• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 14 / 4 / 2021 Tiết: 28 Ngày dạy: 24/4

Bài 14: THỰC HÀNH

BÓN PHÂN THÚC CHO CÂY ĂN QUẢ ( Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài thực hành này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết sử dụng đúng loại phân để bón thúc và tưới nước cho cây ăn quả.

2. Về kĩ năng:

- Hình thành kỹ năng bón thúc cho cây ăn quả theo đúng yêu cầu kỹ thuật: Theo hình chiếu của tán cây.

3. Về thái độ:

- Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.

- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm giữ kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, cuốc, thuổng, rổ, thúng, cân, phân hữu cơ hoai mục, phân hóa học và bình tưới, tích hợp kiến thức môn toán, môn sinh…

2. Học sinh:

- SGK, vở bài tập, vở ghi.

- Cuốc, thuổng, rổ, thúng, cân.

- Phân hữu cơ hoai mục.

- Phân hóa học.

- Bình tưới.

- Kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thực hành - làm mẫu.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- ƯDCNTT – Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ:

- Lồng ghép kiểm tra trong tiết học.

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động: ( 03 phút)

(2)

Qua các giờ học trước, các em đã được tìm hiểu và nghiên cứu về thời điểm cũng như loại phân dùng để bón thúc cho cây. Để vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em bài 14: "Thực hành: Bón phân thúc cho cây ăn quả( Tiết 1) " .

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành:

- Mục tiêu: Biết phân biệt các loại dụng cụ và vật liệu.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian : 07 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu

cần đạt: Biết sử dụng đúng loại phân để bón thúc và tưới nước cho cây ăn quả.

Hình thành kỹ năng bón thúc cho cây ăn quả theo đúng yêu cầu kỹ thuật: Theo hình chiếu của tán cây. Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng. Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi : Yêu cầu học sinh nhắc lại phần chuẩn bị bài thực hành?

HS: Trả lời.

GV: Giới thiệu từng dụng cụ và vật liệu thực hành. Sau đó nhấn mạnh công dụng của chúng.

HS : Lắng nghe, ghi bài.

I. Dụng cụ và vật liệu:

- Cuốc, thuổng, rổ, thúng, cân.

- Phân hữu cơ hoai mục.

- Phân hóa học.

- Bình tưới.

* Hoạt động 2: Quy trình thực hành

- Mục tiêu : Biết được các bước để tiến hành bón phân thúc cho cây ăn quả.

- Hình thức tổ chức : Dạy học cả lớp.

- Thời gian : 10phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh về cách bón phân

thúc và hỏi: Theo em, bón phân thúc cho cây ăn quả vào thời điểm nào là thích hợp nhất? Sử dụng loại phân nào để bón thúc cho cây?

HS: Bón thúc vào thời kỳ cây chưa hoặc đã ra hoa, quả để cung cấp các chất dinh

II. Quy trình thực hành:

* Bước 1: Xác định vị trí bón phân:

- Chiếu theo chiều thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đó là vị trí bón

(3)

dưỡng cần thiết cho cây phát triển. Sử dụng phân chuồng hoai mục, phân đạm, phân kali.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi: Muốn cây ăn quả hấp thụ nhanh phân bón cần tiến hành bón thúc theo quy trình như thế nào?

HS: 4 bước.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi: Làm thế nào để xác định được vị trí bón phân?

HS: Bón theo chiều thẳng đứng của tán cây xuống đất.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi: Cuốc rãnh với kích thước như thế nào cho hợp lý?

HS: Rãnh rộng 10 – 20 cm, sâu 15 – 30 cm.

GV: Khi bón phân thúc cho cây ăn quả cần lưu ý điều gì?

HS: Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố.

Lấp đất kín.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:

Tại sao sau khi bón phân xong phải lấp kín đất?

HS: Để phân không bị mất chất dinh dưỡng...

GV: Sau khi trồng cây xong không thể thiếu công đoạn này?

HS: Tưới nước cho cây.

GV: Nhận xét, chốt lại.

GV: Ở gia đình em đã tiến hành bón phân thúc cho những loại cây nào? Em có nhận xét gì về cách bón đó?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: Nhận xét, cho điểm miệng HS có câu trả lời đầy đủ.

phân cho cây ăn quả.

* Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân:

- Rãnh rộng 10 – 20 cm, sâu 15 – 30 cm.

* Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất:

- Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố.

- Lấp đất kín.

* Bước 4: Tưới nước:

Tưới nước vào rãnh hoặc vào hố đã bón phân.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành

- Mục tiêu : Thực hiện được theo các bước bón phân thúc cho cây ăn quả.

- Hình thức tổ chức : Dạy học cả lớp.

- Thời gian : 18 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thực hành – làm mẫu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Hướng dẫn HS làm bước 1: Xác

định vị trí bón phân.

III.Thực hành:

(4)

HS: Chú ý, quan sát.

GV: Hướng dẫn HS làm bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân.

HS: Quan sát, theo dõi các thao tác GV thực hiện.

GV: Hướng dẫn HS làm bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất.

HS: Quan sát, theo dõi các thao tác GV thực hiện.

GV: Hướng dẫn HS làm bước 4: Tưới nước và chú ý khi tưới nước.

HS: Quan sát, lắng nghe nội dung GV nhấn mạnh.

GV: YCHS nhớ và học thuộc các bước trong quy trình thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả.

HS: Đọc và học thuộc.

GV: YCHS về nhà tự thực hiện theo các bước GV hướng dẫn.

HS: Về nhà tự thực hiện.

Bón phân thúc cho cây ăn quả:

* Bước 1: Xác định vị trí bón phân.

* Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân.

* Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất.

* Bước 4: Tưới nước.

C. Nhận xét – Đánh giá (02 phút)

- GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp.

- GV đánh giá tiết học.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài (03 phút)

- Quan sát và nghiên cứu kỹ thuật bón phân thúc cho cây ăn quả.

- GV chia lớp thành 6 nhóm về nhà chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành " Bài 14: Thực hành: Bón phân thúc cho cây ăn quả" cho giờ học sau:

+ Cuốc, thuổng, rổ, thúng, cân.

+ Phân hữu cơ hoai mục.

+ Phân hóa học.

+ Bình tưới.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua đó học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức và tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.. - Nhận biết: Động vật nguyên sinh,hẹ thần kinh giun

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát các đối tượng sinh học, phân loại, thu thập thông tin, xử lí kết quả, đưa kết luận.. - Năng lực thực hiện trong phòng

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim