• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ: 16 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện: Số tuần: 4 tuần;

Tên chủ đề nhánh 2:

Thời gian thực hiện: Số tuần: 1 tuần;

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ

- Chơi

- Thể

dục sáng

1. Đón trẻ

- Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Hướng dẫn trẻ vào các hoạt động chơi.

2. Trò chuyện buổi sáng Trò chuyện về chủ đề

3. Điểm danh

4. Thể dục buổi sáng - Hô hấp: Gà gáy.

- Tay vai: Hai tay đưa lên cao, sang ngang.

- Lưng, bụng, lườn: Cúi gập người về phía trước, mũi bàn tay chạm chân.

- Chân: Đứng từng chân khụy gối.

- Bật: Bật sang hai bên.

(Thứ 2, 4, 6 tập theo nhạc;

Thứ 3,5 tập sử dụng dụng cụ).

- Trẻ nề nếp, ngăn nắp.

- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.

- Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ khi đến lớp.

- Trẻ tên, đặc điểm... của một số con vật sống trong rừng; Biết yêu quý, bảo vệ và không đến gần những con vật hung dữ.

- Trẻ nhớ tên mình và bạn.

- Phát triển thể lực.

- Phát triển các cơ toàn thân.

- Trẻ biết ý nghĩa của việc tập thể dục sáng.

- Giá để đồ dùng cá nhân sạch sẽ.

- ĐDĐC trong các góc theo chủ đề.

- Tranh, ảnh về một số con vật sống trong rừng.

- Sổ, bút

- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng.

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

- Kiểm tra sức khỏe của trẻ.

(2)

NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU

Từ ngày 14/12/2020 đến ngày 08/01/2021 Những con thú vui nhộn trong rừng xanh Từ ngày 21/12/2020 đến ngày 25/12/2020 HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học .

- Trẻ đến: Cô đón trẻ tận tay phụ huynh với thái độ ân cần, niềm nở. Nhắc trẻ sát khuẩn tay trước khi vào lớp.

Nhắc trẻ chào hỏi mọi người.

- Giáo dục trẻ và tuyên truyền với PH về Thông điệp 5K: khoảng cách, khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khai báo y tế.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi trong lớp.

2. Trò chuyện buổi sáng:

Xem tranh ảnh, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “Động vật sống trong rừng”.

3. Điểm danh:

Cô gọi tên từng trẻ.

4. Thể dục:

4.1. Khởi động:

- Trẻ xếp hàng đi ra sân tập.

- Cô cho trẻ tập đội hình đội ngũ.

4.2. Trọng động :

- Cô tập mẫu và cho trẻ tập theo cô 2 lần x 8 nhịp.

- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.

- Cô khuyến khích, động viên trẻ kịp thời.

4.3. Hồi tĩnh:

Cho trẻ làm một số động tác nhẹ nhàng tại chỗ.

* Nhận xét:

- Trẻ chào hỏi lễ phép mọi người.

- Trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trẻ chơi.

- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ dạ cô.

- Xếp hàng.

- Thực hiện theo hiệu lệnh của cô.

- Trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.

- Đi lại nhẹ nhàng.

(3)

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động góc

- Thứ 2: Góc PV, TH, XD, TN

- Thứ 3: Góc ÂN, S - T, XD, PV.

- Thứ 4: Góc PV, S - T, XD, KH - T.

- Thứ 5: PV, XD, ÂN, TN - Thứ 6: Góc PV, TH, KH – T, XD, TN.

* Góc phân vai: Cửa hàng bán con vật, thức ăn cho con vật; Bác sĩ thú y.

* Góc XD - LG: Xây, lắp ghép vườn bách thú, sở thú.

* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây ở góc thiên nhiên.

* Góc khoa học - toán: Tách một nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm.

* Góc tạo hình: Tô, vẽ, dán một số con vật sống trong rừng. Nặn thức ăn cho con vật.

* Góc âm nhạc: Nghe hát, hát, vận động các bài hát thuộc chủ đề; Chơi với dụng cụ âm nhạc.

* Góc sách – truyện: Xem tranh truyện, làm album về một số con vật sống trong rừng.

- Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ.

- Biết thoả thuận về nội dung chơi, chủ đề chơi và phân vai chơi cho hợp lý.

- Trẻ biết phân công phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình

- Biết cất đồ chơi đúng góc.

- Trẻ biết tô, vẽ, xé, dán một số con vật sống trong rừng.

- Rèn kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay cho trẻ.

- Trẻ biết mở sách, kể về nội dung tranh truyện,

- Trẻ biết tưới nước, chăm sóc cho cây.

- Một số CVN;

dụng cụ, trang phục của BS thú y...

- Gạch hàng rào, rau, CVN...

- Lô tô con vật, giấy A4, keo, kéo...

- Bút màu, giấy màu, giấy A4, keo, kéo...

- Loa, nhạc, dụng cụ ÂN, t.phục.

- Bình tưới, d.cụ xới đất, cát, nước...

- Sách truyện, tranh ảnh, họa báo cũ về một số con vật sống trong rừng.

(4)

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định, trò chuyện:

Cô trò chuyện với trẻ về buổi chơi.

2. Giới thiệu góc chơi:

- Cho trẻ quan sát các góc chơi.

- Trò chuyện về đồ chơi ở các góc.

3. Trẻ tự chọn vai chơi:

Cho trẻ tự bàn bạc và chọn nội dung chơi, góc chơi.

4. Trẻ tự phân vai chơi:

- Cho trẻ tự phân công công việc của từng bạn.

- Trẻ tự thỏa thuận vai chơi.

- Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

(Chú ý để một trẻ chơi đều các góc trong tuần) 5. Quá trình chơi:

- Cô đến từng góc chơi bao quát trẻ chơi, giúp đỡ khi trẻ chơi lúng túng.

- Giúp trẻ liên kết giữa các góc chơi (nếu có).

6. Nhận xét sau khi chơi:

- Nhận xét thái độ chơi của từng góc chơi, vai chơi.

- Giáo dục trẻ bảo vệ sản phẩm của mình tạo ra.

7. Củng cố:

- Cho trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi đúng nơi quy định.

- Cho trẻ lau chùi giá đồ chơi, đồ chơi sạch sẽ.

- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ quan sát và trò chuyện về đồ chơi.

- Trẻ bàn bạc và chọn nội dung chơi, góc chơi.

- Trẻ phân công công việc và thỏa thuận vai chơi.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ cất đồ chơi.

(5)

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ngoài

trời

1. Hoạt động có mục đích:

* Thứ 2: Đi dạo quanh sân trường và lắng nghe âm thanh khác nhau ngoài sân trường.

* Thứ 3: Nghe tiếng kêu của 1 số con vật sống trong rừng.

* Thứ 4: In hình con vật trên cát.

* Thứ 5: Quan sát con Thỏ.

* Thứ 6: Chăm sóc con Thỏ:

cho Thỏ ăn.

- Rèn khả năng tập trung, chú ý, phát triển khả năng phán đoán cho trẻ.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin chia sẻ hiểu biết của mình.

- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi.

- Phát triển tư duy và khả năng phán đoán cho trẻ.

- Biết dùng phấn vẽ con vật theo ý thích.

- Trẻ vui vẻ, tích cực tham gia hoạt động chơi ngoài trời.

- Địa

điểm.

- Câu hỏi đàm thoại.

- Thức ăn cho chó.

- Phấn

2. Trò chơi vận động - Cáo ơi ngủ à?

- Trời nắng trời mưa - Bật qua suối nhỏ

- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi, chơi được các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô.

- Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn qua các trò chơi.

- Phát triển khả năng vận động cho trẻ.

3. Chơi tự do

- Chơi với cát, nước, đồ chơi, thiết bị ngoài trời.

- Vẽ tự do trên sân

- Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.

- Trẻ được chơi đồ chơi ngoài sân trường. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi.

(6)

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động có mục đích:

1.1. Chuẩn bị trước khi đến nơi quan sát:

Kiểm tra tình hình sức khoẻ, trang phục đồ dùng cá nhân của trẻ.

1.2. Đến nơi quan sát:

- Cô cho trẻ QS và trò chuyện với trẻ về nội dung QS:

+ Đi dạo quanh sân trường và lắng nghe âm thanh khác nhau ngoài sân trường.

+ Nghe tiếng kêu của 1 số con vật sống trong rừng.

+ In hình con vật trên cát.

+ Quan sát con Thỏ.

+ Chăm sóc con Thỏ: cho Thỏ ăn.

- Giáo dục trẻ theo nội dung từng ngày.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân.

- Trẻ quan sát, trò chuyện.

- Trẻ lắng nghe.

2. Trò chơi vận động:

- Cô (trẻ) nêu tên trò chơi, nêu luật chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.

- Nhận xét quá trình chơi của trẻ.

- Giáo dục trẻ biết chơi cùng nhau.

- Đánh giá quá trình chơi của trẻ.

- Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ lắng nghe.

3. Chơi tự do:

- Hỏi trẻ tên đồ chơi có trong sân, cách chơi

- Hướng dẫn trẻ chơi và giáo dục trẻ chơi đoàn kết, thân thiện.

- Cô quan sát và theo dõi trẻ chơi.

- Hết giờ chơi, cô tập trung trẻ sau đó cho trẻ về lớp.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi

- Trẻ tập trung và về lớp.

A. TỔ CHỨC CÁC

(7)

Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi trẻ ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước khi ăn.

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, giúp trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn.

- Hình thành thói quen cho trẻ sau khi ăn biết để bát, thìa, bàn ghế đúng nơi quy định. Trẻ biết lau miệng, đi vệ sinh sau khi ăn xong.

