• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
53
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 3/12/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 6/12/2021

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT DƯỚI CỜ

BÀI 14: NGHĨ NHANH, LÀM GIỎI.

TIẾT 1: NGHE CÁC CHÚ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY HƯỚNG DẪN CÁCH THOÁT HIỂM KHI XẢY RA HỎA HOẠN I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Tự phục vụ bằng cách chủ động ứng phó với một số tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: việc làm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Nghe các chú cảnh sát phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS nghe các chú cảnh sát phòng

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS nghe các chú cảnh sát phòng

(2)

cháy chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.

- Hỏa hoạn gây thiệt hại như thế nào?

- Khi gặp đám cháy chúng ta gọi điện thoại cho ai? Gọi số mấy? hoặc sẽ báo cho ai?

- Khi chúng ta trong đám cháy, chúng ta sẽ làm gì để thoát khỏi đám cháy?

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

cháy chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.

-HS trả lời

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

Tiếng Việt

BÀI 26: EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG Tiết 5: Luyện viết đoạn

Viết đoạn văn kể về việc người thân đã làm cho em I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 3-4 câu kể về một việc người thân đã làm cho em.

- Rèn kỹ năng cẩn thận khi trình bày bài; Kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

- Bồi dưỡng tình yêu thương, ý thức quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: UDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

- GV bật nhạc cho học sinh khởi động hát bài hát vui nhộn dành cho thiếu nhi.

- GV giới thiệu bài học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi 1 HS đọc bài và đọc câu hỏi.

- Cho HS hoạt động cặp trả lời câu hỏi - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- HS khởi động theo nhạc

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 1 HS đọc bài.

- 2-3 HS trả lời:

a) Trong đoạn văn trên, bạn nhỏ kể về ông ngoại.

b) Ông ngoại thường kể cho bạn nghe

(3)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện tập- vận dụng - GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.

- GV đưa ra cấu trúc đoạn văn lên bảng và phân tích cho học sinh hiểu đoạn văn kể về một người thân trong gia đình.( tên người thân, việc làm của người đó, tình cảm của em với người đó.)

-Cho HS thực hành trả lời các câu hỏi trong VBT trang 59 theo cặp.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.59.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV tổ chức học sinh chơi trò chơi chiếc nón kỳ diệu ôn lại những kiến thức đã được học trong bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.

truyện cổ tích, dạy bạn vẽ.

c) Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ với ông ngoại là: Mỗi khi ông có việc đi đâu,tôi rất nhớ ông và mong ông về sớm với tôi.

-HS nêu yêu cầu - Quan sát, nghe

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- HS tham gia chơi trò chơi.

Môn Tiếng Việt BÀI 27: MẸ Tiết 1+2: Đọc: MẸ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh (ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp).Nhận biết được tình cảm yêu thương, sự quan tâm, săn sóc của mẹ dành cho con.

- Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình;

phát triển năng lực quan sát (thấy đc những công việc bố mẹ thường làm cho mình khi ở nhà); có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Mẫu chữ hoa O.

(4)

- HS: SHS. Vở BTTV. Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: 4 -5p - Cho HS hát: Bàn tay mẹ

- Giáo viên hỏi: Bàn tay mẹ đã làm những gì?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu bài đọc: trong bài hát chúng ta thấy bàn tay mẹ đã làm rất nhiều việc để chăm sóc các con.Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài thơ cũng nói về sự chăm sóc ân cần của mẹ.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

(30-31P)

2.1. Đọc văn bản:

- GV hướng dẫn cả lớp:

+ Học sinh quan sát tranh minh họa bài đọc và nêu nội dung tranh.

+ GV giới thiệu bài thơ Mẹ.

+ GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý nhấn giọng đúng những từ ngữ được xem là tín hiệu nghệ thuật.

+ GV giải nghĩa từ khó. (ạ ời, kẽo cà, gió mùa thu,...)

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc chung của bài thơ (giọng khỏe khoắn vui tươi thể hiện đúng tình cảm yêu thương, trân trọng của bạn nhỏ khi kể về mẹ)

- Luyện đọc theo cặp:

Gv yêu cầu từng cặp học sinh trong nhóm đọc nối tiếp từng khổ thơ và góp ý cho nhau.

Gv giúp đỡ học sinh trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương học sinh đọc tiến bộ.

- Đọc cá nhân:

+ Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

2.2. Trả lời câu hỏi: (15-18P)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện

- HS hát.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS giải nghĩa từ khó.

- HS thực hiện theo cặp.

- HS đọc bài.

- HS làm việc nhóm 4 (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đối và tìm câu trả lời.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

(5)

một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời:

+ Câu 1: Trong đêm hè ai bức mẹ đã làm gì để con ngủ ngon con con con con?

+ Câu 2: Những dòng thơ nào cho thấy mẹ đã thức rất nhiều vì con?

+ Câu 3: Theo em, câu thơ cuối bài muốn nói điều gì?

+ Câu 4: Nói một câu thể hiện lòng biết ơn của em đối với cha mẹ.

+ Học sinh quan sát hát tranh minh họa, đọc câu mẫu.

* Học thuộc lòng bài thơ

Chơi trò chơi: Biết 1 từ, đọc cả dòng thơ.

Gv chuẩn bị các phiếu viết các từ đầu dòng thơ, HS bốc thăm và đọc cả dòng thơ có tiếng bắt đầu ghi trong phiếu.

- Tuyên dương HS đọc thuộc lòng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

Luyện đọc lại 3-5p

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng: Luyện tập theo văn bản đọc. 9-12p

+ Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động có trong hai bài thơ.

- Học sinh đọc lại bài thơ.

- Giáo viên phát thẻ từ để học sinh viết mỗi từ tìm được vào một thẻ. ( phát bảng phụ cho học sinh viết)

- GV gọi một số đại diện nhóm trả lời.

GV hỏi thêm HS lí do vì sao chọn những phương án đó.

- GV cùng Hs thống nhất câu trả lời.

(ngồi, đưa, quạt, ru, thức, ngủ) - GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Từng học sinh chọn một từ đã tìm được ở bài tập 1; suy nghĩ đặt câu với từ ngữ đó.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm

+ Câu 1: Trong đêm hè oi bức, mẹ đã ngồi đưa võng, hát ru và quạt cho con để con ngủ ngon.

+ Câu 2: Hai dòng thơ: “Những ngôi sao...thức vì chúng con.

+ Câu 3: Mẹ là niềm hạnh phúc của cuộc đời con.

+ Câu 4: HS nhớ lại những việc bố mẹ đã làm cho mình và nói câu biết ơn của mình trước nhóm để các bạn góp ý.

