:

-DT: là những từ chỉ sự vật

-ĐT: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái.

TT: Miêu tả đặc điểm, tính chất…

Lớp lắng nghe

- Hs bốc thăm (sau 1 phút đọc bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- đọc thầm đoạn văn.

- 2 Hs làm giấy khổ to.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

+ Danh từ: Buổi chiều, xe, thị trấn, nắng. phố huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.

+ Động từ: Dừng lại, chơi đùa, đeo + Tính từ: Nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ

* Đặt câu hỏi: HS đặt miệng

=> Buổi chiều xe làm gì?

=> Nắng phố huyện như thế nào?

=> Ai đang chơi đùa trước sân?

(5)

đùa trước sân.

- Gv nhận xét

-> Câu Ai – làm gì? Ai - thế nào?

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ CN trong câu kể Ai làm gì TL cho câu hỏi nào ? VN TL cho câu hỏi nào ? Củng cố, dặn dò:

-Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

-Hs nêu: CN TLCH: Ai, con gì, cái gì?

VN TLCH : Làm gì?

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 35: ÔN TẬP (Tiết 6)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I

- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Sách vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-Cho HS chơi Trò chơi: Gọi đò

Quản trò gọi đò ai là đò ấy phải trả lời 1 câu hỏi

Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?

Gv nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài

- Trong tiết học hôm nay các em sẽ tiếp luyện đọc và ôn luyện về văn miêu tả đồ vật.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

a. Kiểm tra đọc (15'):

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- HS tham gia chơi

- Cả lớp lái đò, trả lời quản trò -Bài văn miêu tả đồ vật gồm 3 phần: MB, TB, KB…

Lớp nhận xét

- Hs bốc thăm (sau 1 phút đọc bài)

(6)

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

Gv nhận xét, đánh giá 3. Hướng dẫn ôn tập:

Bài tập 2 (15')

- Gv hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu:

a, Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:

- Yêu cầu hs quan sát, lập dàn ý.

- Lắng nghe Hs trình bày dàn ý, nhận xét, chữa bài cho các em.

Củng cố về cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật

b,Viết phần mở bài, kết bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

Củng cố về các kiểu mở bài, kết bài

- Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs xác định yêu cầu bài: Đây là dạng văn miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.

- Hs chọn một đồ dùng học tập để quan sát.

- Từng hs quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp rồi chuyển thành dàn ý.

- Hs phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trước lớp.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài, hoàn thiện bài của mình.

- MB theo kiểu gián tiếp

Sách, vở, bút, thước kẻ, là những người bạn gắn bó cùng em trong suốt quá trình học tập. Trong những vật dụng yêu quý đó em quý nhất là chiếc hộp bút bởi đó là vật dụng gắn bó với em đã nhiều năm. Không những vậy, nó còn là quà của cô út tặng em nhân sinh nhật của mình.

- KB theo kiểu mở rộng

Chiếc hộp bút gắn liền với em như một người bạn thân thiết. Vì đã dùng rất lâu nên nó cũng đã cũ đi rất nhiều, nhưng có lẽ em sẽ mãi cất giữ nó một cách cẩn thận như một kỉ niệm tuổi thơ của mình.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

-Có mấy kiểu mở bài, đó là kiểu nào?

-Có mấy kiểu kết bài bài, đó là kiểu nào?

* Củng cố, dặn dò - Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thiện bài - Chuẩn bị bài sau.

-Có 2 Kiểu MB: MB tt, gián tiếp -Có 2 kiểu KB: MR, không MR

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(7)

- Củng cố kiến thức biểu đồ và đo diện tích. Chuyển đổi được các số đo diện tích.

- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

*ĐCND: Bài 3: Cập nhật số liệu mới:Cho biết diện tích của ba thành phố (theo số liệu năm 2009): Hà Nội (3 324,92 km² ); Đà Nẵng (1255,53 km²); TP. Hồ Chí Minh (2 095,239 km²).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: SGK, VBT, vở ôly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

+ 34000000m2bằng bao nhiêu km2?

+ Khi nào người ta sử dụng đơn vị đo km2

?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- HS tham gia chơi - 34 km

- Khi đo những vùng có diện tích lớn như một thành phố lớn, 1 khu rừng,…ta hay sử dụng đơn vị đo diện tích là ki- lô-mét-vuông.

Giới thiệu bài: : Các em đã được học các đơn vị đo km2; m2; dm2; cm2. Hôm nay cô trò chúng ta cùng củng cố mối qua hệ của các đơn vị đo đó qua bài luyện tập.

2. Hoạt động thực hành: 30’

Bài 1 (100): (7’)

- HS đọc yêu cầu bài 1

- 2 HS đọc

+ Bài tập 1 yêu cầu gì? - Viết số thích hợp vào chỗ trống + Dựa vào đâu để em viết được số thích

hợp vào chỗ trống ?

- Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích

- YC HS làm bài tập - HS làm bài tập cá nhân vào vở - 2 em làm bảng nhóm

- YC vài em đọc kết quả bài làm - YC HS nhận xét bài làm của bạn - Chữa bài (nếu cần )

- GV chốt kết quả đúng

530 dm2 = 53 000 cm2 13 dm2 29 cm2 = 1329 cm2 84 600 cm2 = 846 dm2 300 dm2 = 3 m2

10 km2 =10 000 000 m2 9 000 000 m2 = 9 km2

+ Nêu cách chuyển đổi 1km2= ? m2 - 1 km2gấp m2 1 000 000 lần nên ta nhân 1 với 1 000 000

+ Em hãy nêu cách chuyển đổi 13 dm2 29 cm2 = 1329 cm2 ?

- Đổi 13 dm2 = 1300 cm2 rồi cộng với 29 cm2

+ Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp ( kém) nhau bao nhiêu lần?

- Gấp hoặc kém nhau 100 lần

(8)

Bài tập 2: (6’)

- HS đọc yêu cầu bài 2 - 2 HS đọc

+ Bài toán cho biết gì? a) a = 5 km ; b = 4 km + Bài toán hỏi gì?

b) a = 8000 m ; b = 2 km

- Tính diện tích khu đất hình chữ nhật + Khi làm phần b em cần lưu ý điều gì - a và b chưa cùng đơn vị đo

- YC HS làm bài tập - HS làm bài tập vào vở - 1 em làm bảmg nhóm - YC vài em nêu kết quả bài làm

- YC HS nhận xét, chữa bài:

- GV chốt bài làm đúng

Bài giải

a) Diện tích khu đất hình chữ nhật đó là: 5 4 = 20 ( km2 )

b) Đổi 8000m = 8 km

Diện tích khu đất hình chữ nhật đó là:

8 2 = 16 ( km2 )

Đáp số: a) 20 km2 b) 16 km2 Bài tập 3: (6’)

+ Bài 3 yêu cầu gì? - So sánh diện tích các thành phố + Dựa vào đâu để em so sánh diện tích

các thành phố ?

- Dựa vào các số liệu và cách so sánh 2 số tự nhiên

- YC HS làm bài tập - HS làm bài vào vở

- 1 em làm bảng nhóm - Gọi 2 em nêu kết quả bài làm

- YC HS nhận xét đúng sai - Chữa bài

- Chốt lời giải đúng

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau

Bài tập 4: (6’)

+ Bài toán cho gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính được diện tích khu đất ta phải tìm gì?

- Y/c HS làm bài

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài tập 5: (5’) - HS đọc yêu cầu.

- Học sinh quan sát biểu đồ + Nêu tên biểu đồ?

+ Biểu đồ thể hiện điều gì?

- GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ

a) Diện tích Hà Nội > Diện tích Đà Nẵng

Diện tích Đà Nẵng < Diện tích thành phố Hồ Chí Minh

b) Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất. Thành phố Đà Nẵng có diện tích bé nhất.

Tóm tắt:

Chiều dài: 3km Chiều rộng:

3

1 chiều dài.

Diện tích: ... km2? - Tìm chiều rộng.

Bài giải. Chiều rộng của khu đất là:

3: 3 = 1 (km) Diện tích của khu đất là:

3 1 = 3 (km2) Đáp số: 3km2

- Mật độ dân số của 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh.

(9)

dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích km2.

+ Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố.

- Học sinh làm bài.

- Học sinh nêu kết quả.

- Lớp nhận xét.

- GV lưu ý HS đây là số liệu cũ năm 1999. Số liệu mới có thể thay đổi

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Làm thế nào để tính mật độ dân số? Tác dụng của đơn vị đo km2 ?

* Củng cố - Dặn dò

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học

- Chuẩn bị bài sau

- Hà Nội: 2952 người/km2, Hải Phòng:

1126 người/km2, thành phố Hồ Chí Minh: 2375 người/km2.

a. Thành phố Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.

b. Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh gấp hơn hai lần mật độ dân số thành phố Hải Phòng.

- Lấy tổng diện tích chia cho tổng số dân.

- Để đo những vùng có diện tích lớn như một thành phố lớn, 1 khu rừng,…

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 36: ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I (Tiết 7)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.

- Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Rèn HS ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Sách vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“ ô cửa bí mật”

-Có mấy kiểu mở bài, đó là kiểu nào?

-Có mấy kiểu kết bài bài, đó là kiểu nào?

Gv nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài

- HS mở ô cửa - trả lời câu hỏi:

Có 2 Kiểu MB: MB tt, gián tiếp -Có 2 kiểu KB: MR, không MR Lớp nhận xét

(10)

- Trong tiết học hôm nay các em sẽ tiếp luyện đọc và ôn luyện về văn miêu tả đồ vật.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) a. Đọc thầm

* Đọc bài văn

- GV nghe- sửa sai cho HS.

- GV nhận xét đánh giá.

- Nêu nội dung bài văn?

b. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:

- GV qs - giúp đỡ hS yếu.

1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?

2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói nên tình cảm của bà đối với Thanh?

3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về căn nhà của bà?

4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình??

5. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió?

C. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:

1. Tìm trong chuyện Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền?

2. Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thanh thản như thế có mấy động từ, mấy tính từ?

? Đặt câu với những động từ và tính từ vừa tìm được.

3. Câu Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?

4. Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào làm chủ ngữ?

- Nx - thống nhất câu trả lời đúng.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

-Thế nào là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa?

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về hoàn thành bài tập và

- 1 HS đọc - lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc yêu cầu- Lớp đọc thầm.

- HS trao đổi theo bàn (làm vào PHT) x Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

x Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, .. giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

x Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở

x Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, ... bà săn sóc, yêu thương.

B. Lá buồm căng phồng như ngực người không lồ.

x Hiền từ, hiền lành.

x Hai động từ, hai tính từ.

Các từ đó là :

- Động từ : trở về, thấy

- Tính từ : bình yên, thong thả x Dùng thay lời chào.

x Sự yên lặng

- Đại diện b/c - nx, bs.

- Chữa bài.

Từ đồng âm: giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa

Từ nhiều nghĩa: có 1 nghĩa gốc và có 1hay 1 số nghĩa chuyển

(11)

chuẩn bị bài sau.

- Giao bài tập về nhà: Ôn tập

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 37: BỐN ANH TÀI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ HS có tinh thần sẵn sàng làm việc nghĩa giúp đỡ mọi người.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân Hợp tác Đảm nhận trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, Tranh minh họa - HS: SGK, VBT

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV cho hs thi nêu tên các chủ điểm học trong học kì 2.

Đây là những chủ điểm phản ánh phương diện khác nhau của con người.

Chủ điểm Người ta là hoa đất giúp các em hiểu (năng lực tài trí con người).

Chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp. Chủ điểm Những người quả cảm (có tinh thần dũng cảm).

Chủ điểm Khám phá thế giới (ham thích du lịch, thám hiểm). Chủ điểm Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời).

- GV giới thiệu chủ điểm đầu “Người ta là hoa đất”.

- GV treo tranh vẽ minh họa chủ điểm.

+ Em thấy tranh vẽ gì?

+ Các bạn HS đang làm gì?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

+ Các bạn thiếu niên tài ba này chính là tượng trưng hoa của đất.

*GV: Câu chuyện Bốn anh tài kể về bốn

- HS thi.

+ Người ta là hoa đất.

+ Vẻ đẹp muôn màu.

+ Những người quả cảm.

+ Khám phá thế giới.

+ Tình yêu cuộc sống.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

+ Tranh vẽ các bạn HS.

+ Các bạn HS đang vui nhảy, múa hát, đánh đàn.

- Lắng nghe.

(12)

thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người. Họ cùng hợp nghĩa, làm việc lớn. Đây là câu chuyện nổi tiếng của dân tộc Tày. Để làm quen với các nhân vật này chúng ta cùng học phần đầu của câu chuyện Bốn anh tài

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

*Tìm hiểu bài: Bốn anh tài (Phần 1) (15’)

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật, có ấn tượng về biệt tài của từng cậu bé.

- Truyện có những nhân vật nào ? - GV ghi tên các nhân vật lên bảng.

- Tên truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì ?

- Bốn thiếu niên trong truyện có tài năng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

* Đoạn 1:

- Những chi tiết nào nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?

-Đoạn 1 nói lên điều gì ?

- Chuyện gì đã xảy ra với quê hương của Cẩu Khây ?

- Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì ? (?) Đọan 2 nói lên điều gì ?

* 3 đoạn cuối:

(?) Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?

- GV hỏi HS về nghĩa của từ vạm vỡ, chí hướng (nếu HS không giải thích được, GV cho HS đặt câu sau đó giải

- Lắng nghe.

