• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: 11/12/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2017(5A) Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017(5D) Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2017(5B)

KHOA HỌC TIẾT 31: CHẤT DẺO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.

2. Kĩ năng: HS kể tên một số dụng cụ , máy móc, đồ dùng làm bằng chất dẻo và nêu nguồn gốc, cách bảo quản đồ dùng làm bằng chất dẻo.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng và bảo quản đồ dùng làm từ chất dẻo.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về công dụng của vật liệu.

- Kỹ năng lựa chọn vật liệu.

- Kỹ năng bình luận về việc sử dụnh vật liệu.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập.

- Một số vật dụng bằng nhựa

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

+ Nêu tính chất của cao su?

+ Nêu cách bảo quản những vật dụng bằng cao su?

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài(1’)

b. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận(13’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.

* Tiến hành:

Bước 1:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi sau:

+ Quan sát tranh ảnh những đồ dùng

- 2 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo nhóm.

- HS quan sát các hình trong SGK.

+ Hình 1: Ống nhựa cứng có thể cho nước đi qua.

(2)

bằng nhựa để tìm ra tính chất của những đồ dùng bằng chất dẻo?

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc có hiệu quả.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

- Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo.

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có một đặc điểm chung là không thấm nước.

- Một số đồ dùng pha thêm phụ gia nên có thể kéo mỏng ra mềm mại:

- Một số khác có tính đàn hồi, có thể chịu được sức nén như các loại ống nước, ống luồn dây điện.

Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin. (15’)

* Mục tiêu:

- HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.

* Tiến hành:

Bước 1:

GV yêu cầu HS đọc SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

+ Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không?

Nó được làm ra từ những gì?

+ Nêu tính chất của chất dẻo và cách bảo quản chúng?

+ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao?

Bước 2: HS trình bày.

- Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo.

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

* Kết luận:

Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ.

+ Hình 2: Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen có thể cuộn lại, không thấm nước.

+ Hình 3: Áo mưa mỏng, không thấm nước.

+ Hình 4: Chậu, xô nhựa không thấm nước.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Làm việc cá nhân đọc thông tin trong SGK.

+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên. Nó được làm từ than đá, dầu mỏ.

+ Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Dùng xong cần rửa sạch, không để nơi có nhiệt độ cao.

+ Thuỷ tinh, gỗ, da, vải, kim loại vì chúng bền, nhẹ và đẹp.

- Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe.

- 3, 4 HS trả lời.

(3)

3. Củng cố- dặn dò(5’)

+ Gia đình em sử dụng những đồ dùng nào bằng nhựa?

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng đó của gia đình em?

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài: Tơ sợi.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 11/12/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2017(5A) Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017(5D)

KĨ THUẬT

Tiết 16: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

2. Kĩ năng: Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt.

III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động(2’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Em hãy nêu yêu cầu tác dụng của chuồng nuôi gà ?

- Em hãy nêu việc sử dụng máng ăn máng uống khi nuôi gà?

- Gv nx.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dận tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1: kể tên một số giống gà ở nước ta và địa phương.(10’)

Mục tiêu: giúp học sinh biết được một số giống gà.

- Hs hát.

- 2 học sinh nêu

(4)

- Em nào có thể kể tên giống gà nào mà em biết?

- Gv ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm:

Gà nội Gà

nhập nội

Gà lai

Gà ri, gà Đông Cảo, gà ác, gà mía

Gà tam hoàn, gà lơ- go, gà rốt…

Gà ri …

* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.(12’)

- Mục đích: cho học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà nước ta, trên phiếu bài tập.

- Gv yêu cầu hs làm trên phiếu học tập theo nhóm.

-

Đại diện nhóm lên trình bày.

- Gv nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm (tóm tắt hình dạng ưu nhựơc điểm của từng nhóm gà).

=>Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Các giống gà khác nhau có đặc điểm, hình dạng, khả năng sinh trưởng, sinh sản khác nhau. Khi chăn nuôi cần chọn giống gà phù hợp với điều kiện và mục đích chăn nuôi.

* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học

- Học sinh kể tên các giống gà : gà ri, gà ác, gà lơ – go, gà tam hoàn, gà đông cảo, gà mía …

- Các nhóm làm trên phiếu bài tập.

- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm (các nhóm khác theo dõi bổ sung).

