• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 20: TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện: Số tuần: 4 tuần;

Tên chủ đề nhánh 4:

Thời gian thực hiện: Số tuần: 1 tuần;

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ

- Chơi

- Thể dục sáng

1. Đón trẻ

- Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Hướng dẫn trẻ vào các hoạt động chơi.

2. Trò chuyện buổi sáng Trò chuyện về chủ đề

3. Điểm danh

4. Thể dục buổi sáng

- Hô hấp: Hít sâu, thở mạnh.

- Tay vai: Hai tay ra trước, lên cao.

- Lưng, bụng, lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên.

- Chân: Đứng kiễng chân.

- Bật: Bật tách khép chân.

(Thứ 2, 4, 6 tập theo nhạc;

Thứ 3,5 tập kết hợp sử dụng dụng cụ).

- Trẻ nề nếp, ngăn nắp.

- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.

- Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ khi đến lớp.

- Trẻ tên, đặc điểm, ích lợi... của một số con vật sống dưới nước; Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ chúng.

- Trẻ nhớ tên mình và bạn.

- Phát triển thể lực.

- Phát triển các cơ toàn thân.

- Trẻ biết ý nghĩa của việc tập thể dục sáng.

- Giá để đồ dùng cá nhân sạch sẽ.

- ĐDĐC trong các góc theo chủ đề.

- Tranh, ảnh về những con vậtsống dưới nước.

- Sổ, bút

- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng.

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

- Kiểm tra sức khỏe của trẻ.

(2)

NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU

Từ ngày 28/12/2020 đến ngày 22/01/2021 Những con vật sống dưới nước

Từ ngày 18/01/2021 đến ngày 22/01/2021 HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ:

- Đón trẻ với thái độ ân cần, vui vẻ, niềm nở, thân thiện -Chia sẻ, trao đổi với phụ huynh về chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tình hình của trẻ.

- Hướng trẻ tới nơi cất đồ dùng cá nhân.

- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích.

2. Trò chuyện buổi sáng:

Xem tranh ảnh, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “Những con vật sống dưới nước”.

3. Điểm danh:

Cô gọi tên từng trẻ.

4. Thể dục:

4.1. Khởi động:

- Trẻ xếp hàng đi ra sân tập.

- Cô cho trẻ tập đội hình đội ngũ.

4.2. Trọng động :

- Cô tập mẫu và cho trẻ tập theo cô 2 lần x 8 nhịp.

- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.

- Cô khuyến khích, động viên trẻ kịp thời.

4.3. Hồi tĩnh:

Cho trẻ làm một số động tác nhẹ nhàng tại chỗ.

* Nhận xét:

- Cho trẻ tự nhận xét.

- Cô nhận xét.

- Trẻ chào hỏi lễ phép mọi người.

- Trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trẻ chơi.

- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ dạ cô.

- Xếp hàng.

- Thực hiện theo hiệu lệnh của cô.

- Trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.

- Đi lại nhẹ nhàng.

(3)

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động góc

- Thứ 2: Góc PV, TH, XD.

- Thứ 3: Góc ÂN, XD, TN.

- Thứ 4: GócTH, XD,ÂN.

- Thứ 5:PV, XD, ÂN.

- Thứ 6: Góc PV, TH, TN.

* Góc phân vai: Cửa hàng bán con vật sống dưới nước, bán thức ăn cho con vật;Gia đình.

* Góc Xây dựng :Xây dựng, lắp ghép ao, chuồng...

* Góc thiên nhiên:Chăm sóc cây ở góc thiên nhiên, chơi với cát nước.

* Góc tạo hình:Tô, vẽ,xé, dánmột số con vật.

* Góc âm nhạc:Nghe hát, hát, vận động các bài hát thuộc chủ đề; Chơi với dụng cụ âm nhạc.

- Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ.

- Biết thoả thuận về nội dung chơi, chủ đề chơi và phân vai chơi cho hợp lý.

- Trẻ biết phân công phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình

- Biết cất đồ chơi đúng góc.

- Trẻ biết tô, vẽ, xé, dán một số con.

- Rèn kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay cho trẻ.

- Trẻ biết mở sách, kể về nội dung tranh truyện,

- Trẻ biết tưới nước, chăm sóc cho cây.

- Một số CV sống dưới nước;...

- Gạch hàng rào, rau, CV...

- Lô tô con vật, giấy A4, keo, kéo...

- Bút màu, giấy màu, giấy A4, keo, kéo...

- Loa, nhạc, dụng cụ ÂN, t.phục.

- Bình tưới,d.cụ xới đất, cát, nước...

- Sách truyện, tranh ảnh, họa báo cũ về con vật nuôi.

(4)

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định, trò chuyện:

Cô trò chuyện với trẻ về buổi chơi.

2. Giới thiệu góc chơi:

- Cho trẻ quan sát các góc chơi.

- Trò chuyện về đồ chơi ở các góc.

3.Trẻ tự chọn vai chơi:

Cho trẻ tự bàn bạc và chọn nội dung chơi, góc chơi.

4. Trẻ tự phân vai chơi:

- Cho trẻ tự phân công công việc của từng bạn.

- Trẻ tự thỏa thuận vai chơi.

- Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

(Chú ý để một trẻ chơi đều các góc trong tuần) 5. Quá trình chơi:

- Cô đến từng góc chơi bao quát trẻ chơi, giúp đỡ khi trẻ chơi lúng túng.

- Giúp trẻ liên kết giữa các góc chơi (nếu có).

6. Nhận xét sau khi chơi:

- Nhận xét thái độ chơi của từng góc chơi, vai chơi.

- Giáo dục trẻ bảo vệ sản phẩm của mình tạo ra.

7. Củng cố:

- Cho trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơiđúng nơi quy định.

- Cho trẻ lau chùi giá đồ chơi, đồ chơi sạch sẽ.

- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ quan sát và trò chuyện về đồ chơi.

- Trẻ bàn bạc và chọn nội dung chơi, góc chơi.

- Trẻ phân công công việc và thỏa thuận vai chơi.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ cất đồ chơi.

(5)

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ngoài

trời

1. Hoạt động có mục đích:

* Thứ 2:Dạo chơi, quan sát bầu trời.

* Thứ 3: Quan sát vườn rau ngoài cổng trường.

* Thứ 4:Quan sát thí nghiệm với nước: nước chảy từ trên cao xuống.

* Thứ 5:Vẽ con vật theo ý thích.

* Thứ 6:Chăm sóc con vật nuôi ở trường (con chó).

- Rèn khả năng tập trung, chú ý, phát triển khả năng phán đoán cho trẻ.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin chia sẻ hiểu biết của mình.

- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi.

- Phát triển tư duy và khả năng phán đoán cho trẻ.

- Biết dùng phấn vẽ con vật theo ý thích.

- Trẻ vui vẻ, tích cực tham gia hoạt động chơi ngoài trời.

- Địa

điểm.

- Câu hỏi đàm thoại.

- Thức ăn cho chó.

- Phấn

2. Trò chơi vận động - Bịt mắt bắt vịt

- Mèo đuổi chuột - Trời nắng trời mưa

- Ai đập và bắt bóng giỏi nhất?

- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi, chơi được các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô.

- Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn qua các trò chơi.

- Phát triển khả năng vận động cho trẻ.

3. Chơi tự do

- Chơi với cát, nước, đồ chơi, thiết bị ngoài trời.

- Vẽ tự do trên sân.

- Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.

- Trẻ được chơi đồ chơi ngoài sân trường. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi.

(6)

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động có mục đích:

1.1. Chuẩn bị trước khi đến nơi quan sát:

Kiểm tra tình hình sức khoẻ, trang phục đồ dùng cá nhân của trẻ.

1.2. Đến nơi quan sát:

- Cô cho trẻ QS và trò chuyện với trẻ về nội dung QS:

+ Dạo chơi, quan sát bầu trời.

+ Quan sát vườn rau ngoài cổng trường.

+Quan sát thí nghiệm với nước: nước chảy từ trên cao xuống.

+Vẽ con vật theo ý thích.

+ Chăm sóc con vật nuôi ở trường (con chó).

- Giáo dục trẻ theo nội dung từng ngày.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân.

- Trẻ quan sát, trò chuyện.

- Trẻ lắng nghe.

2. Trò chơi vận động:

- Cô nêu tên trò chơi. Nêu luật chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.

- Nhận xét quá trình chơi của trẻ.

- Giáo dục trẻ biết chơi cùng nhau.

- Đánh giá quá trình chơi của trẻ.

- Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ lắng nghe.

3. Chơi tự do:

- Hỏi trẻ tên đồ chơi có trong sân, cách chơi

- Hướng dẫn trẻ chơi và giáo dục trẻ chơi đoàn kết, thân thiện.

- Cô quan sát và theo dõi trẻ chơi.

- Hết giờ chơi, cô tập trung trẻ sau đó cho trẻ về lớp.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi

- Trẻ tập trung và về lớp.

A. TỔ CHỨC CÁC

(7)

Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi trẻ ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước khi ăn.

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, giúp trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn.

- Hình thành thói quen cho trẻ sau khi ăn biết để bát, thìa, bàn ghế đúng nơi quy định. Trẻ biết lau miệng, đi vệ sinh sau khi ăn xong.

- Nước ấm cho trẻ rửa tay, khăn lau tay, bàn ghế, bát thìa.

- Đĩa đựng cơm rơi, khăn lau tay.

- Rổ đựng bát, thìa

Hoạt động ngủ

- Trước khi trẻ ngủ.

- Trong khi trẻ ngủ.

- Sau khi trẻ ngủ.

- Hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ.

- Giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, an toàn. Phát hiện, xử lí kịp thời các tình huống xảy ra khi trẻ ngủ.

- Tạo cho trẻ thoải mái sau giấc ngủ trưa, hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ.

- Chải chiếu, kê đệm.

- Phòng ngủ kín gió, ánh sáng yếu.

- Tủ để xếp gối sạch sẽ.

HOẠT ĐỘNG

(8)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Cho trẻ kê, xếp bàn ghế.

- Cho trẻ đi rửa tay.

- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.

- Giáo viên vệ sinh tay sạch sẽ, chia cơm cho trẻ, giới thiệu các món ăn, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ.

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện cười đùa trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, cô quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn để động viên giúp đỡ trẻ ăn hết suất của mình.

- Nhắc trẻ ăn xong mang bát, thìa xếp vào rổ, xếp ghế, thu cất bàn để đúng nơi quy định giúp cô.

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng, uống nước.

- Cô bao quát trẻ.

- Kê bàn ghế.

- Trẻ rửa tay ngồi vào bàn ăn

- Trẻ ăn cơm và giữ trật tự trong khi ăn.

- Trẻ cất bát, thìa.

- Trẻ đi vệ sinh cá nhân.

- Cho trẻ đi vệ sinh, xếp dép lên giá, cho trẻ lấy gối và vào chỗ ngủ của mình, nhắc trẻ không nói chuyện cười đùa.

- Quan sát, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô thức để bao quát trẻ trong khi ngủ để phát hiện kịp thời và xử lí các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ

- Đánh thức trẻ dậy nhẹ nhàng để trẻ tỉnh ngủ, trẻ cùng cô thu dọn chiếu, đệm, gối cất gối vào nơi quy định, cô chải tóc cho trẻ gái.

- Cho trẻ đi vệ sinh.

- Trẻ vào chỗ ngủ

- Trẻ ngủ

- Trẻ cùng cô thu dọn chiếu, đệm, gối cất gối vào nơi quy định.

- Trẻ đi vệ sinh.

A. TỔ CHỨC CÁC

(9)

Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị

Chơi hoạt động theo ý

thích

1. Vận động nhẹ ăn quà chiều

2. Ôn nội dung đã học

*Ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng.

* Làm quen kiến thức mới.

* Chơi tự do theo ý thích.

3. Biểu diễn văn nghệ, nêu gương

- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái.

- Trẻ ăn hết xuất ăn chiều của mình.

- Củng cố các kiến thức kĩ năng đã học qua trò chuyện, qua các loại vở.

- Giúp trẻ nắm được một số kiến thứcmới để trẻ dễ dàng hơn khi tham gia vàohoạt động học.

- Trẻ vui vẻ, thoải mái.

- Trẻ biểu diễn các bài hát trong chủ đề.

- Biết tự nhận xét mình và các bạn trong lớp.

- Trẻ biết được sự tiến bộ của mình và của bạn để cố gắng phấn đấu.

- Quà chiều

- Sách vở học của trẻ, sáp màu.

- Đất nặn, bảng, phấn, bút màu…

- Tranh truyện, thơ.

- Đồ chơi - Dụng cụ âm nhạc, nhạc - Cờ, bảng bé ngoan

Trả trẻ

- Trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi ra về.

- Rèn kĩ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết ngoan, lễ phép và thích được đi học.

Trang phục trẻ gọn gàng.

HOẠT ĐỘNG

(10)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Cô cho trẻ xếp hàng và vận động nhẹ nhàng.

- Cho trẻ vào bàn ăn, chia đồ ăn cho trẻ và cho trẻ ăn.

- Cô bao quát trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết xuất.

*Cô cho trẻ ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng qua trò chuyện, qua các loại vở .

- Cô cho trẻ làm quen với kiến thức, với các trò chơi mới, bài thơ, bài hát, truyện kể.

- Cô nói tên trò chơi và đồ chơi mà trẻ sẽ được chơi . Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi và trò chơi để chơi theo nhu cầu và khả năng của trẻ. Cô quan sát và chơi cùng trẻ. Khi hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ đề

“Cô chú công nhân mỏ” theo tổ nhóm cá nhân.

- Cho trẻ nhắc lạiquy định bé ngoan của lớp.

- Cho trẻ tự nhận xét các bạn trong: nhóm những bạn làm được nhiều việc tốt, nhóm những bạn làm được 1 – 2 việc tốt, nhóm những bạn mắc lỗi nhưng đã biết sửa lỗi. (Sau mỗi lần nhận xét cô khái quát).

- Cô cho trẻ cắm cờ theo từng nhóm.

- Khuyến khích, động viên trẻ để tạo hứng thú cho trẻ vào buổi học ngày hôm sau.

- Trẻ vận động.

- Trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ trò chuyện, thực hành vở.

- Trẻ làm quen kiến thức mới.

- Trẻ chơi đồ chơi, trò chơi cùng cô và các bạn.

- Trẻ biểu diễn văn nghệ - Trẻ nêu QĐ bé ngoan.

- Trẻ nhận xét - Trẻ cắm cờ - Trẻ lắng nghe.

- Cô cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chỉnh sửa trang phục gọn gàng trước khi về.

- Khi phụ huynh trẻ đến đón cô gọi tên trẻ,nhắc trẻ cất ghế, chào cô chào bố, mẹ (ông, bà...) và cho trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân.

- Hết trẻ, cô lau dọn vệ sinh, tắt điện, đóng cửa và ra về.

- Trẻ vệ sinh sạch sẽ.

- Trẻ chào mọi người và tự lấy đồ dùng cá nhân.

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

(11)

Thứ 2 ngày 18 tháng 01 năm 2021 Tên hoạt động: Thể dục

Chạy chậm 60-80m

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc: “ Cá vàng bơi”

I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức:

- Trẻ biết phối hợp chân tay thực hiện vận động chạy chậm chạy 60 – 80m, trẻ chạy đều và liên tục.

2/ Kỹ năng:

- Rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật trong giờ học.

- Rèn kỹ năng chơi trò chơi.

3/ Giáo dục :

-Giáo dục trẻ tính kỷ luật.