-cho HS q/sát tranh minh họa

+ Các nhân vật trong tranh có những đặc biệt như: thân thể vạm vỡ, tai to, tay dài, móng tay dài.

+ Truyện có nhân vật chính: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

+ Tên truyện gợi suy nghĩ đến tài năng của bốn thiếu niên.

- Đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời:

+ Những chi tiết nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.

1. Sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.

- Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Quê hương của Cẩu Khây xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và xúc vật làm cho bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.

+ Thương dân bản Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh .

2. Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.

- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

+ Trả lời theo ý hiểu.

• Vạm vỡ: to lớn, nở nang, rắn chắc, toát lên vẻ khỏe mạnh.

(13)

thích cho HS hiểu).

- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?

- Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện ?

- Nội dung chính của đọan 3, 4,5 là gì ? -Truyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì

?

- Ghi ý chính của bài lên bảng.

- GV: Bốn anh em Cẩu Khây không những có sức khỏe tài năng hơn người mà còn có lòng nhiệt thành làm việc nghĩa: diệt ác, cứu dân. Đó chính là điều chúng ta cần học tập.

*Tìm hiểu bài: Bốn anh tài (Phần 2)(15’) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1

-Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? - Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì?

- Em hãy nêu ý chính của đoạn 1?

- Yêu cầu hs đọc đoạn 2, trao đổi và thuật lại cuộc chiến của 4 anh em Cẩu Khây.

- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?

- Yêu cầu các nhóm thuật lại cuộc chiến

• Chí hướng: ý muốn bền bỉ quyết đạt tới một mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.

+ Nắm Tay Đóng Cọc:

Dùng tay làm vồ đóng cọc, mỗi quả đấm giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay.

+ Lấy Tai Tát Nước:

Lấy vành tai tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà.

+ Móng Tay Đục Máng:

Lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng.

+ Tên của các nhân vật chính là tài năng của mỗi người.

3. Ca ngợi tài năng của những người bạn của Cẩu Khây.

* Truyện ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

- HS nhắc lại ý của bài.

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm, thảo luận cặp đôi:

+ Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây chỉ gặp 1 bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ.

+ Thấy yêu tinh về và đánh hơi thấy mùi thịt người bà cụ liền giục 4 anh em chạy trốn

-> Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ.

- Yêu tinh: Phun nước như mưa làm ngập cả cánh đồng làng mạc -> quy hàng.

-Nắm Tay đóng Cọc: đấm, ngăn nước.

-Lấy Tai Tát Nước: tát nước.

-Cẩu Khây: nhổ cây quật túi bụi.

- Móng Tay Đục Máng: khoét máng.

+ Yêu tinh có thể phun nước như mưa

(14)

đấu của 4 anh em chống yêu tinh.

- Vì sao 4 anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?

(?) Nếu để một mình thì ai trong số 4 anh em sẽ thắng được yêu tinh?

(?) Đoạn 2 của truyện cho ta biết điều gì?

GV: Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: Đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hợp lực nên đã thắng được yêu tinh cứu giúp bà con dân bản.

(?) Câu truyện ca ngợi điều gì?

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

* Củng cố - Dặn dò

- Gọi HS xung phong lên bảng chỉ vào tranh minh hoạ nói lại tài năng đặc biệt của từng nhân vật.

GV: Có sức khỏe và tài năng hơn người là một điều đáng quý nhưng đáng trân trọng và khâm phục hơn là những người biết đem tài năng của mình để cứu nước, giúp dân, làm việc lớn như anh em Cẩu Khây.

- VN: Các em luyện đọc 2 bài TĐ - Nhận xét tiết học

làm ngập cả cánh đồng làng mạc.

- Gọi các nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác nx bổ sung

+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ tài năng phi thường.

+ Vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết hợp lực

+ Không ai thắng được yêu tinh

-> Anh em Câu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và sự đoàn kết.

*Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ tai năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của 4 anh em Cẩu Khây.

-Biết đoàn kết, hợp lực...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ:

NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nắm được: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. Bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời nhà Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước - Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với dân dưới thời nhà Trần

- HS nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần, bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời nhà Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta

(15)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ SGK - HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2?

+ Vì sao nhân dân ta có thể giành được chiến thắng vẻ vang ấy?

- GV nxét, tuyên dương dẫn vào bài mới

+ Quân Tống chết quá nửa phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững

+ Vì nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó có sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt.

