• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
63
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 41

LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:

- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

- Biết trình bày, diễn đạt để kể lại một câu chuyện của bản thân.

2. Kĩ năng:

+ Kĩ năng bài học:

- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp +Kĩ năng sống:

- Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện.

- Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS hăng say, yêu thích giờ học, tự tin vào bản thân.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo.

5. Các nội dung tích hợp:

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, giáo án, Bảng phụ - HS: Dàn bài đã lập sẵn

III. Phương pháp

(2)

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, thực hành.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, trình bày 1 phút, hỏi và trả lời, chia nhóm IV. Tiến trình dạy học – giáo dục: Tiết 1

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 4

Câu hỏi: Nêu yêu cầu khi nói một bài văn kể chuyện?

Đáp án: + Nói to, rõ ràng để mọi người cùng nghe.

+ Tự tin, tự nhiên đàng hoàng nhìn vào mắt mọi người khi nói.

GV gọi 1 HS trình bày – Nhận xét, cho điểm.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động (5p)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng bài học cho HS.

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kỹ thuật: động não

GV vào bài: Luyện nói trong nhà trường là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn toàn khác - môi trường XH, tập thể, công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe đó là cả một nghệ thuật. Những giờ tập nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức

* Hoạt động 2: Củng cố kiến thức (3p)

- Mục tiêu: : Hs khái quát được kiến thức về văn tự sự: khái niệm, yêu cầu khi xây dựng bài văn

- PP: Vấn đáp.

- Kỹ thuật: động não, hỏi và trả lời - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

? Nhắc lại khái niệm văn tự sự?

I. Củng cố kiến thức - Khái niệm văn tự sự.

- Bố cục bài văn tự sự .

- Dàn bài bài văn tự sự (kể việc)

II. Dàn ý

Đề bài 1: Kể về một chuyến thăm quê của em.

1. Mở bài:

- Lí do về thăm quê.

(3)

? Bố cục 1 bài văn tự sự?

? Dàn ý của bài văn tự sự kể việc?

GV chép đề lên bảng

* Hoạt động 3: Lập dàn ý (5p) - Mtiêu: Hs XD được dàn ý theo các đề bài.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- PP: Vấn đáp, thuyết trình.

- Kỹ thuật: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời

Yêu cầu học sinh trình bày 1 phút các câu hỏi sau với sự chuẩn bị trước bài ở nhà:

? Chủ đề bài làm của em ntn?

? Ngôi kể của em là gì?

? Thứ tự kể của em ntn?

G: Cho hs lập dàn bài chi tiết sgk.

? Phần MB yêu cầu những vấn đề gì

? Nêu cụ thể các ý ở phần thân bài ?

? Phần KB có những ý cơ bản nào?

* Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý đề 2

* Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước.

- Về thăm với ai, thời gian 2.Thân bài:

- Tâm trạng khi về thăm quê (trước, trên đường về, về đến quê )

- Quan sát quang cảnh chung của quê hương (cảnh vật....)

- Gặp lại họ hàng (tâm trạng, thái độ) - Thăm phần mộ tổ tiên.

- Gặp lại những người bạn cũ (tâm trạng, thái độ ...)

- Tình cảm với những người ruột thịt trong gia đình.

3. Kết bài :

- Chia tay quê hương (tâm trạng , thái độ...) - Lời tự hứa, tình cảm với quê hương

* Đề 2: Kể về cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.

- MB: Đi thăm nhân dịp nào, với nhg ai, thăm gia đình nào, ở đâu.

- TB: Chuẩn bị cho cuộc đi thăm.

+ Tâm trạng trước cuộc đi thăm ntn.

+ Trên đường đi, quang cảnh gia đình ntn.

+ Cuộc thăm hỏi, gặp gỡ diễn ra ntn: lời nói, việc làm, quà tặng.

+ Lời nói, cử chỉ, thái độ của gia đình ntn?

- KB: ra về, ấn tượng về cuộc đi thăm ntn?

* Hoạt động 4 Luyện nói trên lớp (25p) - Mục tiêu: : Hs luyện nói theo dàn bài đã xây dựng

III. Luyện nói trước lớp

- Nói trước tổ, nhóm.

(4)

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,thảo luận nhóm.

- Kỹ thuật: động não, chia nhóm, hỏi và trả lời

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

? Nhắc lại yêu cầu khi nói trước lớp?

- Tư thế, tác phong: đàng hoàng, tự tin, mắt hướng về mọi người.

- Diễn đạt: mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm.

Hoạt động nhóm

1. HS 4 tổ kể cho nhau nghe dưới sự điều khiển của tổ trưởng

2. GV gọi mỗi dãy 1 HS lên trình bày

- GV giám sát -> Nhận xét và cho điểm

- GV chú ý sửa cách phát âm, câu từ sai, diễn đạt vụng về

- Biểu dương cách diễn đạt hay

* Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin.

- Đại diện nhóm, tổ lên trình bày trước lớp.

4. Củng cố: (1’)

- GV khái quát lại bài:

+ Cần phân biệt được nói với đọc.

+ Nêu lại một số lời nói, chi tiết hay để hs phát huy, nhắc nhở hs sửa sai nhiều lỗi chưa đạt.

+ Khen ngợi hs trình bày tốt, cho hs học tập được điều gì về người bạn của mình.

5. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Hoàn chỉnh bài luyện nói kể chuyện, tập kể trước mọi người ở nhà.

- Xem lại đề bài viết văn số 2, lập dàn ý cho đề.

(5)

- Chuẩn bị bài viết để luyện nói trước lớp vào tiết 2

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Ngày soạn : Ngày giảng :

Tiết 42

LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

- Biết trình bày, diễn đạt để kể lại một câu chuyện của bản thân.

2. Kĩ năng:

+ Kĩ năng bài học:

- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp +Kĩ năng sống:

- Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện.

- Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS hăng say, yêu thích giờ học, tự tin vào bản thân.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo.

5. Các nội dung tích hợp:

(6)

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, giáo án, Bảng phụ - HS: Dàn bài đã lập sẵn

III. Phương pháp

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, thực hành.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, trình bày 1 phút, hỏi và trả lời, chia nhóm IV. Tiến trình dạy học – giáo dục: Tiết 2

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 2

GV kiểm tra bài soạn của học sinh và đánh giá.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động (5p)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng bài học cho HS.

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kỹ thuật: động não

- Cách thực hiện: Gv đưa ra những tình huống vào từng lá thăm.

HS lên bốc thăm => đọc to tình huống và nói lên cách giải quyết.

TH1: Cô giáo gọi bạn A lên bảng kể về chuyến thăm quê mà bạn A nhớ nhất. Bạn A vì đứng trước đám đông nên rất run. Em làm thế nào để bạn A tự tin thể hiện trước lớp?

TH2: Vì chưa chuẩn bị bài nên bạn B khi đứng trước lớp để kể chuyện đã rất lúng túng và tự ti. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn?

GV vào bài: Để các em tự tin và rèn luyện kỹ năng luyện nói kể chuyện thì hôm nay chúng ta sẽ tập trung kể chuyện trước lớp nhé!

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức

(7)

GV ghi lại tên các tiêu mục lên bảng.

* Hoạt động 2 Luyện nói trên lớp (30p)

- Mục tiêu: : Hs luyện nói theo dàn bài đã xây dựng

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,thảo luận nhóm.

- Kỹ thuật: động não, chia nhóm, hỏi và trả lời

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

? Nhắc lại yêu cầu khi nói trước lớp?

- Tư thế, tác phong: đàng hoàng, tự tin, mắt hướng về mọi người.

- Diễn đạt: mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm.

Hoạt động nhóm

1. HS 4 tổ kể cho nhau nghe dưới sự điều khiển của tổ trưởng

2. GV gọi HS bất kì lên trình bày

Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét và đánh giá.

- GV giám sát -> Nhận xét và đánh giá - GV chú ý sửa cách phát âm, câu từ sai, diễn đạt vụng về

- Biểu dương cách diễn đạt hay

* Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin.

I. Củng cố kiến thức II. Dàn ý

III. Luyện nói trước lớp

- Nói trước tổ, nhóm.

- Đại diện nhóm, tổ lên trình bày trước lớp.

Hoạt động 3: Vận dụng

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 2 phút

(8)

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trình bày, thực hiện nhiệm vụ.

* HS trình bày suy nghĩ, bộc lộ ý kiến cá nhân:

? Cần làm gì để kể chuyện được tự tin?

Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tư liệu cuộc sống

- Thời gian: 2 phút

? Tìm những trường hợp cần sử dụng lời nói kể chuyện trong giao tiếp hàng ngày 4. Củng cố : (1’)

- GV khái quát lại bài:

+ Cần phân biệt được nói với đọc.

+ Nêu lại một số lời nói, chi tiết hay để hs phát huy, nhắc nhở hs sửa sai nhiều lỗi chưa đạt.

+ Khen ngợi hs trình bày tốt, cho hs học tập được điều gì về người bạn của mình.

5. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Hoàn chỉnh bài luyện nói kể chuyện, tập kể trước mọi người ở nhà.

- Chuẩn bị bài: Cụm danh từ V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

(9)

Ngày soạn : Ngày giảng :

Tiết 43

CỤM DANH TỪ

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ.

- Nghĩa của cụm danh từ.; Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.

- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.

- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.

2. Kĩ năng:

+ Kĩ năng bài học:

- Luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu.

- Đặt câu với các cụm danh từ.

+Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng cụm danh từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng cụm danh từ.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết yêu tiếng Việt, sử dụng đúng từ trong giao tiếp và viết.

- Tích cực trong học tập 4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực,...

- Phẩm chất: chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

- GD đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó

GD KNS:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng cụm từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá

(10)

nhân về cách dùng cụm từ tiếng Việt.

=> GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, giáo án, máy tính, tài liệu có liên quan.

- HS: học bài, soạn bài trước bài ở nhà III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học

- PP: thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hực hành có hướng dẫn.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, chia nhóm.

IV. Tiến trình dạy học – giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: 5

Trò chơi: Hỏi nhanh – Đáp gọn Luật chơi:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra các câu hỏi

- 2 đội suy nghĩ trong 10 giây. Đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ được trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được 3 điểm, nếu trả lời sai thì nhường lượt chơi.

- Kết thúc, đội nào có nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1p)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kỹ thuật: động não

- Hình thức tổ chức: đưa tình huống Gv đưa ví dụ: Ba con trâu ấy.

? Xác định danh từ ?

DT: Con trâu , trước DT: Ba (số lượng) , Sau DT: ấy (chỉ từ) -> Cụm DT, Vậy cụm DT là gì? Đặc điểm của cum DT?..

(11)

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu Cụm danh từ (8p)

- Mục tiêu: Nắm được nghĩa, chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, phân tích mẫu.

- Kthuật: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

*GVchiếu bảng phụ NL 1 - HS đọc VD

? Những từ ngữ in đậm bổ sung ý nghĩa cho nhg từ nào?

- HS trả lời. HS khác bổ sung, GV chốt.

- ngày xưa

(thời gian)

- hai vợ chồng ông lão đánh cá

(số lượng) (đặc điểm)

- một túp lều nát trên bờ biển

(số lượng) (đặc điểm) (vị trí)

? Những từ được những từ in đậm bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

- Danh từ.

GV: vậy khi danh từ được các từ ngữ khác bổ sung ý nghĩa về số lượng, đặc điểm, vị trí người ta gọi đó

I. Cụm danh từ là gì?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (sgk/116)

* NL 1:

- xưa: bổ nghĩa cho từ ngày - hai, ông lão đánh cá: bổ nghĩa cho từ vợ chồng

- một, nát bên bờ biển: bổ nghĩa cho từ túp lều

-> các từ: ngày, vợ chồng, túp lều là danh từ.

=> các cụm từ: ngày xưa, hai vợ chồng ông lão đánh cá, một túp lều nát bên bờ biển là cụm danh từ.

(12)

là CDT .

? Vậy em hiểu CDT là gì?

- CDT là tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

*GVchiếu bảng phụ NL2

? So sánh và nhận xét trong 2 cách nói sau : + Túp lều / một túp lều

+ một túp lều / một túp lều nát

+ một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

rồi rút ra nhận xét về nghĩa của CDT so với nghĩa của một danh từ?