- Nước ấm cho trẻ rửa tay, khăn lau tay, bàn ghế, bát thìa.

- Đĩa đựng cơm rơi, khăn lau tay.

- Rổ đựng bát, thìa

Hoạt động ngủ

- Trước khi trẻ ngủ.

- Trong khi trẻ ngủ.

- Sau khi trẻ ngủ.

- Hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ.

- Giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, an toàn. Phát hiện, xử lí kịp thời các tình huống xảy ra khi trẻ ngủ.

- Tạo cho trẻ thoải mái sau giấc ngủ trưa, hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ.

- Chải chiếu, kê đệm.

- Phòng ngủ kín gió, ánh sáng yếu.

- Tủ để xếp gối sạch sẽ.

HOẠT ĐỘNG

(8)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Cho trẻ kê, xếp bàn ghế.

- Cho trẻ đi rửa tay.

- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.

- Giáo viên vệ sinh tay sạch sẽ, chia cơm cho trẻ, giới thiệu các món ăn, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ.

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện cười đùa trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, cô quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn để động viên giúp đỡ trẻ ăn hết suất của mình.

- Nhắc trẻ ăn xong mang bát, thìa xếp vào rổ, xếp ghế, thu cất bàn để đúng nơi quy định giúp cô.

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng, uống nước.

- Cô bao quát trẻ.

- Kê bàn ghế.

- Trẻ rửa tay ngồi vào bàn ăn

- Trẻ ăn cơm và giữ trật tự trong khi ăn.

- Trẻ cất bát, thìa.

- Trẻ đi vệ sinh cá nhân.

- Cho trẻ đi vệ sinh, xếp dép lên giá, cho trẻ lấy gối và vào chỗ ngủ của mình, nhắc trẻ không nói chuyện cười đùa.

- Quan sát, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô thức để bao quát trẻ trong khi ngủ để phát hiện kịp thời và xử lí các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ

- Đánh thức trẻ dậy nhẹ nhàng để trẻ tỉnh ngủ, trẻ cùng cô thu dọn chiếu, đệm, gối cất gối vào nơi quy định, cô chải tóc cho trẻ gái.

- Cho trẻ đi vệ sinh.

- Trẻ vào chỗ ngủ

- Trẻ ngủ

- Trẻ cùng cô thu dọn chiếu, đệm, gối cất gối vào nơi quy định.

- Trẻ đi vệ sinh.

A. TỔ CHỨC CÁC

(9)

Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị

Chơi hoạt động theo ý

thích

* Vận động nhẹ ăn quà chiều

* Ôn nội dung đã học

Ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng.

* Làm quen kiến thức mới

* Chơi trò chơi, chơi tự do theo ý thích

* Biểu diễn văn nghệ, nêu gương

- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái.

- Trẻ ăn hết xuất ăn chiều của mình.

- Củng cố các kiến thức kĩ năng đã học qua trò chuyện, qua các loại vở.

- Giúp trẻ nắm được một số kiến thức mới để trẻ dễ dàng hơn khi tham gia vào hoạt động học.

- Trẻ vui vẻ, thoải mái.

- Trẻ có ý thức giữ gìn, lau dọn đồ dùng, đồ chơi.

- Trẻ biểu diễn các bài hát trong chủ đề.

- Biết tự nhận xét mình và các bạn trong lớp.

- Trẻ biết được sự tiến bộ của mình và của bạn để cố gắng phấn đấu.

Quà chiều

- Sách vở học của trẻ, sáp màu.

- Đất nặn, bảng, phấn, bút màu…

- Tranh truyện, thơ.

- Đồ chơi - Dụng cụ âm nhac - Bảng bé ngoan - Cờ, đồ chơi

Trả trẻ

- Trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi ra về.

- Rèn kĩ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết ngoan, lễ phép và thích được đi học.

Trang phục trẻ gọn gàng.

HOẠT ĐỘNG

(10)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Cô cho trẻ xếp hàng và vận động nhẹ nhàng.

- Cô cho trẻ nhẹ nhàng vào bàn ăn, chia đồ ăn cho trẻ và cho trẻ ăn.

- Cô bao quát trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết xuất.

* Cô cho trẻ ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng qua trò chuyện, qua các loại vở (Làm quen với Toán; Làm quen với chữ cái; KPKH và môi trường xung quanh; Tạo hình; Kỹ năng sống, Giao thông).

- Cô cho trẻ làm quen với kiến thức, với các trò chơi mới, bài thơ, bài hát, truyện kể.

- Cô nói tên trò chơi và đồ chơi mà trẻ sẽ được chơi . Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi và trò chơi để chơi theo nhu cầu và khả năng của trẻ. Cô quan sát và chơi cùng trẻ. Khi hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ đề theo tổ nhóm cá nhân.

- Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan theo gợi ý của cô.

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của cô.