* GV giới thiệu: Nhà Lý thành lập vào năm 1009, sau hơn 200 năm tồn tại đã có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Tuy nhiên, cuối thời Lý, vua quan ăn chơi xa đoạ, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà Trần lên thay nhà Lý. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu hơn về sự thành lập của nhà Trần.

2. Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần:

10’

- GV phát phiếu học tập cho HS

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc SGK từ: “Đến cuối TK XII …. nhà Trần thành lập”.

+ Hoàn cảnh nước ta cuối TK XII như thế nào?

+ Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?

- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

- Yc các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Cá nhân – Lớp

- HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập.

+ Cuối thế kỉ XII,nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần (Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng.

+ Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV tóm tắt bằng sơ đồ tư duy

(16)

*GV kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu.

Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước.

HĐ 2: Nhà Trần xây dựng đất nước.

18’

Yêu cầu HS đọc thầm phần còn lại + Trình bày sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần từ trung ương đến địa phương?

+ Về chính sách chính trị các vua Trần đã có những thay đổi gì?

+ 12 lộ –> phủ –> châu –>huyện –> xã + Các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc nước.

- GV: Về chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành

- GV tóm tắt bằng sơ đồ tư duy

+ Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và nhân dân chưa quá cách xa.

- Những việc làm trên của các vua nhà Trần nhằm để làm gì?

- Ai là người có công đầu trong việc thành lập nhà Trần

- Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi tiệc yến, có lúc vua và các quan cùng nắm tay nhau hát vui vẻ.

- Những việc làm trên của các vua nhà Trần nhằm để phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước.

- Trần Thủ Độ

- Trần Thủ Độ, cũng gọi Trung Vũ đại

(17)

- Em biết gì về Trần Thủ Độ? vương, là một nhà chính trị Đại Việt, sống vào thời cuối triều Lý đầu triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thu phục các thế lực người Man làm phản loạn và trong cuộc chiến kháng quân Nguyên lần thứ nhất.

*GV kết luận: Vua quan nhà Trần đã rất hòa đồng, có sự quan tâm lớn đến đời sống nhân dân, lo cho nông nghiệp và một số ngành kinh tế khác.

3. Hoạt động vận dụng: 7’

- Để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Trần, nhân dân ta đã làm gì?

- Để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Trần, nhân dân ta đã lập đền thờ các vị vua nhà Trần.

- Ghi nhớ KT của bài

- Kể chuyện lịch sử về Trần Thủ Độ, người có công đầu trong việc thành lập nhà Trần

- Cho HS qs tranh ảnh đền thờ các vị vua thời Trần (Đông Triều – Quảng Ninh) Đến thờ các vị vua Trần được xây dựng xã An Sinh, huyện Đông Triều tinh Quảng Ninh. Đây là đền thờ 8 vị vua Trần: Trần Thái Tơng, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông, Trần Dụ Tông, và Trần Nghệ Tông. Đền được xây trên khung viên rất rộng, thống mát gồm đền ngồi, đền trong theo kiểu 8 mái, 3 gian, 2 chái, ở các đầu mái uốn cong hình thuyền. Trên nĩc mái cĩ gần hình rồng uốn lượn và hình mặt trời ở giữa Nhân dân khắp nơi đến đây để thắp hương tưởng nhớ các vị vua Trần.

Củng cố dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà đọc thuộc ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

Chủ đề : KHÔNG KHÍ (Tiết 2)

(Bài 32. Không khí gồm những thành phần nào?)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS tự làm thí nghiệm để xá định được hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.

- Tự làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có khí cac-bô-níc, hơi nước, bụi và nhiều loại vi khuẩn khác.

(18)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành (GD BVMT theo hướng tích hợp mức độ liên hệ).

*. GD BVMT: Có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành

* CV 3969: Không thực hiện thí nghiệm “Đốt cháy một cây nến, …” (Tr 66). GV có thể giới thiệu cho HS về thí nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Y/c Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời + Không khí có tính chất gì? - Không khí trong suốt, không màu,

không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; Không khí có thể bị nén lại và giãn ra

+ Để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

- Chúng ta nên thu dọn rác, tránh để bẩn, thối, bốc mùi.

- Nhận xét, đánh giá

GV: Hôm nay chúng ta cùng quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí qua bài: “Không khí có những thành phần nào?”. GV ghi đề.

2. Hình thành kiến thức mới:

a. Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí. 15’

1 HS đọc mục thực hành/SGK - GV làm thí nghiệm - Làm thí nghiệm trong nhóm + Y/c HS q/s GV làm thí nghiệm và

cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không?

- Cùng thảo luận để trả lời câu hỏi.