- Trẻ yêu thích thể dục.

II .Chuẩn bị

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Vạch chuẩn

- Sân bãi an toàn sạch sẽ.

2. Địa điểm tổ chức: Ngoài sân tập.

III . Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1/ Ổn định tổ chức , giới thiệu bài:

- Chủ đề tuần này cô cùng các con đang tìm hiểu là chủ đề gì ?

- Cô cùng trẻ hát bài“ Cá vàng bơi”

- Cô và các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát có nhắc đến con vật gì?

- Ngoài cá ra các con biết con vật gì sống dưới nước?

- Cô củng cố giáo dục trẻ

- Ngoài phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ra các con phải thường xuyên tập thể dục nữa thì các con mới có một cơ thể khỏe mạnh được.

- Giờ thể dục hôm nay cô sẽ cùng các con tập bài vận động “Chạy chậm 60 – 80m”

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ

- Các con đã sẵn sàng vào bài tập vận động chưa?

- Động vật sống dưới nước - Cô cùng trẻ hát.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ kể.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Sẵn sàng.

2/ Nội dung:

2.1. Hoạt động 1:Khởi động:

- Trẻ cùng cô khởi động bài hát “ Cá vàng bơi ” đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân.

- Trẻ về 3 hàng dãn cách nhau.

2.2: Hoạt động 2:Trọng động:

- Trẻ khởi động cùng cô - Trẻ về 3 hàng

- Trẻ tập bài tập phát triển

(12)

* Bài tập phát triển chung:

- Tay vai: Hai tay ra trước, lên cao.

- Lưng, bụng, lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên.

- Chân: Đứng kiễng chân.

- Bật: Bật tách khép chân

- Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng đối diện nhau khoảng cách 2,5 – 3m.

* Vận động cơ bản: “Chạy chậm 60 – 80m”

- Các con xem trên đây cô có gì?

- Cô giới thiệu bài vận động : “Chạy chậm 60 – 80m”

- Muốn tập đúng bài vận động các con xem cô tập mẫu nhé.

- Cô thực hiện mẫu lần 1: Không phân tích.

- Cô thực hiện mẫu lần 2: Phân tích động tác.

+ TTCB: Đứng trước vạch chẩn, đứng chân trước chân sau, một tay đưa ra trước 1 tay ra sau, người hơi khom mắt hướng về phía trước, khi có hiệu lênh bắt đầu chạy đều, đánh tay nhịp nhàng, chạy về đích đi chậm thở đều và về đứng cuối hàng. Bạn tiếp theo lên thực hiện.

- Các con đã rõ bài vận động chưa ?

+ Cô mời 2 bạn lên thực hiện (Quan sát, sửa sai cho trẻ kịp thời).

* Trẻ thực hiện:

- Cho lần lượt từng trẻ thực hiện dưới hiệu lệnh của cô..

- Cô chú ý quan sát, sửa sai động viên trẻ kịp thời.

- Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua theo 2 đội, thực hiện 2 lần (Động viên khuyến khích trẻ)

2.3.Hoạt động 3: Trò chơi “ chuyền bóng”

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 4 đội và cho 2 đội thi đua nhau chuyền bóng qua chân lần lượt cho các bạn phía sau và bóng đến bạn cuối hàng chuyển quay lại cho các bạn phía trước bóng của đội nào về bạn đầu hàng trước là đội đó thắng cuộc

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.

- Động viên khuyến khích trẻ.

2.4.Hoạt động 4: Hồi tĩnh:

- Cô cho trẻ làm những chú chim non bay nhẹ nhàng

chung

- Trẻ về 2 hàng.

- Vâng ạ.

- Trẻ qua sát.

- Trẻ quan sát, lắng nghe.

- 2 trẻ lên thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng.

(13)

3/ Kết thúc

- Vừa rồi các con đã học vận động gì?

- Chơi trò chơi gì?

-Giáo dục trẻ

- Nhận xét ý thức học của trẻ - Tuyên dương động viên trẻ.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.

* Đánh giá trẻ hằng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về, tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 3 ngày 19 tháng 01 năm 2021

(14)

Tên hoạt động:KPKH

Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước

Hoạt động bổ trợ:Bài hát "Cá vàng bơi", “Tôm, Cua, Cá thi tài”

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đặc điểm, môi trường sống và vận động của một số loài động vật sống dưới nước: cá, tôm, cua.

- Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau giữacon Cá và con Cua.

2. Kỹ năng:

- Rèn trẻ khả năng quan sát, so sánh cho trẻ.

- Phát triển ở trẻ khả năng chú ý ghi nhớ có chủ đích, khả năng suy luận, phán đoán.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc nói đủ câu cho trẻ.

3.Giáo dục:

- Giáo dục trẻ không vứt rác xuống sông, suối, ao, hồ để bảo vệ môi trường sống cho những con vật sống dưới nước.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Bài giảng trình chiếu

- Một số con vật sống dưới nước: tôm, cua, cá..., 3 cái ao, 9 cái vòng - Một số bản nhạc.

- Ti vi, máy tính.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức , giới thiệu bài:

- Gọi trẻ lại gần.

- Cho trẻ hát và vận động bài hát “Cá vàng bơi”.

- Bài hát nhắc tới con vật gì? Sống ở đâu?