- Cô cho trẻ cắm cờ.

- Cô nhận xét chung. Khuyến khích động viên trẻ tạo hứng thú cho buổi học ngày hôm sau.

- Trẻ xếp hàng vận động - Trẻ ăn quà chiều

- Trẻ trò chuyện, thực hành vở.

- Trẻ làm quen kiến thức mới.

- Trẻ chơi đồ chơi, trò chơi cùng cô và các bạn.

- Trẻ biểu diễn văn nghệ - Trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan.

- Trẻ cắm cờ - Trẻ lắng nghe.

- Cô cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chỉnh sửa trang phục gọn gàng trước khi về.

- Khi phụ huynh trẻ đến đón cô gọi tên trẻ,nhắc trẻ cất ghế, chào cô chào bố, mẹ (ông, bà...) và cho trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân.

- Hết trẻ, cô lau dọn vệ sinh, tắt điện, đóng cửa và ra về.

- Trẻ vệ sinh sạch sẽ.

- Trẻ chào mọi người và tự lấy đồ dùng cá nhân.

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

(11)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2020 Tên hoạt động: Thể dục

VĐCB: Đi thay đổi hướng theo đường zic zăc.

TCVĐ: Gấu con tìm mật.

Hoạt động bổ trợ: Bài hát “Đố bạn”

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức :

- Trẻ biết thực hiện vận động đi thay đổi hướng theo đừng dích dắc.

- Trẻ nhớ tên vận động, biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định.

- Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn.

3. Thái độ:

Giáo dục trẻ có tính kỷ luật trật tự trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên và trẻ:

- 2 đường zích zắc - 25 chai mật ong - Rổ, vạch kẻ

- Sân tập bằng phẳng, nhạc 2. Địa điểm tổ chức:

Sân trường

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức.

- Tổ chức cho trẻ chơi bắt chước tạo dáng con vật, tiếng kêu, dáng đi theo yêu cầu của cô.

- Tổ chức cho trẻ chơi cô bao quát, nhận xét trẻ - Cô giáo dục trẻ.

- Kiểm tra sức khỏe của trẻ.

2.Nội dung:

2.1 Hoạt động 1: Khởi động.

- Cô và trẻ đi kết hợp các kiểu đi thường, lên mũi bàn chân, đi bằng gót bàn chân, đi khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm.

2.2 Hoạt động 2: Trọng động

* Bài tập phát triển chung:

- Động tác tay: Hai tay đưa sang ngang gập

- Trẻ chơi

(12)

khuỷu tay.

- Động tác chân: Đứng đưa một chân ra phía trước

- Động tác bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên

- Động tác bật: Bật tách khép chân

* Vận động cơ bản: Đi thay đổi hướng theo đường dích dắc

- Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau.

- Cô giới thiệu vận động: Đi thay đổi hướng theo đường dích dắc

Cô làm mẫu

+ Cô thực hiện mẫu lần 1: Chậm

+ Cô thực hiện mẫu lần 2: Phân tích động tác Tư thế chuẩn bị: Cô đứng tước vạch xuất phát, hai tay chống hông.

Thực hiện: Khi có hiệu lệnh cô đi trong đường dích dắc đến hết rồi dừng lại sau đó chạy quay lại về vị trí ban đầu

+ Cô thực hiện lại lần 3 + Mời 2 trẻ tập thử + Cho trẻ thực hiện

+ Cô quan sát theo dõi sửa sai trẻ thực hiện.

+ Cho 2 tổ thi đua. Cô nhận xét – tuyên dương

* Trò chơi vận động: “Gấu con tìm mật”

+ Giới thiệu tên trò chơi

+ Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội 1 đội gấu đen, 1 đội gấu nâu, nhiệm vụ của 2 đội là bò chui qua cổng lên lấy những chai mật ong cô đã chuẩn bị sẵn mang về tổ, sau 1 bản nhạc kết thúc đội nào lấy được nhiều chai mật ong đội đó thắng cuộc.

- Luật chơi: Mỗi 1 chú gấu khi lên chỉ được lấy 1 chai mật.

+ Tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát, nhận xét sau mỗi lượt chơi.

+ Nhận xét sau khi chơi 2.3: Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng

- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp

- Trẻ chuyển đội hình

- Quan sát

- Quan sát – lắng nghe

- Trẻ quan sát - 2 trẻ làm thử - Thực hiện

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ đi nhẹ nhàng

(13)

3. Kết thúc:

- Hỏi trẻ hôm nay các con được tập bài vận động gì?

- Nhận xét – Tuyên dương.

- Cô hướng trẻ chuyển sang hoạt động khác.

- Đi thay đổi hướng theo đường dích dắc

Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2020

(14)

Tên hoạt động: KPKH

Khám phá rừng xanh Hoạt động bổ trợ:

Câu đố; Trò chơi “Con gì biến mất”, “Giúp bạn”

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

Trẻ biết tên con vật, tên của các bộ phận, một số đặc điểm của con Hổ, Khỉ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

- Phát triển khả năng tư duy cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ:

- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ động vật, không được trêu chọc, ném đá vào các con vật.