- Nghĩa của cụm danh từ một túp lều cụ thể hơn nghĩa của danh từ túp lều.

- Nghĩa của cụm danh từ phức tạp một túp lều nát trên bờ biển cụ thể hơn nghĩa của cụm danh từ một túp lều.

=> Nghĩa của cụm danh từ cụ thể hơn nghĩa của DT.

- Cụm DT càng phức tạp thì nghĩa càng đầy đủ hơn

? Hãy lấy ví dụ về danh từ và phát triển nó thành CDT?

H lấy VD, nhận xét, bổ sung.

G củng cố KT về CDT.

VD: học sinh

những học sinh

những học sinh lớp 6A ấy

? Từ CDT vừa tìm các em hãy đặt câu với nó và rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của CDT so với 1 danh từ?

H đặt câu, nhận xét, bổ sung.

G chốt.

* NL 2:

- So sánh CDT với DT:

+ Cụm DT = DT + 1 số phụ từ - > cấu tạo phức tạp hơn.

-> Ý nghĩa đầy đủ hơn.

- Hoạt động của cụm DT trong câu giống danh từ.

2. Ghi nhớ : (SGK/117)

(13)

VD: Những học sinh lớp 6A ấy / rất chăm ngoan.

- Tất cả họ / là học sinh lớp 6A.

GV: làm CN. Khi làm VN đứng sau từ “là”

HS khái quát, nhận xét, bổ sung.

G chốt. Goi hs đọc ghi nhớ.

H đọc ghi nhớ/117.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của cụm danh từ - Thời gian: 9 phút

- Mục tiêu: Nắm chắc cấu tạo đầy đủ của cụm DT, ý nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm DT.

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích mẫu...

- Kt: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

GV chiếu bảng phụ chép ví dụ và mô hình cụm DT

? Tìm các cụm DT trong VD 1?

- Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng

GV phân tích ví dụ lên bảng phụ

? Cấu tạo của cụm DT như thế nào?

? Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau những danh từ trong các cụm DT trên?

DT trung tâm?

+ Từ ngữ phụ thuộc đứng trước (phần trước): cả, ba, chín

+ DT chính (phần trung tâm): làng, thúng gạo, con trâu, con, năm, làng

+ Từ ngữ phụ thuộc đứng sau (phần sau): ấy, nếp, đực, sau

? Hãy sắp xếp phần PT và PS thành loại?

- PT: 2 loại cả: chỉ số lượng ước chừng, tổng thể 3, 9: chỉ số lượng chính xác

II. Cấu tạo của cụm danh từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (sgk/117)

- Các cụm danh từ: Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng

+ Từ ngữ phụ thuộc đứng trước (phần trước): cả, ba, chín

+ DT chính (phần trung tâm):

làng, thúng gạo, con trâu, con, năm, làng

+ Từ ngữ phụ thuộc đứng sau (phần sau): ấy, nếp, đực, sau

(14)

- PS : 2 loại ấy: chỉ vị trí để phân biệt Nếp, đực, sau: chỉ đặc điểm

? Nhận xét về PT và PS?

- PT: bổ sung các ý nghĩa về số lượng

- PS: nêu đặc điểm của sự vật hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian, thời gian

GV: Trong cụm DT các thành tố ở phần trước được gọi là phụ ngữ trước, kí hiệu (t1- t2); phần phụ ngữ sau kí hiệu là s1- s2.

Phần trung tâm của cụm DT không phải là một từ mà là một bộ phận ghép gồm 2 từ tạo thành (T1- T2)

? Điền các cụm DT đã tìm được vào mô hình cụm DT?

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

t2 t1 T1 T2 s1 s2

làng ấy

ba thúng gạo nếp

ba con trâu đực

ba con trâu ấy

chín con

năm sau

cả làng

Lưu ý: cấu tạo cụm DT có thể đầy đủ cả 3 phần, hoặc có thể vắng phần phụ trước, phụ sau, nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có.

- HS đọc ghi nhớ (SGK/118) Hoạt động 4: Luyện tập (16p)

- Mt: Vận dụng kiến thức về CDT để làm bài tập.

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm...

* Mô hình đầy đủ

Phần trước- Phần TT- Phần sau

* Mô hình không đầy đủ Phần trước – Phần TT

Phần TT – Phần sau

* Mô hình chi tiết: SGK (117)

2. Ghi nhớ: (SGK/118)

III. Luyện tập

1. Bài tập 1,2 (SGK/118): Tìm và phân tích cấu tạo cụm danh từ.

(15)

- Kỹ thuật: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, chia nhóm.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa 1. Bài tập 1,2 (SGK/118):

- H làm nhóm: 4 nhóm BT 1, 2/118.

N1+3: Bài 1 N2+4: Bài 2

Ptrước PTT Psau

t1 t2 T1 T2 S1 S2

một

một

một

người

lưỡi

con

chồng

búa

yêu tinh

thật xứng đáng

của cha để lại

ở trên núi có nhiều phép lạ

- HS viết vào phiếu học tập -> mỗi bàn 1 phiếu ->

trình bày 2. Bài tập 3

Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống…

HS làm BT cá nhân vào VBT

2. Bài tập 3 (SGK/118): Tìm phụ ngữ điền vào chỗ trống.

- thanh sắt ấy, thanh sắt vừa rồi, thanh sắt cũ.

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 2 phút

GD đạo đức : Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trình bày, thực hiện nhiệm vụ.

(16)

? Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) có sử dụng cụm DT.

* HS trình bày suy nghĩ, bộc lộ ý kiến cá nhân Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Sách báo,Internet, kinh nghiệm sống.

- Thời gian: 2 phút

?Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng CDT.

Ví dụ :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…

4. Củng cố:

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 1 phút

? Nêu cấu tạo của một cụm danh từ ? 5. Hướng dẫn về nhà: 2 phút

- Học bài, rèn luyện phân tích cụm danh từ theo mô hình.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập: Tiếng Việt

+ Đọc lại toàn bộ lý thuyết kiến thức Tiếng Việt đã học. Hệ thống bằng cách kẻ bảng:

TT Tên Khái niệm Ý nghĩa Ví dụ

+ Dự kiến làm các bài tập.

V. Rút kinh nghiệm:

(17)

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 44- 45

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

- Biết tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu. Tự sửa lỗi trong bài viết tập làm văn của mình và rút kinh nghiệm. HS nhận ra những ưu điểm, hạn chế của học sinh để có biện pháp uốn nắn kịp thời.

- Củng cố các kiến thức về văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.

2. Kỹ năng:

- Đánh giá được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.

3. Thái độ:

- Ý thức phê và tự phê, thấy được những yếu điểm của mình để cố gắng trong lần KT sau.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp TV, năng lực hợp tác, năng lực tiếp nhận II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. GV: Chấm bài, nhận xét

2. HS: Đọc lại kiến thức văn tự sự III.Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động

(18)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của học sinh - Phương pháp: Thuyết trình.

- Thời gian: 1’

GV: Ở tuần 10 các em đã được làm bài viết tập làm văn số 2 về văn kể chuyện. Hôm nay để giúp các em rút kinh nghiệm từ bài viết của mình, chúng ta tiến hành tiết trả bài…

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Hoạt động 2: GV nhận xét, sửa lỗi bài làm của HS - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của học sinh - Phương pháp: Thuyết trình.

- Thời gian: 40’

*GV nhận xét những ưu điểm và những hạn chế trong bài làm của học sinh.

- Khuyến khích những bài tốt, sáng tạo.

- Động viên, khích lệ những hs kết quả thấp cố gắng trong lần sau.

*GV đọc các lỗi để hs phát hiện và sửa.

- Sửa các lỗi chính tả mà nhiều hs mắc phải.

*GV đọc ra các lỗi trong cách diễn đạt và dùng từ của hs. Yêu cầu hs phát hiện và sửa lỗi.

(Không nêu tên hs mace lỗi)

III. Nhận xét 1. Ưu điểm.

- Một số em bài làm sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đẹp.

- Hầu hết nắm được đặc điểm của ngôi kể trong văn tự sự.

- Bài làm hầu hết đủ bố cục ba phần - Chọn đúng sự việc như yêu cầu

- Kể chuyện tự nhiên, nói lên được tình cảm, suy nghĩ của bản thân về việc tốt đã làm

- Biết kể xen lẫn bộc lộ cảm xúc.

- Diễn đạt trong sáng, biết cách xâu chuỗi các sự việc trong khi kể chuyện

- Bước đầu biết cách sử dụng ngôi kể, thứ tự kể phù hợp vào bài làm.

- Kể chuyện chân thành, có cảm xúc.

2. Hạn chế.

- Một số HS chữ viết xấu, cẩu thả, sai chính tả nhiều.

- Một số em trình bày bài bẩn, chưa khoa học, giấy kiểm tra trình bày chưa đúng quy định

- Nhiều em dùng dấu câu chưa chính xác, còn

(19)

*GV hướng dẫn học sinh học bài cũ và soạn bài mới

dùng viết đỏ khi làm bài

- Nhiều bài làm diễn đạt còn nhiều lủng củng, dùng từ lặp, dùng từ không đúng

- Nhiều em chưa biết cách trình bày đoạn văn hội thoại, còn gạch đầu dòng tuỳ tiện…

IV. Sửa lỗi 1. Lỗi chính tả.

- kêu cướu-> kêu cứu - xau này-> sau này

- xung xướng-> sung sướng

- Thính thót -> Thánh thót.

- Vút ve -> Vuốt ve.

- Giời -> Trời

- Lỗi chính tả: mặt trời lấp nó, buổi triều, đốt nửa, mặc trời, thững thờ, cửa lũ..., học song, núi đối + Viết tắt Không -> ko, o ; những : n`

+ Viết số : một -> 1

2. Lỗi dùng từ và diễn đạt.

- Nói về tôi thì nhà em rất xa thắm thoát đạp xe sau hai tiếng đồng hồ mới tới trường….

-> Nhà em ở rất xa. Sau ba tiếng đồng hồ đạp xe em mới tới trường…

- Em đã có nhiều sai lầm thiếu sót mà em đã làm, nhưng em không thể nào quên cái hôm thứ ba hồi học lớp ba bạn minh đã cho em mượn cây bút…

-> Em đã có nhiều sai lầm thiếu xót, nhưng việc làm khiến em nhớ nhất là hồi em học lớp ba bạn Minh đã cho em mượn cây bút…

V. Trả bài 4. Củng cố: (1’)

- Củng cố lại kiến thức.

5. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Chuẩn bị bài “Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường”

(20)

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 46 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ

KẾ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò của, đặc điểm của lời văn tự sự

- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý 2. Kĩ năng:

* KNBH :

- Thực hành lập dàn bài. Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.

* KNS:

- KN giao tiếp, KN tư duy.

3. Thái độ :

- HS có thái độ học tập tốt.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực viết sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật 5. Nội dung tích hợp:

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

II. Chuẩn bị :

(21)

- GV: SGK, SGV, bài soạn, Bảng phụ (MC), tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

- HS: SGK, Bài soạn III. Ph ương pháp :

- Phân tích, nêu vấn đề, quy nạp, thuyết trình…

IV.Tiến trình giờ dạy – giáo dục. Tiết 1 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (2’)

Gv kiểm tra sự chuẩn bị của h/s 3. Bài mới.

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta xảy ra biết bao là truyện ta gặp , biết bao người ta đã biết, đã tiếp xúc và đã để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Đó là những truyện đời thường, nó có tính chân thật cao.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được đề văn và dàn ý kể chuyện đời thường

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế

- Kĩ thuật: động não - Thời gian: 28 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 2.1: HDHS tìm hiểu đề văn kể chuyện đời thường.

Mục tiêu: Nhận biết được những đề văn kể chuyện đời sống thường gặp.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 15 phút

Chiếu 7 đề trong SGK:

a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,...).

b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,...).

c) Kể về một người bạn mới quen (do cùng hoạt động thể thao mà quen, tính tình của bạn,...).

d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,...).

đ) Kể về những đổi mới ở quê em (có điện đường, có trường mới, cây trồng,...).