- Ngoài Cá ra còn có con gì sống dưới nước?

Hôm nay các con sẽ cùng cô tìm hiểu về các con vât sống dưới nước nhé!

2. Nội dung:

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về con Cá, Tôm, Cua

- Trẻ hát + vận động - Con cá, sống dưới nước - Tôm, cua, mực...

- Trẻ lắng nghe

(15)

* Con Cá:

- Cô đọc câu đố:

“Nhởn nhơ bơi lội lượn vòng Đuôi dài như dải lụa hồng xoè ra”.

Là con vật gì?

- Cô cho trẻ quan sátcon Cá trên tivi.

- Cho trẻ kể về con Cá theo hiểu biết.

- Cá thở bằng gì?

-Con cá này sống ở đâu?

- Cá bơi được nhờ bộ phận nào?

- Cá bơi như thế nào?

- Cho trẻ giả làm động tác Cá bơi.

- Cho trẻ xem video cá bơi.

- Các con thấy các chú cá bơi như thế nào?

=>Con cá có 3 phần chính: đầu, thân, đuôi. Cá thở bằng mang, nhờ có vây, đuôi như mái chèo mà Cá bơi được.

* Con Tôm:

- Cho trẻ quan sát con Tôm.

- Các con có nhận xét gì về con Tôm?

- Con Tôm có bơi được không?

=> Con Tôm có đầu - ngực và bụng. Đầu – ngực có mắt kép, 2 đôi râu, các chân hàm. Phần bụng có các chân bụng (chân bơi) và tấm lái. Chúng mình cùng quan sát xem chú Tôm bơi như thế nào nhé!

- Cho trẻ xem video.

- Các con hãy đưa ra nhận xét của mình về cách vận động của những chú tôm này?

- Nhờ có chân bụng (chân bơi) và tấm lái mà những chú Tôm bơi rất tài và chúng có thể bơi lùi về phía sau.

* Con Cua:

- Con cá - Trẻ quan sát.

- Gồm 3 phần: Đầu, thân, đuôi.

- Cá thở bằng mang.

- Sống dưới nước.

- Đuôi như bánh lái, vây như mái chèo đẩy cơ thể cá về phía trước, quay ngang.

- Bơi nhẹ nhàng.

- Trẻ giả làm Cá bơi.

- Trẻ xem.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan sát

- Con Tôm có đầu, râu, chân, bụng...

- Có bơi được.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ xem - Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

(16)

- Cô đọc câu đố:

“Con gì 8 cẳng hai càng

Không đi mà lại bò ngang cả ngày”

Là con gì?

- Cho trẻ quan sát con Cua.

- Con Cua có đặc điểm gì?

- Mai của chúng có tác dụng gì?

- Càng Cua có tác dụng gì?

- Các con có nhận xét gì về cách vận động của chúng.

- Cho trẻ giả làm làm động tác Cua bò?

- Có khó khăn không các con?

- Cho trẻ xem video Cua bò.

- Các con thấy chúng vận động như thế nào? Có khó khăn như chúng ta không?

* Mở rộng:

- Ngoài Cá, Tôm, Cua thì dưới nước còn có con vật nào sinh sống?

- Cho trẻ xem hình ảnh con Mực, Ốc, Bạch Tuộc...

- Các con thấy những con vật này như thế nào?

2.2. Hoạt động 2: So sánh con Cá và con Cua:

- Con Cá và con Cua có đặc điểm gì giống và khác nhau?

- Cô khái quát:

2.3. Hoạt động 3: Luyện tập:

* Trò chơi 1: “Ai thông minh nhất”

- Cách chơi: Cho trẻ quan sát các bộ phận của từng con vật: cá, tôm, cua. Nhiệm vụ của trẻ là ghép các bộ phận đó thành 1 con vật hoàn chỉnh. Nếu ghép đúng xẽ xuất hiện khuôn mặt cười, nếu ghép sai các con phải chọn lại.

- Con Cua - Trẻ quan sát.

- Có càng, mai

- Con cua có 8 cẳng nhỏ, 2 càng to, mai cứng, 2 mắt lồi.

- Bảo vệ bộ phận bên trong cơ thể.

- Bảo vệ cơ thể chống lại kẻ thù.

- Bò ngang

- Trẻ bò.

- Khó khăn - Trẻ quan sát.

- Dễ dàng, không khó khăn.

- Trẻ kể.

- Trẻ xem

- Giống nhau: Là con vật sống dưới nước

- Khác nhau: Cá biết bơi, có vây và đuôi. Cua biết bò, có 8 cẳng 2 càng.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe

(17)

- Cho trẻ 3 tổ lần lượt chơi.

- Nhận xét.

* Trò chơi 2: “Cùng nhau đua tài”

- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội Cá, Tôm, Cua.

Trong thời gian là một bản nhạc các đội chọn con vật tương ứng với tên đội của mình bật qua chướng ngại vật thả về ao của đội mình. Kết thúc, đội nào đưa được nhiều con vật về ao nhất đội đó sẽ thắng.

- Cho trẻ chơi.

- Nhận xét.

3. Kết thúc:

- Hỏi trẻ hôm nay khám về điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

- Hát “Tôm, Cua, Cá thi tài”

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi

- Một số con vật sống dưới nước.