- Hs đọc bài.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Tên giống gà

Đặc điểm

hình dạng

Ưu điểm

chủ yếu

Nhược điểm

chủ yếu Gà ri

Gà ác Gà lơ- go

Gà Tam Hoàn

(5)

tập(5’)

- Gv đưa ra 1 số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

4. Củng cố - dặn dò(3’) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Chuẩn bị

chọn gà để nuôi. - Hs trả lời.

--- Ngày soạn: 11/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017(5A) Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2017(5C) ĐỊA LÍ

TIẾT 16 : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết hệ thống hóa kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta mức độ đơn giản.

2. Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập của HS.

- Máy chiếu, phông chiếu: Bản đồ địa lí kinh tế.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động(1’)

2. Bài cũ(5’) “Thương mại và du lịch”.

- YC hs TLCH :

- Nêu các hoạt động thương mại của nước ta?

- Nước ta có những điều kiện gì để phát triển du lịch?

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu nội dung ôn tập.

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố.

+ Hát

- 2 HS trả lời câu hỏi - Nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe

(6)

+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?

+ Họ sống chủ yếu ở đâu?

+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?

 Giáo viên chốt: Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm đa số, sống ở đồng bằng, dân tộc ít người sống ở miền núi và cao nguyên.

Hoạt động 2: Các hoạt động kinh tế.

Phương pháp: Động não, bút đàm, giảng giải.

- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời.

Chỉ có khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư làm công nghiệp.

Vì có khí hậu nhiệt đới nên nước ta trồng nhiều cây xứ nóng, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.

Nước ta trâu bò dê được nuôi nhiều ở miền núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.

Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.

Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.

Hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là khoáng sản, hàng thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bảng Đ – S.

Hoạt động 3: Ôn tập về các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại..

- Giáo viên phát mỗi nhóm bàn lược đồ câm yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu.

1. Điền vào lược đồ các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

2. Điền tên đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam.

+ 54 dân tộc.

+ Kinh

+ Đồng bằng.

+ Miền núi và cao nguyên.

- Nghe và nhắc lại

- Học sinh làm việc nhóm đôi dựa vào kiến thức đã học ở tiết trước đánh dấu Đ – S vào ô trống trước mỗi ý.

+ Đánh S

+ Đánh Đ

+ Đánh Đ

+ Đánh Đ + Đánh S

+ Đánh S

- Học sinh sửa bài.

- Học sinh nhận phiếu học tập thảo luận nhóm đôi và điền tên trên lược đồ.

(7)

- Giáo viên sửa bài, nhận xét.

- Từ lược đồ sẵn ở trên bảng giáo viên hỏi nhanh 2 câu sau để học sinh trả lời.

+ Những thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất, là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?

+ Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?

- Giáo viên chốt, nhận xét.

Hoạt động 4: Củng cố.

- Kể tên một số tuyến đường giao thông quan trọng ở nước ta?

- Kể một số sản phẩm của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp?

- Nhận xét, tuỵên dương 4. Củng cố - dặn dò(2’) - Dặn dò: Ôn bài.

- Nhận xét tiết học.

- Theo dõi, sửa bài

- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hs trả lời.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

--- Ngày soạn : 11/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017(5A) Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017(5B)

Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017(5D) KHOA HỌC

TIẾT 32 : TƠ SỢI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Kể tên một số loại tơ sợi.

- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.

2. Kĩ năng: Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

3. Thái độ: GD hs ý thức bảo vệ và việc khai thác hợp lý động thực vật sản xuất ra tơ sợi.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kỹ năng quản lý thời gian trong qua trình làm thí nghiệm

- Kỹ năng bình luận về cách làm và các kết quả QS.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC(ƯDPHTM) - Phiếu học tập.

- Một số vật dụng bằng tơ sợi.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(8)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(3’)

+ Nêu tính chất của chất dẻo?

+ Nêu cách bảo quản những vật dụng bằng chất dẻo?

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Nội dung:

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận(10’)

* Tiến hành: Bước 1:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi sau:

- Nội dung của từng hình?

- Kể tên các sợi có nguồn gốc từ thực vật?

- Kể tên các sợi có nguồn gốc từ động vật?

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc có hiệu quả.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật gọi là tơ sợi tự nhiên.

- Tơ sợi được làm ra từ các chất dẻo như các loại sợi nilông được gọi là tơ sợi nhân tạo.

Hoạt động 2: Thực hành (10’) * Tiến hành: Bước 1:

GV yêu cầu HS đọc SGK, làm thực hành theo nhóm như chỉ dẫn ở mục thực hành trang 67 SGK. Thư kí ghi lại kết quả.

Bước 2: HS trình bày.

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Tơ sợi tự nhiên khi cháy thành tro

- Tơ sợi nhân tạo khi cháy thì vón cục lại.

Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập.

* Tiến hành(10’) Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc SGK.

- 2 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo nhóm quan sát các hình trong SGK và trả lời:

+ Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay

+ Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông

+ Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Làm việc theo nhóm.Nhóm trưởng các nhóm điều khiển các bạn làm thực hành, thư kí ghi lại kết quả thực hành.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc các thông tin trong SGK.

(9)

- Gv gửi bài và yêu cầu hs làm bài và gửi bài.

Loại tơ sợi Đặc điểm chính 1.Sơi tự nhiên:

- Sợi bông - Sợi tơ tằm 1. Sợi nhân tạo:

Sợi nilông

Bước 2: HS trình bày.

- Đại diện học sinh trình bày.

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

* Kết luận:

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

3. Củng cố- dặn dò(5’)

- Làm thế nào để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài.

- HS nhận bài hoàn thành phiếu học tập và gửi bài.

- Đại diện học sinh trình bày.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1, 2 HS trả lời.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 11/12/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2017(5A) ĐẠO ĐỨC

TIẾT 16: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.

2. Kĩ năng: - Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.

- Đồng tình với những người hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.

3. Thái độ: Biết giữ thái độ tôn trọng với người cùng hợp tác.

* GDTN-MTBĐ: Hợp tác với những người xung quanh trong các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở trường, lớp và địa hương.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - KN hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.

- KN ra quyết định phù hợp.

- KN đảm nhận trách nhiệm . - KN tư duy phê phán .

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(10)

- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức (2’)

- Gv cho cả lớp hát bài hát “Lớp chúng mình”

- Gv giới thiệu bài: Các bạn HS trong bài hát và cả lớp ta luôn biết đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng để tập thể lớp chúng ta ngày càng vững mạnh, chúng ta còn phải biết hợp tác trong làm việc với những người xung quanh. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài “Hợp tác với những người xung quanh”.

2. Bài mới.

a. giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (Trang 25 SGK)(9’)

- Gv treo tranh tình huống. Yêu cầu Hs quan sát.

- Gv nêu tình huống của hai bức tranh:

Lớp 5A được giao nhiệm vụ trồng cây ở vườn trường. Cô giáo yêu cầu các cây trồng xong phải ngay ngắn thẳng hàng.

- Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:

+ Quan sát tranh và cho biết kết quả trồng cây ở tổ 1 và tổ 2 như thế nào?

+ Nhận xét về cách trồng cây của mỗi tổ.

+ Theo em trong công việc chung, để công việc đạt kết quả tốt, chúng ta phải làm việc như thế nào?

- Cho Hs đọc ghi nhớ SGK

2. Hoạt động 2: Thảo luận bài tập số 1. (8’)

- Yêu cầu Hs làm việc nhóm đôi

+ Việc làm thể hiện sự hợp tác: Ý a, d, đ.

+ Việc làm không hợp tác: Ý b, c, e.

- Yêu cầu Hs đọc lại kết quả.

- Yêu cầu Hs kể thêm một số biểu hiện của việc làm hợp tác.

- Cả lớp hát.

- Hs lắng nghe.

- Hs quan sát tranh

- Hs lắng nghe

+ Tổ 1 cây trồng không thẳng, đổ xiên xẹo. Tổ 2 trồng được cây đứng ngay thẳng, thẳng hàng.

+ Chúng ta phải làm việc cùng nhau, cùng hợp tác với mọi người xung quanh.

- 3 em đọc.

- Hs hđ nhóm đôi.

- Hs trình bày kết quả – gắn câu trả lời phù hợp vào mỗi cột

- 1 em đọc lại kết quả - Hs kể:

+ Hoàn thành nhiệm vụ của mình và

(11)

Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ đối với các việc làm. (6’)

- Yêu cầu Hs làm việc cá nhân – cho biết kết quả

* Gv kết luận: Chúng ta hợp tác để công việc chung đạt kết quả tốt nhất, để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Hoạt động 4: Kể tên những việc trong lớp cần hợp tác. (7’)

- Y/cầu Hs thảo luận nhóm – Ghi lại trên phiếu học tập.

- Y/c Hs t/bày kết quả thảo luận.

* Gv nhận xét - Kết luận: Trong lớp chúng ta có nhiều công việc chung. Do đó các em cần biết hợp tác với nhau để cả lớp cùng tiến bộ.

3. Củng cố- dặn dò (2’)

* KNS cần biết hợp tác để công việc được thuận lợi, đạt kết quả cao.

* Tích cực tham gia hợp tác và tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên, môi trường ở lớp và địa hương.

- Nhắc lại ghi nhớ

- Về nhà tập thực hành bài số 5.

biết giúp đỡ người khác khi công việc chung gặp khó khăn.

+ Cởi mở trao đổi kinh nghiệm hiểu biết của mình để làm việc.

- Hs trả lời ý kiến của mình.

+ Các câu a, b, h là đồng ý

+ Các câu b, c, d, g, i là không đồng ý.

- Hs lắng nghe

- Hs thảo luận nhóm.

- Đại diện mỗi nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Tên công việc

Người phối

hợp

Cách phối hợp

Vd: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

Các bạn trong nhóm

Bàn bạc sau đó thống nhất câu trả lời. Mỗi người phải tham gia vào công việc được giao.

Trực nhật lớp, chuẩn bị văn nghệ tập thể.

Các bạn trong tổ

Phân công nhau để mỗi bạn đều có công việc phù hợp.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- 2 hs nhắc lại.

---

(12)

Ngày soạn: 12/12/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017(5C) LỊCH SỬ

TIẾT 16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.

- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Kĩ năng: HS kể được một số tấm gương tiêu biểu tích cực tham gia kháng chiến và sản xuất của hậu phương.

3. Thái độ: Tôn trọng các anh hùng trong kháng chiến, quyết tâm thi đua học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh.

- Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

+ Kể lại chiến dịch Biên giới 1950?

+ Nêu ý nghĩa của c.dịch Biên giới 1950?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- GV nêu yêu cầu của tiết học b. Nội dung

Hoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 (10’)

- GV yêu cầu học sinh theo dõi SGK:

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS theo dõi SGK, thảo luận theo nội dung phiếu học tập:

+ Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ? ( thời gian, địa điểm, nhiệm vụ đề ra cho cách mạng nước ta, những việc cần làm để thực hiện các nhiệm vụ đó)

- GV nhận xét- chốt lại: ĐH đại biểu toàn quốc đề ra nhiệm vụ của CM nước ta lúc này là đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ta cần thực hiện: Phát triển tinh thần yêu nước, Đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.

Hoạt động 2: Sự lớn mạnh của hậu

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe, nắm được yêu cầu của tiết học.

- HS đọc thông tin sgk.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II vào tháng 2 – 1951.

(13)

phương(10’)

- Yêu cầu HS theo dõi SGK thảo luận theo cặp:

+ Sự lớn mạnh của hậu phương về các mặt: Kinh tế, văn hóa- giáo dục thể hiện như thế nào?

+ Sự lớn mạnh của hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến?

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.

Hoạt động 3: Đại hội anh hùng và Chiến sĩ thi đua (8’)

+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức vào khi nào?

+ Đại hội nhằm mục đích gì?

+ Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn?

3. Củng cố- dặn dò(2’)

? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta - GV nhận xét giờ học.

- VN học bài, chuẩn bị bài sau.

- Các trường ĐH tích cực đào tạo cán bộ.

- XD xưởng công binh, chế tạo vũ khí,…

- Được chi viện đầy đủ tiền tuyến có sức chiến đấu cao.

- Tháng 5 - 1952

- Nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích đã đạt được.

- HS thi nhau kể tên 7 anh hùng.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình để tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những

buổi biểu diễn văn nghệ. Khi đó cả tổ đang làm thì Minh có vẻ không thích làm,cũng không cho ý kiến gì với các bạn.?. d) Mai được cả tổ cử sang tổ 2 để giúp đỡ các

Các bạn ở tổ 2 đã biết phối hợp với nhau trong công việc nên cây trồng ngay ngắn, thẳng hàng đúng theo yêu cầu của cô giáo.. Đó chính là một biểu hiện của việc hợp

- Học sinh nêu được, thực hiện được những lời nói, việc làm, một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ,lễ phép, vâng lời, thân thiện với người hàng xóm xung quanh..

- Trình bày được thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác, đường lối của Đảng và Nhà nước trong vấn đề hợp tác với các nước khác.. - Biết

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những

đ) Hợp tác trong công việc giúp em học hỏi được nhiều điều hay từ bạn bè. □ b) Tích cực tham gia các hoạt động chung. □ c) Không quan tâm tới việc của người khác. □ e)