- Gọi HS báo cáo kết quả - Đại diện nhóm báo cáo.

+ Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt?

- Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.

+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào cốc?

- Khi nến tắt, nước lại dâng vào cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.

- GV nói: Phần không khí bị mất đi chính là chất duy trì sự cháy, chất đó có tên là

(19)

ô-xi.

+ Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Tại sao em biết?

- Phần không khí còn lại không duy trì sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.

+ Thí nghiệm trên cho ta thấy không khí gồm mấy thành phần chính?

- Hai thành phần: thành phần duy trì sự cháy, thành phần không duy trì sự cháy.

- GV nói: thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí o-xi, thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ. Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần khí o-xi trong không khí.

- HS đọc mục bạn cần biết SGK/66.

b. Hoạt động 2: Một số thành phần khác của không khí. 15’

- GV rót nước vôi trong vào các cốc cho các nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - Quan sát hiện tượng và nhận xét + Nước vôi trong cốc như thế nào? - Nước trong cốc rất trong.

- GV yêu cầu HS dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, con thấy hiện tượng gì? Vì sao?

- Khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, con thấy nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Là do trong hơi thở của chúng ta có khí các- bô- níc.

- GV nói: Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các- bô- níc. Khí các- bô- níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.

- Lắng nghe.

+ Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các- bô- níc?

- Quá trình hô hấp của người, động vật, thực vật.

+ HS quan sát hình 4+ 5: kể thêm các thành phần khác có trong không khí?

- Khi ta đun bếp; khói ô tô, xe máy, vi khuẩn…

+ Không khí gồm có những thành phần nào?

- Không khí gồm có hai thành phần chính là o-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn…

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Không khí gồm có những thành phần nào?

*GDBVMT:

- Không khí gồm có 2 thành phần chính là o-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn…

+ Chúng ta cần phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí?

* Củng cố - Dặn dò

- Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.

- Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.

- Vứt rác đúng nơi quy định, không để rác thối , vữa.

- Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.

- Nhận xét giờ học

- Về nhà ôn bài, làm bài tập, chuẩn bị

(20)

bài sau: Ôn tập và kiểm tra học kì 1

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

NS: 10 / 12 / 2021

NG: 15 / 12 / 2021 Thứ 4 ngày 15 tháng 12 năm 2021

TOÁN

HÌNH BÌNH HÀNH( TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS làm quen với hình bình hành. Nắm được công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành.

- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó. Biết cách tính diện tích hình bình hành

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Nl tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bộ đồ dùng dạy học toán 4.

Bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: Hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác.

- HS: SGK, VBT, vở ôly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa + Hãy nêu những hình đã học?

+ Mô tả đặc điểm của những hình đó?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài: Các em đã được học về đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật. Vậy hôm nay cô giới thiệu cho các em thêm về một hình nữa là hình bình hành.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

(30’)

a.Hình thành biểu tượng hình bình hành: 10’

- GV vẽ hình lên bảng

Giảng: Đây là một hình bình hành ABCD

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời - Hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác

- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, có 4 góc vuông. Hình chữ nhật có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau

A B

C D + Hình có mấy cạnh? Mấy đỉnh? Đọc

tên hình bình hành?

- Hình có 4 cạnh - 4 đỉnh - Hình bình hành: ABCD GV: Đưa ra hình bình hành - HS quan sát.

(21)

+ Hãy đo các cặp cạnh và nhận xét? - AB = DC AD = BC + Hình có mấy cặp cạnh song song với

nhau? có những cặp cạnh nào song song?

- Có 2 cặp song song:

AB // DC AD // BC + Vậy hình bình hành có những đặc

điểm gì?

- Hình bình hành có những đặc điểm:

Có 2 cặp đối diện, song song và bằng nhau.

- GV chốt ghi nhớ. - 3, 5 HS nêu lại b. Nhận biết một số đặc điểm của

hình bình hành: 10’

- Nêu một vài ví dụ về các đồ vật có dạng hình bình hành?

- - VD: Ô chấn song cửa sổ,...

- GV cho HS quan sát bảng phụ và nhận xét:

- So sánh sự giống và khác nhau giữa hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông ?

- Giống nhau: Cùng có 4 cạnh, 4 góc, đều có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau

- Khác nhau: + Hình chữ nhật, hình vuông có 4 góc vuông

+ hình bình hành có 4 góc nhọn - Chỉ ra hình bình hành trong những

hình vẽ đó? Nó có đặc điểm gì?