- Hs lên bốc thăm chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

+ 2 - 3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- HS chia sẻ câu của mình. nghe nhận xét của bạn và góp ý của cô.

- HS lắng nghe.

- Bài thơ Mẹ.

(6)

thực hiện tốt.

- Hôm nay chúng ta được học bài thơ nào?

- Con cảm thấy thế nào khi học xong bài hôm nay?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài học

………

………

……….

Môn: Toán

Tiết 78: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập tổng hợp về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và hình tứ giác.

- Luyện tập quan sát, phân tích hình để nêu được tên gọi, nhận ra các điểm thẳng hàng, cách thực hiện lắp ghép hình

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa để HS thực hành xếp hình, thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng, video bài hát Đường và chân là đôi bạn thân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:

Gv cùng học sinh hát bài Đường và chân là đôi bạn thân

- GV dẫn dắt giới thiệu bài, ghi bảng 2.Hoạt động Thực hành, luyện tập Bài 1 (trang 92)

-Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV YC HS nêu đặc điểm hình tứ giác - GV YC HS quan sát và tìm các hình tứ giác

- Hs tham gia hát - HS lắng nghe, ghi vở

- 1HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu

- HS trả lời

(7)

- GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức tìm hình tứ giác:2 đội tìm hình tứ giác trong hình gắn trên bảng. Đội nào tìm đúng nhiều hình hơn là thắng.

-GV điều hành trò chơi

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

Bài 2 (trang 92) - Cho HS đọc YC

+ Bài toán yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+ Đọc tên các điểm trong bài + Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?

+ Làm gì để kiểm tra 3 điểm thẳng hàng?

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 tìm 3 điểm thẳng hàng.

- GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.

- Yêu cầu HS lên bảng kiểm tra 1 bộ 3 điểm -KQ: Những bộ ba điểm thẳng hàng.

B, O, A; A, E, C;

B, C, D; O, E, D.

-GV nhận xét, chốt.

-GV nhận xét, tuyên dương Bài 3 (trang 92)

- Cho HS đọc YC

- GV cho HS nêu YC phần a

- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+ Đọc tên đường gấp khúc trong bài + Đường gấp khúc đã cho có mấy đoạn thẳng?

HS nhận xét, bổ sung

-Hs làm cá nhân, nhận diện trong SGK - Nghe phổ biến luật chơi

- HS tham gia chơi - HS nhận xét

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm -HS trả lời: tìm ba điểm thẳng hàng.

-HS quan sát quy trình và trả lời:

+ A,B,C,D,E,O.

+ Nằm trên 1 đường thẳng

+ Dùng thước thẳng để kiểm tra những bộ ba điểm thẳng hàng

- 1HS thực hiện

- HS nhận xét, bổ sung

- Đại diện các nhóm lên trình bày - HS nhận xét

- HS thảo luận nhóm đôi tìm bộ 3 điểm thẳng hàng.

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm -HS trả lời

-HS quan sát quy trình và trả lời:

+ ABCD

(8)

+ Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?

+ Nêu cách đo đoạn thẳng, thực hiện đo trên bảng.

Cách vẽ:

+ Đánh dấu điểm M.

+ Đặt vạch 0 của thước kẻ trùng diểm M.

+ Đánh dấu điểm N trùng vạch số 8 của thước kẻ.

+ Kẻ nối 2 điểm M và N.

- GV nhận xét, chốt.

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 đo độ dài các cạnh và tính độ dài đường gấp khúc vào phiếu học tập

-GV cho các nhóm trình bày kết quả, nêu rõ cách thực hiện.

-GV nhận xét, chốt

- GV cho HS nêu YC phần b

-GV cho HS nêu cách vẽ đoạn thẳng.

-GV YC HS vẽ đoạn thẳng vào vở

- GV cho hs đổi chéo vở, cho HS nêu cách vẽ.

- Tổ chức nhận xét bài, tuyên dương bài bạn.

- Bài 4, 5 hướng dẫn về nhà 3. Hoạt động vận dụng.

+ Em hãy dùng thước đo độ dài quyển vở, chân, mặt bàn học sinh…. rồi nêu kết quả?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

+ 3 đoạn thẳng

+ Tính tổng độ dài các đoạn thẳng.

+ Hs nêu, 1 HS thực hiện

Đo trên bảng

HS nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm lên trình bày HS nhận xét

-Hs nêu: vẽ đoạn MN dài 8cm -Hs trả lời

- Hs làm bài cá nhân vào vở

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.

- HS nhận xét

- Hs thực hành nêu.

-HS nêu ý kiến -HS lắng nghe1

(9)

Tự nhiên và Xã hội

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa.

- Phát triển Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát, trình bày và tranh luận bảo vệ ý kiến của mình.

- Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a. Đối với giáo viên

- Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh - SGK.

- Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 2.

- Tranh ảnh về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3p)

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 -27p)

Hoạt động 1: Giới thiệu về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa ở địa phương

(10)

em

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS làm các câu 1, 2 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương vào Vở bài tập.

Bước 2: Làm việc nhóm 6

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và thống nhất cách trình bày theo sơ đồ gợi ý ở SGK trang 59.

- GV khuyến khích các nhóm trình bày có hình ảnh minh họa.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”

Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV hướng dẫn HS: Mỗi nhóm chọn thích mua sắm ở chợ hoặc siêu thị và tìm những lí do tại sao nhóm lại thích mua hàng ở đó.

Ví dụ:

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo sơ đồ gợi ý.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, thực hiện.

(11)

+ Tôi thích mua sắm ở chợ vì thực phẩm ở chợ vừa rẻ vừa tươi.

+ Tôi thích mua sắm ở siêu thị vì đến siêu thị có thể mua được nhiều thứ.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi hai nhóm lên bảng: một nhóm thích mua sắm ở chợ và một nhóm thích mua sắm ở siêu thị.

- GV hướng dẫn HS: hai nhóm tranh luận, lần lượt đưa ra lí do vì sao thích mua sắm ở chợ và siêu thị.

- GV yêu cầu các HS khác theo dõi, cổ vũ và nhận xét phần tranh luận của hai nhóm chơi.

- GV hoàn thiện phần tranh luận của hai nhóm và cùng cả lớp bình chọn cho nhóm có lập luận thuyết phục hơn.

3. Vận dụng (3-5p) Xử lí tình huống Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu các nhóm quan sát các tình huống 1 và 2, thảo luận, trả lời câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn điều gì trong từng tình huống? Vì sao?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

- HS chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày:

+ Tình huống 1: Em sẽ khuyên bạn không nên đưa đồ khi xe buýt đang chạy, đợi xe buýt dừng hẳn để đảm bảo an toàn cho bản 11han và mọi người xung quanh.