- Trẻ biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Giáo án PP.

- Tranh con Khỉ, con Hổ.

- Một số con vật tự tạo: Voi, Hổ, Khỉ, Gấu, Chó, Gà, ..., suối tự tạo, mô hình khu rừng, bài hát về con vật.

2. Địa điểm: Trong lớp.

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức.

- Cô gọi trẻ lại gần.

- Cô kể chuyện:

Trong một khu rừng nhỏ có các bạn Khỉ, Hổ, Gấu, Thỏ, Voi và Sư tử cùng chung sống. Vào một buổi sáng đẹp trời, các bạn rủ nhau đi chơi. Các bạn đi chơi rất vui vẻ. Vì mải chơi nên các bạn đã đi xuống tận bìa rừng và lạc vào nhà của các bạn: Chó, Gà trống và Mèo.

- Các con có muốn giúp các bạn quay trở về

- Trẻ lại gần cô.

- Trẻ lắng nghe.

- Có ạ.

(15)

rừng xanh không?

2. Giới thiệu bài :

- Trước khi đưa các bạn Voi, Hổ, Khỉ, Gấu, Sư tử, Thỏ tở về rừng xanh cô và các con hãy cùng làm quen với các bạn ấy nhé

3. Hướng dẫn:

3.1. Hoạt động 1: Bé vui khám phá:

* Con khỉ

- Cô đọc câu đố:

“Con gì chân khéo như tay Đánh đu đã giỏi lại hay leo trèo?”

- Cô hỏi trẻ: Ai biết gì về con Khỉ hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?

- Cô cho trẻ quan sát tranh con Khỉ - Trẻ phát âm: Con Khỉ

+ Con Khỉ có những bộ phận nào?

+ Khỉ có bộ lông màu gì?

+ Khỉ thường sống ở đâu?

+ Khỉ di chuyển bằng cách nào?

+ Khỉ thích ăn món ăn gì?

- Cô cho trẻ xem tranh Khỉ mẹ bế con và cho con bú

- Hỏi trẻ: Khỉ mẹ đang làm gì?

- Cô giới thiệu: Khỉ để con và nuôi con bằng sữa mẹ

+ Khỉ là con vật hung dữ hay hiền lành?

- Cô khái quát lại: Con Khỉ có các bộ phận: đầu, thân và đuôi.

+ Phần đầu gồm: mắt, miệng, tai, mũi;

+ Phần thân gồm: mình và 4 chân; Khỉ dùng chân để leo trèo, di chuyển.

+ Phần đuôi: đuôi Khỉ rất dài.

Khỉ là con vật sống trong rừng, Khỉ rất hiền lành, thích ăn hoa quả. Khỉ có hình dáng giống như người, rất nhanh nhẹn và hay bắt chước, leo trèo rất giỏi. Lông Khỉ có nhiều màu đen hoặc nâu, hoặc xám, trắng…). Khỉ đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Trẻ lắng nghe.

- Con khỉ.

- Trẻ kể

- Trẻ phát âm - Đầu, thân, đuôi.

- Bộ lông Khỉ màu vàng - Khỉ sống trong rừng.

- Khỉ leo trèo.

- Khỉ thích ăn các loại hoa, quả, hạt, lá cây

- Bế con

- Trẻ lắng nghe

- Khỉ là con vật hiền lành.

- Trẻ lắng nghe.

(16)

- Cô cho trẻ đứng lên mô phỏng động tác của chú Khỉ

* Con Hổ:

- Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của con Hổ.

- Hỏi trẻ đó là tiếng kêu của con vật gì?

- Cô cho trẻ kể về đặc điểm của con Hổ mà trẻ biết

- Cô cho trẻ quan sát tranh con Hổ + Cô cho trẻ phát âm: Con Hổ + Con Hổ có những bộ phận nào?

+ Lông Hổ có màu gì?

+ Hổ có mấy chân?

+ Con Hổ kêu như thế nào nhỉ?

+ Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của Hổ.

+ Con Hổ ăn gì?

+ Con Hổ sống ở đâu?

+ Con hổ là con vật hung dữ hay hiền lành?

- Cô khái quát lại: Con Hổ cũng có 3 phần: Phần đầu, phần thân và phần đuôi. Phần đầu gồm 2 mắt, miệng, tai; Phần thân gồm 4 chân, dưới bàn chân có móng dài, nhọn sắc; Phần đuôi rất dài. Hổ là động vật hung dữ chuyên ăn thịt những con vật nhỏ hơn.

Hổ có lông màu vàng đậm và có vằn đen. Hổ đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Hổ còn có tên gọi khác là Cọp.

* Mở rộng:

- Ngoài các con vật chúng mình vừa tìm hiều còn có rất nhiều các con vật sống trong rừng nữa đấy chúng mình cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ nhé

- Cho trẻ xem video và gọi tên các con vật sống trong rừng khác: Hươu cao cổ, Voi, Gấu, Sư tử, Thỏ, Ngựa vằn…

- Khi đi tham quan Vườn bách thú, chúng mình không được làm gì?

- Giáo dục: Khi đi chơi tham quan Vườn bách thú hay Sở thú, các con không được trêu chọc, ném

- Trẻ mô phỏng động tác của con Khỉ

- Trẻ nghe.

- Tiếng kêu của con Hổ.

- Trẻ kể

- Trẻ quan sát.

- Trẻ phát âm

- Con Hổ có đầu, thân, đuôi.

- Lông Hổ màu vàng đậm, có vằn đen.

- Hổ có 4 chân.

- Gừ ... gừ - Gừ... gừ

- Hổ ăn thịt các con vật nhỏ hơn mình.

- Hổ sống ở trong rừng.

- Hổ là con vật hung dữ.

- Trẻ nghe

- Trẻ xem hình và gọi tên các con vật.

- Không được trêu chọc các con vật, không cho tay vào chuồng thú.

- Trẻ lắng nghe.

(17)

đá vào các con vật, và đặc biệt là không được thò tay vào chuồng thú, nếu không sẽ bị các bạn ấy cào, cắn đấy.

3.3. Hoạt động 3: Luyện tập:

* Trò chơi 1: “Con gì biến mất”

- Cách chơi: Cô cho xuất hiện lần lượt các con vật: Con Khỉ, con Hổ, con Voi, con Gấu, con Sư tử, trẻ gọi tên các con vật đó

- Cô cho biến mất một con, trẻ nói tên con vật vừa biến mất, cô cho biến mất con vật tiếp theo

- Luật chơi: Bạn nào trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô động viên khích lệ trẻ

* Trò chơi 2: “Giúp bạn”

- Vừa rồi, chúng mình đã tìm hiểu và đã biết tên gọi cùng một số đặc điểm của các bạn Khỉ, Hổ, Gấu, Hươu, Thỏ, Voi và Sư tử rồi. Vậy bây giờ chúng mình hãy cùng nhau đưa các bạn ấy trở về rừng xanh nhé! Nhưng đường từ nhà các bạn Chó, Gà trống và Mèo về rừng xanh phải đi qua một con suối nhỏ.

Chúng mình sẽ chia thành 2 đội, lần lượt các con sẽ đưa từng bạn về và bật qua suối. Sau đó đưa các bạn ấy trở về khu rừng của đội mình.

Các con đã sẵn sàng đưa các bạn ấy trở về rừng xanh chưa?

- Cho trẻ đưa các con vật về rừng.

- Nhận xét 4. Củng cố:

Hôm nay, các con đã làm được việc tốt gì?

5. Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Cho trẻ ra ngoài

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ đưa các con vật về rừng.

- Giúp các bạn Voi, Khỉ, Gấu... trở về rừng xanh.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ ra chơi

(18)

Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2020 Tên hoạt động: Văn học

Kể chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”

Hoạt động bổ trợ:

I. Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”, nhớ tên các nhân vật trong truyện.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, trả lời đúng câu hỏi của cô, sử dụng câu đơn giản đủ thành phần.

- Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc.

- Rèn KN ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ:

GD trẻ biết yêu thương và giúp đỡ người khác.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và của trẻ:

- Giáo án điện tử.

- Truyện tranh “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

Cô cho trẻ xem một tranh và nói: Bác Gấu đen đi chơi xa, trên đường về nhà chẳng may bị mưa.

Bác Gấu đen ướt thướt lướt và định vào trú nhờ nhà của ai đó. Nhà của Thỏ nâu và Thỏ trắng ở gần nhau. Chú Thỏ nào mở cửa ân cần mời bác Gấu đen vào.

2. Giới thiệu bài:

Bây giờ cô sẽ kể cho các cháu nghe truyện "Bác gấu đen và hai chú Thỏ", nghe xong các cháu nói cho cô biết nhé!

3. Hướng dẫn:

3.1. Hoạt động 1: Kể chuyện diễn cả

* Lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem tranh.

Trong đoạn hội thoại thứ nhất. Giọng Gấu đen nhẹ nhàng van ơn, giọng Thỏ nâu gắt gỏng.

- Trẻ xem tranh..

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe.

(19)

Trong đoạn hội thoại thứ hai: giọng Gấu đen vẫn nhẹ nhàng. Giọng Thỏ trắng ân cần vui vẻ.

Trong đoan hội thọai thứ ba: giọng Thỏ nâu hốt hoảng van ơn, giọng Gấu đen và Thỏ trắng nhẹ nhàng ân cần.

- Hỏi trẻ tên truyện?

* Lần 2: Diễn giải và kể trích dẫn:

Cô ân cần cho trẻ nhận rõ cách nói khác nhau của Thỏ nâu, Thỏ trắng, Gấu đen thông qua trong từng đoạn, thông qua giọng kể của cô và kết hợp cho trẻ xem tranh.

* Đàm thoại :

- Trong truyện có những ai?

- Thỏ nâu có cho bác Gấu trú nhờ không? Tại sao?

- Ai cho bác Gấu trú nhờ?

- Bác Gấu có giận Thỏ nâu không ? Vì sao con biết?

- Con yêu bạn Thỏ nào? Vì sao?

- Giáo dục trẻ: biết yêu thương và giúp đỡ người khác.

Trích dẫn “Thỏ vừa đi vừa khóc…. bác Gấu sợ quá chạy mất”.

* Lần 3: Cho trẻ xem video.

4. Củng cố:

Hỏi lại trẻ tên câu chuyện?

5. Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Bác Gấu đen và 2 chú Thỏ”, trẻ hưởng ứng cùng cô.

- Truyện “Bác gấu đen và hai chú Thỏ”.

- Bác Gấu đen, Thỏ trắng, Thỏ nâu.

- Thỏ nâu không cho bác Gấu trú nhờ.

- Thỏ trắng.

- Bác Gấu không giận Thỏ nâu.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ xem.

- Truyện Bác Gấu đen, Thỏ trắng, Thỏ nâu.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ hưởng ứng.

(20)

Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2020 Tên hoạt động: Làm quen với Toán

Tách một nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm Hoạt động bổ trợ: Trò chơi: “Bắt chước tiếng kêu của con vật”

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

Trẻ biết cách tách nhóm đồ dùng đồ chơi có 3 tượng thành 2 nhóm nhỏ (2-1, 1-2).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tách 1 nhóm thành 2 nhóm nhỏ cho trẻ.

- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

3. Thái độ:

Trẻ có ý thức trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Giáo án PP.

- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi, 1 bảng nhỏ.

- 2 bảng to, tranh các chuồng có các chấm tròn được tách thành 2 nhóm.

- 3 tranh to, các tranh nhỏ có nhóm số lượng con vật là 3.

- Nhạc 1 số bài hát trong chủ đề.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của con vật”.

- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.

2. Giới thiệu bài:

Tách một nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm 3. Hướng dẫn:

3.1. Hoạt động 1: Ôn nhận biết 3 đối tượng Cô cho trẻ quan sát, đếm các nhóm con vật sống trong rừng có số lượng từ 1-3 trên màn hình tivi.

3.2. Hoạt động 2: Tách một nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm

* Tách theo ý thích:

- Cho mỗi trẻ lấy một rổ đồ chơi, 1 bảng mang về chỗ ngồi.

- Trẻ chơi.

- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan sát và đếm.

- Dùng tay phải.

- Trẻ lấy đồ.

(21)

- Hỏi trẻ trong rổ có gì?

- Có bao nhiêu chú Voi con?

- Cho trẻ xếp 3 chú Voi con ra bảng.

- Bây giờ các con hãy tách 3 chú Voi con ra thành 2 nhóm theo ý thích.

- Hỏi trẻ cách tách (2-1, 1-2)?

- Kiểm tra và hỏi kết quả tách của trẻ.

=> Cô củng cố: Để tách 3 chú Voi con thành 2 nhóm chúng ta có 2 cách tách: 2-1 và 1-2.

* Tách theo yêu cầu:

- Cho trẻ tách 3 chú Voi tành 2 nhóm: một bên 2 chú Voi con, 1 bên 1 chú Voi con.

- Cho trẻ kiểm tra kết quả bằng cách cho trẻ đối chiếu với cách tách của cô trên màn hình.

- Cô chốt: 3 chú Voi con tách thành 2 chú Voi con và 1 chú Voi con. Cho trẻ nhắc lại.

- Cho trẻ tách 3 chú Voi tành 2 nhóm: một bên 1 chú Voi con, 1 bên 2chú Voi con.

- Cho trẻ kiểm tra kết quả bằng cách cho trẻ đối chiếu với cách tách của cô trên màn hình.

- Cô chốt: 3 chú Voi con tách thành 1 chú Voi con và 2 chú Voi con. Cho trẻ nhắc lại.

=> Cô khái quát: Để tách 3 chú Voi con thành 2 nhóm chúng ta có 2 cách tách: 2-1 và 1-2.

3.3. Hoạt động 3: Luyện tập

* Trò chơi 1: “Nhanh và khéo”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Luật chơi, cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội là đưa các con vật về đúng chuồng có số chấm tròn tương ứng đã có sẵn trên bảng. Khi đi các con phải bật qua 1 con suôi nhỏ.

