• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hướng dẫn giải: Đáp án B Công thức hóa học của nước là H2O

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hướng dẫn giải: Đáp án B Công thức hóa học của nước là H2O"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 38: Bài luyện tập 7

Câu 1: Thành phần định tính của nước gồm hiđro và oxi. Tỉ lệ về khối lượng A. H – 1 phần, O – 6 phần.

B. H – 1 phần, O – 8 phần.

C. H – 1 phần, O – 6 phần.

D. H – 2 phần, O – 1 phần.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Công thức hóa học của nước là H2O.

Tỉ lệ về khối lượng: H

O

m 2 1 1

m 16 8

=  = → H – 1 phần, O – 8 phần.

Câu 2: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với nước ở điều kiện thường?

A. Fe.

B. Na.

C. K.

D. Ca.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca, Ba ...) tạo thành bazơ tan và khí hiđro.

→ Kim loại Na, K, Ca tác dụng với nước ngay nhiệt độ thường, còn Fe thì không.

Phương trình hóa học:

2K + 2H2O → 2KOH + H2↑ 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Câu 3: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành bazơ?

A. K2O.

B. SO3. C. Fe2O3. D. CuO.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Nước tác dụng với một số bazơ (Na2O, K2O, BaO, CaO …) tạo ra bazơ (NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 …).

Phương trình hoá học: K2O + H2O → 2KOH.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. H2SO4.

(2)

B. NaCl.

C. KOH.

D. HNO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hoá hợp với nước thuộc loại bazơ. Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

→ Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là KOH.

Câu 5: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. KOH.

B. Na2SO4. C. NaNO3. D. H2SO4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Hợp chất tạo ra do nước hoá hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

→ Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là H2SO4 (SO3 + H2O →H2SO4).

Câu 6: Có ba dung dịch gồm: NaOH, KNO3, H2SO4 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là

A. nước.

B. quỳ tím.

C. phenolphtalein.

D. dung dịch HCl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Lấy các mẫu thử.

Dùng quỳ tím:

Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là NaOH.

Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là KNO3. Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là H2SO4.

Câu 7: Tên gọi của chất có công thức hóa học Al2(SO4)3A. nhôm(III) sunfat.

B. nhôm sunfat.

C. nhôm sunfit.

D. nhôm(III) sunfit.

Hướng dẫn giải:

(3)

Đáp án B

Tên gọi của chất có công thức hóa học Al2(SO4)3 là nhôm sunfat.

Câu 8: Công thức hoá học của những muối có tên gọi: đồng(II) clorua, magie hiđrocacbonat, sắt(III) sunfat lần lượt là:

A. CuCl2, Mg(HCO3)2, FeSO4. B. CuCl2, MgHCO3, FeSO4. C. CuCl2, Mg(HCO3)2, Fe2(SO4)3. D. CuCl3, Mg(HCO3)2, Fe2(SO4)3. Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Đồng(II) clorua: CuCl2.

Magie hiđrocacbonat: Mg(HCO3)2. Sắt(III) sunfat: Fe2(SO4)3.

Câu 9: Cho 6,9 gam Na tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 3,36.

D. 4,48.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình hoá học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

Na

n 6,9 0,3

= 23 = (mol).

Theo phương trình hoá học:

H2 Na

1 1

n n 0,3 0,15

2 2

= =  = (mol).

→ VH2 =0,15 22, 4 =3,36(lít).

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 44,8 lít khí hiđro (ở đktc) với khí oxi. Khối lượng nước thu được là

A. 45 gam.

B. 36 gam.

C. 24 gam.

D. 18 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

(4)

Phương trình hoá học: 2H2 + O2 to

⎯⎯→ 2H2O.

H2

n 44,8 2

22, 4

= = (mol).

Theo phương trình hoá học:

2 2

H O H

n =n =2(mol).

→ mH O2 = 2 18=36(gam).

Câu 11: Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư. Để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc) thì khối lượng kẽm cần dùng là

A. 6,50. gam.

B. 5,20 gam.

C. 4,55 gam.

D. 3,25 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.

H2

2, 24

n 0,1

22, 4

= = (mol).

Theo phương trình hóa học:

Zn H2

n =n =0,1(mol) → mZn =0,1 65 =6,5(gam).

Câu 12: Khử hoàn toàn 16 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Khối lượng đồng kim loại thu được là:

A. 6,4 gam.

B. 12,8 gam.

C. 16,0 gam.

D. 19,2 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình hóa học:

CuO + H2 to

⎯⎯→ Cu + H2O.

CuO

n 16 0, 2

=80 = (mol)

Theo phương trình hóa học:

Cu CuO

n =n =0, 2(mol)

→ mCu =0, 2 64 12,8 = (gam).

(5)

Câu 13: Cho 2,7 gam nhôm tác dụng với dung dịch axit chứa 8,76 gam HCl. Sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?

A. HCl dư; 3,65 gam.

B. HCl dư; 4,38 gam.

C. Al dư; 0,81 gam.

D. Al dư; 0,54 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương trình hoá học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.

Al

n 2,7 0,1

= 27 = (mol); HCl 8,76

n 0, 24

=36,5 = (mol).

Nhận xét: nAl nHCl

0,05 0,04

2 =  6 = → Al dư, HCl hết.

→ Phương trình hoá học tính theo HCl.

Theo phương trình hoá học:

nAl(pư) = 1 HCl 1

n 0, 24 0,08

3 = 3 = (mol).

→ nAl(dư) = 0,1 - 0,08 =0,02 (mol)

→ mAl(dư) = 0,02 × 27 = 0,54 (gam).

Câu 14: Cho 10,8 gam một oxit sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 19,05 gam một muối sắt clorua. Công thức phân tử của oxit sắt là

A. FeO.

B. Fe2O3. C. Fe3O4.

D. không xác định được.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Đặt công thức oxit sắt là FexOy. Phương trình hoá học của phản ứng:

FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH2O.

x y

Fe O

n 10,8

56x 16y

= + (mol);

2 y / x

FeCl

19,05

n 71y

56 x

=

+ (mol).

Theo phương trình hoá học:

(6)

2 y / x x y

FeCl Fe O

19,05 10,8x

n xn x y

71y 56x 16y 56 x

=  =  =

+ +

.

→ Công thức phân tử của oxit sắt là FeO.

Câu 15: Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 57,82%.

B. 42,18%.

C. 49,09%.

D. 50,91%.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑ (1) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ (2)

H2

n 8,96 0, 4 22, 4

= = (mol).

Gọi: nAl = x (mol); nFe = y (mol).

Theo phương trình hóa học (1):

H (1)2 Al

n 3n 1,5x

= 2 = (mol).

Theo phương trình hóa học (2):

H (2)2 Fe

n =n =y(mol).

Ta có hệ phương trình:

2 2 2

hh Al Fe

H H (1) H (2)

m m m 27x 56y 11

n n n 1,5x y 0, 4

x 0, 2 y 0,1

= +

  + =

 

 = +  + =

 

 =

  =

.

Fe 0,1 56

%m 100% 50,91%

11

=   = .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu quỳ tím.. Peptit có thể thuỷ phân hoàn toàn thành các α-amino axit

Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanhA. Câu 8: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại

Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.. Trình bày thuộc tính, cấu

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.. Câu 2: Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi

Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất (kim loại, phi kim) và hợp chất.. Vì trong nước

Câu 7: Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt lần lượt các ý sau: ba phân tử oxi, năm phân tử canxi oxit, sáu phân tử nước.. Năm phân tử

Câu 6: Vở kịch tôi và chúng ta thể hiện cuộc đấu tranh gay gắt, để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X, sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dưA. Khối lượng kết tủa thu