- Tình huống 2: Em sẽ khuyên các bạn phải ngồi ngay ngắn và

nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho bản 11han cũng như mọi người, tránh va cham và tai nạn giao thông.

(12)

Ngày soạn: 4/12/2021

Ngày dạy: Thứ ba, ngày 7/12/2021

Môn Tiếng Việt BÀI 27: MẸ

TIẾT 3: VIẾT CHỮ HOA O I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa O cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết đúng câu ứng dựng: Ong chăm chỉ tìm hoa làm mật.

- Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình;

phát triển năng lực quan sát (thấy đc những công việc bố mẹ thường làm cho mình khi ở nhà); có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Mẫu chữ hoa O.

- HS: SHS. Vở BTTV. Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 3: Viết 1. Hoạt động mở đầu: 4-5p

- GV cho HS hát bài O tròn như quả trứng vịt.

- GV hỏi: Trong bài hát trên Vịt con học chữ gì nhỉ?

- GV nhận xét dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. 10-15p

2.1. Viết chữ hoa:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa O.

+ Chữ hoa O gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

2.2. Viết câu ứng dụng.

- HS hát.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, trả lời.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

(13)

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa O đầu câu.

+ Cách nối từ O sang n.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành 13- 15p

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa O và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Môn Tiếng Việt BÀI 27: MẸ

Tiết 4: NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Sự tích cây vú sữa qua tranh minh họa; đoán được nội dung câu chuyện dựa vào tranh( không bắt buộc kể đúng nguyê văn câu chuyện đã nghe); biết nói câu thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ.

- Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình;

phát triển năng lực quan sát (thấy đc những công việc bố mẹ thường làm cho mình khi ở nhà); có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Mẫu chữ hoa O.

- HS: SHS. Vở BTTV. Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: 4-5p

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ về ai, vẽ những gì? Vẽ ở đâu?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. 10-15p

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

- Chuyện gì đã xảy ra với cậu bé?

- Cậu bé đã xử sự như thế nào trước sự

- 1-2 HS chia sẻ.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

(14)

việc ấy?

-Vì sao em đoán như vậy? Thấy cậu bé khóc , cây xanh đã biến đổi như thế nào?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành 13- 15p

- YC HS chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh

- GV HD :

+ Bước 1: Nhìn tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh , chọn 1-2 đoạn để tập kể.

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/

nhóm.

- YC HS kể nối tiếp 4 đoạn câu chuyện trước lớp.

- GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- GV nhận xét tuyên dương

- GV nêu câu hỏi: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

- Gọi HS chia sẻ trước lớp - Nhận xét, khen ngợi HS.

4. Hoạt động Vận dụng:

- HDHS: Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé trong câu chuyện sẽ nói gì?

- Xem lại các bức tranh minh họa và câu hỏi dưới mỗi bức tranh, nhớ lại nững hành động, suy nghĩ, cảm xúc của cậu bé khi trở về nhà, không thấy mẹ đâu. Cậu có buồn không ? Cậu có ăn năn, hối hận về việc làm của mình không? Cậu dã hiểu tình cảm của mình chưa? Muốn thể hiện suy nghĩ của mình, tình cảm của mình đối với mẹ, cậu sẽ nói thế nào?

- HS dự đoán câu nói của cậu nói với mẹ nếu được gặp lại mẹ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét, khen ngơi động viên HS giờ học.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- 2- 4 HS kể nối tiếp câu chuyện.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

Môn Toán

Bài 47: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 20 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ trong phạm vi 20

(15)

- Luyện tập quan sát phép tính, tính toán, so sánh kết quả.

- Vận dụng các phép tính vào giải toán, giải quyết tình huống thực tế

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy tính, máy chiếu. Các thẻ số và thẻ phép tính để HS thực hiện bài tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:

- Tổ chức trò chơi: “ Ai nhanh hơn”

- GV chia lớp thành 2 đội, khi nghe hiệu lệnh bắt đầu lần lượt từng cử người lên bốc hoa trên bàn GV, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó gắn bông hoa lên cây của đội mình. Người này gắn xong hoa lên cây thì lại đến người khác.Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi GV hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử một đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài.

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

2.Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1 (trang 94)

-Yêu cầu HS đọc yc.

+ Bài 1 yêu cầu gì?

- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm nêu kết quả phép tính bằng trò chơi truyền điện.

- GV YC HS nêu cách tính nhẩm - Nhận xét đánh giá và kết luận.

Bài 2 (trang 92) Tìm về đúng nhà - Cho HS đọc đề bài.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi trò chơi.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm.

- 1HS nêu.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các cặp nối tiếp nhau nêu kết quả phép tính.

(16)

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+ Bài có những con vật nào?

+ Mỗi con vật có kèm thông tin gì?

+ Làm thế nào tìm đường về nhà cho gà con?

- GV nhận xét, chốt

- GV cho HS làm việc cá nhân vào phiếu - GV cho HS chơi trò chơi Tìm về đúng nhà: 3 đội chơi chọn thẻ gà con về với mẹ - GV nhận xét, tuyên dương

Bài 3 (trang 94) - Cho HS đọc đề bài - GV cho HS nêu YC bài

- GV hỏi: Để điền được dấu đúng phải làm gì?

- GV nhận xét, chốt

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 tính, so sánh kết quả và điền dấu

- GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.

+ Khi so sánh 8+8 và 8+5 ngoài so sánh kết quả còn cách làm nào khác?

Kết quả:

+8+8 > 8+5

- Thực hiện tính bằng trò chơi truyền điện Hs nhận xét

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm -HS quan sát quy trình và trả lời:

+ 3 Gà mẹ và gà con

+ Gà con có phép tính, gà mẹ là kết quả + Tìm kế quả mỗi phép tính của gà con và đưa gà con về với gà mẹ có kết quả đúng

- HS nhận xét, bổ sung - HS làm bài vào phiếu

- 3 đội chơi, mỗi đội có 3 học sinh - HS cổ vũ, nhận xét

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm - HS trả lời

,- HS trả lời: tính và so sánh kết quả HS nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu

(17)

+9+7 = 7+9 +14-6 > 14-7 +17-8 > 18-7

-GV nhận xét, chốt, tuyên dương HS

Bài tập 4 : a) Tính

6+6+4=

7+7+3=

16-8+8=

18-9-2=

5+9-4=

- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 4 (phần a)

? Đề bài y/c gì?