I. Đề văn kể chuyện đời thường

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:

(22)

e) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (Người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).

g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,...).

? Đọc 7 đề trên và xác định yêu cầu của mỗi đề?

(kiểu bài, nội dung, phạm vi giới hạn).

- Trình bày (có nhận xét, bổ sung):

+ Kiểu bài: Tự sự (kể chuyện).

+ Nội dung:

a) Kỉ niệm đáng nhớ.

b) Chuyện vui sinh hoạt.

c) Một người bạn mới quen.

d) Một cuộc gặp gỡ.

đ) Những đổi mới ở quê em.

e) Thầy giáo (cô giáo) của em.

g) Một người thân của em.

+ Phạm vi, giới hạn: Kể về người thật,việc thật mà em biết.

? Em có nhận xét gì về phạm vi giới hạn và yêu cầu của những đề văn tự sự vừa tìm hiểu?

- Những bài văn tự sự vừa tìm hiểu đều có phạm vi và yêu cầu kể về người và sự việc có thực trong cuộc sống đời thường (kể về bản thân, một nhân vật, một người nào đó, một sự việc diễn ra trong cuộc sống,...).

- Kể về những chuyện đó chính là kể chuyện đời thường.

? Vậy em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?

- trình bày (có nhận xét, bổ sung).

- Khái quát:

Kể chuyện đời thường là kể những chuyện trong phạm vi đời sống thường nhật, tức là kể những câu chuyện sảy ra xung quanh mình nhưng để lại ấn tượng cảm xúc nhát định nào đó. Hay nói cách khác:

Kể chuyện đời thường là kể những sự việc, nhân vật có trong cuộc sống thực tế xung quanh mình.

- Kể những câu chuyện xảy ra trong thực tế cuộc sống, người thật, việc thật.

(23)

Chuyện đời thường rất đa dạng, phong phú, do đó đề văn tự sự kể chuyện đời thường cũng rất đa dạng (kể về bản thân, một nhân vật, một sự việc diễn ra trong cuộc sống).

?Từ cách hiểu trên, hãy tìm thêm một đến hai đề văn kể chuyện đời thường?

Ví dụ:

1. Hãy kể về một chuyến dã ngoại đầy ấn tượng đối với em.

2. Hãy kể một tiết học đáng nhớ.

- Vậy trước một đề bài văn tự sự - kể chuyện đời thường, muốn làm bài văn hay, không sai thể loại, cần lưu ý những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình thực hiện một đề văn tự sự trong phần thứ hai.

Hoạt động 2.2: HDHS lập dàn ý bài văn kể chuyện đời thường

Mục tiêu: HS biết lập dàn ý cho đề bài kể chuyện đời thường.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 13 phút

GV chép đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em HS đọc đề bài

? Hãy xác định yêu cầu của đề bài trên?

- Đề bài trên là đề văn tự sự- kể chuyện đời thường, kể người thật, việc thật đó là ông (hay bà) của em.

? Bước tiếp theo sau khi tìm hiểu đề đó là gì?

- Bước tiếp theo sau khi tìm hiểu đề đó là tìm ý.

? Nếu chọn đề kể chuyện về ông, em sẽ kể những gì? nhằm mục đích gì?

- Nếu kể về ông của em thì nên kể những sự việc thể hiện những đức tính, phẩm chất của ông, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em đối với ông.

? Để đạt được mục đích trên em sẽ kể như thế nào?

- Có thể kể những điều quan sát được hoặc nghe

II. Dàn ý bài văn kể chuyện đời thường

* Đề bài 1:

Kể về ông (hay bà) của em.

1. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: tự sự - Kể chuyện đời thường.

- Nội dung: Ông (hay bà) của em.

- Giới hạn: Người thật, việc thật (là người thân của em).

2. Tìm ý:

- Giới thiệu chung về ông (hay bà).

- Kể về sở thích của ông (hay

(24)

thấy. Thoạt đầu, giới thiệu chung về ông, tiếp đó là kể về sở thích, một số việc làm của ông đối với mọi người trong nhà hay đối với em,... để mọi người biết ông em là người như thế nào. Cuối cùng là bộc lộ tình cảm của em đối với ông.

- Khái quát và ghi các ý lên bảng.

? Theo em với đề bài này, nên chọn ngôi kể nào cho phù hợp? Vì sao?

- Với bài này, nên kể theo ngôi thứ nhất (xưng tôi hoặc em) là phù hợp nhất.

- Vì theo cách kể này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ý nghĩ của mình và người nghe cũng hình dung được nhân vật, sự việc được kể.

Bước tiếp theo chúng ta cùng lập dàn ý cho bài văn kể chuyện về ông.

?Em hãy nhắc lại dàn ý chung của bài văn tự gồm có mấy phần? Cho biết nhiệm vụ của từng phần?

Nhắc lại theo yêu cầu:

- Dàn ý của bài văn tự sự gồm có ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

+ Thân bài: Kể về diễn biến sự việc.

+ Kết bài: kể kết thúc sự việc.

? Căn cứ vào những ý đã tìm được, em sẽ sắp xếp các ý như thế nào để đảm bảo yêu cầu của một bài văn tự sự?

- Trình bày.

- khái quát lại nội dung:

+ Ý thứ nhất chính là nội dung của phần mở bài.

+ Ý 2, 3 là nội dung của phần thân bài.

+ Ý cuối cùng là nội dung của phần kết bài.

- Từ việc xác định nội dung của từng phần như vậy, chúng ta hãy tham khảo dàn ý trong sách giáo khoa (T.120)

- dùng bảng phụ ghi dàn bài trong sách giáo khoa và bà).

- Kể về tình cảm của ông (hay bà) dành cho mọi người.

- Tình cảm của em đối với ông (hay bà).

3. Dàn ý:

a) Mở bài:

Giới thiệu chung về ông em (tuổi tác, già hay trẻ, tính tình như thế nào?).

b) Thân bài:

- Sở thích của ông em:

+ Thích trồng cây xương rồng.

+ Cháu thắc mắc, ông giải thích.

- Ông yêu các cháu:

+ Chăm sóc việc học.

+ Kể chuyện cho cháu.

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình.

c) Kết bài:

Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

(25)

yêu cầu học sinh quan sát.

? Phần dàn bài nêu hai ý lớn: Sở thích của ông em và ông yêu các cháu. Theo em đã đủ để kể về người ông chưa? vì sao?

- Nêu hai ý lớn như vậy là đủ để kể về ông, bởi các ý đó cho ta thấy được sở thích riêng và tình cảm của ông, đồng thời nó còn có tác dụng tạo ấn tượng nổi bật để người đọc cũng hình dung ra được nhân vật được kể (ông) là người như thế nào, phân biệt nhân vật đó với nhân vật khác trong cuộc sống đời thường.

- Trên cơ sở hiểu được cách làm bài như trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài làm tham khảo trong sách giáo khoa.

- Đọc bài văn tham khảo trong sách giáo khoa (T.

120, 121).

?Theo em, bài làm đã nêu được những chi tiết nào đáng chú ý về ông? những chi tiết, việc làm ấy có ý nghĩa gì?

- Bài viết đã nêu được những chi tiết đáng chú ý về ông, đó là: Ông yêu cây cảnh, yêu các cháu, ông quan tâm đến việc học tập của các cháu, ông sống gọn gàng ngăn nắp. Ông kể chuyện cho các cháu nghe. Ông đọc rất nhiều sách; ông hiểu biết nhiều;

ông giúp các cháu mở rộng hiểu biết; ông ít ngủ và thường ngủ muộn; ông giữ gìn sự bình yên cho gia đình, cho các cháu.

- Những chi tiết đó đã vẽ ra được một người già có tính khí riêng, sống có tâm hồn và rất giàu tình cảm.

Tất cả những chi tiết, sự việc trong bài văn đều tập chung thể hiện chủ đề về một người ông hiền từ, yêu hoa, thương cháu. Những chi tiết ấy đều đã được lựa chọn kĩ lưỡng sát với chủ đề của bài văn. Do đó khi kể chuyện đời thường, đặc biệt là kể về một nhân vật, không nhất thiết phải xây dựng thành chuyện có tình tiết, diễn biến bất ngờ như truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn mà chỉ kể những việc làm chi tiết, cụ thể. Điều cốt yếu là các sự việc, chi tiết phải lựa chọn để thể hiện tập chung cho một chủ đề nào đó gây ấn tượng như yêu hoa, thương cháu,... không được gặp đâu kể đó, nhớ gì ghi nấy

(26)

làm cho bài văn rời rạc, tản nạm. Như vậy, một điều nữa các em cần lưu ý khi kể chuyện đời thường, đó là: Cần chú ý kể những việc làm nổi bật, những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật và phải biết lựa chọn các chi tiết, sự việc có ý nghĩa để kể.

- Ghi đề bài thứ 2 lên bảng.

4. Củng cố:

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 1 phút

? Nêu nội dung chính của tiết học ? 5. Hướng dẫn về nhà: 2 phút

- Về nhà xem lại toàn bộ lí thuyết đã học - Tìm đọc một số bài văn mẫu tham khảo.

- Đọc kĩ và chuẩn bị bài cho tiết học sau: Ôn tập và chuẩn bị viết bài tập làm văn số 3 văn tự sự - kể chuyện đời thường.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 47

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 VĂN TỰ SỰ- KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

A . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức:

- Vận dụng những kiến thức đã được học về lí thuyết vận dụng vào bài viết thực hành – bài văn tự sự kể chuyện đời thường .

(27)

- Đánh giá kết quả học tập của các em qua bài văn.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng bài dạy: Làm hoàn chỉnh bài văn tự sự - kể chuyện đời thường, trình bày, diễn đạt lưu loát.

- KN sống: Tự nhận thức được tầm quan trọng của văn tự sự, biết cách làm bài văn tự sự.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác trong làm bài, độc lập suy nghĩ .

- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

- GD bảo vệ MT

- GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

4. Năng lực: Giúp hs phát triển năng lực tư duy, năng lực tự lập, tự tin khi làm bài.

B - Chuẩn bị :

- GV : Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo (các dạng đề bài văn tự sự) - HS : Học bài cũ (ôn lại văn tự sự), đồ dùng học tập .

C. Phương pháp:

- Ôn luyện, thực hành, HĐ cá nhân.

D. Tiến trình dạy học- giáo dục 1- ổn định tổ chức

2- Kiểm tra bài cũ

3- Bài mới : - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận

- Cách thức tổ chức: HS làm bài viết trên lớp A. Thiết kế ma trận đề

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

V ân dụng cao

Văn tự sự ( Kể chuyện)

Lập dàn ý kể về kỷ niệm khiến em không thể nào quên

Viết bài văn kể về kỷ niệm khiến em không thể nào quên

B. Đề bài :

(28)

Câu 1: Em hãy lập dàn ý cho đề bài kể về kỷ niệm khiến em không thể nào quên Câu 2 : Hãy viêt bài văn kể về kỷ niệm khiến em không thể nào quên.

C . Hướng dẫn đáp án Câu 1: Lập dàn ý đầy đủ 3 phần

*Mở bài: G/ thiệu về kỷ niệm không thể nào quên của bản thân; Ấn tượng chung về Kn đó.

* Thân bài: - Kể lại bối cảnh có liên quan đến kn đó.

- Kể lại diễn biến chi tiết kỷ niệm đó: . + Sự việc bắt đầu như thế nào.

+ Sự việc ( câu chuyện) xảy ra và diễn biến như thế nào.

+ Tình huống chuyện được gải quyết ntn.

- Điều gì khiến em nhớ mãi về KN đó.

* Kết bài: Ấn tượng của KN; Bài học em rút ra từ KN đó.

Câu 2: * Yêu cầu chung :

- Xác định kiểu bài: Tự sự kể chuyện đời thường .

- Phương thức biểu đạt chính : Tự sự kết hợp với biểu cảm, miêu tả . - Ngôi kể : Thứ nhất .

- Nội dung : Kể về KN thời thơ ấu mà em nhớ mãi.

- Bố cục : 3 phần (MB, TB, KB ) có sự lô gic chặt chẽ giữa các phần .

- Hình thức trình bày : sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lô gic, viết không sai lỗi chính tả, lời văn gợi cảm, hấp dẫn người đọc.

* Hoạt động 2 (2p): Gv tiến hành thu bài, nhận xét tiết làm bài của hs . 4. Củng cố: Củng cố văn tự sự

5. HDVN: (2p: thuyết trình)- Xem lại bài viết của mình, ôn lại những kiến thức cơ bản về văn TS kể chuyện đời thường.

- Soạn: Kể chuyện tưởng tượng: Đọc các ví dụ, trả lời câu hỏi đọc hiểu, nghiên cứu ghi nhớ/sgk.

V. Rút kinh nghiệm:

(29)

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 48 Văn bản:

TREO BIỂN

I. Mục tiêu cần đạt : 1-Kiến thức :

Giúp HS hiểu được thế nào là truyện cười, nội dung ý nghĩa và nghệ thuật gây cười trong văn bản: “Treo biển”.

- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.

- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.

2-Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản truyện cười Treo biển.

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

- Kể lại câu chuyện.

3-Thái độ: Nhìn nhận đúng vấn đề.

- Chủ động, sáng tạo, linh hoạt xử trí các tình huống trong c/ sống.

- Không nên hợm hĩnh, khoe khoang, lố bịch.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học, năng lực viết sáng tạo

- Phẩm chất nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

(30)

GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

II. Chuẩn bị

- SGK, SGV, giáo án, tranh minh hoạ, MC

III. Phương pháp: Phương pháp quy nạp, phân tích, nêu vấn đề, bình giảng … IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’)

? Thế nào là truyện ngụ ngôn? Các truyện ngụ ngôn đã học khuyên nhủ chúng ta những bài học gì trong cuộc sống?

*Yêu cầu:

- Truyện ngụ ngôn là loại truyện viết bằng văn xuôi hay văn vần trong đó người ta mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính con người để nói bóng gió

chuyện con người, nhằm khuyên nhủ người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

- Chùm truyện ngụ ngôn đã học khuyên chúng ta cần biết nhìn xa trông rộng, mở rộng tầm hiểu biết; xem xét đánh giá sự vật toàn diện; phải biết thương yêu đoàn kết lấn nhau

3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: trực quan - Kỹ thuật: động não - Thời gian: 4 phút

- Cách thực hiện: GV chiếu những hình ảnh quảng cáo.

?Em đọc được những nội dung gì từ những hình ảnh trên?

HS: Đó là biển quảng cáo các mặt hàng

?Người ta quảng cáo sản phẩm như vậy nhằm mục đích gì?

Hs: Người ta quảng cáo sản phẩm như vậy để nhiều người biết đến.Từ đó sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Đối với những người làm kinh doanh, biển quảng cáo là để quảng bá thương hiệu.

GV vừa chiếu hình ảnh vừa dẫn vào bài: Chủ nhà hàng trong truyện cũng treo biển quảng cáo. Nhưng rồi biển quảng cáo đó có giúp nhà hàng đạt được mục đích không, câu chuyện diễn biến thế nào, cô và các em chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

4.2 Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được những kiến thức cơ bản của văn bản.

(31)

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế

- Kĩ thuật: động não - Thời gian:30 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 2.1: HDHS tìm hiểu chung.

Mục tiêu: Kiến thức chung về thể loại.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 8 phút

Cách thức thực hiện: Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để trình bày.

? “Treo biển” thuộc thể loại truyện dân gian nào?

HS: - Truyện cười

? Thế nào là truyện cười ?

Hs: Trả lời như chú thích trong SGK/124.

Gv: Yêu cầu hs lấy bút chì gạch chân các cụm từ sau vào SGK:

+ Hiện tượng đáng cười.

+ Tiếng cười.

? Em hiểu thế nào là hiện tượng đáng cười?

(HS không trả lời được cô giáo nói luôn)

- Hiện tượng đáng cười trong truyện cười là những hiện tượng có tính ngược đời, lố bịch, trái với lẽ thường, thể hiện ở hành vi cử chỉ, lời nói của người nào đó.

- Tiếng cười (cái cười) là do hiện tượng đáng cười gây ra và do ta phát hiện thấy hiện tượng ấy. Như vậy, để có tiếng cười cần có đầy đủ 2 điều kiện đó là: Điều kiện khách quan là hiện tượng đáng cười và điều kiện chủ quan là người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười ấy để cười.

G: Truyện cười thường rất ngắn. Truyện cười thiên về mua vui gọi là truyện hài hước. Truyện

I. Giới thiệu chung

* Thể loại:Truyện cười (SGK- 124)

(32)

thiên về ý nghĩa phê phán gọi là truyện châm biếm.

Chiếu một số bìa sách về truyện cười, yêu cầu HS xuống thư viện tìm đọc.

GV chuyển ý: Truyện cười treo biển là truyện cười châm biến. Cô và các em cùng tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cười này.

Hoạt động 2.2: HDHS đọc – hiểu văn bản.

Mục tiêu: Biết cách đọc truyện cười và tìm hiểu từ khó, bố cục.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 5 phút

? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho cô biết cần đọc truyện cười này với giọng như thế nào?

HS: Chúng ta cần đọc to, rõ, mạch lạc, nhấn mạnh những chi tiết hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ “bỏ ngay” được lặp lại bốn lần.

GV yêu cầu hs đọc phân vai.

Gv gọi hs nhận xét giọng đọc của các bạn: chú ý đọc to, rõ, đúng chưa, chú ý giọng hài hước.

Cô giáo đọc mẫu vài lời góp ý .

? Cá ươn là loại cá như thế nào?: cá không còn tươi, đã có mùi hôi .

?Em hiểu thế nào là bắt bẻ: Vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi.

? Việc giải nghĩa từ “ Cá ươn, bắt bẻ.” được giải nghĩa bằng cách nào? (Đưa ra từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ biểu thị).

? Em hiểu ntn về từ “biển” trong truyện?

- Phiến gỗ mỏng , tấm sắt,.... trên có chữ viết hình vẽ, đặt ở chỗ mọi người dễ thấy.

? Xác định PTBĐ ngôi kể, thứ tự kể của truyện?

- PTBĐ: tự sự -Ngôi kể: thứ ba

II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích

2.Kết cấu - bố cục

- PTBĐ: tự sự

(33)

-Thứ tự kể xuôi.

? Truyện có những sự việc chính nào?

HS nêu, gv chiếu.

? Dựa vào các sự việc ấy em hãy nêu bố cục của văn bản? Bố cục của truyện tương ứng với những phần nào của bài văn tự sự?

H: (1) Nhà hàng treo biển. (Mở truyện)

(2) Những góp ý về tấm biển .(Diễn biến truyện)

(3) Nhà hàng cất biển. (Kết truyện)

? Từ các sự việc chính,một em tóm tắt lại văn bản cho cô giáo nào

HS tóm tắt:

Một cửa hàng bán cá treo tấm biển “Ở đây có bán cá tươi”. Biển treo lên có nhiều kẻ bàn tán, mỗi người một ý khác nhau và chủ quán nghe theo sự góp ý đó, lần lượt bỏ đi từng chữ trên tấm biển.

Cuối cùng, biển treo không còn chữ nào phải cất biển đi.

Hoạt động 2.3: HDHS phân tích văn bản.

Mục tiêu: nắm được những nội dung chính của văn bản.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 24 phút

- Đọc đoạn đầu của văn bản

? Phần mở đầu truyện giới thiệu với chúng ta sự việc gì?

H: Nhà hàng treo biển

? Theo em, nhà hàng treo biển để gì?

H: - Quảng cáo sản phẩm => bán được nhiều.

Gv ghi bảng:

Gv: Ghi lên MC:

Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI.

- Bố cục: 3 phần

3. Phân tích

a. Nhà hàng treo biển

- Mục đích: quảng cáo sản phẩm, bán được nhiều.

(34)

? Theo em một cái biển quảng cáo cần có những yêu cầu gì?

- Yêu cầu: Đủ thông tin, hình thức đẹp.

? Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Là những yếu tố nào?

HS: Bốn yếu tố:

GV chiếu.

?Vai trò của từng yếu tố?

+ Yếu tố thứ nhất “Ở ĐÂY” là một trạng ngữ có ý nghĩa thông báo địa điểm bán hàng.

+ Yếu tố thứ hai “CÓ BÁN” là vị ngữ thông báo hoạt động của nhà hàng.

+ Yếu tố thứ ba “CÁ” là một danh từ, thông báo loại mặt hàng được bán.

+ Yếu tố thứ tư “TƯƠI” là một tính từ, thông báo về chất lượng mặt hàng.

?) Theo em, có thể thêm bớt thông tin vào tấm biển đó nữa không? Vì sao?

- Không, vì tấm biển đã đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua.

G: Bốn yếu tố đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ, đáp ứng đầy đủ thông tin cho người mua.

? Với những yếu tố trên, tấm biển của nhà hàng đã đạt yêu cầu của một tấm biển quảng cáo chưa?

HS: Với những yếu tố trên, tấm biển của nhà hàng đã có đầy đủ nội dung thông báo và đạt yêu cầu cần thiết cho một biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.

- GV: Nếu sự việc chỉ có vậy, thì chưa thể thành truyện cười vì chưa xuất hiện các yếu tố không bình thường để gây cười.

?Vậy từ tình huống ban đầu của truyện “nhà hàng treo biển” phát triển thành tình huống có vấn đề (người ta gọi là kịch tính)

? Kịch tính của truyện xuất hiện bởi sự việc gì?

- Nội dung: Đầy đủ thông tin

->Tấm biển đảm bảo yêu cầu cần thiết.

(35)

- Có người góp ý về cái biển.

Gv: Đây cũng chính là yếu tố nảy sinh kịch tính của truyện. Vậy kịch tính ấy được thể hiện như thế nào? .Để tìm hiểu yếu tố không bình thường đó ta tìm hiểu tiếp diễn biến truyện.

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đích: Củng cố nội dung kiến thức đã học thông qua một số bài tập nhận biết , thông hiểu.

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.

- Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút,…

- Thời gian: 7 phút

- Cách thực hiện: GV đưa một số câu hỏi, bài tập (máy chiếu) hs quan sát, theo dõi và trả lời theo cách hiểu của mình.

* GV. Yêu cầu hs thực hiện bài tập.

? Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều câu thành ngữ tương tự như treo biển. Em hãy tìm một vài câu thành ngữ mà em biết?

Ví dụ:

- Đẽo cày giữa đường.

- Lắm thầy, rối ma.

- Rằm cũng ừ, mười tư cũng gật.

? Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ làm như thế nào?

III. Luyện tập:

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 2 phút

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trình bày, thực hiện nhiệm vụ.

* HS trình bày suy nghĩ, bộc lộ ý kiến cá nhân:

Khái quát lại các tác phẩm truyện dân gian đã học bằng sơ đồ tư duy.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

(36)

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tuyển tập : Kho tàng truyện dân gian Việt Nam

- Thời gian: 2 phút

* Tìm hiểu thêm một số truyện cười. (Đọc và tìm hiểu nội dung truyện “Đẽo cày giữa đường”.)

4. Củng cố:

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 1 phút

? Nêu nội dung chính của văn bản ? 5. Hướng dẫn về nhà: 2 phút

- Học bài, hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện.

- Soạn văn bản : treo biển (tiết 2) + Đọc và trả lời các câu hỏi SGK?

- Hoàn thành sơ đồ tư duy về truyện dân gian.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

(37)

TUẦN 13

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 49 Văn bản:

TREO BIỂN

I. Mục tiêu cần đạt : 1-Kiến thức:

Giúp HS hiểu được thế nào là truyện cười, nội dung ý nghĩa và nghệ thuật gây cười trong văn bản: “Treo biển”.

- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.

- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.

2-Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản truyện cười Treo biển.

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

- Kể lại câu chuyện.

3-Thái độ: Nhìn nhận đúng vấn đề.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Paper pulp was mixed with water.. The water

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo

Aunt Hang and Uncle Chi are going to visit Lan next week.. She is arriving in Ha Noi on Thursday in the

Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu nêu cảm nhận của em về một đêm trăng , đẹp thanh tĩnh. Đoạn văn

Đồng thời tác giả đã thiết lập được các bước cơ bản để giáo dục cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh, sinh viên trường cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên