• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn: 8/02/2019

Thứ hai ngày 11 tháng 02 năm 2019

Tự nhiên xã hội ÔN TẬP: XÃ HỘI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống xung quanh nơi em sinh sống.

2. Kĩ năng: Biết yêu quý gia đình, lớp học và nơi các em sinh sống.

3. Thái độ: Có ý thức và cách giữ cho nhà ở, lớp học và nơi các em sống sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG

- Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề xã hội.

- Các câu hỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ.(5 phút)

- Hãy nói quy định của người đi bộ trên đường?

- Nhận xét đánh giá 2. Bài mới (30 phút) H bốc câu hỏi và trả lời:

- Trong gia đình con có mấy người? Con hãy kể cho các bạn nghe về gia đình con?

- Con đang sống ở đâu? Hãy kể vài nét về nơi con đang sống?

- Hãy kể về ngôi nhà con đang sống?

- Hãy kể về những công việc hàng ngày con làm để giúp đỡ bố mẹ?

- Hãy kể về (thầy giáo) cô giáo của con cho các bạn nghe?

- Hãy kể cho các bạn nghe về bạn thân của con?

- Con thích nhất giờ học nào? Hãy kể lại cho các bạn nghe?

- Trên đường đi học con phải chú ý điều gì?

- Kể lại những gì con thấy trên đường đến trường?

- Hãy kể về một ngày của con?

3. Củng cố-Dặn dò (5 phút) - GV củng cố ND ôn tập.

- Nhận xét chung giờ học

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

______________________________

Học vần BÀI 83: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo của các vần có kết thúc bằng âm “ c, ch”.

2. Kĩ năng:HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng ”theo tranh

(2)

3. Thái độ: Biết yêu quý những ngòi tốt bụng, sống tốt bụng.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng ôn tập.

- Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Tranh minh họa cho truyện kể Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)

- Cho HS đọc và viết các từ: vở kịch, vui thích, mũi héch, chênh chếch.

- Gọi HS đọc bài 82.

- GV nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới( 35 phút) 1. Giới thiệu: GV nêu 2. Ôn tập:

a. Các vần vừa học:

- GV đọc vần, HS viết các vần vào giấy A4 và gắn lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc các vần trên bảng lớp.

- Cho HS nhận xét: + Trong 13 vần, vần nào có âm đôi?

- Cho HS đọc các vần vừa ghép được.

b. Đọc từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc các từ: thác nước, chúc mừng, ích lợi - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ: thác nước, chúc mừng

c. Luyện viết:

- GV viết mẫu và nêu cách viết của từng từ: thác nước, ích lợi

- Quan sát HS viết bài.

- GV nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập( 35 phút) a. Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài trong sgk.

- GV giới thiệu tranh về câu ứng dụng:

Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa.

- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng.

b. Kể chuyện:

- HS viết bảng con.

- 2 HS đọc.

- 2 HS đọc.

- HS viết theo nhóm.

- Vài HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Vài HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS viết bài vào bảng con.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát, nhận xét.

- HS theo dõi.

- Vài HS đọc.

(3)

- GV giới thiệu tên truyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.

- GV kể lần 1, kể cả truyện.

- GV kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh.

- GV nêu câu hỏi để HS dựa vào đó kể lại câu chuyện.

- Yêu cầu học sinh kể theo tranh.

- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa: Nhờ sống tốt bụng Ngốc đã gặp được điều tốt đẹp, được lấy công chúa làm vợ.

c. Luyện viết:

- Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết.

- GV nêu lại cách viết từ: thác nước, ích lợi - GV nhận xét bài viết.

III. Củng cố- dặn dò( 5 phút) - Gọi HS đọc lại toàn bài trong sgk.

- GV tổ chức cho HS thi ghép tiếng có vần ôn tập.

HS nêu lại các vần vừa vừa ôn.

- GV nhận xét giờ học. Về nhà luyện tập thêm.

Xem trước bài 84.

- HS theo dõi.

- Vài HS kể từng đoạn.

- 3 HS kể.

- HS theo dõi.

HS ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

_______________________________________________________________

Đạo đức

BÀI 10: EM VÀ CÁC BẠN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.

2. Kĩ năng: Biết cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và vui chơi.

Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh.

- GDG&QTE: Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được tự do kết giao bạn bè và được đối xử bình đẳng.

3. Thái độ: HS biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và vui chơi

II. CÁC KNSCB ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọngtrong quan hệ với bạn bè.

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè.

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với bạn bè.

- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa cho bài. Mỗi hs có 3 bông hoa để chơi trò chơi.

- Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(4)

1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Cần phải cư xử với thầy, cô giáo như thế nào?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Khởi động (2 phút) Cả lớp hát bài: Tìm bạn thân

b. Hoạt động 1(7 phút) Hs chơi trò chơi “Tặng hoa”

- Cho mỗi hs chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích nhất và viết tên bạn vào bông hoa bằng giấy màu để tặng cho bạn.

- Gv chọn 3 hs được tặng nhiều hoa nhất để khen.

c. Hoạt động 2 (8 phút) Đàm thoại.

+ Em có muốn được các bạn tặng nhiều hoa như bạn ko?

+ Ai đã tặng hoa cho các bạn được nhiều hoa nhất?

+ Vì sao em lại tặng hoa cho bạn?

Kết luận: Ba bạn được tặng hoa nhiều nhất vì đã biết cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.

d. Hoạt động 3 (8 phút) Hs quan sát tranh của bài 2 và đàm thoại:

- Cho hs quan sát tranh của bài 2 và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Chơi, học một mình vui hơn hay có bạn cùng học, cùng chơi vui hơn?

+ Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi?

Kết luận:

+ Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn.

+ Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có một mình...

GDG&QTE: Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được tự do kết giao bạn bè và được đối xử bình đẳng.

đ. Hoạt động 4 (8 phút) Hs thảo luận nhóm bài 3:

- Gv chia nhóm và cho hs thảo luận làm bài tập 3.

- Gọi hs đại diện trình bày.

- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung.

Kết luận:

+ Tranh 1, 3, 5, 6 là những hành vi nên làm.

+ Tranh 2, 4 là những hành vi ko nên làm.

- 2 hs nêu.

- Hát tập thể - Cả lớp chơi.

+ Hs nêu.

+ Hs giơ tay.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

+ Hs nêu.

+ 4 hs trả lời.

+ 4 hs nêu.

- HS nghe

- Hs thảo luận nhóm 4.

- Hs đại diện trình bày.

- Hs nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố- dặn dò: (3 phút)

- Em cần phải đối xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs thực hành tốt theo bài học.

(5)

Hoạt động ngoài giờ VĂN HÓA GIAO THÔNG Bài 6: NẾU VÔ Ý LÀM BẠN NGÃ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết một số việc cần phải làm khi vô ý làm bạn ngã.

2. Kĩ năng

- HS đi đứng cẩn thận, không làm ảnh hưởng đến người khác.

- Nhận sai và xin lỗi khi gây phiền phức cho người khác. - Biết đánh giá hành vi đúng − sai của người khác khi làm bạn ngã.

3. Thái độ

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện ứng xử nhẹ nhàng, hòa nhã khi vô ý làm bạn ngã.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh ảnh về cách cư xử với bạn khi làm bạn ngã.

2. Học sinh − Các hình ảnh trong sách Văn hòa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

- Sách Văn hòa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Trải nghiệm: (5 phút)

- GV nêu câu hỏi :

- Em đã bao giờ lỡ làm người khác ngã chưa?

Học sinh trả lời.

- Em đã cư xử thế nào khi lỡ làm người khác ngã? Học sinh trả lời

HS phát biểu cá nhân.

- Cá nhân HS giơ tay phát biểu.

- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.

2. Hoạt động cơ bản: (12 phút)

Đọc truyện “Có phải tại chú chim?”

- GV đọc truyện 2 lần.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và trả lời các câu hỏi:

+ Tại sao xe Nam đụng bạn Hòa ngã?

+ Nam cư xử như thế có đúng không? Vì sao ?

+ Nếu em lỡ làm bạn ngã, em sẽ làm gì ? - GV nhận xét và chốt:

Khi lỡ làm người khác ngã, mình phải biết nhận sai và xin lỗi.

Nếu lỡ làm ngã một ai

Phải biết xin lỗi, nhận sai về mình.

- Lắng nghe

- Vài HS trả lời.

- Lắng nghe.

- 1 số học sinh trả lời.

(6)

3. Hoạt động thực hành: (10 phút)

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS sắp xếp lại các bức hình đúng trình tự câu chuyện và kể lại câu chuyện theo từng bức tranh.

- Cho HS thảo luận nhóm 4. Sau thời gian 3 phút, mời đại diện nhóm trình bày.

- GV chốt lại các ý đúng:

1/ Trình tự các bức tranh: hình D, hình B, hình C, hình A.

2/ Nội dung từng bức tranh:

+ Hình D: Tan học, các bạn học sinh rủ nhau đi về, chuyện trò vui vẻ.

+ Hình B: Lúc đó, bạn Hải vội vàng lao nhanh ra phía cổng trường.

+ Hình C: Chẳng may chân bạn Hải vấp trúng bạn Nga, làm bạn Nga bị ngã.

+ Hình A: Bạn Hải lập tức đỡ bạn Nga dậy, xin lỗi và hỏi han bạn Nga có bị sao không…

- GV đặt câu hỏi: Em thấy cách cư xử của bạn Hải như thế nào ?

- HS trả lời cá nhân.

GV chốt ý:

Nếu lỡ làm bạn ngã Nên đỡ bạn lên ngay Hỏi han và xin lỗi Ấy mới là điều hay.

4. Xử lí tình huống (10 phút)

GV nêu hai tình huống trong sách, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách xử lí tình huống. Sau đó cho HS đóng vai.

* Tình huống 1: Em cùng bạn chơi đuổi bắt, vì chạy nhanh nên va phải một bạn lớp khác, làm bạn bị ngã. Em phải làm gì ?

* Tình huống 2: Em vừa đi bộ trên vỉa hè vừa đọc quyển truyện mới mua. Vô ý đụng phải một bạn đang đi phía trước, bạn ấy không ngã nhưng làm đổ lon nước ngọt mà bạn ấy đang uống dở. Em phải làm gì ?

- HS nêu cách xử lí tình huống. Sau đó mời

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút.

- HS nêu nội dung từng bức tranh.

- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.

- HS trả lời

- Lắng nghe.

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(7)

một số nhóm lên đóng vai.

Sẽ có nhiều cách xử lí tình huống trên. Nhưng cách xử lý tốt nhất, đúng đắn nhất là khi vô ý làm bạn ngã hoặc gây phiền phức đến người khác thì mình phải cư xử nhẹ nhàng, hòa nhã, nói năng hiền từ, nhận lỗi và xin lỗi người khác. Lúc đó người kia sẽ hiểu và thông cảm cho mình.

- GV nhận xét, tuyên dương và chốt ý:

Nói năng hòa nhã, dịu hiền

Dẫu ai có giận, có phiền cũng nguôi.

5. Củng cố, dặn dò: (3 phút)

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tích cực.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

Thứ ba ngày 12 tháng 02 năm 2019 Thể dục

BÀI 21: BÀI THỂ DỤC- ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Ôn 3 động tác thể dục đã học.

- Học động tác vặn mình.

- Ôn điểm số hàng dọc theo tổ.

2. Kỹ năng: - Thực hiện được 3 động tác ở mức tương đối chính xác.

- Động tác vặn mình yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.

- Điểm số hàng dọc theo tổ yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV chuẩn bị 1 còi và kẻ sân chơi.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.

- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.

- Khởi động: Xoay cổ tay, chân, hông, gối ……

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-3 HS lên

9-10’

1 lần 1 lần 1 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

(8)

trước lớp thức hiện lại 3 động tác đã học.

2. Phần cơ bản:

a. Ôn phối hợp 3 động tác

Mỗi động tác HS thực hiện 2 x 8 nhịp

- Nhận xét

b. Học động tác vặn mình (2 x 8 nhịp)

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập

Nhận xét:

* Ôn 4 động tác thể dục đã học.

Mỗi động tác thực hiện 2 x 4 nhịp Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện

Nhận xét:

c. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.

Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện

Nhận xét

c.Trò chơi:Nhảy ô tiếp sức.

- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi, và tổ chức cho hs chơi. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi

- Nhận xét

23-26’

4-5’

2-3 lần

4-5’

4-5 lần

5’

1-2 lần

4’

1-2 lần

6-7’

1 lần

2-3 lần

- Nghe GV nêu tên động tác, và hô nhịp, HS xem và tập theo giáo viên.tập.









GV

- HS sửa sai theo hướng dẫn của GV

- HS lẵng nghe và quan sát GV, giải thích, làm mẫu, tập theo nhịp hô của Gv.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động 3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát .

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

3 – 4’

3-4 lần - Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang, thả lỏng các cơ .

(9)

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

HS lắng nghe và ghi nhớ.

_____________________________

Toán

TIẾT 79: PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.

- Tập trừ nhẩm (dạng 17- 3).

2. Kĩ năng: Làm đúng, thành thạo các bài tập.

3. Thái độ: Say mê học toán.

II. CHUẨN BỊ

- Bó 1 chục que tính và các que tính rời.

- Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)

- Cho HS làm bài: Đặt tính rồi tính:

14- 2 15- 3 16- 1 - Cả lớp quan sát và nhận xét. GV đánh giá.

II. Bài mới( 35 phút)

1. Giới thiệu HD cách làm phép tính trừ 17- 3 a. Thực hành trên que tính:

- Cho HS lấy 17 que tính rồi tách làm hai phần:

Phần bên trái có 1 chục que tính và phần bên phải có 7 que tính.

- Hướng dẫn HS thao tác bằng que tính: Từ 7 que tính rời tách lấy ra 3 que tính, còn lại bao nhiêu que tính? (Số que tính còn lại gồm 1 bó chục que tính và 4 que tính rời là 14 que tính).

b. Hướng dẫn cách đặt tính và làm tính trừ:

- Đặt tính: (Từ trên xuống dưới): 17

* 7 trừ 3 bằng 4 -

* Hạ 1, viết 1 3 17- 3 = 14 14

+ Viết số 17 rồi viết số 3 sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục.

+ Dấu - (dấu trừ)

+ Kẻ gạch ngang dưới hai số đó.

- Tính (từ phải sang trái):

- Cho HS nêu lại cách trừ.

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính:(a)

- 3 HS làm trên bảng.

- HS nhận xét.

- HS lấy 17 que tính rồi tách 1 chục và 7 que rời.

- HS tách 7 que tính ra 3 que tính, còn lại 4 que tính.

- HS nêu: Số que tính còn lại 1 bó và 4 que tính rời, tức là còn lại 14 que tính.

- HS theo dõi.

- HS nêu.

- HS làm bài.

(10)

- Nhắc HS viết kết quả cần thẳng cột.

- Cho HS làm bài và chữa bài tập.

- Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn.

b. Bài 2: Tính:( cột1,3) - Cho HS làm bài.

- Cho HS đọc kết quả bài làm.

c. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):(a)

- Gọi HS nêu cách làm.

- Cho HS tự làm bài.

- Cho HS đổi bài kiểm tra.

III. Củng cố, dặn dò( 5 phút)

- Cho HS nêu lại cách thực hiện phép trừ 17- 3=

14

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về làm bài vào vở bài tập toán.

- 2 HS lên chữa bài tập.

- HS nhận xét.

- HS làm bài.

- HS đọc kết quả bài làm.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nêu.

- HS làm bài.

- HS kiểm tra chéo.

___________________________________________________________

Học vần BÀI 84: OP AP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS nắm được cấu tạo của vần “op, ap”, cách đọc và viết các vần đó.

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.

Phát triển lời nói theo chủ đề: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông 2. Kĩ năng: Đọc, viết đúng nhanh các vần, từ đã học.

3.Thái độ: Yêu thích môn học.

* QTE: - Quyền được chia sẻ thông tin, phát biểu ý kiến.

- Quyền được tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giữ gìn bản sắc văn hóa, văn nghệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)

- Cho HS đọc và viết: Thác nước, chúc mừng, ích lợi

- Đọc câu ứng dụng bài 83.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới ( 35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2. Dạy vần: * Vần op a. Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới:

op

- 2 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

(11)

- GV giới thiệu: Vần op được tạo nên từ o và p

- So sánh vần op với oc

- Cho HS ghép vần op vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: op - Gọi HS đọc: op

- GV viết bảng họp và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng họp

(Âm h trước vần op sau, thanh nặng dưới o.)

- Yêu cầu HS ghép tiếng: họp

- Cho HS đánh vần và đọc: hờ- op- hóp- nặng- họp

- Gọi HS đọc toàn phần: op- họp – họp nhóm

Vần ap:

(GV hướng dẫn tương tự vần op.) - So sánh ap với op. (Giống nhau: Âm cuối vần là p. Khác nhau âm đầu vần là a và o).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp

- GV giải nghĩa từ: con cọp, đóng góp - GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d. Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: op, ap, họp nhóm, múa sạp

- Cho HS viết bảng con

- GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập( 35 phút) a. Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: đạp - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: - GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Chóp

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần op.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần op.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

(12)

núi, ngọn cây, tháp chuông

- GV hỏi HS: + Trong tranh vẽ những gì?

+ Bạn nào có thể chỉ chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.

+ Chóp núi là nơi nào của ngọn núi?

+ Kể tên một số ngọn núi mà em biết?

+ Ngọn cây ở vị trí nào ở trên cây?

+ Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông có đặc điểm gì chung? + Tháp chuông thường có ở đâu?

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

QTE:

- Quyền được chia sẻ thông tin, phát biểu ý kiến.

- Quyền được tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giữ gìn bản sắc văn hóa, văn nghệ.

c. Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết: op, ap, họp nhóm, múa sạp

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chữa một số bài- Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò( 5 phút)

- Gọi HS đọc lại bài trên bảng.Thi tìm tiếng có vần mới học.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 85.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

Thực hành Tiếng việt ÔN LUYỆN OP, ÔP, ƠP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết viết và trình bày bài đúng, sạch, đẹp vần op, ôp, ơp, họp nhóm, hộp bánh, lớp học.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng viết đúng, nhanh vần: op, ôp, ơp, họp nhóm, hộp bánh, lớp học.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, chăm chỉ, cần cù chịu khó.

(13)

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. LUYỆN ĐỌC 1.KTBC: (5 phút) - GV đọc bài 66

- HS nghe viết: op, ôp, ơp, họp nhóm, hộp bánh, lớp học.

- GV chỉnh sửa.

2. Bài mới: (32 phút) - GT bài, ghi bảng.

2.1. Điền vần tiếng có vần op, ôp, ơp.

- Y/c hs quan nội dung phần 1

- Học sinh quan sát tranh và điền vần còn thiếu vào mỗi tranh.

- Y/c hs đọc các từ đã điền vào trong tranh.

- Y/c hs chữa bài làm bài. - Nhận xét

- Cho học sinh xem một số tranh trong SGK 2.2. Nối tiếng ở cột A với cột B cho phù hợp:

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV gọi 1 số học sinh đọc lần lượt từng tiếng trong sách thực hành.

- GV yêu cầu hs làm bài.

- GV yêu cầu 1 số hs lên làm bài.

- GV cùng học sinh nhận xét.

2.3. Luyện đọc bài trang 14 - GV đọc mẫu

- Bài đọc có mấy câu?

- Y/c hs nhẩm đọc thầm toàn bài.

- Gọi hs đọc lần lượt các câu.

- Y/c hs tìm và gạch chân tiếng có op, ôp, ơp.

- Y/c hs luyện đọc trong bàn.

- Gọi hs đọc bài.

- Giới thiệu tranh Vàng Anh, Ve Sầu, Gà Trống, Vịt, Ếch, Nhái, Chẫu Chàng.

2.4. Luyện viết

- Y/ c hs quan sát mẫu “ Nắng ghé vào cửa lớp”.

- HD học sinh phân tích, GV viết mẫu.

- Y/c hs viết vào vở thực hành.

- Nhận xét.

3. Củng cố: (3 phút)

- Hôm nay con được ôn lại âm gì?

- Gọi 1 HS đọc lại bài trang 6.

- Nhận xét, đánh giá giờ học.

- 4 HS đọc

- HS viết bảng con.

- HS điền: tốp, họp, hộp, cọp, lớp, lợp.

- Đọc cá nhân – ĐT.

- 7 câu

- Đọc cá nhân – nhóm - ĐT.

- HS đọc

- H tìm, gạch chân, đánh vần - Hs quan sát, đọc

- HS quan sát, - Luyện viết vào vở

- Hs đọc bài.

(14)

Thứ tư ngày 13 tháng 02 năm 2019 Học vần

BÀI 85: ĂP ÂP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS nắm được cấu tạo của vần “ăp, âp”, cách đọc và viết các vần đó.

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.

Phát triển lời nói theo chủ đề: Trong cặp sách của em 2. Kĩ năng: Đọc, viết đúng nhanh các vần, từ đã học.

3.Thái độ: Yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)

- Cho HS đọc và viết: con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp

- Đọc câu ứng dụng:

Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới ( 35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2. Dạy vần:Vần ăp a. Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới:

ăp

- GV giới thiệu: Vần ăp được tạo nên từ ă và p

- So sánh vần ăp với op

- Cho HS ghép vần ăp vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: ăp - Gọi HS đọc: ăp

- GV viết bảng bắp và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng bắp

(Âm b trước vần ăp sau, thanh sắc trên ă.)

- Yêu cầu HS ghép tiếng: bắp

- Cho HS đánh vần và đọc: bờ- ăp- bắp-

- 2 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần ăp.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ăp.

- 1 vài HS nêu.

(15)

sắc- bắp

- Gọi HS đọc toàn phần: ăp- bắp- cải bắp

Vần âp:

(GV hướng dẫn tương tự vần ăp.) - So sánh âp với ăp.

(Giống nhau: Âm cuối vần là p. Khác nhau âm đầu vần là â và ă).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh

- GV giải nghĩa từ: gặp gỡ, ngăn nắp - GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d. Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: ăp, âp, cải bắp, cá mập

- Cho HS viết bảng con- GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập ( 35 phút) a. Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu:

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: thấp, ngập

- Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Trong cặp sách của em

- GV hỏi HS: + Trong tranh vẽ những gì?

+ Trong cặp sách của em có những đồ dùng gì?

+ Hãy giới thiệu đồ dùng học tập trong cặp sách của em với các bạn?

+ Em đã giữ gìn đồ dùng học tập của em như thế nào?

+ Để sách vở và đồ dùng học tập của em được sạch, đẹp em cẩn phải làm gì?

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát - HS thực hiện

(16)

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết: ăp, âp, cải bắp, cá mập

- GV HD HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chữa một số bài- Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò( 5 phút)

- Gọi HS đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 86.

- HS thực hiện

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.

2. Kĩ năng: Củng cố cách trừ nhẩm trong phạm vi 20, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ

3. Thái độ: Hăng say học tập, có ý thức tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ vẽ sẵn bài 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Tính: 17 19 18 19

- - - -

7 1 0 9

- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm bảmg con - Nhận xét - chữa bài – đánh giá

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.

b. Thực hành ( 30 phút).

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề?

- Yêu cầu HS đặt tính rồi làm và gọi HS trung bình chữa bài.

- HS tự nêu yêu cầu.

- HS làm và nhận xét bài bạn chữa.

- nêu lại cách đặt tính

(17)

- Gọi HS nêu lại cách đặt tính - Gọi HS trừ miệng lại.

- 2 HS nêu

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu. - HS tự nêu yêu cầu.

Yêu cầu HS làm và chữa bài. - nhận xét bài bạn về kết quả - Nêu các cách nhẩm của em? - HS nêu cách nhẩm kết quả Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu - tính

- Yêu cầu HS tính nhẩm từ trái sang phải rồi viết kết quả.

- 11 cộng 3 bằng 14, 14 trừ 4 bằng 10

- Gọi HS chữa bài. - Nhận xét bài bạn.

Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu. - điền dấu - Yêu cầu HS tìm nhẩm kết quả sau đó so sánh

số để điền dấu

- thi nhau điền số rồi chữa bài Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu và đề toán, sau đó

cho HS làm và chữa bài

- HS làm bài

- Chữa bài: 12 - 2 = 10 3. Củng cố - dặn dò ( 4 phút)

- Nhắc lại cách đặt tính và tính theo cột dọc?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, xem trước bài: Luyện tập chung

Thứ năm ngày 14 tháng 02 năm 2019 Học vần

BÀI 86: ÔP ƠP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

:

HS đọc và viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.

- Đọc được câu ứng dụng: Đám mây xốp trắng như bông Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào

Nghe con cá đớp ngôi sao

Giật mình mây thức bay vào rừng xa.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Các bạn lớp em 2. Kĩ năng: Đọc, viết đúng nhanh các vần, từ đã học.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* QTE: Quyền được kết giao bạn bè.

- Bổn phận phải ngoan ngoãn, biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS đọc và viết gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh - Đọc câu ứng dụng: Chuồn chuồn bay thấp

Mưa ngập bờ ao Chuồn chuồn bay cao Mưa rào lại tạnh.

- GV nhận xét, đánh giá.

- 2 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

(18)

II. Bài mới: (35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2. Dạy vần:

Vần ôp a) Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ôp - GV giới thiệu: Vần ôp được tạo nên từ ô và p - So sánh vần ôp với op

- Cho HS ghép vần ôp vào bảng gài.

b) Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: ôp - Gọi HS đọc: ôp

- GV viết bảng hộp và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng hộp

(âm h trước vần ôp sau, thanh nặng dưới ô) - Yêu cầu HS ghép tiếng: hộp

- Cho HS đánh vần và đọc: hờ- ôp- hốp- nặng- hộp - Gọi HS đọc toàn phần: ôp- hộp- hộp sữa

Vần ơp:

(GV hướng dẫn tương tự vần ôp) - So sánh ơp với ôp.

(Giống nhau: Âm cuối vần là p. Khác nhau âm đầu vần là ơ và ô).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: tốp ca, bánh xốp, hợp tác, lợp nhà - GV giải nghĩa từ: tốp ca, hợp tác, lợp nhà

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.

- Cho HS viết bảng con- GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2 3. Luyện tập: (35 phút)

a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu câu ứng dụng.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: xốp, đớp - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Các bạn lớp em

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần ôp.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ôp.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng

(19)

- GV hỏi HS:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Hãy giới thiệu về các bạn trong lớp em?

+ Họ và tên của bạn là gì?

+ Bạn em có năng khiếu về môn gì hoặc học giỏi môn gì nhất?

+ Em và các bạn trong lớp học và chơi với nhau như thế nào?

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

* QTE: Quyền được kết giao bạn bè.

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chữa một số bài- Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi HS đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 87.

thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

_______________________________

Toán

TIẾT 81: PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.

- Tập trừ nhẩm (dạng 17- 7).

2. Kĩ năng

- Làm đúng, thành thạo các phép tính.

3. Thái độ

- Yêu thích và say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG

- Bó 1 chục que tính.

- Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS làm bài: Đặt tính rồi tính.

14- 2 15- 3 16- 1 - Cả lớp quan sát và nhận xét. GV đánh giá.

II. Bài mới: (30 phút)

1. Giới thiệu cách làm phép tính trừ 17- 7.

a) Thực hành trên que tính:

- Cho HS lấy 17 que tính rồi tách làm hai phần: Phần bên trái có 1 chục que tính và phần bên phải có 7 que tính.

- Hướng dẫn HS thao tác bằng que tính: Từ 7 que tính rời tách lấy ra 7 que tính, còn lại bao nhiêu que tính? (số que tính còn lại gồm 1 bó chục que tính và 0

- 3 HS làm trên bảng.

- HS tự lấy que tính.

- HS thao tác bằng que tính.

(20)

que tính rời là 10 que tính) b) Hướng dẫn cách đặt tính:

- Đặt tính: (Từ trên xuống dưới)

+ Viết số 17 rồi viết số 7 sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục.

+ Dấu - (dấu trừ)

+ Kẻ gạch ngang dưới hai số đó.

- Tính (từ phải sang trái):

17 * 7 trừ 7 bằng 0, viết 0 -

7 * Hạ 1 viết 1.

10

- Cho HS nêu lại cách trừ.

2. Thực hành:

a) Bài 1: Tính: cột 1,3,4

- Nhắc HS viết kết quả cần thẳng cột.

- Cho HS làm bài và chữa bài tập.

- Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn.

b) Bài 2: Tính nhẩm – cột 1, 3 - Cho HS tự nhẩm và ghi kết quả.

- Gọi HS đọc kết quả và nhận xét.

c) Bài 3: Viết phép tính thích hợp.

- Cho HS đọc phần tóm tắt.

- GV hỏi: + Đề bài cho biết những gì?

+ Đề bài hỏi gì?

+ Muốn biết có bao nhiêu cái kẹo ta làm tính gì?

- Cho HS làm bài.(viết được phép tính hợp với tóm tắt bài toán)

- Gọi HS đọc kết quả.

III. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Cho HS nêu lại cách thực hiện phép trừ 17- 7= 10 - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về làm bài vào vở bài tập toán.

- HS theo dõi.

- Vài HS nêu.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài.

- 2 HS làm trên bảng.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- 3 HS lên bảng làm.

- Đọc kết quả và nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 2 HS đọc.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS trả lời.

- HS tự làm.

- 2 HS đọc.

Thủ công

ÔN TẬP CHƯƠNG II: KỸ THUẬT GẤP HÌNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS củng cố được kiến thức, kỹ năng gấp giấy

2. Kĩ năng: Gấp được ít nhất một hình gấp đơn giản. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.

3. Thái độ: HS có ý thức tiết kiệm giấy và giữ gìn vệ sinh lớp sau tiết học.

II. CHUẨN BỊ

- G: Quy trình gấp quạt, ví, mũ ca lô.

(21)

- H: các tờ giấy màu, vở thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra (3 phút)

- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Nhận xét - nhắc nhở

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn ôn tập (12 phút)

- GV lần lượt nêu lại các bước gấp quạt, ví, mũ ca lô - GV nhận xét - bổ sung

c. Thực hành (20 phút)

- GV yêu cầu HS gấp 1 sản phẩm bất kì mà em đã được học

- Quan sát giúp đỡ HS làm chậm - Nhận xét đánh giá sản phẩm

- Để đồ dùng lên bàn

- 4 em nhắc lại quy trình gấp.

- HS thực hành trên giấy màu: Chọn gấp đồ vật tuỳ ý - Trình bày sản phẩm

3. Củng cố- dặn dò: (4 phút)

- Nhắc lại cách gấp 1 sản phẩm bất kì?

- GV nhận xét giờ học

- Chuẩn bị tiết sau chương cắt dán giấy

Thứ sáu ngày 15 tháng 02 năm 2019 Toán

TIẾT 82: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ và tính nhẩm phép tính có dạng 17- 7.

2. Kĩ năng

- Làm đúng, thành thạo các bài tập.

3. Thái độ

- Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG

- SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS làm bài: Đặt tính rồi tính:

13 – 3 = 15 – 5 = 16 - 2 = - Cả lớp quan sát và nhận xét. GV nx.

2. Bài luyện tập: ( 30 phút)

a) Bài 1: Đặt tính rồi tính: cột 1, 3, 4 - Hướng dẫn HS làm bài.

- 3 HS lên bảng làm.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài.

(22)

- Cho HS chữa bài tập.

- Gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính.

b) Bài 2: Tính nhẩm: cột 1, 2, 4 - Cho HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài và nhận xét về các phép tính đó.

c) Bài 3 ( b2- vbt): Tính: cột 1,2

- Hướng dẫn HS tính từ trái sang phải: 11+ 3- 4= 10 Lấy 11+ 3= 14, lấy 14- 4= 10. Vậy 11+ 3- 4= 10.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS nhận xét bài làm của bạn.

d) Bài 4: (>, <, =)?

- Cho HS nhẩm từng vế của phép tính rồi so sánh và điền dấu thích hợp.

- Cho HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài tập.

e) Bài 5: Viết phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.

- Gọi HS đọc tóm tắt bài toán.

- GV hỏi: Muốn biết còn mấy xe máy ta làm phép tính gì?

- Cho HS làm bài.

- Gọi HS đọc kết quả: 13 - 2 = 11 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- HS chơi trò chơi: “Thi nối số nhanh”.

- GV yêu cầu học simh quan sát các phép tính rồi nối đúng kết quả trong ô vuông. Cho mỗi tổ 4 bạn lên thi, cả lớp quan sát nhận xét phân thắng thua.

- Dặn HS về làm bài vào vở toán ở nhà.

- 2 HS làm trên bảng.

- HS nêu.

- HS làm bài.

- 3 HS làm trên bảng.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS làm bài.

- HS đọc kết quả bài làm.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài.

- 3 HS lên bảng làm.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS đọc tóm tắt bài toán.

- HS nêu.

- Cá lớp làm bài tập.

- HS đọc kết quả.

Học vần BÀI 87: EP ÊP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc và viết được: ep, êp, cá chép, đèn xếp.

- Đọc được câu ứng dụng: Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Xếp hàng vào lớp.

2. Kĩ năng

- Đọc, viết đúng, nhanh các tiếng, từ có chứa vần đã học.

3. Thái độ

- Tự giác và ham thích học môn học.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

(23)

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS đọc và viết tốp ca, bánh xốp, hợp tác, lợp nhà

- Đọc câu ứng dụng: Đám mây xốp trắng như bông Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào Nghe con cá đớp ngôi sao Giật mình mây thức bay vào rừng xa.

- GV nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới: (35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2. Dạy vần:

Vần ep a) Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ep - GV giới thiệu: Vần ep được tạo nên từ e và p - So sánh vần ep với ơp

- Cho HS ghép vần ep vào bảng gài.

b) Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: ep - Gọi HS đọc: ep

- GV viết bảng chép và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chép

(Âm ch trước vần ep sau, thanh sắc trên e) - Yêu cầu HS ghép tiếng: chép

- Cho HS đánh vần và đọc: chờ- ep- chép- sắc- chép - Gọi HS đọc toàn phần: ep- chép- cá chép

Vần êp (GV hướng dẫn tương tự vần ep) - So sánh êp với ep.

(giống nhau: âm cuối vần là p, khác nhau âm đầu vần là ê và e)

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: lễ phép, xinh đẹp, gạo nếp, bếp lửa

- Cho HS đặt câu với mỗi từ: lễ phép, xinh đẹp.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: ep, êp, cá chép, đèn xếp.

- Cho HS viết bảng con- GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2

- 2 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần ep.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ep.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

(24)

3. Luyện tập: (35 phút) a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1. GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: đẹp - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói: - GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Xếp hàng vào lớp.

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Các bạn trong ảnh xếp hàng vào lớp như thế nào?

+ Lớp mình xếp hàng vào lớp như thế nào?

+ Khi xếp hàng ra vào lớp các em cần đi như thế nào để ko bị ngã?

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết: ep, êp, cá chép, đèn xếp.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chữa một số bài.

III. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi HS đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 88.

số bài. - Nhận xét

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

Sinh hoạt – Kĩ năng sống

Chủ đề 3: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học:

- HS có kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích trong cuộc sống.

- HS tự làm được những việc trong cuộc sống để phòng tránh thương tích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

- Tranh BTTH kỹ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KTBC: (3 phút)

(25)

- Nêu một số việc làm để phòng tránh thương tích?

- GV nhận xét.

2. Bài mới: (15 phút)

- GV giới thiệu và ghi tựa bài.

*Bài tập 1: Hoạt động cá nhân - GV nêu yêu cầu.

- Em đã làm được những việc nào dưới đây:

+ Không chốt cửa phía bên trong nếu không tự biết mở cửa.

+ Khi đóng cửa ra vào, lấy tay giữ cửa và đóng từ từ.

+ Luôn kiểm tra đồ ăn uống trước khi ăn (nhìn nhãn mác, ngửi mùi) để tránh ăn uống nhầm đồ đã bị quá hạn hoặc đã bị ôi thiu.

+ Thận trọng khi ăn món ăn có xương.

+ Không ngồi gần bếp than tổ ong - GV yêu cầu HS làm bài vào vbt.

- GV nhận xét và sửa sai.

3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - Y/c hs nêu lại nd bài.

- HS nêu

- HS lắng nghe .

- HS lắng nghe .

- HS suy nghĩ làm bài.

- 1 số HS trả lời.

- 1 số hs nhận xét.

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

--- SINH HOẠT TUẦN 21

I. MỤC TIÊU

- Ổn định các nề nếp quy định của trường, của lớp.

- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm.

- Giáo dục HS tích cực trong học tập II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Ổn định tổ chức : (2 phút)

- Hát tập thể. - Hát cá nhân.

B. Nhận xét các hoạt động trong tuần

1. Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần: (10 phút) a. Nề nếp ra vào lớp

...

...

...

b. Học

tập ...

...

...

...

c. Các hoạt động khác

(26)

...

...

...

...

2. Phương hướng tuần tới: (8 phút) a. Nề nếp ra vào lớp

...

...

...

...

b. Học tập

...

...

...

...

c. Các hoạt động khác

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: Qua bài học học sinh thuộc nhuần nhuyễn các động tác đã học, có ý thức hơn, tự tin hơn trong mỗi giờ thể dục.. II- ĐỊA ĐIỂM,

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: Qua bài học, học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ.. II- ĐỊA ĐIỂM,