- GV y/c HS thảo luận nhóm 4.

- GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày bảng phụ.

- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.

- GV cho HS giao lưu.

học tập .

- Đại diện các nhóm lên trình bày

+So sánh thành phần của phép tính khi 2 phép tính có 1 thành phần giống nhau, khi đổi chỗ các số hạng

HS nhận xét

- HS đọc y/cầu bài tập.

- HSTL: Tính

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- Đại diện nhóm trình bày

(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)

? HS1: Tại sao bạn lại ra KQ dãy tính này là 16? Nêu cho tớ cách làm.

- ĐD Nhóm: Tớ lấy 6+6=12; 12+4=16.

- HS1: Tớ thấy cậu nêu đúng rồi đấy. Tớ cảm ơn cậu!

- HS2: Tớ cũng ra kết quả dãy tính là 16 nhưng tớ có cách làm khác nhóm bạn.

- ĐD Nhóm: Mời bạn nêu cách làm của

(18)

- Khi thực hiện dãy tính có 2 phép tính con làm thế nào?

- GV chốt:

b) Xếp các chữ cái tương ứng với kết quả phép tính ở câu a vào các ô ?, em sẽ biết thêm tên một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam.

- GV y/c HS đọc bài tập 4 phần b.

- Đề bài y/c chúng ta làm gì?

- Phần này cô sẽ để chúng mình hoạt động nhóm 2 trong ít phút để tìm ra đáp án. Thời gian 3’

- Gọi HS TL

? Con làm thế nào để tìm đc chữ SAO ở ô này? Nêu cho cô và cách bạn nghe cách làm của nhóm con được k?

mình.

- HS2: Tớ lấy 6+4=10; 6+10=16. Theo bạn mình làm vậy có được không?

- ĐD Nhóm: Theo mình, bạn làm vậy cũng không sai. Vì phép cộng có tính chất giao hoán mà kết quả không thay đổi.

Trong dãy tính có 2 phép tính cộng ta có thể thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải hoặc theo cách khác. Lấy SH2 + SH3 được bao nhiêu + với SH1 mà kết quả không thay đổi.

- HS2: Cảm ơn bạn, tớ đã hiểu.

- ĐD Nhóm: Ở dưới lớp bạn nào có kết quả giống nhóm tớ giơ tay. -> HS giơ tay nếu đúng.

- Đại diện nhóm trình bày

(Nhóm tớ vừa trình bày xong, mời bạn nhận xét)

- HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

- Cả lớp vỗ tay.

- HSTL: Ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

- HS đọc to y/c - HSTL

- HS hoạt động nhóm 2

- HSTL: Con thưa cô Tên loài vật nhóm con tìm đc là SAO LA ạ.

- HSTL: Con dóng kết quả 17 với chữ cái S, Kết quả 16 với chữ cái A, kết quả 10

(19)

- Những ai tìm đc đáp án giống nhóm bạn giơ tay cô xem.

- Cô khen tất cả các con. Ô chữ bí ẩn ở bài tập 4b chính là SAO LA.

- SAO LA: hay còn được gọi là "Kỳ lân Châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.

3. Hoạt động vận dụng (18 -20’) Bài tập 5 a :

MT: HS vận dụng KT, KN để giải bài toán có lời văn.

- GV yêu cầu HS đọc to cho cô đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vở.

- GV gọi HS đọc bài

? Vì sao con lại lấy 16 - 7.

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra

? Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình đã được học

với chữ cái O. Con được ô chữ SAO ạ.

- HS giơ tay nếu đúng.

- HS đọc đề bài - HS trả lời

- HS thực hiện y/cầu

Bài giải

Huyền nhặt được số vỏ sò là:

16 - 7 = 9 (vỏ sò) Đáp số: 9 vỏ sò - HS trả lời

- HS thực hiện

- Hs báo cáo bạn nào làm sai

(20)

- Chốt: Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi số ít hơn để được số bé nhé.

Bài tập 5 b :

- Gv gọi Hs đọc đề bài.

- Hãy nói cho bạn bên cùng bàn nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Các con hãy suy nghĩ và làm bài tập này vào phiếu của mình.

- GV đưa 2 phiếu bài của HS.

- Y/C HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HSNX - GVNX

- Ai có bài làm giống bạn giơ tay - Bạn nào sai bài này?

- Cô đố bạn nào biết: Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?

- Gọi HSNX

- Chốt: Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính cộng nhé.

- Hôm nay chúng mình học bài gì?

- Khi thực hiện dãy tính có 2 phép tính ta làm thế nào?

- GVNX tiết học.

- Dặn dò

- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS lắng nghe

- HS đọc đề

- HS thực hiện yêu cầu

- HS làm phiếu cá nhân - HS quan sát

Bài giải

Bức tranh thứ 2 ghép được từ số vỏ sò là:

8 + 9 = 17 (vỏ sò) Đáp số: 17 vỏ sò - HS giơ tay nếu đúng.

- HS sửa bài nếu sai.

- Bài toán về nhiều hơn

- HSNX

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS trả lời

- Hs lắng nghe

Ngày soạn: 5/12/2021

Ngày dạy: Thứ 4, ngày 8/11/2021

BÀI 48: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(21)

- Thông qua việc quan sát, tính toán, nêu cách tính, so sánh các kết quả, thực hành tính cộng, trừ, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Thông qua việc phân tích tình huống thực tiễn, xác định dạng bài toán, phép tính cần thực hiện, trình bày bài giải, trả lời câu hỏi của tình huống, HS có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, bảng phụ, thẻ phép tính ở bài tập 2, thẻ Đúng, Sai ..

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, thước kẻ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

TIẾT 1 1. Hoạt động mở đầu:(4-5p)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”.

- GV nêu quy luật: GV đưa phép tính lên bảng. Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 người tham gia trò chơi, trong thời gian quy định, nhóm nào điền xong kết quả các bài toán nhanh hơn và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Gọi NX, chốt đáp án đúng. Tuyên dương đội thắng, động viên đội chưa nhanh.

- GV dẫn dắt vào bài.

2. Luyện tập- Thực hành ( 30p) Bài 1: Đặt tính rồi tính

- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán yêu cầu ta làm gì?

- Vận dụng bảng cộng, trừ nêu trên để thực hành phép cộng trong phạm vi 100, chú ý cách đặt tính sao cho số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị, chú ý cách đặt tính và số phải nhớ ta thêm vào hàng cao hơn liền trước của số trừ để thực hiện trừ .Hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục.

- Thực hiện từ phải sang trái.

- 4 em làm bảng phụ mỗi em 2 phép tính, lớp làm bài cá nhân ra nháp.

- Gọi NX chữa bài. 1 vài HS nêu lại cách

- Theo dõi GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi. Chia nhóm để phân công nhiệm vụ.

42 + 18 90 – 20 57 - 19 50 – 13 10 + 60- 30

- Các nhóm tham gia chơi, lớp theo dõi, cổ vũ.

- NX đúng sai. Phân thắng thua.

- Đọc nối tiếptên bài theo hàng ngang.

- Đọc yêu cầu.

- Đặt tính rồi tính.

- Lắng nghe.

- Thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét, bổ sung. Nêu lại cách thực hiện đặt tính rồi tính của mình.

(22)

thực hành tính của mình.

- Chốt kết quả đúng.

- Lưu ý: Khi biết 100 - 4 = 96 ta có cần nhẩm để tìm kết quả của 100 - 4 hay không? Vì sao?

- Yêu cầu lớp làm vào vở các phép tính còn lại.

- GV chốt lại cách thực hiện đặt tính rồi tính các phép cộng, trừ trong phạm vi 100.

Bài 2: Tìm các phép tính có kq bằng nhau.

- Gọi HS đọc đề bài.

- Để làm được bài tập các con cần lưu ý điều gì?

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi kết bạn để làm bài: GV chia nhóm lớp thành các con vật ứng với mỗi phép tính. Khi GV đọc tên 1 con vật hoặc 1 phép tính thì bạn có phép tính cùng kết quả sẽ giơ thẻ tạo thành một cặp kết bạn với nhau.

- Tổ chức cho HS chơi.

- NX chữa bài đúng. Tuyên dương các đôi đã kết bạn đúng.

- GV củng cố về kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.

Bài 3: >,<,=

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Muốn điền được các dấu >, <,= vào dấu chấm hỏi ta làm thế nào?

- YC HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm và giải thích vì sao điền dấu đó.

- NX, chốt kết quả đúng.

Bài 4: Tính

- GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Sau khi HS làm bài, yêu cầu HS đổi vở chữa bài cho nhau.

- GV chiếu bài làm 1 – 2 HS chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Vận dụng:(5p) Bài 5

- Trả lời.

- Chữa bài vào vở BT.

- 2 HS đọc đề bài.

- Phải đặt tính và tính kq.

- Nghe phổ biến luật chơi.

- Nghe hiệu lệnh, chơi.

- Chữa bài vào vở.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu: Phải tính được kết quả của các phép tính rồi so sánh hai kết quả với nhau.

- Làm bài.

Trả lời:

67 + 10 < 76 + 10 45 - 6 < 46 - 5 33 + 8 = 38 + 3 86 - 40 > 80 - 46 - Chữa bài đúng vào vở.

- Xác định nhiệm vụ.

- 2HS đọc.

- Làm bài cá nhân.

50+10+40=100 34+8-12=30 100-80+70=90 51-6+35=80 - Chữa bài. Đỏi chéo vở kiểm tra.

- Lắng nghe.

(23)

*Phần a:

- Đưa tranh minh họa của bài. Gọi HS đọc đề bài. GV tóm tắt lên bảng.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết mẹ còn phải hái bao nhiêu quả xoài, ta làm phép tính gì? Và ta thực hiện phép tính nào?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Treo bảng phụ. Gọi HS trình bày lại bài làm của mình. Yêu cầu lớp theo dõi, NX.

- NX chốt đáp án đúng.

- YC HS suy nghĩ tìm thêm những câu lời giải khác?

- NX, chuyển ý sang phần b.

*Phần b:

- Đưa tranh minh họa của bài. Gọi HS đọc đề bài. GV tóm tắt lên bảng.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì?

- Bài thuộc dạng toán gì?

- YC HS tự làm bài cá nhân.

- Gọi HS đọc bài làm, lớp NX, bổ sung.

- NX, chốt kết quả đúng.

- Vì sao con thực hiện phép tính cộng trong bài toán này?

- NX, chốt KT.

- Bài học hôm nay các con đã được ôn tập củng cố lại những kiến thức gì?

- NX, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- Lớp quan sát, 2HS đọc

- Mẹ Nam cần hái 95 quả xoài. Mẹ đã hái được 36 quả.

- Mẹ còn phải hái bao nhiêu quả xoài?

- Ta phải làm phép tính trừ : 95-36

- 1 HS làm bảng phụ. HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Mẹ còn phải hái số quả xoài là:

95 – 36 = 59 (quả).

Đáp số: 59 quả xoài

- HS đọc lại bài làm. Lớp NX và nhiều HS dưới lớp đọc bài làm của mình.

- Chữa bài vào vở.

- Nêu: Số quả xoài mẹ cần hái thêm là...

- Quan sát đọc đề bài.

- Vườn nhà Thanh có 27 cây nhãn, số cây vải nhiều hơn cây nhãn là 18 cây.

- Vườn nhà Thanh có bao nhiêu cây vải?

+ Bài toán thuộc dạng nhiều hơn +Làm bài.

- Nhiều HS đọc bài làm, lớp theo dõi NX.

Vườn nhà Thanh có số cây vải là:

27 + 18 = 45 (cây)

Đáp số: 45 cây vải.

- Nêu.

- HS nêu: kĩ năng tính toán phép cộng, trừ, giải bài toán có lời văn trong phạm vi 100.

(24)

Môn Tiếng Việt

BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ TIẾT 1+2: ĐỌC TRÒ CHƠI CỦA BỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời thoại của các nhân vật (bố và Hường) trong bài Trò chơi của bố. Thông qua trò chơi "ăn cỗ" mà bố và Hường chơi cùng nhau, bài đọc nói lên tình cảm giữa những người thân trong gia đình dành cho nhau, cách bố dạy Hường những điều cần biết trong nói năng và cư xử với người lớn tuổi.

- Biết thêm về một trò chơi miền Bắc (‘ ăn cỗ’ – đóng vai chơi đồ hàng).

- Biết nói năng và có cử chỉ lễ phép đối với bố mẹ và người lớn tuổi; biết trân trọng tình cảm gia đình, thêm yêu bố mẹ và có hành động đơn giản thế hiện tình cảm với bố mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SHS, vở BTTV. Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1+2: Đọc 1. Hoạt động mở đầu: 4 -5p

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Em thích chơi trò chơi gì cùng bố mẹ?

- GV giới thiệu bài đọc: Cùng tìm hiểu bài Trò chơi của bố để xem Hường và bố thường chơi trò gì cùng nhau. (Hãy chú ý xem trong khi chơi, bố đã dạy Hường điều gì.)

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

(30-31p)

2.1. Đọc văn bản:

- GV hướng dẫn cả lớp:

+ GV giới thiệu: Bài đọc nói về một trò chơi mà hai bố con Hường thường chơi cùng nhau, đó là trò "ăn cỗ".

+ GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý phân biệt giọng của nhân vật bố và giọng của nhân vật Hường: giọng của người dẫn chuyện. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

+ GV chia bài đọc ra làm 3 đoạn:

Đoạn 1: từ đấu đến đủ rồi;

Đoạn 2: tiếp đến Đây, mời bác;

Đoạn 3: phần còn lại.

+ GV gọi 3 HS đọc nối tiếp để làm mẫu.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS chia đoạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

(25)

(Nếu lớp đọc tốt, có thế cho HS đọc phân vai: một HS đọc lời người dẫn chuyện, một HS đọc lời của bố và một HS đọc lời của Hường).

+ GV giải nghĩa từ khó. Ngoài từ xơi đã được chú thích trong sách, GV có thể giải thích thêm từ bát (từ dùng của miền Bắc):

chén để ăn cơm (miền Nam).

- Luyện đọc theo nhóm 3:

HS đọc nối tiếp bài (theo mẫu).

- Đọc cá nhân:

+ Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

TIẾT 2 2.2: Trả lời câu hỏi. (15-18P)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời:

+ Câu 1: Hai bố con Hường chơi trò chơi gì cùng nhau?

+ Câu 2: Khi chơi, hai bố con xưng hô với nhau như thế nào?

+ Câu 3: Nhìn hai tay Hường đón bát cơm, mẹ nhớ tới điều gì?

+ Câu 4: Khi chơi cùng bố, Hường đã được bố dạy nết ngoan nào?

- GV cho HS thảo luận nhóm:

+ Đọc các phương án trắc nghiệm.

+ Trao đối, tìm câu trả lời.

+ Đại diện nhóm phát biểu trước lớp.

- GV chốt đáp án.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

Luyện đọc lại 3-5p

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng: Luyện tập theo văn bản đọc. 7-10p

- HS giải nghĩa từ khó.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đối và tim câu trả lời.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

+ Câu 1: Hai bố con chơi trò chơi ăn cỗ cùng nhau.

+ Câu 2: Khi chơi, hai bố con xưng hô là

"bác" và "tôi".

+ Câu 3: Nhìn tay Hường đón bát cơm, mẹ lại nhớ đến lúc hai bố con chơi với nhau.

+ Câu 4:

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu câu trả lời.

b. Có cử chỉ và lời nói lễ phép.

- HS lắng nghe.

+ 2 - 3 HS đọc.

- HS lắng nghe.

(26)

+ Câu 1: Tìm câu nói thể hiện thái độ lịch sự.

- GV cho HS đọc các phương án, thảo luận nhóm, tìm câu trả lời.

- GV gọi một số HS trả lời. GV hỏi thêm HS lí do vì sao chọn những phương án đó.

- GV chốt đáp án.

+Những câu nói thể hiện thái độ lịch sự là: a. Cho tôi xin bát miến.

b. Dạ, xin bác bát miến ạ.

+ Vì hai câu này chứa các từ thể hiện sự lịch sự: dạ, xin, ạ.

- GV có thể hỏi thêm câu nào có tính lịch sự cao nhất?

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Cùng bạn đóng vai nói và đáp lời yêu cấu, để nghị.

- GV cho HS đọc câu mẫu, thảo luận nhóm đôi. Từng thành viên của nhóm sẽ lần lượt đóng vai nói và đáp lời để nghị, sau đó đóng vai.

- GV cho một cặp đôi làm mẫu.

- Các cặp đôi luyện tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi đại diện một số cặp đôi thực hành trước lớp.

- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc, thảo luận nhóm.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời : Câu b.

- HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện đóng vai và luyện nói theo yêu cầu.

- 1 nhóm lên làm mẫu.

+ VD: Bạn mở giúp tớ cái cửa số!

Ừ, đợi tớ một chút nhé,..

- Đại diện các nhóm lên bảng.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 5/12/2021

Ngày dạy : Thứ 5 ngày 9 tháng 12 năm 2021 Môn Tiếng Việt

BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ TIẾT 2: ĐỌC: TRÒ CHƠI CỦA BỐ

(Đã soạn trong kế hoạch bài dạy thứ 4 ngày 8/12/2021) Môn Tiếng Việt

BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ

TIẾT 3: NGHE – VIẾT: TRÒ CHƠI CỦA BỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(27)

- Nghe – viết đúng chính tả bài Trò chơi của bố ( từ Đến bữa ăn đến một nết ngoan); biết viết địa chỉ nhà nơi mình ở theo đúng quy tắc viết hoa.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/ n; ao/ au.

- Biết nói năng và có cử chỉ lễ phép đối với bố mẹ và người lớn tuổi; biết trân trọng tình cảm gia đình, thêm yêu bố mẹ và có hành động đơn giản thế hiện tình cảm với bố mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SHS, vở BTTV. Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 3: Viết 1. Hoạt động mở đầu: 4-5p

- Gv cho HS hát bài Những trò chơi tuổi thơ.

- Bài hát nói về điều gì?

- GV dẫn dắt vào bài ghi đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. 15-20p

2.1. Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

- GV lưu ý vị trí đặt dấu chấm , dấu phẩy - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Viết địa chỉ nhà em

- GV cho HS quan sát : Số nhà 25, đường Sông Thao, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

- GV hỏi : những từ nào viết hoa?

- GV nói:

+ Cần viết hoa tên riêng của thôn / xóm, xã / phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố,

…nơi em ở.

+ Chú ý viết dấu phẩy phân tách từng đơn vị.

- GV yêu cầu HS viết địa chỉ nhà mình -YC đổi vở và nhận xét

- GV chữa bài, nx

3. Hoạt động luyện tập, thực hành 8-

- HS hát - HS chia sẻ - HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chéo theo cặp.

- HS quan sát

-1-2 HS trả lời - HS lắng nghe

- HS viết

- HS đổi chéo theo cặp

(28)

10p

- Gọi HS đọc YC ý b

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV - GV chữa bài, nhận xét.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

Toán

BÀI 49: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, gọi tên ba điểm thẳng hàng, nhận biết được vị trí mảnh ghép HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy, và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Thông qua việc thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, HS có cơ hội phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Thông qua việc quan sát hình ảnh thực tiễn các loại hàng hóa, xác định được các mặt hàngcó tổng số cân nặng là 10kg. HS có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, thẻ từ, quả bóng, thước kẻ, quyển sách, hộp bút, ê ke...

- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu:(4-5p)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Nhìn vật đoán hình”.

- GV nêu quy luật: GV đưa ra đồ vật, HS dưới lớp đoán tên hình khối đã được học.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Gọi NX, chốt đáp án đúng. Tuyên dương các HS trả lời đúng.

- GV dẫn dắt vào bài.

2. Luyện tập- thực hành:(20p) Bài 1:

a. Chỉ ra đường thẳng,...hình sau.

- Theo dõi GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi.

- Chơi.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

(29)

b. A .

M . . N .

C P B - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV chiếu hình vẽ hoặc vẽ hình lên bảng. YC HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2p .

Phần a:

- Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng?

Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội, phát thẻ, mỗi đội 3 HS. Lần lượt từng thành viên trong đội nối tiếp nhau gắn thẻ tên tương ứng với các hình. Đội nào gắn xong nhanh nhất và có nhiều đáp án chính xác là đội giành chiến thắng.

- GV tổ chức cho HS chơi, chữa bài phân thắng thua.

- GV nhận xét. YC HS chữa bài vào vở.

- Liên hệ: Ở phần khởi động, chúng ta kể tên được các hình khối. Nhìn các hình khối đó, các con liên tưởng đến đường nào mà chúng mình đã học?

Phần b:

- GV gọi 1 nhóm lên chữa bài bảng. Lớp theo dõi NX, bổ sung.

- NX, chữa bài đúng.

Bài 2:

a. Đo và tínhđộ dài các đường gấp khúc từ A đến B sau.

.

. . . . B A

. - Gọi HS đọc YC.

-HS đọc đề bài - Quan sát

- Theo dõi lắng nghe. Chia đội chơi.

a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong các hình - Lắng nghe.

- HS trả lời.

- Hình tròn liên tưởng đến đường cong;

hình vuông, hình tam giác liên tưởng đến đường gấp khúc,...

b) Nêu tên 3 điểm thẳng hàng trong hình 3 điểm: C, M, A thẳng hàng

3 điểm: C, P, B thẳng hàng 3 điểm: B, N, A thẳng hàng - HS chữa bài vào vở.

(30)

- YC HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi:

+Đi từ A đến B có mấy đường gấp khúc?

+ Các đường gấp khúc đó được tạo từ mấy đoạn thẳng?

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- GV NX.

- YC HS chọn 1 đường gấp khúc từ A đến B, đo và tính độ dài vào vở.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi NX, chữa bài đúng.

- Chốt: Để tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?

b. Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm.

- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài.

- Con hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng này?

- Gọi HS NX, chốt lại cách vẽ đúng.

- YC HS vẽ bài vào vở. GV giúp đỡ HS còn lúng túng. Chú ý HS xác định hai điểm, điểm thứ 1 trùng với vạch số 0, điểm thứ 2 trùng với vạch số 10, dùng thước nối hai điểm với nhau từ trái sang phải.

- YC HS đổi chéo vở kiểm tra.

- GV chốt, chuyển ý.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài. GV tóm tắt lên bảng.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì?

- Bài thuộc dạng toán gì?

- YC HS tự làm bài cá nhân.

- Gọi HS đọc bài làm, lớp NX, bổ sung.

- Đọc yêu cầu.

- Làm việc nhóm 4.

+Có 3 đường gấp khúc từ A đến B (đường màu tím, đường màu vàng, đường màu xanh)

+ Theo thứ tự từ trên xuống dưới thì:

Đường gấp khúc màu tím và màu vàng được tạo bởi 3 đoạn thẳng.

Đường gấp khúc màu xanh được tạo bởi 2 đoạn thẳng

- Các nhóm cử đại diện báo cáo kq, các nhóm khác NX, bổ sung.

- Làm bài cá nhân

- Nhiều HS làm bài và giải thích cách làm.

- NX, chữa bài vào vở.

- Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó.

- Đọc đề bài.

- Đổi 1dm = 10cm.

Vẽ đoạn thẳng 1dm là vẽ đoạn thẳng 10cm

- Lắng nghe.

- HS vẽ

- HS thực hiện theo cặp.

-1 HS đọc

+ Đề bài cho biết bình sữa to có 23l, bình sửa nhỏ ít hơn bình sữa to 8l.

+ Đề bài hỏi bình sữa nhỏ có bao nhiêu lít sữa?

+ Bài toán thuộc dạng ít hơn +Làm bài.

- Nhiều HS đọc bài làm, lớp theo dõi NX.

Bình sữa nhỏ có số lít sữa là:

(31)

- NX, chốt kết quả đúng.

- Bạn nào có câu lời giải khác làm khác?

- NX, chốt KT: Để làm tốt các bài toán có lời văn, các con cần đọc kĩ đề và lựa chọn phép tính đúng nhé.

- Bài học hôm nay các con đã được ôn tập củng cố lại những kiến thức gì?

- NX, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Bài 4:

a. Mỗi mảnh bìa sau có dạng hình gì?

b. Hai mảnh bìa trên lắp được vào vị trí nào trong hình vuông sau?...

- Gọi Hs đọc yêu cầu BT4 - BT có mấy yêu cầu?

- Chiếu slide nội dung bài phần a hoặc vẽ hình lên bảng hỏi HS mỗi mảnh bìa sau có dạng hình gì?

- Gọi NX, chữa bài phần a.

- GVNX.

- Chiếu slide nội dung phần b, hình vuông được tạo thành từ 12 mảnh ghép với các hình dạng khác nhau.

- Yêu cầu HS TL nhóm đôi suy nghĩ xem hai mảnh bìa ở phần a ghép được vào vị trí nào trong hình vuông?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

+ Vì sao con chọn mảnh bìa màu vàng ghép được vào vị trí hình 5?

+ Dựa vào đâu con chọn mảnh bìa màu đỏ ghép vào vị trí hình 6?

- Gọi HSNX, chữa bài đúng cho HS.

- Dựa vào đâu để biết một hình có thể đặt vào vị trí trống của hình khác?

- Gọi HS kéo thả hình để kiểm tra (hoặc gắn mảnh bìa màu vàng và đỏ vào miếng bìa hình vuông).

- Chốt: từ việc nhận dạng được hình tứ giác, tìm sự tương đồng, các con đã xác định được vị trí mảnh ghép thích hợp,

23-8= 15 (l)

Đáp số: 15l sữa.

- Nêu.

- Lắng nghe.

- HS nêu.

- 2HS đọc yêu cầu.

- Bài có 2 nội dung.

- Quan sát trả lời: cả 2 hình đều là hình tứ giác.

- NX, chữa bài đúng vào vở.

- 1 HS đọc yêu cầu của phần b, kết hợp quan sát hình.

- Làm việc nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ HS trả lời cách chọn theo ý hiểu.

- NX, viết câu TL vào vở.

- Quan sát hình đã cho, dựa vào đặc điểm hình đó, quan sát chỗ trống nào có điểm giống nhau thì chọn.

-1; 2HS thực hành

(32)

chuyển ý.

3. Vận dụng:(10P) Bài 5:

Phần a:

- GV chiếu hình ảnh ND bài 5 phần a.

Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS quan sát đọc tên loại hàng và cân nặng tương ứng và TL luôn kết quả của phần a?

+ Loại hàng nào nặng nhất?

+Loại hàng nào nhẹ nhất?

- Gọi NX, chốt đáp án.

Phần b:

- Gọi HS đọc YC.

- Muốn giúp được chị Lam ta phải làm ntn?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 giúp chị Lan mua các mặt hàng sao cho tổng cân nặng là 10kg bằng cách đánh dấu vào cột tương ứng với mỗi đồ vật.

- Dành cho mỗi nhóm 3p thảo luận, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, minh họa gắn vật thật (hoặc kéo đồ vật trên phần mềm tương tác)

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Đưa đáp án có đầy đủ các cách có thể mua đồ sao cho tổng là 10kg.

- Lưu ý HS ngoài những cách mà các nhóm đã trình bày, về nhà suy nghĩ thêm các cách làm khác.

- Khi nhận nhiệm vụ đi chợ, siêu thị có nhiều cách lựa chọn, cần chọn đồ cần mua phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- NX giờ học, hệ thống lại ND bài.

- Dặn HS về ôn tập lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài sau.

- Thực hiện yêu cầu của GV.

- Quan sát. Đọc tên loại hàng và cân nặng của loại hàng đó, TLCH:

+ Loại hàng nặng nhất: bí ngô-8kg + Loại hàng nhẹ nhất: thịt, đường, cà chua- 1kg.

- NX, chữa bài vào vở.

- Nhiều HS đọc YC.

- Tìm các phép tính có tổng bằng 10 chính là các mặt hàng có số cân bằng 10kg.

- Nghe, xác định nhiệm vụ.

- Làm việc nhóm 4. 2 nhóm làm PHT.

- Đại diện các nhóm trình bày cách làm.

- NX, bổ sung.

- Theo dõi, tham khảo.

- Trình bày 1 cách vào VBT. Về nhà suy nghĩ làm thêm các cách khác.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

PHIẾU HỌC TẬP MÔN TOÁN NHÓM: ….

Đánh dấu vào cột tương ứng với mỗi loại hàng sao cho tổng số lượng hàng là 10kg.

Hàng Thịt Gà Đường Gạo Bắp Bột Cà Bí Mít

(33)

Cách 1kg 2kg 1kg 3kg cải 2kg

giặt 4kg

chua 1kg

ngô 8kg

5kg C 1

C 2 C3 C4 C5 ...

Đáp án dự kiến Hàng

Cách

Thịt 1kg

Gà 2kg

Đường 1kg

Gạo 3kg

Bắp cải 2kg

Bột giặt 4kg

Cà chua 1kg

Bí ngô 8kg

Mít 5kg

C 1 x x x x

C 2 x x x

C3 x x x

C4 x x x x x

C5 x x x x

C6 x x

C7 x x x x

C8 x x x

...

...

...

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ BÀI 14: NGHĨ NHANH, LÀM GIỎI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tự phục vụ bằng cách chủ động ứng phó với một số tình huống bất ngờ trong cuộc sống. HS dùng động tác cơ thể mô tả cách ứng phó với những tình huống bất ngờ.

Lựa chọn đưa ra bí kíp theo thứ tự: Giữ bình tĩnh để suy nghĩ nhanh – Nghĩ ra cách – Hành động.

- HS lựa chọn đưa ra bí kíp theo thứ tự: Giữ bình tĩnh để suy nghĩ nhanh - Giúp HS trải nghiệm và ứng phó một số tình huống bất ngời trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: BÌNH TĨNH, NGHĨ, HÀNH ĐỘNG.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5’)

- GV hướng dẫn HS chơi trò: "Gà con nhanh nhẹn"

+ GV mời HS vào vai các chú gà con ứng phó nhanh khi có những tình

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

(34)

huống bất ngờ xảy ra. GV hô: “Cáo đến”, HS sẽ nhồi thụp xuống, hay tay vòng ôm lấy mình như đôi cánh gà mẹ che chở con. GV hô: “Mưa rồi!”, HS sẽ chạy vào vị trí ngồi. Cứ thế, GV nghĩ thêm một hoặc hai tính huống hành động tương ứng, thống nhất trước để HS cùng thực hiện (Ví dụ: “Đi kiếm mồi!”, “Trời nắng!

”… )

+ GV tổ chức HS tham gia chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài

2. Hình thành kiến thức mới (12’)

*Xử lí tình huống.

- GV gọi HS nêu yêu cầu.

- GV chia nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu từng bức tranh bằng các câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Bạn hãy nêu cách xử lí tình huống

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi và lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu.

- HS lắng nghe.

Tranh 1: Đang rót nước bị đổ nước ra ngoài.

Tranh 2: Đang đi trên đường, bỗng mây đen kéo đến, có thể sắp mưa.

Tranh 3: Đang lạnh, mặc áo khoác nhưng sau khi chạy nhảy bỗng thấy nóng, mồ hôi túa ra.

Tranh 4: Bị chảy máu cam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình.. HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học,

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

- Thông qua các hoạt động học tập : đọc, viết các số trong phạm vi 100 ; giải quyết bài toán gắn với tình huống thực tế và đo độ dài, HS có cơ hội được phát triển

- Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Thông qua việc thực hành cân nặng biết nghiên cứu bài toán có văn liên quan đến tực tiễn, biết giải quyết vấn đề, nêu được phép tính, trả lời câu hỏi của tình

- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tình huống thực tiễn, HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nêu và thực hiện được phép tính, trả lời

- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tình huống thực tiễn, HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nêu và thực hiện được phép tính, trả lời

- Thông qua việc thực hành cân nặng biết nghiên cứu bài toán có văn liên quan đến tực tiễn, biết giải quyết vấn đề, nêu được phép tính, trả lời câu hỏi của tình huống,