- HS nối tiếp trả lời

- GV: Hình vuông và hình chữ nhật là những trường hợp đặc biệt có tên gọi hình cụ thể, riêng biệt.

c. Cách tính diện tích hình bình hành(10’)

- Cho HS quan sát hình vẽ: Hình bình hành ABCD, vẽ AH vuông góc với DC và giới thiệu: DC là cạnh đáy của hình bình hành. Độ dài AH là chiều cao của hình bình hành

A B

D H C + Muốn tính diện tích hình bình hành

ABCD, em có những cách nào?

- HS cắt ghép hình bình hành ABCD thành tam giác ADH rồi ghép lại để được hình chữ nhật ABIH

- GV và HS cùng thao tác cắt ghép hình A B

D H đáy C I + So sánh diện tích của 2 hình: hình chữ

nhật ABIH và hình bình hành ABCD?

- Diện tích của 2 hình: hình chữ nhật ABIH và hình bình hành ABCD bằng nhau.

+ Diện tích hình chữ nhật ABIH được tính như thế nào?

Diện tích hình chữ nhật ABIH = a h Diện tích hình bình hành ABCD = a h

(22)

+ Lật về hình bình hành thì diện tích hình bình hành được tính như thế nào?

- Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

+ Qua VD, nêu cách tính diện tích hình bình hành?

- Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

* Nêu công thức tính diện tích hình bình hành ? Vai trò của từng thành phần?

- S = a h S: Diện tích a: Độ dài đáy h: Chiều cao - GV nhận xét, chốt kiến thức. - HS đọc thuộc kết luận trong SGK.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Hình bình hành có những đặc điểm gì?

* Củng cố - Dặn dò

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà làm VBT và chuẩn bị bài sau: Diện tích hình bình hành.

- Hình bình hành có những đặc điểm: Có 2 cặp đối diện, song song và bằng nhau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

CHÍNH TẢ (nghe- viết)

KIM TỰ THÁP AI CẬP + CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng các bài tập CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2). Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu ch/tr các vần uôt/uôc

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Tự giác, làm việc được giao. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ trình bày bài trước lớp.

HS tích cực, tự giác làm việc nhóm + HS giữ vở sạch viết chữ đẹp

* GDBVMT: GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Cho hs thi viết các từ: sinh sản, sắp xếp, sản xuất, sung sức.

- Gv nhận xét, tuyên dương

- hs thi viết.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Dẫn vào bài: Tiết học hôm nay chúng ta làm các bài tập CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2). Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu ch/tr các vần uôt/uôc.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

(23)

KIM TỰ THÁP AI CẬP

Bài 2: (7’)

- Gọi HS đọc đề bài .

- Đề bài yêu cầu các em làm gì ?

- GV cho HS thảo luận nhóm và dùng viết chì gạch bỏ những từ viết sai.

- GV nhận xét, tuyên dương . Bài 3: (8’)

- Đề bài yêu cầu các em làm gì ?

- GV cho HS thảo luận nhóm và điền kết quả thảo luận vào bảng nhóm .

Bài 2:

- 1đọc đề bài .

- HS hoạt động theo nhóm 4

– 1 nhóm trình bày vào bảng nhóm . - HS lớp nhận xét .

Các từ viết đúng trong ngoặc: sinh vật, biết, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng.

Bài 3:

- 1HS đọc đề

- Sắp xếp các TN thành 2 cột (từ viết đúng chính tả, từ viết sai chính tả ).

- HS hoạt động theo nhóm 4 . Từ ngữ viết đúng chính tả Từ ngữ viết sai chính tả . a/ sáng sủa, sản sinh, sinh động .

a/ thời tiết, công việc, chiết cành .

a/ sắp sếp, tinh sảo, bổ xung . b/ thân thiết, nhiệt tình, mải miếc

CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP

* Bài 2a: (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Phát bảng phụ cho nhóm HS. Y/c HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.

- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.

- Nhận xét và kết luận các từ đúng.

Bài 3: (8’)

a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Y/c HS trao đổi theo nhóm và tìm từ.

- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài.

- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Muốn viết đúng chính tả các âm ch/ tr em cần chú ý gì?

* Củng cố - Dặn dò

- Dặn HS về nhà viết 2 bài chính tả trên - GV nhận xét tiết học .

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.

- 1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu

+ Thứ tự các từ cần chọn để điền là:

a/ Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui

Mà nghe ríu rít Như trẻ vui cười.

- 1 HS đọc thành tiếng.

-HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.

- 3 HS lên bảng thi tìm từ.

- 1 HS đọc từ tìm được.

Đoạn a: đãng trí - chẳng thấy - xuất trình

+ Nghe và phát âm đúng. Khi viết cần hiểu nghĩa của từ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(24)

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI - LÀM GÌ?

LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI - LÀM GÌ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì?

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.

- Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Xác định được bộ phận chủ ngữ và bộ phận VN trong câu - Thực hành viết đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* CV3969: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? + Luyện tập về câu kể Ai làm gì? (dạy trong 1 tiết). Giảm BT2 (tr. 7), BT1 và BT2 (tr. 16).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: sách vở và đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

T/c cho hs thi đặt câu

+ Đặt 1 câu kể Ai - làm gì? và xác định VN trong câu?

+ Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên điều gì?

+ Vị ngữ thường là từ loại nào?

- Nhận xét

+ Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận chính?

+ Để tìm ra những bphận đó cần làm gì?

- GV vào bài.

- HS đặt câu. Lớp nhận xét.

Bạn Tuấn/ đang học bài.

VN

Đàn trâu / thung thăng gặm cỏ . VN

- Nêu hoạt động của người, của vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) trong câu.

- Vị ngữ thường do động từ và các từ kèm theo nó tạo thành.

- Gồm 2 bộ phận chính - Cần đặt câu hỏi 2. Hình thành kiến thức mới: 15’

Chủ ngữ trong câu kể Ai - làm gì? SGK-7 a. Nhận xét: (12’)

- YC HS đọc nội dung bài tập - Lớp đọc thầm - Gọi 1 HS đọc to 3 câu hỏi trong SGK

- YC HS trao đổi nhóm 2 - HS dưới lớp thảo luận làm vào VBT - 2 HS lên bảng làm bài bảng nhóm + Chỉ ra những câu kể Ai làm gì? trong

đoạn văn?

- Câu 1: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ

về phía trước, định đớp bọn trẻ.

(25)

- Câu 2: Hùng rút vội khẩu súng vào túi quần chạy biến.

- Câu 3; 5; 6.

+ Xác định chủ ngữ trong câu kể đó?

+ Nêu ý nghĩa của các chủ ngữ?

Chủ ngữ Ý nghĩa của chủ ngữ

Loại từ tạo thành - Một đàn

ngỗng - Hùng - Thắng - Em - Đàn ngỗng

- chỉ con vật - chỉ người - chỉ người - chỉ người - chỉ con vật

- cụm danh từ

- danh từ - danh từ - danh từ - cụm danh từ

+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

thường chỉ về gì?

- Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường chỉ về người, con vật, đồ vật.

+ Con vật, đồ vật như thế nào? - Đồ vật, con vật được nhân hoá.

+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

thường do từ loại nào tạo thành?

- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

+ Chủ ngữ trong câu kể :” Ai làm gì?”

có đặc điểm gì?

- HS nêu tóm tắt ghi nhớ b. Ghi nhớ:

+ Qua nhận xét em cần ghi nhớ điều gì? - 2-3 HS đọc 3. Hoạt động thực hành: 18’

Chủ ngữ trong câu kể Ai - làm gì? SGK-7 Bài tập 2 (7): (6’)

- YC HS đọc đề bài + Bài tập yêu cầu gì?

- 2 HS đọc

- Đặt câu với các từ ngữ làm CN đã cho.

- YC HS q/sát tranh, chuẩn bị làm bài - YC 1 HS làm mẫu

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân - 1 em làm bảng nhóm

- YC HS nối tiếp nhau đọc câu văn - Lớp nhận xét

- Các chú công nhân đang khẩn trương làm việc.

- Mẹ em dậy sớm lo bữa sáng cho gia đình.

- Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh.

+ Khi đặt câu, cần chú ý điều gì? - Câu diễn đạt ý trọn vẹn.

+ Khi viết câu, cần chú ý điều gì? - Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.

Bài tập 3 (7): (5’)

- YC HS đọc yêu cầu bài tập - 2 HS đọc

+ Bài tập yêu cầu gì? - Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh.

- GV treo tranh minh hoạ + Tranh vẽ những sự vật nào?

- Yêu cầu HS quan sát những sự vật

- Cảnh bà con nông dân ra đồng gặt lúa…

- M: Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

- Output: SS can look and write. Look and write.. One pupil in Group A will mime one of the phrases on the board. he other groups guess the hobby, put a tick next to playing football

- Tell pupils that they are going to look at the pictures and questions and write the answersb. Check comprehension and

- Tell pupils that they are going to listen to four dialogues about what the children do ondifferent days of the week and number the pictures.. - Ask Ss to open the books on page 21

Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, IWB software, projector/interactive whiteboard/TV.. Students’ aids: Student book,