• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

NS: 12/10/2020 NG: 19/10/2020

Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2020

CHÀO CỜ A. CHÀO CỜ (Đội tổ chức)

B. SINH HOẠT DƯỚI CỜ: 15’

CHỦ ĐỀ: HỌC VUI VẺ, CHƠI AN TOÀN (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU

- Sau bài học học sinh:

- Biết chú ý quan sát, tránh va chạm khi di chuyển, đặc biệt ở chỗ đông người.

-Biết tham gia hát mừng lễ kỉ niệm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20 – 10.

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc tham gia các hoạt động tập thể.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ độngtham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

2. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

Bài hát về chủ đề: Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10.

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3’)

HS tập trung trong lớp học của mình 2. Bài mới: 10’

Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

Mục tiêu: Giúp HS biết chú ý quan sát, tránh va chạm khi di chuyển, đặc biệt ở chỗ đông người.

- GV nêu tên một số HĐ cần chú ý quan sát, tránh va chạm khi di chuyển đặc biệt ở chỗ đông người:

+ Khi di chuyển chú ý mắt quan sát trước sau, bên phải - bên trái.

+ Không chạy nhảy trên sân trường để không bị va chạm vào bạn khác.

+ Lên xuống cầu thang phải bám vào tay vịn, không xô đẩy, nô đùa ở khu vực cầu thang.

+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.

+ Giáo viên thường xuyên quản lý,

-HS lắng nghe

(2)

giám sát HS ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.

Hoạt động 2. Tham gia hát mừng lễ kỉ niệm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20 – 10.

- Lớp trưởng dẫn chương trình

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh những người phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở nước ta.Hôm nay lớp ta tổ chức buổi văn nghệ chào mừng ngày 20/10.Mở đầu tiết mục văn nghệ xin mời cô và các bạn nghe tiết mục văn nghệ do các bạn hs lớp 1B biểu diễn.

Tiết mục 1:...với sự thể hiện của ………

Tiết mục 2:...sự biểu diễn của……….

Tiết mục 3:...biểu diễn

……….

Cảm ơn tiết mục văn nghệ của 3 tổ.

Tổng kết: (2’)

Để tránh va chạm khi di chuyển các con cần phải làm gì?

Lớp trưởng điều hành

- Tiết mục văn nghệ của 3 tổ.

- HS nhắc lại.

TOÁN

BÀI 17. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 ( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Các que tính, các chấm tròn.Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.

2. HS: SGK, que tính

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC (5’)

- Gọi HS nêu các phép tính liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đã học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

- Vài HS nêu

(3)

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1(5’)

- GV hướng dẫn HS cách làm 1 phép tính.

- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính), rồi ghi phép tính vào vở.

- GV có thể nêu ra một vài phép tính khác để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.

Bài 2 (6’)

- Cho HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm đê tìm kết quả phép tính).

- GV chốt lại cách làm bài.

Bài 3 (6’)

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống theo bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

Ví dụ câu a): Bên trái có 3 chú mèo.

Bên phải có 2 chú mèo. Có tất cả bao nhiêu chú mèo? Phép tính tương ứng là: 3 + 2 = 5.

3. Hoạt động vận dụng (7’)

- Cho HS nghĩ ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.

4. Củng cố, dặn dò (5’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

- HS thảo luận với bạn về kết quả tính được, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân.

Chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống theo bức tranh rồi đọc phép tính tưomg ứng. Chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện

- HS trả lời

TIẾNG VIỆT

BÀI 7A: ao - eo

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng vần ao, eo, đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa vần ao, eo đọc hiểu từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài: Chú mèo nhà Mai.

- Viết đúng các chữ ghi vần, ghi tiếng: ao, eo, phao, chèo.

(4)

- Nói về hoạt động trong tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh phóng to HĐ1, HĐ2c; HĐ4, bảng phụ HĐ2b, Thẻ chữ HĐ2b;

Bảng con, chữ mẫu…

2.HS: Bảng con, phấn, SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động: (6’)

* KT kiến thức cũ

Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở tuần trước.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

* HĐ1: Nghe - nói

- GV treo tranh phóng to lên bảng lớp - Các em hãy QS tranh vẽ hỏi - đáp về hoạt động chèo thuyền trong tranh:

? Người ngồi trên thuyền mặc gì? Họ đang làm gì?

(GV ghi 2 từ khóa: áo phao, mái chèo lên phía trên mô hình)

KL: Qua phần hỏi - đáp về hoạt động trong tranh cô thấy các bạn có nhắc đến các từ có trong tranh vẽ như: áo phao, mái chèo và có các tiếng có chứa vần ao, eo. Đó chính là nội dung bài học hôm nay Bài 7A: vần ao, eo

II. Hoạt động khám phá Hoạt động 2: Đọc (28’) 2a. Đọc tiếng, từ

* Vần ao

- GV đưa từ khóa thứ nhất: áo phao

?Trong từ áo phao tiếng nào các em đã được học?

? Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng phao vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: phao

? Tiếng phao được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng phao đã phân tích vào mô hình)

? Vần ao gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: a - o - ao - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: ao

- 3 HS nêu: ai, ay, ây, oi, ôi ơi, ui, ưi, uôi, ươi. HS nêu nhận xét.

- Quan sát tranh

- Người ngồi trên thuyền mặc áo phao.

Họ đang chèo thuyền.

- HS nêu nhận xét

- Lắng nghe

- HS nhắc lại nối tiếp

- HS theo dõi - Tiếng: áo - Tiếng: phao

- Cá nhân, đồng thanh

- Có âm đầu ph, vần ao, thanh ngang.

HS nêu nhận xét.

- Âm a và âm o - Lắng nghe - HS thực hiện - HS đọc cá nhân

(5)

- GV đánh vần tiếng phao: phờ - ao - phao

- Đọc trơn tiếng: phao

- GV giới thiệu tranh áo phao và giải nghĩa.

- GV chỉ HS đọc: áo phao

? Trong từ áo phao, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: ao, phao, áo phao

* Vần eo:

- Cô giới thiệu từ khóa thứ hai: mái chèo

? Trong từ mái chèo tiếng nào các em đã được học?

? Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng cầu vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: chèo

? Tiếng chèo được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng chèo đã phân tích vào mô hình)

? Vần eo gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: e - o - eo - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: eo

- GV đánh vần tiếng: chèo: chờ - eo - cheo - huyền - chèo

- Đọc trơn tiếng: chèo

- GV giới thiệu tranh mái chèo và giải nghĩa từ.

- GV chỉ HS đọc: mái chèo

- Trong từ mái chèo, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: eo, chèo, mái chèo.

- Chúng ta vừa học những vần gì mới?

- Em hãy so sánh hai vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng 2b. Tạo tiếng mới

- GV đưa bảng phụ có cấu tạo phần đầu, phần vần, phần thanh các tiếng:

cáo, đảo, bão, kéo, bèo, theo.

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

- Cá nhân, đồng thanh - Tiếng phao.

- HS đọc CN, N2, ĐT

- HS theo dõi - Tiếng: mái - Tiếng: chèo

- Cá nhân, đồng thanh

- HS nêu: có âm đầu ch, vần eo, thanh huyền, HS nhận xét.

- Âm e và âm o - Lắng nghe - HS thực hiện

- HS đọc cá nhân, ĐT - HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

- Cá nhân, đồng thanh - Tiếng chèo

- HS đọc CN, N2, ĐT - Vần ao, eo

- Giống: Hai vần đều có âm o đứng cuối. Khác nhau âm a và e đứng đầu vần.

- HS đọc CN, N2, ĐT

(6)

- GV kiểm tra và hỏi cách ghép tiếng cáo trên bảng cài

- Cho HS đọc trơn lại tiếng: Cáo - GV nhận xét phần ghép tiếng - GV gọi 2 nhóm lên đọc bài ghép

* Tổ chức trò chơi mang tên: Thi tiếp sức: Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn, mỗi đội có các tấm thẻ… nêu luật chơi.

- GV nhận xét và khen đội thắng cuộc.

- HS đọc lại các từ trên bảng phụ cá nhân, đồng thanh.

? Ngoài các tiếng trên, bạn nào có thể tìm thêm các tiếng khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 III. Hoạt động luyện tập 2c. Đọc hiểu ( 8’)

- GV đưa tranh hỏi : Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm rồi đọc to các từ ngữ dưới tranh.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi chợ”.

Để thực hiện trò chơi cô chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia. Cách chơi: Sau khi nghe quản trò yêu cầu lấy thẻ lấy đồ vật gì có từ gắn ở thẻ, yêu cầu các con nhanh tay sẽ được gắn thẻ, nếu chậm sẽ bị mất lượt, nếu sai bạn kia có quyền gắn lại.

- Tổ chức trò chơi - Nhận xét trò chơi

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh

- Yêu cầu mở SGK đọc phần 2c.

3. Viết (12’)

- GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì?

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần ao, eo.

- HS đọc trơn lại tiếng: cáo

- Từng HS ghép bảng cài tiếng: cáo - 2 HS nêu cách ghép tiếng cáo:

c-ao-cao- sắc - cáo - Theo dõi

- 2 đội lên chơi gắn thẻ chữ đúng các tiếng trên bảng phụ…HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2HS đọc: cáo, đảo, bão, kéo, bèo, theo.

- HS nêu: sáo, khéo, đao, đeo…

- HS nêu: ngôi sao, thổi sáo, gói kẹo - HS đọc: ngôi sao, thổi sáo, gói kẹo - HS theo dõi

- HS tham gia chơi - Lắng nghe

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh - ao, eo

- HS nêu: chữ ao gồm con chữ a cao 2d li nối sang con chữ o cao 2d li…

(7)

- Gv viết mẫu hướng dẫn cách viết - Yêu cầu viết bảng con từng, nhận xét, xóa bảng.

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: phao, chèo

- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết - HS viết bảng con chữ phao, chèo IV. Hoạt động vận dụng

4. Đọc (10’)

a. Quan sát tranh

- Cho HS quan sát tranh: Các em thấy tranh vẽ những gì?

- Vậy để biết xem chú mèo nhà bạn nhỏ trong tranh đáng yêu như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc:

“ Chú mèo nhà Mai”

b. Luyện đọc trơn:

- Yêu cầu HS mở SGK t.71 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc mẫu

- Hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ trong bài đọc…

- Trước khi vào luyện đọc các em cần lưu ý luyện đọc một số từ ngữ khó trong bài như: leo trèo, chạy nhảy, dụi dụi,

- Bài đọc có mấy câu - Cho HS đọc nối tiếp câu

- GV uốn ắn, sửa cách đọc cho HS - GV Chia đoạn (cả bài là 1đoạn), yêu cầu luyện đọc trơn cả bài, GV nhận xét c. Đọc hiểu:

- Mời cả lớp cùng thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi :

? Có chú mèo, Mai thấy như thế nào?

- Gọi HS trả lời, gọi nhận xét

- Qua bài đọc trên những tiếng nào có chứa vần hôm nay chúng ta học?

5. Củng cố dặn dò: (5’)

- Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

- GV nhận xét tiết học, dặn dò.

- HS quan sát mẫu

- HS viết bảng con: ao, eo.

- HS nhận xét - HS quan sát mẫu - HS quan sát mẫu

- HS viết bảng con chữ phao, chèo

- Tranh vẽ ngôi nhà có sân rộng, bạn nhỏ đang tươi cười nhìn chú mèo trèo cây cau ở ngoài sân.,

- Lắng nghe

- HS mở sách chỉ tay đọc thầm theo bài - HS theo dõi GV hướng dẫn mẫu.

- HS luyện đọc nối tiếp, ĐT từ khó đọc:

leo trèo, chạy nhảy, dụi dụi, - HS: 4 câu

- HS đọc nối tiếp câu cá nhân - 3 HS đọc cả bài

- Lớp đọc đồng thanh - HS thảo luận nhóm đôi

- Các nhóm báo cáo: Có chú mèo, Mai thấy rất vui.

- HS nhận xét

- HS: Tiếng mèo, leo, trèo, cao

- HS: vần ao, eo

(8)

THỰC HÀNH KIẾN THỨC

LUYỆN ĐỌC, LUYỆN VIẾT

ao, eo

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các; vần ao, eo các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ, ND các câu trong đoạn.

- TL được CH. Đọc hiểu văn bản

- Viết đúng chữ ghi vần, chữ ghi tiếng được ôn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, mẫu chữ.

2. HS: Bảng con, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- GV đưa từ y/c HS đọc: , thổi sáo, gói kẹo.

- Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Khởi động. (5’)

- Treo hình và chữ phóng to lên bảng, nêu yêu cầu gắn đúng từ ngữ dưới hình.

- HD HS tham gia thi - Nhận xét, khen ngợi 2. Hướng dẫn ôn tập. (5’)

- Yêu cầu HS đọc từng chữ ao,eo

- Gv yêu cầu hs đọc từ ngữ: bão, bèo.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- G yêu cầu hs đọc bài và trả lời câu hỏi.

3. Viết chữ (20’)

- Cho HS quan sát chữ mẫu ao,eo - GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng chữ lên bảng (cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ): ao,eo

- Yêu cầu HS viết các chữ vào vở ô li - GV quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét bài của học sinh.

4. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Yêu cầu HS đọc lại các chữ và từ ngữ trong bài viết.

- 2 HS đọc, lớp đọc thầm - HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- Quan sát.

- HS tham gia thi - Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2, tổ, đồng thanh.

- HS nhận xét.

- HS đọc cá nhân, bàn, tổ, cả lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS quan sát

- HS viết bài (thực hiện viết từng chữ) - HS lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

(9)

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

NS: 12/10/2020 NG:20/10/2020

Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2020

TIẾNG VIỆT

BÀI 7B: au - âu

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng vần au, âu, đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa vần au, âu, đọc hiểu đoạn Thỏ nâu và cá rô phi.

- Viết đúng các chữ ghi vần, ghi tiếng: au, âu, rau, cầu.

- Biết hỏi - đáp về các con vật và hoạt động trong tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh phóng to HĐ1, HĐ2c; bảng phụ HĐ2b; Thẻ chữ HĐ2b; Bảng con, chữ mẫu…

2. HS: Bảng con, phấn, SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Hoạt động khởi động (6’)

* KT kiến thức cũ - Đọc phần 2a(Tr. 70)

- Đọc bài: Chú mèo nhà Mai (Tr.71).

- GV nhận xét, tuyên dương HS HĐ1 :Nghe - nói

- GV đưa tranh vẽ yêu cầu HS quan sát rồi hỏi - đáp về vật, con vật trong tranh với câu hỏi: Tranh vẽ những gì?

- Nghe GV đọc lại lời thoại của thỏ nâu và cá rô phi. Các cặp thảo luận tiếp - Gọi 1-2 nhóm lên đóng vai thỏ nâu và cá rô phi nói theo nội dung tranh

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(GV ghi 2 từ khóa: bè rau, cầu ao lên phía trên mô hình)

KL: Qua phần thảo luận cô thấy các bạn có nhắc đến các từ có trong tranh vẽ như: bè rau, cầu ao và có các tiếng có chứa vần au, âu. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay Bài 7b:

au,âu

II. HĐ Khám phá Hoạt động 2: Đọc (28’)

- 2 HS đọc bài. HS nhận xét - 2 HS đọc bài. HS nhận xét

- Quan sát tranh

- HS nêu: Tranh vẽ cầu ao, thỏ nâu, cá rô phi, bè rau…HS nhận xét

- Các nhóm lên đóng vai theo nội dung:

Thỏ nâu: Cá rô phi ơi, lấy rau cho tớ với. Cá rô phi: Chờ tớ bơi ra nhé.

- Nhận xét

- Lắng nghe

(10)

2a. Đọc tiếng, từ

* Vần au:

- Cô giới thiệu từ khóa thứ nhất: bè rau

? Trong từ bè rau tiếng nào các em đã được học?

?Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng rau vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: Rau

? Tiếng rau được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng rau đã phân tích vào mô hình)

? Vần au gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: a - u - au - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: au

- GV đánh vần tiếng: rau: rờ - au - rau - - Đọc trơn tiếng: rau

- GV giới thiệu tranh bè rau và giải nghĩa.

- GV chỉ HS đọc: bè rau

? Trong từ bè rau, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: au, rau, bè rau.

* Vần âu:

- Cô giới thiệu từ khóa thứ hai: cầu ao

? Trong từ cầu ao tiếng nào các em đã được học?

? Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng cầu vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: Cầu

? Tiếng cầu được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng cầu đã phân tích vào mô hình)

? Vần âu gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: â - u - âu - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: âu

- GV đánh vần tiếng: cầu: cờ - âu - câu - huyền - cầu

- Đọc trơn tiếng: cầu

- GV giới thiệu tranh cầu ao và giải nghĩa.

- GV chỉ HS đọc: cầu ao

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: âu, cầu,

- Tiếng: bè - Tiếng: rau

- Cá nhân, đồng thanh

- Có âm đầu r, vần au, thanh ngang. HS nêu nhận xét

- Âm a và âm u - Lắng nghe - HS thực hiện - HS đọc cá nhân

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

- Cá nhân, đồng thanh

- HS đọc CN, N2, ĐT

- Tiếng: ao - Tiếng: cầu

- Cá nhân, đồng thanh

- HS nêu: có âm đầu c, vần âu, thanh huyền. HS nêu nhận xét.

- Âm â và âm u - Lắng nghe - HS thực hiện

- HS đọc cá nhân, ĐT - HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

- Cá nhân, đồng thanh - HS đọc CN, N2, ĐT

(11)

cầu ao.

- Chúng ta vừa học những vần gì mới?

? So sánh hai vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng 2b. Tạo tiếng mới

- GV đưa bảng phụ có cấu tạo phần đầu, phần vần, phần thanh các tiếng:

lau, màu, cháu, sâu, bầu, nấu.

- GV kiểm tra và hỏi cách ghép tiếng lau trên bảng cài

- Cho HS đọc trơn lại tiếng: Lau - GV nhận xét phần ghép tiếng - GV gọi 2 nhóm lên đọc bài ghép - GV nhận xét cách ghép các tiếng trên.

* Tổ chức trò chơi Tiếp sức:

Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn, mỗi đội có các tấm thẻ… nêu luật chơi

- GV nhận xét và khen đội thắng cuộc.

- HS đọc lại các từ trên bảng phụ

- Ngoài các tiếng trên, bạn nào có thể tìm thêm các tiếng khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 III. HĐ Luyện tập 2c. Đọc hiểu (8’)

- GV đưa tranh hỏi : Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm rồi đọc to các từ ngữ dưới tranh.

- Tổ chức trò chơi “Đi chợ”.

- GV nêu cách chơi và luật chơi - Tổ chức trò chơi

- Nhận xét trò chơi

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh

3. Viết (12’)

- GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì?

- Vần au, âu

- Giống: Hai vần đều có âm u đứng cuối. Khác nhau âm a và â đứng đầu vần.

- HS đọc CN, N2, ĐT

- HS đọc trơn lại tiếng: lau

- Từng HS ghép bảng cài tiếng: Lau - 2 HS nêu cách ghép tiếng lau:

L - au – lau.

- Theo dõi

- 2 đội lên chơi gắn thẻ chữ đúng các tiếng trên bảng phụ…HS nhận xét.

- 2HS đọc: lau, màu, cháu, sâu, bầu, nấu

- HS nêu: sáu, khâu, đau, đâu…

- HS nêu: quả dâu, chì màu, xe cẩu, thứ sáu.

- HS đọc: quả dâu, chì màu, xe cẩu, thứ sáu.

- HS theo dõi - HS tham gia chơi - Lắng nghe

- HS đọc cá nhân, đồng thanh

- au, âu

(12)

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần au, âu.

- Gv viết mẫu hướng dẫn cách viết - Yêu cầu viết bảng con từng, nhận xét, xóa bảng

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: rau, cầu - GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết - HS viết bảng con chữ rau, cầu

- Gv nhận xét.

IV. HĐ vận dụng 4. Đọc (10’)

a. Quan sát tranh

- Cho HS quan sát tranh: Các em thấy tranh vẽ những con vật nào? Chúng đang làm gì?

- Vậy để biết xem Thỏ nâu và cá rô phi nói gì với nhau chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc “ Thỏ nâu và cá rô phi”

b. Luyện đọc trơn:

- Yêu cầu HS mở SGK t 73 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc mẫu

- Hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ, lời đối thoạị giữa Thỏ nâu và cá rô phi…

- Cho HS luyện đọc từ: lấy rau, rô phi, thỏ nâu.

? Bài đọc có mấy câu - Cho HS đọc nối tiếp câu

- GV uốn ắn, sửa cách đọc cho HS - GV Chia đoạn (2đoạn), yêu cầu luyện đọc đoạn nhóm 2, GV nhận xét

- HS luyện đọc trơn cả bài.

c. Đọc hiểu:

- Mời cả lớp cùng thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi:

? Câu chuyện trên nói đến những con vật nào?

? Ai lấy rau cho thỏ nâu?

- Gọi các nhóm báo cáo, gọi nhận xét

? Qua bài đọc trên những tiếng nào có chứa vần hôm nay chúng ta học?

5. Củng cố dặn dò: (5’)

- Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

- HS nêu: chữ au gồm con chữ a cao 2d li nối sang con chữ u cao 2d li…

- HS quan sát mẫu

- HS viết bảng con: au, âu - HS nhận xét

- HS quan sát mẫu

- HS viết bảng con chữ rau, cầu

- Tranh vẽ thỏ nâu ngồi trên cầu ao và cá rô phi đang bơi dưới ao…..

- Lắng nghe

- HS mở sách chỉ tay đọc thầm theo bài - HS theo dõi GV hướng dẫn mẫu.

- HS luyện đọc nối tiếp, ĐT từ khó đọc:

lấy rau, rô phi. thỏ nâu.

- HS: 4 câu

- HS đọc nối tiếp câu cá nhân - HS luyện đọc đoạn nhóm 2 Đoạn 1: Từ đầu đến cho tớ với Đoạn 2: Còn lại

- 2 HS đọc cả bài - HS thảo luận

- Câu chuyện trên nói đến thỏ nâu và cá rô phi.

- Cá rô phi lấy rau cho thỏ nâu.

- HS nêu nhận xét - HS: nâu, cầu, rau

- Vần au, âu

(13)

- GV nhận xét tiết học, dặn dò.

ĐẠO ĐỨC

BÀI 7: QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ

1. MỤC TIÊU

- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.

- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.

- Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.

- Lễ phép, vâng lời ông bà; hiếu thảo với ông bà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1.Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.)

2. HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC )5’

? Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ?

- Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1.Khởi động (5’)

- Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà”

+ Khi nào em thấy bà rất vui?

+ Tuần vừa qua, em đã làm những việc gì đem lại niềm vui cho ông bà?

Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới, 2. Khám phá (8’)

- GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà?

- Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình.

- HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS hát.

- Khi cháu vâng lời bà.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

- HS chia nhóm, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luật của nhóm mình.

Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông

(14)

? Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà?

? Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

- GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe ông bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà.

3. Luyện tập (8’)

a. Em chọn việc nên làm.

GV chia HS thành các nhóm (4 HS).

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 thảo luận trong thời gian 2 phút

? Việc nào nên làm?

? Việc nào không nên làm? Vì sao?

- GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận.

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

bà.

Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu.

Tranh 3: Bạn mời ông uống nước.

Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp.

Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

- HS suy nghĩ trả lời cá nhân.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

HS ngồi theo nhóm (4 HS)

- HS quan sát rồi thảo luận 2 phút.

- Đại diện các nhóm trả lời

- HS nêu ý kiến vì sao chọn việc nên làm ở tranh 1, 2, 3,5:

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

- Không nên chọn việc làm ở tranh 4.

(15)

- GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS.

Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho ông, chải tóc cho bà, lễ phép mời ông bà ăn hoa quả… Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới ông bà.

b. Chia sẻ cùng bạn

?Em đã quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm nào?

- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và chia sẻ cho bạn bên cạnh.

- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà.

4. Vận dụng (9’)

a.Đưa ra lời khuyên cho bạn.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì

? Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra lời khuyên cho bạn.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày.

- Gọi nhóm bạn nhận xét – GV nhận xét.

- Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất.

- GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy.

b. Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

- GV đưa tình huống.

+ Tình huống 1:

Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà?

+ Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ,

- HS suy nghĩ và chia sẻ nhóm đôi qua việc làm thực tế của mình.

- HS trình bày.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và trả lời.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS Trình bày.

- HS nhận xét

Hs sinh quan sát, lắng nghe.

(16)

trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với ông bà?

- GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống.

Nhóm 1, 2: Tình huống 1.

Nhóm 3, 4: Tình huống 2.

- Đai diện 2 nhóm nên trình bày 2 tình huống.

- Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe ông bà (nếu không sống cùng ông bà), mời ông bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với ông bà,…

- GV đọc câu thông điệp:

Quan tâm chăm sóc ông bà

Biết ơn, hiếu thảo - em là cháu ngoan.

Gọi vài HS đọc - Nhận xét tiết học.

- HS thảo luận đóng vai xử lí tình huống được giao.

- HS trình bày.

- Quan sát, nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

2-3 HS đọc câu thông điệp Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 6: LỚP HỌC CỦA EM ( TIẾT 2 )

I. MỤC TIÊU

- Nói được tên, địa chỉ trường học, lớp học, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn trong lớp học.

- Nói được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học và công dụng của các loại đồ dùng đó.

- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp học.

- Kể được các hoạt động học tập và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp.

- Kính trọng thầy cô giáo, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong lớp.

- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và biết ứng xử phù hợp với bạn bè, thầy cô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh, một số bộ bìa để tổ chức trò chơi 2.HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC (5’)

1. ? Kể tên các thành viên trong gia đình em.

- 3 HS kể.

(17)

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Khởi động (5’)

- GV đọc một đoạn thơ vui vẻ, ngộ nghĩnh về lớp học (bài thơ Chuyện ở lớp (Sáng tác: Tô Hà)) sau đó dẫn vào bài học.

2. Hoạt động khám phá (14’) Hoạt động 1

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK rồi thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi gợi ý:

+Trong lớp có những ai?

+Nhiệm vụ của từng thành viên là gì?,

…)

- Gọi đại diện trả lời.

- Gọi nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS liên hệ với lớp mình để thấy được điểm giống nhau, khác nhau và kể được những điểm khác nhau và giống nhau đó.

Hoạt động 2

Yêu cầu cần đạt: HS nói được một số hoạt động học tập ở lớp, những hoạt động đã tham gia và cảm nhận khi tham gia những hoạt động đó

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK về hoạt động học ở lớp - Tổ chức HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý:

+ Trong lớp có những hoạt động học tập nào?

+ Em đã tham gia những hoạt động học tập đó chưa?

+ Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?

- GV khuyến khích HS nhớ và kể cho bạn nghe.

- Gọi đại diện các nhóm trả lời.

- HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

+ Trong lớp có giáo viên và học sinh.

+ GV hướng dẫn HS học tập, HS tham gia các hoạt động theo sự hướng dẫn của GV để khám phá kiến thức và HS biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

- HS nhận xét, bổ sung - HS liên hệ và trả lời

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm, trình bày - HS theo dõi, bổ sung, nhận xét

- HS kể cho bạn nghe - Đại diện các nhóm trả lời.

- HS trả lời

(18)

- Nhận xét, tuyên dương.

+ Những hoạt động diễn ra trong lớp học của mình khác với hoạt động có trong từng hình ở SGK

+ Những hoạt động em đã tham gia và hoạt động em thích nhất

3. Thực hành (5’)

Yêu cầu cần đạt: HS biết yêu quý thầy cô giáo, gắn bó với bạn bè ở lớp học.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm và giới thiệu cho nhau về thành viên trong lớp (là cô giáo, thầy giáo hoặc bạn học của mình)

4. Vận dụng (3’)

HS kể được một số hoạt động ở lớp và nhiệm vụ của mọi người. Đồng thời, HS biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với nhau trong các hoạt động học tập ở lớp 5. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Hát bài hát về lớp mình cho bố mẹ, anh chị nghe

- Kể cho bố mẹ nghe về hoạt động trên lớp

6. Củng cố, dặn dò ( 3’) - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS trả lời

- HS làm việc theo nhóm

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và thực hiện

HS lắng nghe

TIẾNG VIỆT

BÀI 7C: êu – iu - ưu

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng vần êu, iu, ưu; đọc trơn các tiếng, từ chứa vần êu, iu, ưu. Đọc hiểu đoạn “Đi trại hè”

- Viết các vần: êu, iu, ưu; từ lều. Viết một từ chỉ hoạt động có chứa vần êu hoặc iu, ưu theo tranh gợi ý.

- Nói về một hoạt động tên có chứa vần êu hoặc iu, ưu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: SGK, tranh, bảng phụ.

2.HS: Bảng con, phấn, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. HĐ khởi động

HĐ1 :Nghe - nói (6’)

- GV đưa tranh và giới thiệu về trại hè - Yêu câu thảo luận nhóm đôi HS hỏi - đáp về những hình ảnh trong tranh.

- Quan sát tranh, lắng nghe

(19)

- Tranh vẽ những gì?

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(GV ghi 3 từ khóa: lều trại, líu lo, quả lựu lên trên mô hình)

GV: Qua phần hỏi - đáp cô thấy các bạn có nhắc đến các từ có trong tranh vẽ như: lều trại, líu lo, quả lựu và có các tiếng có chứa vần êu, iu, ưu. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay bài 7c: vần êu, iu, ưu.

II. HĐ khám phá HĐ2 : Đọc (28’) 2a. Đọc tiếng, từ

- Cô giới thiệu từ khóa thứ nhất: lều trại

- Trong từ lều trại tiếng nào các em đã được học?

- Tiếng nào em chưa được học?

- GV đưa tiếng lều dưới mô hình.

? Tiếng lều được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng lều đã phân tích vào mô hình)

? Vần êu gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: ê - u - êu - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: êu

- GV đánh vần tiếng: lều: lờ - êu -lêu - huyền - lều

- Đọc trơn tiếng: lều

- Giới thiệu tranh lều trại: Lều trại như một ngôi nhà di động thường được dùng để cắm trại ngoài trời vui chơi giải trí... Đó chính là ý nghĩa của từ khóa lều trại.

- GV chỉ HS đọc: lều trại

- Trong từ lều trại, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc cả phần bài: êu, lều, lều trại.

* Vần iu:

- Chúng ta vừa học vần gì mới?

- Từ vần êu, cô giữ lại âm u, thay âm ê bằng âm i, cô được vần gì mới?

- Vần iu gồm có những âm nào?

- Có lều trại, chim hót líu lo, quả lựu chín đỏ trên cây…

- HS nêu nhận xét - HS theo dõi

- Lắng nghe

- HS nhắc lại tên bài học

- HS nhắc lại nối tiếp - Tiếng: trại

- Tiếng: lều - HS nêu

- HS: Âm l, vần êu, thanh huyến - Âm ê và âm u

- Lắng nghe - HS thực hiện - HS đọc cá nhân

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

- HS đọc CN, N2, ĐT - Tiếng lều chứa vần êu - HS đọc CN, ĐT

- Vần êu - Vần iu

- HS: Âm i và u

(20)

(GV đưa mô hình) - GV đánh vần iu: i-u-iu - Đọc trơn vần: iu

- Muốn có tiếng líu cô làm như thế nào?

( GV đưa mô hình) - GV đánh vần tiếng líu:

- Đọc trơn tiếng líu - Đọc từ: líu lo

- Giới thiệu từ líu lo: nghĩa là tiếng nói, tiếng hót có nhiều âm thanh cao và trong ríu vào nhau nghe vui tai. Cô có từ khóa: líu lo(viết bảng từ khóa)

- Trong từ líu lo, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc phần bài

* Vần ưu:

- Chúng mình vừa học thêm vần gì tiếp theo?

- Từ vần iu, cô giữ lại âm u, thay âm i bằng âm ư, cô được vần gì mới?

- Vần ưu gồm có những âm nào?

GV đưa mô hình)

- GV đánh vần ưu: ư – u – ưu - Đọc trơn: ưu

- Muốn có tiếng lưu ta làm như thế nào?

- GV đánh vần lựu: lờ - ưu - lưu- nặng lựu.

- Đọc trơn tiếng lựu

- Đọc trơn tiếng khóa: quả lựu

- Giới thiệu tranh quả lựu: Quả lựu là quả có màu đỏ, mọng, tròn, phần đuôi hình như bông hoa, bên trong có nhiều hạt mọng nước và ngọt.Quả lựu có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Cô có từ khóa:

- HS đọc từ: quả lựu

- Trong từ quả lựu, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc phần bài

- Chúng ta vừa học những vần gì mới?

- Em hãy so sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng

- HS đánh vần nối tiếp - HS CN,ĐT

- HS nêu: thêm âm l trước vần iu và dấu sắc trên i.

- HS đánh vần CN, ĐT - Thực hiện đọc nối tiếp, ĐT - Đọc trơn CN, ĐT

- HS nêu: Tiếng líu chứa vần iu - HS đọc: iu, líu, líu lo

- Vần iu - Vần ưu

- HS nêu: âm u và âm u - HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS CN,ĐT

- Thêm âm l trước vần ưu và dấu nặng dưới ư.

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - Thực hiện

- HS CN,ĐT

- Tiếng lựu chứ vần ưu - HS đọc: ưu, lựu, quả lựu - HS nêu: êu, iu, ưu

- HS nhận xét

- HS đọc cá nhân, ĐT

(21)

2b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới

- Yêu cầu HS ghép tiếng rêu. Đọc trơn tiếng

- Trò chơi: Ai nhanh hơn?. Mỗi đội 5 HS ghép 5 tiếng còn lại trước lớp, Đội nào ghép đúng và nhanh nhát thì dành chiến thắng.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, gọi HS đọc các tiếng vừa ghép

- Ngoài các từ trên, bạn nào có thể tìm thêm các từ khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 III. HĐ luyện tập 2c. Đọc hiểu (8’)

- GV đưa tranh hỏi: Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm các từ ngữ dưới tranh.

- GV tổ chức cho HS chơi trò “ Ai nhanh, ai đúng”

- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

- Nhận xét trò chơi

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh

- Yêu cầu mở SGK đọc phần 2c.

3. Viết (12’)

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần êu, iu, ưu

- Ba chữ ghi vần êu, iu, ưu có điểm gì giống nhau? Có điểm gì khác nhau?

- Gv nêu cách viết : êu, iu, ưu - Gv viết mẫu: êu, iu, ưu

- Yêu cầu viết bảng con, nhận xét.

- Quan sát GV giới thiệu chữ mẫu: lều - Nhận xét chữ ghi tiếng : lều

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết từ lều, cách đặt dấu huyền trên chữ ê.

- HS viết bảng con chữ lều

- GV theo dõi, sửa sai, nhận xét giờ học IV. HĐ vận dụng

4. Đọc (10’)

- HS đọc CN, ĐT

- HS chia đội tham gia trò chơi

- 1HS nhận xét.

- Đọc (cá nhân, đồng thanh): kều, xíu, dịu, cứu, cừu.

- HS: cái tẩy, trĩu quả, ngải cứu...

- HS nêu: chú cừu, cây nêu, địu bé.

- HS đọc: chú cừu, cây nêu, địu bé.

- HS lắng nghe - HS tham gia chơi.

- Lắng nghe

- HS đọc CN, ĐT: chú cừu, cây nêu, địu bé.

- HS đọc nối tiếp, ĐT - HS nêu

- Đều có âm u đứng cuối, khác nhau âm ê, i, ư đứng đầu

- HS lắng nghe - HS theo dõi

- HS viết bảng chữ: êu, iu, ưu - HS đọc lại: lều

- HS nêu: gồm có con chữ l cao 5 dòng li, con chữ ê, u cao 2 dòng li

- HS theo dõi - HS viết bảng con

(22)

- Cho HS quan sát tranh: Nói những điều em thấy trong tranh

- Vậy để biết các bạn nhỏ đi trại hè ở đâu chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay có tên “ Đi trại hè”

- Yêu cầu HS mở SGK tr75 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc mẫu

- Hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ

- Trước khi vào luyện đọc các em cần lưu ý luyện đọc một số từ ngữ khó trong bài : núi cao, suối sâu

- Bài chia làm mấy câu - Cho HS đọc nối tiếp câu

- Chia đoạn (2 đoạn), yêu cầu luyện đọc đoạn nhóm 2.

- HS luyện đọc trơn cả đoạn.

? Câu chuyện trên có những bạn nào?

? Để trả lời câu hỏi: Hà và Thư đi trại hè ở đâu? Mời cả lời cùng thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi trên

- Gọi HS trả lời

- Em thấy 2 bạn đi trại hè có thích. Có vui không?

- Bài tập đọc cho chúng ta thấy cảnh đẹp của Sa Pa vào mùa hè

5. Củng cố dặn dò: (5’)

- Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

- GV nhận xét tiết học, dặn dò.

- Tranh vẽ các bạn đi trại hè ở miền núi ai cũng vui.

- HS lắng nghe

- HS mở sách theo dõi

- HS đọc nối tiếp, đồng thanh - HS: 5 câu

- HS đọc nối tiếp câu cá nhân - HS luyện đọc đoạn nhóm 2 - 3 HS đọc

- Bạn Hà và Thư - HS thảo luận trả lời:

- Bạn Hà và Thư đi trại hè ở Sa Pa - HS trả lời

- Lắng nghe

- HS nêu: êu, iu, ưu.

THỰC HÀNH KIẾN THỨC

LUYỆN ĐỌC, LUYỆN VIẾT

êu, iu, ưu

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các; vần êu, iu, ưu các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ, ND các câu trong đoạn.

- TL được CH. Đọc hiểu văn bản "Đi trại hè"

- Viết đúng chữ ghi vần, chữ ghi tiếng được ôn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, mẫu chữ.

2. HS: Bảng con, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- GV đưa từ y/c HS đọc: chú cừu, cây - 2 HS đọc, lớp đọc thầm

(23)

nêu, địu bé

- Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Khởi động. (5’)

- Treo hình và chữ phóng to lên bảng, nêu yêu cầu gắn đúng từ ngữ dưới hình.

- HD HS tham gia thi - Nhận xét, khen ngợi 2. Hướng dẫn ôn tập. (5’)

- Yêu cầu HS đọc từng chữ êu, iu, ưu

- Gv yêu cầu hs đọc tiếng: kều, cừu, xíu, quả lựu, lều trại, líu lo,

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- G yêu cầu hs đọc bài và trả lời câu hỏi.

3. Viết chữ (20’)

- Cho HS quan sát chữ mẫu iu,êu, ưu - GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng chữ lên bảng (cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ): êu, iu, ưu

- Yêu cầu HS viết các chữ vào vở ô li - GV quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét bài của học sinh.

4. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Yêu cầu HS đọc lại các chữ và từ ngữ trong bài viết.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- Quan sát.

- HS tham gia thi - Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2, tổ, đồng thanh.

- HS nhận xét.

- HS đọc cá nhân, bàn, tổ, cả lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS quan sát

- HS viết bài (thực hiện viết từng chữ) - HS lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

NS: 12/10/2020 NG: 21/10/2020

Thứ 4 ngày 21 tháng 10 năm 2020

TIẾNG VIỆT

BÀI 7D: iêu – yêu - ươu

I. MỤC TIÊU

- Đọc vần iêu, yêu, ươu; đọc trơn các tiếng, từ chứa vần iêu, yêu, ươu; đọc hiểu bài Sở thú.

- Viết các vần iêu, yêu, ươu; từ diều.

- Nói về sự vật, hoạt động có vần iêu, yêu, ươu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(24)

1. GV: Bảng phụ; Tranh, SGK,..

2. HS:Bảng con, phấn, SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. HĐ khởi động:

HĐ1 :Nghe – nói (6’)

- GV đưa tranh:Tranh vẽ gì?

- Quan sát tranh nghe GV đọc lời của hươu và diều.

- Tổ chức cho HS đóng vai cuộc trò chuyện của hươu và diều.

- Gọi HS nhận xét

- Gọi 1-2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV ghi 3 từ khóa lên trên mô hình:

diều, yêu quý, hươu

- Trong các từ khóa vừa nêu, tiếng nào em đã học? tiếng nào em chưa học?

- GV giới thiệu các vần mới: Trong đoạn hội thoại trên ta thấy trong ba tiếng diều,yêu và hươu có chứa vần iêu, yêu, ươu. Đó là hai vần mới mà ta học hôm nay.Bài 7D: iêu, yêu, ươu.

II. HĐ khám phá:

HĐ2 :Đọc (28’) 2a. Đọc tiếng, từ

* Vần iêu:

- GV đọc trơn tiếng

? Nêu cấu tạo tiếng diều?

- Vần iêu có âm nào?

- GV đánh vần i- ê-u- iêu - Đọc trơn iêu

- GV đánh vần tiếp: d- iêu- diêu- huyền- diều

- Đọc trơn diều

- Treo tranh: Tranh vẽ gì?

- GV giải nghĩa từ diều - GV đưa từ khóa diều

- Trong từ diều, chứa vần nào chúng ta vừa học?

- Yêu cầu đọc trơn.

* Vần yêu:

- Chúng ta vừa học vần gì mới?

- Tranh vẽ hươu, diều và bãi cỏ,...

- Lắng nghe

- HS sắm vai theo cặp lên trình bày.

- HS nhận xét

- HS quan sát

- Tiếng quý đã học, tiếng diều, yêu, hươu chưa học.

- Lắng nghe

- HS nhắc lại tên bài.

- HS đọc trơn tiếng: diều

- Âm d đứng trước vần iêu đứng sau, dấu thanh huyền

- HS: Có âm iê và âm u

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS quan sát, trả lời: diều - HS đọc trơn diều

- Trong từ diều chứa vần iêu mới học - HS đọc trơn: iêu – diều –diều

- Vần iêu - Vần yêu

(25)

- Từ vần iêu, cô giữ lại âm u, thay âm iê bằng âm yê, cô được vần gì mới?

- Vần yêu gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần: y-ê-u - Đọc trơn vần: yêu

- Muốn có tiếng yêu cô làm như thế nào?( GV đưa mô hình)

- GV giới thiệu tiếng yêu cũng chính là vần yêu.

- Đọc trơn tiếng khóa

- Giải nghĩa từ khóa yêu quý - GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

- Trong từ yêu quý, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc trơn

* Vần ươu:

- Chúng mình vừa học thêm vần gì tiếp theo?

- Từ vần yêu, cô giữ lại âm u, thay âm yê bằng âm ươ, cô được vần gì mới?

- Vần ươu gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần: ư-ơ-u - Đọc trơn vần: ươu

- Muốn có tiếng hươu cô làm như thế nào?( GV đưa mô hình)

- Đọc trơn tiếng khóa - Giải nghĩa từ khóa hươu - GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

- Trong từ hươu chứa vần nào chúng ta vừa học?

- Yêu cầu đọc trơn

- Chúng ta vừa học những vần gì mới?

- Em hãy so sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài.

2b.Tạo tiếng mới

- Hướng dẫn HS ghép tiếng hiểu

- Yêu cầu HS ghép tiếng hiểu vào bảng con.

- Em đã ghép tiếng hiểu như thế nào?

- Yêu cầu HS giơ bảng.

- Âm yê đứng trước, âm u đứng sau.

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS nêu: Vẫn giữ nguyên vần yêu.

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- Theo dõi

- HS đọc nối tiếp

- Tiếng yêu chứa vần yêu mới học.

- HS đọc trơn: yêu – yêu –yêu quý - Vần yêu

- Vần ươu

- Âm ươ đứng trước, âm u đứng sau.

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS nêu: thêm âm h đứng trước vần ươu

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- Theo dõi

- HS đọc nối tiếp

- Trong từ hươu chứa vần ươu mới học - HS đọc trơn: ươu – hươu–hươu

- Vần iêu, yêu, ươu

- HS nhận xét: giống nhau đều có âm u đứng sau, các vần iêu có iê, yêu có yê, ươu có ươ.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2 - Lắng nghe.

- Lớp thực hiện ghép tiếng hiểu

- Ghép âm h đứng trước, vần iêu đứng sau, thanh hỏi trên ê.

- HS giơ bảng.

- HS đọc nối tiếp.

(26)

- Yêu cầu HS chỉ bảng con và đọc hiểu - Yêu cầu mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết.

- Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Trò chơi “ Tiếp sức”

- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.

- Nhận xét, đánh giá.

- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 III. HĐ luyện tập 2.c. Đọc hiểu (8’)

- Cho HS quan sát 3 tranh và nói nội dung từng tranh.

+ Tranh vẽ gì?

- Gắn lên bảng thẻ ghi vần và câu ( mục c)

- Y/c HS đọc 3 câu còn thiếu vần; đọc các vần đã cho sẵn

- Cho HS thảo luận cặp đôi để chọn vần phù hợp với chỗ trống trong mỗi câu.

* Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”

- Mời đại diện 3 cặp lên chơi.

- Nhận xét, khen ngợi.

- Cho HS đọc trước lớp câu đã điền hoàn chỉnh.

- Y/c HS tìm tiếng chứa vần mới học trong mỗi câu.

- Y/c HS phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng chứa vần mới học.

? Hôm nay chúng ta học vần gì?

3. Viết (12’)

- GV gắn chữ mẫu: iêu, yêu, ươu

- GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì?

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần

- HS thực hiện.

- HS đọc: thiếu, yếu, yểu, bướu, khướu cá nhân, cặp đôi.

- Mỗi em cầm 1 tấm thẻ gắn lên bảng.

Lớp làm giám khảo.

- HS đọc bài: thiếu, yếu, yểu, bướu, khướu.

- HS quan sát.

- Tranh vẽ: mẹ mua chiếu cói, bố mẹ và em bé, em bé bị ngã ,....

- 3 HS đọc

- HS thảo luận cặp đôi.

- 3 HS lên gắn thẻ ghi vần vào câu còn thiếu.

- Cá nhân, đồng thanh.

Mẹ mua chiếu cói.

Bố mẹ yêu bé.

Bé ngã bươu đầu.

- HS tìm: chiếu, yêu, bươu - Tiếng chiếu có âm ch, vần iêu, thanh sắc.

- Vần iêu, yêu, ươu - HS quan sát

- HS nêu:chữ ghi các vần iêu, yêu, ươu - Chữ ghi vần iêu được viết bởi chữ i, chữ ê và chữ u

(27)

iêu.

- Yêu cầu nhận xét độ cao các con chữ - Ba chữ ghi vần iêu, yêu, ươu có điểm gì giống nhau? Có điểm gì khác nhau?

- GV hướng dẫn viết

- Yêu cầu viết bảng con, nhận xét, xóa bảng

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: diều - Hướng dẫn viết

- Yêu cầu HS viết bảng con chữ diều - Nhận xét , tuyên dương.

D. HĐ vận dụng 4. Đọc (10’)

a. Đọc hiểu đoạn Sở thú

- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS khai thác nội dung tranh.

- Cho HS thảo luận cặp đôi:

+ Nói tên các sự vật trong tranh b. Luyện đọc trơn

- GV đọc mẫu bài. Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đọc.

- Cho HS luyện đọc:

c. Đọc hiểu

- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

+ Ở sở thú có gì?

- Y/c HS đọc cả bài trước lớp.

- Nhận xét, khen ngợi.

5. Củng cố, dặn dò (5’) - Hôm nay các em học bài gì?

- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 7E.

Ôn tập: ao eo au âu êu iu ưu iêu yêu ươu

- HS nhận xét

- Giống nhau đều có con chữ u ở cuối...

- Theo dõi - HS viết bảng - HS nhận xét - Theo dõi - HS viết bảng

- HS quan sát tranh và đoán nội dung đoạn đọc.

- Thảo luận và thực hiện

+ Tranh vẽ sở thú, ở sở thú có nhiều động vật,..

- Lắng nghe. Lớp đọc thầm.

+ Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn.

+ Đọc cả bài theo bàn.

+ Đọc nối tiếp cả bài Sở thú - Thảo luận cặp đôi.

- Ở sở thú có nhiều động vật như: sư tử, hổ, hươu cao cổ, chim,...còn có các trò chơi vui nhộn,..

- Bài 7D: iêu, yêu, ươu - HS lắng nghe thực hiện.

TOÁN

BÀI 16. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 ( TIẾT 3)

I. MỤC TIÊU

- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học

(28)

vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Các que tính, các chấm tròn.Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.

2. HS: SGK, que tính

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC (5’)

- Gọi HS nêu các phép tính liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đã học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động( 5’)

Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi

“Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 6 đã học.

- Vài HS nêu

- Vài HS nêu

2. Hoạt động hình thành kiến thức (20’)

- Cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau: - HS thực hiện - Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 6

(thể hiện trên các thẻ phép tính).

- Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt.

- GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.

- HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vi 6.

- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).

- GV tổng kết: Có thể nói:

Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: Một số cộng 1.

Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: Một số cộng 2.

Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3.

Dòng thứ tư được coi là Bảng cộng: Một số

- Lắng nghe và nhắc lại.

(29)

cộng 4.

Dòng thứ năm được coi là Bảng cộng: Một số cộng 5.

3. Củng cố, dặn dò (5’)

GV nêu một số tình huống. HS đặt phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng rồi gài kết quả vào thanh gài.

Theo nhóm bàn, HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng và tính kết quả.

- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).

TIẾNG VIỆT

BÀI 7E: Ôn tập ao- eo - au - âu – iu – ưu – iêu – yêu - ươu

I. MỤC TIÊU

- Nói tên thức ăn, nơi ở của một số con vật.

- Đọc các tiếng, từ chứa vần ôn tập; đọc hiểu bài Buổi tối ở nhà Na.

- Viết được tên 2 người trong gia đình có chứa vần ôn tập.

- Nghe kể chuyện và kể lại câu chuyện Bó hoa tặng bà. Kể ngắn về gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, VBT, Tranh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. HĐ luyện tập:

HĐ1:Nghe – nói (6’)

- GV đưa các thẻ tranh (như SHS) - GV giới thiệu các nhóm con vật, các loại thức ăn, nơi ở và giới thiệu trò chơi

* Trò chơi “ Tiếp sức”

- GV giới thiệu trò chơi, cách chơi: HS sẽ phải tìm thức ăn, nơi ở phù hợp cho từng con vật. HS1 nêu tên con vật, HS2 chọn loại thức ăn, HS3 chọn nơi ở phù hợp với con vật đó.

- Mời đại diện 3 HS lên chơi.

- Nhận xét, khen ngợi.

? Qua trò chơi em thấy có những con vật nào?

- Trong tên các con vật được nói đến ở HĐ1 có chứa vần: eo, ươu, âu, có trong nội dung bài 7e: ôn tập ao, eo, au, âu, êu, ưu, iêu, yêu, ươu.

HĐ2 :Đọc ( 28’) 2a. Tạo tiếng

- GV đưa bảng phụ

- Quan sát thẻ tranh - Lắng nghe

- Theo dõi

- HS lên tham gia chơi

- Lắng nghe, nhận xét đội chơi - Mèo, hươu, bồ câu.

- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS đọc: ao, eo, au, âu, êu, ưu, iêu,

(30)

- Yêu cầu HS đọc vần đã cho

- Hướng dẫn HS tạo tiếng mới từ các vần cho sẵn bằng cách thêm âm đầu và dấu thanh, ghép tiếng mới vào bảng - Yêu cầu HS đọc tiếng vừa tìm

* Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”

- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

- Mời đại diện HS lên chơi.

- Nhận xét, khen ngợi.

- Yêu cầu HS đọc trơn các tiếng vừa ghép được.

2b. Đọc câu

- GV yêu cầu HS mở SHS trang 78, nhìn hình minh họa trong sách.

? Tranh vẽ gì?

- Yêu cầu đọc từng câu đã cho dưới hình

- Yêu cầu HS đọc theo hình thức truyền điện.

- Yêu cầu tìm tiếng chứa vần ôn tập trong 2 câu.

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 2c. Đọc đoạn (15’) - GV đưa tranh - Tranh vẽ gì?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và nói với bạn về những điều em thấy trong tranh?

- Gọi đại diện báo cáo kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương

- Giới thiệu tên đoạn văn Buổi tối ở nhà Na

* Luyện đọc trơn - GV đọc cả đoạn - Yêu cầu HS đọc trơn - Yêu cầu đọc nối tiếp câu - Yêu câu đọc nối tiếp đoạn

* Đọc hiểu

- Buổi tối Na với em Hải chơi trò gì?

yêu, ươu.

- HS ghép tiếng mới vào bảng

- HS đọc trơn các tiếng vừa ghép được.

- Theo dõi

- HS lên tham gia chơi

- Lắng nghe, nhận xét đội chơi

- HS đọc: đào, kéo, màu, trâu, thêu, địu, diều,...

- HS mở sách và quan sát

- Bố ngồi câu cá. Mẹ đang tưới rau.

- HS đọc cá nhân: Bố câu cá. Mẹ tưới rau

- HS đọc từng câu theo hình thức truyền điện.

+ Trong câu Bố câu cá có tiếng câu chứa vần âu.

+ Trong câu Mẹ tưới rau có tiếng rau chứa vần au.

- HS quan sát

- Vẽ cả nhà gồm có: Bà, bố, mẹ, hai chị em....

- HS thảo luận.

- Tranh vẽ buổi tối ở nhà Na, hai chị em Na đang chơi với nhau,...

- HS theo dõi

- HS lắng nghe.

-HS đọc trơn đoạn

- HS đọc nối tiếp câu cá nhân, cặp đôi.

- HS đọc nối tiếp cặp đôi cả đoạn.

- HS thảo luận nhóm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào làm bài tập và giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học: NL giải quyết

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học :NL giải quyết vấn