- Trẻ hát

Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 4 ngày 20 tháng 01 năm 2021 Tên hoạt động: Văn học

(18)

Dạy thơ “Nàng tiên Ốc”

Hoạt động bổ trợ:Âm nhạc :Bài hát“Cá vàng bơi”

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ: ở hiền gặp lành, chăm làm tốt bụng được mọi người yêu mến và được sống hạnh phúc.

- Trẻ đọc thuộc bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm co trẻ: trẻ thể hiện được nhịp điệu, vần điệu của bài thơ.

- Rèn kỹ năng trả lời rõ ràng đủ câu, diễn đạt mạch lạc khi trả lời các câu hỏi đàm thoại.

3.Giáo dục:

- Giáo dục trẻ ở hiền gặp lành,chăm làm tốt bụng, yêu quý mọi người và yêu quý các loài vật thì được mọi người yêu quý và được sống hạnh phúc.

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường nước: không vứt rác xuống ao, hồ, sông, suối.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và của trẻ:

- Tranh thơ, tranh truyện, một số câu hỏi đàm thoại, câu chuyện “Nàng tiên ốc”.

- Hình ảnh một số con vật sống dưới nước.

- Nhạc bài hát “Cá vàng bơi”.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.

III. Tổ chức thực hiện:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài:

Cô giới thiệu chương trình “Bé yêu thơ” với chủ đề “Những con vật đáng yêu” và 3 đội chơi được:

- Đội số 1.

- Đội số 2 - Đội số 3.

- Cô giới thiệu thể lệ cuộc thi:

+ Phần thi thứ nhất: Thưởng thức bài thơ hay +Phần thi thứ 2: Cùng chung sức

+ Phần thi thứ 3: Thể hiện tài năng

- Cho 3 đội hát bài hát “Cá vàng bơi” của nhạc sĩ Hà Hải.

- Các con vừa hát bài hát nói về con gì?

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ tự giới thiệu.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát.

(19)

- Cá vàng sống ở đâu?

- Ngoài cá, con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nữa?

- Giáo dục trẻ bảo vệ các loài động vật sống ở dưới nước thì chúng mình không vứt rác xuống ao hồ, sông suối nhé.

- Cô đọc câu đố đố:

“Nhà hình xoắn, ở dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi Mang nhà đi khắp mọi nơi

Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình Đố là con gì?

- Cô giơi thiệu bài thơ “Nàng tiên ốc” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn.

2. Nội dung:

2.1. Hoạt động 1:Kể chuyện diễn cảm

*Phần thi thứ nhất: Thưởng thức bài thơ hay - Lần 1: Cô đọc diễn cảm

+Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?

+ Bài thơ không chỉ hay mà còn có những hình ảnh rất sinh động khi chú họa sĩ đã vẽ lại những bức tranh rât đẹp để miêu tả lại nội dung bài thơ này đấy.

- Lần 2: sử dụng tranh minh họa.

2.2. Phần thi thứ hai: Cùng chung sức (Đàm thoại)

- Cô đưa ra các hình ảnh cho trẻ lựa chọn, ẩn chứa trong mỗi hình ảnh chính là một câu hỏi. Sau khi cô đọc câu hỏi, nhiệm vụ của các thành viên trong đội sẽ có 5 giây suy nghĩ , sau 5 giây suy nghĩ đội nào rung chuông trước thì đội đó sẽ dành được quyền trả lời.

- Luật chơi: Đội nào trả lời chưa đúng hoặc còn thiếu đội bạn sẽ có quyền bổ sung.

+Bà già trong bài thơ sống bằng nghề gì?

+Một hôm bà đã bắt được con ốc như thế nào?

“Một hôm bà bắt được Một con ốc xinh xinh Vỏ nó biêng biếc xanh

- Con cá vàng.

- Cá sống dưới nước.

- Cua, tôm, mực, ốc...

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Con ốc

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Bài thơ “Nàng tiên ốc”, tác giả Phan Thị Thanh Nhàn.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe và quan sát.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

(20)

Không giống như ốc khác”

+ Bà đã làm gì với con ốc xanh đó?

+Từ khi có con ốc chuyện gì lạ đã xảy ra khi bà vắng nhà?

“Đến khi về thấy lạ Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ”

+Các con có biết ai đã giúp bà già làm những việc đó?

+Bà già đã làm gì để giữ Nàng tiên ở lại với mình?

“Bà già liền bí mật Đập vỡ vỏ ốc xanh Rồi ôm lấy nàng tiên Không cho chui vào nữa”.

+Hai mẹ con sống với nhau như thế nào?

- Các con ạ, bà già trong bài thơ là người ăn ở hiền lành chịu thương chịu khó làm việc và là người sống có tình thương yêu các loài vật nên cuối cùng bà đã có được cuộc sống vui vẻ hạnh phúc đấy. Qua bài thơ Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta hãy ăn ở hiền lành, chăm chỉ làm việc, yêu thương mọi người và yêu quý các loài vật quanh ta đấy.

* Thể hiện tài năng:

Ở phần thi này trẻ sẽ thể hiện tài năng của mình bằng cách đọc diễn cảm bài thơ “Nàng tiên ốc”.

- Cô cho trẻ đọc thơ theo các hình thức:

+ Lớp đọc: 2 lần

+ Tổ đọc: Mỗi tổ đọc 1 lần

+ Đọc nâng cao: cả 3 đội cùng đọc.

+ Mời nhóm, cá nhân trẻ đọc.

+ Cả 3 đội cùng đọc lại 1 lần.

(Mỗi lần trẻ đọc cô động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ, cô chú ý rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và đúng nhịp điệu của bài thơ).

*Quà tặng của chương trình

- Con ốc xanh, voe biêng biếc xanh.

- Bà thả con ốc đó vào trong chum.

- Sân nhà sạch sẽ, lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu, vườn rau tươi sạch.

- Nàng tiên đã giúp.

- Bà đập vỡ vỏ ốc và ôm lấy nàng tiên.

- Hai mẹ con sống yêu thương nhau.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ đọc thơ.

(21)

- Ở các phần thi của chương trình ngày hôm nay cô thấy cả 3 đội đều rất giỏi và đều xứng đáng được nhận món quà đặc biệt của chương trình. Cô đã chuyển thể bài thơ này thành một câu chuyện rất hay đấy – đó cũng chính là quà tặng dành cho các con. Và bây giờ cô mời các bé hãy ngồi ngoan chú ý lên đây nhé.

- Cô kể truyện “Nàng tiên ốc” kết hợp với hình ảnh minh họa.

3. Kết thúc:

- Hỏi lại trẻ tên bài thơ?

- Cô nhận xét.

- Kết thúc chương trình.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Bài thơ “Nàng tiên ốc”

Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 5 ngày 21 tháng 01 năm 2021 TÊN HOẠT ĐỘNG: TOÁN

(22)

So sánh kích thước của 2 đối tượng rộng- hẹp.

Hoạt động bổ trợ: Bài hát: Sáp đến tết rồi I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách so sánh kích thước của 2 đối tượng : rộng – hẹp 2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh 2 đối tượng- kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi 3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn.

- Giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn yêu thương, gần gũi với những người bạn trong lớp.Biết yêu thiên nhiên

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ.

- Nhạc bài hát: Sáp đến tết rồi

- Mỗi trẻ 2 băng giấy, một băng giấy mầu đỏ rộng hơn, 1 băng giấy mầu vàng hẹp hơn.

- Máy chiếu, máy tính, bài giảng điện tử 2. Địa điểm: Tổ chức trong lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài:

- Cho cả lớp hát bài hát : “ Sắp đến tết rồi”

- Trò chuyện cùng trẻ:

- Các con vừa được hát bài hát gì? Trong bài hát có nhắc đến điều gì?

- Giáo dục: Các con phải biết ngoan ngoãn, lễ phép kính trọng người lớn và biết quý trọng những truyền thống ngày tết của dân tộc.

-Hôm nay cô sẽ dậy các con “ So sánh kích thước của 2 đối tượng : rộng – hẹp”

2. Hướng dẫn:

2.1: Hoạt động 1:Ôn so sánh kích thước của 2 đối tượng : Cao – thấp

- Cho trẻ quan sát chiều cao của 2 đối tượng - Cho trẻ quan sát 2 cây hoa mầu đỏ và mầu vàng có kích thước khác nhau và so sánh chiều cao của 2 cây hoa đó.

- Cây hoa đỏ như thế nào so với cây hoa vàng?

- Trẻ trả lới.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

-Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ đếm - Trẻ đếm

(23)

- Cây hoa vàng như thế nào so với cây hoa đỏ?

- Cô cho cá nhân trẻ trả lời.

2.2:Hoạt động 2:So sánh kích thước của 2 đối tượng: rộng- hẹp.

- Các con hãy cùng quan sát trên đây xem cô có gì?

- Cô cho trẻ quan sát 2 băng giấy mà cô đã chuẩn bị. 1 băng giấy mầu đỏ và một băng giấy mầu vàng. Băng giấy mầu đỏ rộng hơn băng giấy mầu vàng.

- Các con thấy băng giấy mầu đỏ và băng giấy mầu vàng như thế nào với nhau?

- Làm thế nào các con biết 2 băng giấy này không bằng nhau?

- Cô xếp chồng 2 băng giấy náy lên nhau và quan sát phần thừa ra của băng giấy .

- Đúng rồi, băng giấy mầu đỏ có phần thừa ra so với băng giấy mầu vàng nên băng giấy mầu đỏ rộng hơn băng giấy nầu vàng.

- Cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân

- Băng giấy mầu vàng như thế nào so với băng giấy mầu đỏ?

- Cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân * Cho trẻ thực hiện

- Cô đã chuẩn bị cho chúng mình mỗi bạn một rổ lô tô trong đó có 2 băng giấy mầu đỏ và mầu vàng.

- Các con hãy lấy 2 băng giấy ra và xếp chồng lên nhau và trả lời cho cô.

- Băng giấy mầu đỏ như thế nào so với băng giấy mầu vàng? Vì sao?

- Băng giấy mầu vàng như thế nào so với băng giấy mầu đỏ? Vì sao?

- Trẻ quan sát và trả lời

- Cô kiểm tra kết quả của trẻ, động viên khuyến khích trẻ thực hiện.

-Vừa rồi các con đã được so sánh kích thước của 2 đối tượng: rộng- hẹp.và bây giờ cô muốn

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ quan sát

-Trẻ trả lời

(24)

thưởng cho chúng mình một trò chơi. Các con có đồng ý không nào.

2.3: Hoạt động 3:Luyện tập

* Trò chơi 1: “ Thi xem ai nhanh”

- Khi cô nói “ Rộng hơn” thì các con hãy giơ băng giấy mầu đỏ và nói rộng hơn

- Khi cô nói “ Hẹp hơn” thì các con giơ băng giấy mầu vàng và nói hẹp hơn.

* Trò chơi 2: “ Bé nhanh trí”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi

- Tiến hành cho trẻ chơi từ 1- 2 lần 3. Kết thúc:

- Hôm nay các con vừa được so sánh kích thước của 2 đối tượng như thế nào?

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

-Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời

* Đánh giá trẻ hằng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về, tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 6 ngày 22 tháng 01 năm 2021 Tên hoạt động:Tạo hình

(25)

Xé dán đàn cá bơi

Hoạt động bổ trợ: Bài hát: “Cá vàng bơi”

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

Trẻ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng đã học như: cách gấp và xé lượn vòng cung tạo thành hình con cá với nhiều hình dáng khác nhau, xé nhích dần tạo các chi tiết phụ (mắt, mang, vây).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, khả năng ghi nhớ cho trẻ.

- Phát triển kỹ năng gấp, xé nhích dần theo hình lượn cung, kỹ năng phết hồ và dán cân đối.

- Rèn sự khéo léo của đôi tay cho trẻ.

3. Giáo dục:

Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sống của cá, giữ gìn nguồn nước sạch.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Tranh mẫu.

- Bài hát “Cá vàng bơi”, bể cá.

- Giấy màu các loại, hồ dán, khăn lau cho trẻ.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức , giới thiệu bài:

- Cho trẻ ra góc thiên nhiên quan sát bể cá.

- Trò chuyện:

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sống của cá, giữ gìn nguồn nước sạch.

- Xé, dán đàn cá bơi.

2. Nội dung:

2.1. Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại

*Quan sát tranh đàn cá bơi:

+ Bức tranh gì?

+ Vì sao gọi là đàn cá?

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh xé dán đàn cá bơi

Cô gợi ý:

+ Hình dáng của các chú cá như thế nào?

+ Cá bơi được là nhờ gì?

- Trẻ ra góc thiện nhiên nhiên.

- Đàn cá

- Vì có nhiều con cá.

- Trẻ nhận xét.

- Dài

(26)

+ Mắt cá như thế nào?

+ Cá thở được nhờ có gì? (Cô chỉ vào mang cá) mang cá là 1 nét cong.

+ Các chú cá bơi như thế nào?

+ Cá màu đỏ (vàng..) đang làm gì?

+ Cá ở gần bờ thì như thế nào? Cá ở xa thì ra sao?

2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn xé dán

- Trước tiên gấp đôi tờ giấy, xé bấm một đường cong, gần đến mép giấy ta xé bấm 2 đường xiên tạo thành đuôi cá. Sau đó các con lấy bút vẽ một nét con làm mang cá, vẽ thêm một hình tròn làm mắt cá, vẽ nhiều nét cong ở thân cá làm vảy cá. Tiếp đến lấy 1 ngón tay trỏ phết hồ vào thân con cá và dán vào giấy.

- Cô xé dán thêm nhiều con cá tạo thành 1 đàn cá đang bơi dưới nước.

- Hỏi ý tưởng của trẻ:

+ Con sẽ xé dán đàn cá như thế nào ? + Con sẽ làm gì trước tiên?

2.3. Hoạt động 3:Trẻ thực hiện

- Trẻ xé dán cô bật nhạc bài hát “Cá vàng bơi”.

- Cô đến từng bàn gợi ý, giúp đỡ trẻ còn yếu.

- Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ.

2.4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm

- Trẻ xé dán xong cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét:

+ Trẻ nhận xét

- Cô nhận xét chung.

3. Kết thúc:

- Các con vừa xé dán gì?

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình - Nhận xét, tuyên dương.

- Cho trẻ gài vào túi sản phẩm của mình. Trẻ chưa hoàn thành sẽ thực hiện tiếp trong hoạt động góc.

- Vây, đuôi - Tròn - Mang cá

- Ngoi lên, lặn xuống - Cá ở gần to hơn cá ở xa

- Trẻ lắng nghe và quan sát

- Trẻ trả lời - Gấp đôi tờ giấy

- Trẻ xé dán

- Trẻ trưng bày sản phẩm - Trẻ trả lời

- Đàn cá bơi”.

Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

(27)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô cho trẻ đi tham quan trường mầm non Sao Mai và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô

- Yêu cầu trẻ cùng quan sát nêu ý kiến nhận xét về bài của mình và của bạn. + Cô tổng hợp ý kiến nhận xét tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp và nhắc nhở những

Trẻ thực hiện.. tương tự với khối trụ, vuông, chữ nhật) - Hãy chọn bạn chơi và chồng các khối của 2 bạn lên nhau. + Kết quả

- Cô cho trẻ quan sát trường mầm non và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô bác

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

-> Tàu thủy được làm bằng sắt, dùng để chở người và chở hàng đấy, tàu thủy chạy được nhờ có động cơ và chạy trên mặt nước và là phương tiện giao thông đường

Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dán đèn, cánh buồm cho các PTGT đường thủy, cách chăm sóc

- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thuỷ.. - Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao