• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 29/11/2019 Tiết: 14 Ngày dạy:4/12

Bài 7: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI ( CAM, CHANH, QUÝT, BƯỞI...)

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.

- Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được các loại cây ăn quả có múi, các phương pháp nhân giống cho các loại cây ăn quả có múi.

3. Về thái độ:

- Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế, biết bảo vệ cây giống quý.

- Giáo dục đạo đức : Yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

4. Năng lưc;

Năng lực thực hành.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến bài học, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp thảo luận nhóm..

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục : 1. Ổn định tổ chức lớp:( 1-2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới:

a. Mở bài: (3 - 5 phút)

Trong trồng trọt có rất nhiều loại cây ăn quả, mỗi loại cây có đặc điểm riêng và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Vậy, cây ăn quả có múi có những đặc điểm gì và kĩ thuật trồng ra sao thì đó chính là nội dung bài học hôm nay: " Bài 7: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi".

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi (5 – 7 phút) - Mục tiêu : Biết được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan…

(2)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS liên hệ thực tế kết hợp quan

sát hình ảnh và hỏi :

Em hãy kể tên các loại cây ăn quả có múi mà em biết?

HS: Cam, chan, quýt, bưởi, mít, khế...

GV: Vậy, quả cây có múi có giá trị dinh dưỡng gì?

HS: Cung cấp chất dinh dưỡng, lấy tinh dầu, làm thuốc, nguyên liệu cho nhà mấy chế biến.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

GVMR: Việc trồng cây ăn quả còn có tác dụng làm sạch môi trường, không khí trong lành hơn.

I. Giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi:

- Cung cấp chất dinh dưỡng: VTM, chất khoáng, đường...

- Lấy tinh dầu: Vỏ cam, chanh, quýt...

- Làm thuốc: Vỏ cam, bưởi...

- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến: Nước quả, đóng hộp...

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh (8 – 10 phút) - Mục tiêu : Hiểu được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát hình ảnh và trả lời:

- Em hãy nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả có múi?

HS: Cây ăn quả có múi thuộc họ Cam, có nhiều cành, bộ rễ phát triển, hoa nở rộ cùng cành con phát triển và có mùi thơm hấp dẫn.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GVMR: Về sự phân bố của rễ cây ( Rễ con hút chất dinh dưỡng) để HS hiểu biện pháp bón phân cho cây có hiệu quả.

GV: YCHS quan sát sơ đồ:

- Em hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi?

HS: Nhiệt độ, độ ẩm, đất, ánh sáng, đất

II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh:

1. Đặc điểm thực vật:

- Cây ăn quả có múi thuộc họ Cam, có nhiều cành.

- Bộ rễ phát triển: Rễ cọc và rễ con.

- Hoa nở rộ cùng cành con phát triển và có mùi thơm hấp dẫn.

2. Yêu cầu ngoại cảnh:

- Nhiệt độ thích hợp: 250C - 270C.

- Đủ ánh sáng và không ưa ánh sáng mạnh.

- Độ ẩm không khí: 70 – 80 %.

- Lượng mưa: 1000 – 2000mm/năm.

(3)

trồng.

GV: Trong các yếu tố đó, yếu tố nào quan trọng nhất? Vì sao?

HS: Nhiệt độ, độ ẩm, đất trồng.

GV: Đất có độ pH <6,5 là loại đất gì?

HS: Đất chua.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GVMR: Lấy VD minh họa cho các yêu cầu ngoại cảnh đó.

- Đất trồng:

+ Đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan...

+ Tầng đất dày, độ pH: 5,5 – 6, 5.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi ( 15 – 18 phút)

- Mục tiêu : Biết được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát hình ảnh kết hợp

liên hệ thực tế và hỏi:

- Em hãy kể tên một số giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến

HS: Giống cam, quýt, chanh, bưởi.

GV: Ở địa phương em trồng loại giống nào?

HS: Cam, bưởi...

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao phải tiến hành nhân giống cây?

HS: Để có giống cây tốt.

GV: Hãy kể tên các phương pháp nhân giống mà em biết?

HS: Phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép.

GV: Các phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho những loại cây ăn quả có múi nào?

HS: Cam, chanh, quýt, bưởi.

GV: Theo em, những loại cây nào thường được chọn làm gốc ghép?

HS: Bưởi chua, cam chua, chanh

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi:

1. Một số giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến:

- Giống cam: Cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du, cam giấy, cam mật, cam sành...

- Giống quýt: Quýt Tích Giang, quýt vỏ vàng Lạng Sơn, quýt đường, quýt tiểu hồng.

- Giống bưởi: Bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều, bưởi hồng không hạt, bưởi Thanh Trà...

- Giống chanh: Chanh giấy, chanh núm, chanh tứ thời, chanh đào và một số giống nhập nội...

2. Nhân giống cây:

- Để có cây giống tốt, kịp thời cần tiến hành nhân giống.

- Nhân giống bằng các phương pháp:

+ Chiết cành: Giống cam, chanh,

(4)

Eureka, quýt clopat, cam mật, chanh yên...

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em thường sử dụng phương pháp nhân giống nào?

HS: Liên hệ.

GV: YCHS đọc nội dung phần 3/SGK/Tr35:

- Yêu cầu HS điền vào chỗ trống thời gian trồng cây ăn quả có múi theo bảng 4/SGK/Tr35?

HS:

- Miền Bắc:

+ Vụ xuân: T2 – T4.

+ Vụ thu: T8 – T10.

- Miền Nam: T4 – 5.

GV: Cho HS tham khảo một số loại cây với khoảng cách trồng của chúng và đặt câu hỏi:

- Khoảng cách trồng cây ăn quả có múi phụ thuộc vào yếu tố nào?

HS: Phụ thuộc vào từng loại cây, chất đất.

GV: Lấy thêm ví dụ, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Muốn cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cần đào hố và bón phân lót như thế nào?

HS:

- Đào hố:

+ Kích thước hố: Rộng 60 x 80cm, sâu:

40 x 60 cm.

- Bón phân lót: Đất đào lên + phân ->

Trộn, cho vào hố, phủ đất kín -> Sau 20 – 25 ngày trồng cây vào hố.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao phải ủ phân sau 20 – 25 ngày mới trồng cây vào hố?

quýt, bưởi...

+ Giâm cành: Giống chanh( Xử lý chất kích thích với nồng độ cao trong thời gian ngắn).

+ Ghép: Giống cam, chanh, quýt ( Ghép chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ) còn giống bưởi ( Ghép cửa sổ).

3. Trồng cây:

a. Thời vụ:

- Miền Bắc:

+ Vụ xuân: T2 – T4.

+ Vụ thu: T8 – T10.

- Miền Nam: T4 – 5.

b. Khoảng cách trồng:

- Phụ thuộc vào từng loại cây, chất đất.

c. Đào hố, bón phân lót:

(5)

HS: Để cho phân được hoai mục, tiêu diệt hết các mầm mống lây lan bệnhvà không gây ô nhiễm môi trường.

GV: Nhận xét, chốt lại.

GV: Em hãy kể tên các phương pháp chăm sóc cây trồng?

HS: Làm cỏ, vun xới, bón phân thúc, tưới nước, tạo hình, sửa cành.

GV: Theo em, làm cỏ, vun xới có tác dụng gì cho cây?

HS: Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tiêu diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh hại.

GV: Tại sao phải bón thúc cho cây trồng?

HS: Để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

GV: Nên sử dụng loại phân nào để bón cho cây và cách bón như thế nào đạt hiệu quả?

HS: Phân hữu cơ hoai mục và phân đạm, kali...và bón theo hình chiếu của tán cây.

GV: Vì sao khi bón thúc cho cây không bón phân vào gốc cây mà lại bón theo hình chiếu của tán cây?

HS: Để cây trồng sẽ hấp thụ dần dần các chất dinh dưỡng mà không bị quá liều lượng.

GV: Tại sao phải có công đoạn tạo hình, sửa cành cho cây?

HS: Giúp cây phát triển cân đối, đủ ánh sáng và tận dụng được tối đa các chất dinh dưỡng.

GV: Để phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng phải sử dụng phương pháp gì?

HS: Phun thuốc, bắt sâu...

GVMR: Cần coi trọng phương pháp phòng trừ bằng kỹ thuật canh tác, biện pháp thủ công và sinh học, hạn chế dùng thuốc hóa học để giảm ô nhiễm môi trường, gây độc hại cho người và các sinh vật khác.

- Đào hố:

+ Kích thước hố: Rộng 60 x 80cm, sâu: 40 x 60 cm.

- Bón phân lót: Đất đào lên + phân ->

Trộn, cho vào hố, phủ đất kín -> Sau 20 – 25 ngày trồng cây vào hố.

4. Chăm sóc:

- Làm cỏ, vun xới.

- Bón phân thúc.

- Tưới nước.

- Tạo hình, sửa cành.

- Phòng trừ sâu, bệnh.

(6)

GV: Ở gia đình và địa phương em đã sử dụng phương pháp nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây?

HS: Liên hệ thực tế , trả lời.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Khi quả đã chín nên thu hoạch như thế nào cho hợp lý nhất?

HS:

- Thu hoạch đúng độ chín.

- Thu hoạch vào ngày nắng ráo.

- Dùng kéo cắt sát cuống quả.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Muốn quả tươi lâu cần bảo quản như thế nào?

HS:

- Quả được xử lý tạo màng parafin.

- bảo quản trong kho lạnh.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GVMR: Cần xử lý hóa chất với liều lượng hợp lý để tránh gây hại cho người sử dụng.

IV. Thu hoạch và bảo quản:

1. Thu hoạch:

- Thu hoạch đúng độ chín.

- Thu hoạch vào ngày nắng ráo.

- Dùng kéo cắt sát cuống quả.

2. Bảo quản:

- Quả được xử lý tạo màng parafin.

- bảo quản trong kho lạnh.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố để học sinh khắc sâu kiến thức bài học.

- Yêu cầu đọc và học thuộc nội dung phần ghi nhớ SGK/Tr37.

- Nhận xét giờ học, cho điểm sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút) - Ôn tập lại toàn bộ nội dung bài học.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trồng Dương xỉ để cải tạo đất: làm tăng chất mùn, hấp thụ kim loại nặng trong đất..... Cây rau bợ có thể dùng làm thuốc chữa bệnh

Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. B1: HS đọc thông tin SGK và quan sát hình

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN I/Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:?. Suy

- Sau khi được vật nuôi tiêu hoá, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa, lông và cung

- Sau khi được vật nuôi tiêu hoá, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứmg, sữa, lông và cung

- Sử dụng kiến thức để trồng cây ăn quả, bón thúc phân cho cây ăn quả, làm xiro một số loại quả làm nước giải khát tại gia

- Bón phân hữu cơ tươi, chưa phân huỷ cây trồng không hấp thu được, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; bón quá nhiều phân đạm vô cơ gây chua đất ; lạm