Mỗi lần chơi chỉ được đưa 1con về chuồng. Thực hiện xong đứng về cuối hàng. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Kết thúc bản nhạc, đội nào đưa được nhiều con vật về chuồng hơn đội đó sẽ chiến thắng.

- Cho trẻ chơi.

- Nhận xét sau chơi.

* Trò chơi 2: “Bé khé tay”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Có lô tô chú Voi con.

- Có 3 chú Voi con.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ trả lời.

-Trẻ lắng nghe.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ tự đối chiếu và kiểm tra kết quả.

- Trẻ lắng nghe và nhắc lại.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ tự đối chiếu và kiểm tra kết quả.

- Trẻ lắng nghe và nhắc lại.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

(22)

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm. Cô chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bức tranh có số lượng là 3 con vật. Nhiệm vụ của 3 nhóm là tách các nhóm con vật này thành 2 nhóm nhỏ. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc các đội sẽ dừng chơi. Nhóm nào tách đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.

- Cho trẻ chơi.

- Nhận xét:

4. Củng cố:

Hỏi lại trẻ tên bài học?

5. Kết thúc:

Nhận xét - Tuyên dương.

- Trẻ chơi.

- Tách một nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm.

(23)

Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2020 Tên hoạt động: Âm nhạc

- NDTT: Nghe hát “Chú voi con ở bản Đôn”.

- NDKH: TCÂN “Con đường kỳ diệu”

Hoạt động bổ trợ: Đồng dao “Con vỏi con voi”.

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả sáng tác bài “Chú voi con ở bản Đôn”.

- Trẻ biết nghe trọn bài hát nghe và hiểu nooijdung bài hát.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe nhạc.

- Phát triển cho trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua giai điệu và lời ca của bài hát.

3. Thái độ:

Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ các con vật.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Nhạc đệm, video bài hát “Chú voi con ở bản Đôn”.

- Máy vi tính, video bài hát “Chú Voi con ở bản Đôn”.

- Hòn bi, nhạc một số bài hát về con vật.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Con vỏi con voi”.

- Con Voi sống ở đâu?

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ con Voi.

2. Giới thiệu bài:

Cô giới thiệu bài hát “Chú Voi con ở bản Đôn”

của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

3. Hướng dẫn:

3.1. Hoạt động 1: Nghe hát “Chú Voi con ở bản Đôn”

- Lần 1: Cô hát thể hiện nét mặt, cử chỉ.

+ Hỏi trẻ tên bài hát?

+ Tên tác giả?

- Lần 2: Cô hát thể hiện điệu bộ, tình cảm và sử dụng nhạc đệm.

- Trẻ đọc đồng dao.

- Sống trong rừng.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Bài hát “Chú Voi con ở bản Đôn”.

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Trẻ lắng nghe.

(24)

+ Bài hát nhắc đến con vật gì?

+ Những chú Voi sống ở bản nào?

+ Các chú Voi có tính cách như thế nào?

+ Các chú Voi khi lớn lên sẽ giúp buôn làng làm gì?

+ Các con thấy các Chú Voi này như thế nào?

+ Giảng nội dung bài hát:

- Lần 3: Cho trẻ nghe nhạc không lời để trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát.

+ Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?

+ Với giai điệu vui tươi, nhộn nhịp của bài hát, khi hát hoặc vận động các con sẽ thể hiện như thế nào?

- Lần 4: Cô cho trẻ nghe nhạc và hướng trẻ cùng làm điệu bộ với cô.

- Lần 5: Cho trẻ xem video.

3.2. Hoạt động 2: TCÂN “Con đường kỳ diệu”

- Cách chơi, luật chơi: Chia trẻ thành 3 đội chơi.

Lần lượt 3 đội lên thả bi lăn. Hòn bi lăn vào ô có con vật nào thì đội đó sẽ hát bài hát có con vật đó.

Mỗi lần chỉ được thả một hòn bi. Nếu đội nào không hát được bài hát có hình ảnh con vật đội mình thả bi được thì phải nhường phần hát cho đội còn lại. Đội hát đúng sẽ được thưởng 1 nốt nhạc xanh. Mỗi đội chơi sẽ được thả bi 2 lần. Kết thúc, đội nào dành nhiều nốt xanh nhất đội đó sẽ chiến thắng.

- Cho trẻ chơi.

- Nhận xét sau chơi.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật.

4. Củng cố:

Hỏi lại được tên bài nghe hát? Tên tác giả

5. Kết thúc:

Nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Con Voi.

- Ở bản Đôn.

- Rất ham ăn với lại ham chơi.

- Kéo gỗ.

- Trẻ trả lời theo cảm nhận.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Vui tươi, nhộn nhịp.

- Trẻ trả lời theo cảm nhận.

- Trẻ hưởng ứng cùng cô.

- Trẻ xem video.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Nghe hát “Chú voi con ở bản Đôn”. Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Trẻ lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của cô.. -

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của cô.. -

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của cô.. -

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của cô?. -

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của cô.. -