• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 1

Ngày soạn : Ngày 6 tháng 9 năm 2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2019 Học vần

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

(Tiết 1+2) I.Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phổ biến nội quy lớp học, giờ học, chia tổ, bầu cán sự lớp

- Biết những quy định cơ bản để thực hiện tốt nề nếp của trường, của lớp.

2. Kĩ năng

- Học sinh nắm được tư thế ngồi đúng, cách xếp đồ dùng học tập.

- Các KNS cần GD cho HS: Kỹ năng xác định, kỹ năng giao tiếp, hợp tác…

3.Thái độ: Giáo dục HD có ý thức tốt trong giờ học II.Chuẩn bị

- Danh sách một số HS của lớp.

- Những nội quy của lớp, của trường.

- SGK Tiếng Việt 1/1 và các đồ dùng cần thiết.

III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC(5’)

- GV cất cho cả lớp cùng hát bài hát “Sáng thứ hai”

- Điểm danh, gọi tên học sinh - GT tên trường, lớp, tên GVCN.

TIẾT 1 B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Bầu ban cán sự lớp(15’)

- Chọn 3 HS đã được quan sát và tìm hiểu để làm lớp trưởng, lớp phó học tâp, lớp phó văn nghệ và nêu tên 3 HS trước lớp.

- Nêu nhiệm vụ của lớp trưởng, lớp phó học tập và lớp phó văn nghệ

- Chia lớp thành 3 tổ, quy định chỗ ngồi cho các tổ.

- Giới thiệu tên các tổ trưởng, tổ phó và nhiệm vụ của các tổ trưởng, tổ phó.

*Nội quy lớp học, trường học(15’)

- Phổ biến cho Hs nắm rõ các quy định của nhà trường về thời gian học tập, ra chơi và ra về, trang phục.

- Yêu cầu Hs nêu những điều mà các em nên làm khi đến trường, đến lớp.

- Tóm tắt, bổ sung các ý kiến thành bảng

- Cả lớp cùng hát

- 3HS được chọn lần lượt giới thiệu tên của mình trước lớp.

- Cả lớp vỗ tay chào đón các bạn cán sự lớp.

- Lắng nghe

- Quan sát và nhận biết vị trí chỗ ngồi và vị trí tổ của mình.

- Lắng nghe

- Lắng nghe và có thể phản hồi lại ý kiến đã đưa ra của GV

- HS nêu ý kiến trước lớp

- Lắng nghe GV nêu các nội quy của lớp.

(2)

nội quy trước lớp mà GV đã chuẩn bị sẵn.

+ Nếu không thực hiện tốt những nội quy của trường, lớp thì điều gì sẽ xảy ra với bản thân em?

+ Em sẽ làm gì để đi học đúng giờ?...

TIẾT 2

*Giới thiệu SGK Tiếng Việt 1/1 và cách sử dụng sách(10’)

- Yêu cầu HS quan sát SGK từ bìa, lẫn 1 số trang đầu của sách và cho biết em nhìn thấy những gì từ quyển sách?

- Nhận xét về sách TV1/1

- Hướng dẫn HS cách giở sách, cầm sách….

Và yêu cầu thực hiện mẫu.

*HD sử dụng đồ dùng khi học Tiếng Việt(15’)

- Giới thiệu bộ đồ dùng học vần TV: các mảnh nhựa in chữ cái, các mảnh nhựa in dấu, thanh cài.

- Thực hiên thao tác gắn thẻ cài để học sinh quan sát.

- Yêu cầu HS lấy bảng con và hướng dẫn cách viết bảng, cầm bảng, giơ bảng,…..

- Giới thiệu cho HS về bút, vở viết

- Nhắc nhở học sinh giữ gìn các đồ dùng học tập của mình.

C. Củng cố, dặn dò( 5’)

- Yêu cầu HS về nhà kiểm tra lại sách, vở, đồ dùng học tập của mình và bao bọc cẩn thận.

- Nhắc học sinh xem trước bài học cho tiết học sau.

- Nêu ý kiến trước lớp

- Nêu ý kiến trước lớp

- Thực hiện quan sát và nêu ý kiến của mình trước lớp.

- Thực hiện các thao tác cầm sách, giở sách theo hướng dẫn của GV

- Quan sát GV giới thiệu bộ đồ dùng học vần

- Quan sát

- Quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV

- Hs lắng nghe

--- Toán

Tiết 1:

TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.

- Bước dầu làm quen với SGK, ĐD học toán, các HĐHT trong giờ học toán.

2. Kĩ năng: Các KNS cần GD cho HS: Kỹ năng xác định, kỹ năng giao tiếp, hợp tác…

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tốt trong giờ học II.Chuẩn bị

- GV: SGK - HS: SGK

III. Hoạt động dạy học

(3)

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. KTBC(5’)

- Bài tập sách vở và đồ dùng của HS - GV kiểm tra và nhận xét chung B. Bài mới

*Giới thiệu bài (1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: HD HS sử dụng SGK Toán 1(5’) - GV giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1 - Cho HS thực hành gấp sách, mở sách và hướng dẫn cách giữ gìn sách.

2.HĐ2: HD HS làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1(7’)

+ Trong tiết học toán lớp 1 thường có những hoạt động nào? bằng cách nào ?

Sử dụng những đồ dùng nào ?

- Tuy nhiên trong học toán thì học CN là quan trọng nhất, HS nên tự học bài, tự làm và kiểm tra.

3.HĐ3: Nêu các yêu cầu cần đạt khi học toán(8’)

- Hs biết : đếm, đọc số, viết số, so sánh số, làm tính cộng, trừ, đo độ dài, biết xem lịch hàng ngày...

+ Muốn học toán giỏi các em phải làm gì?

4.HĐ4: Giới thiệu bộ đồ dùng học toán cuả HS(6’)

- Y/c HS lấy bộ đồ dùng học toán ra

- GV lấy từng đồ dùng trong bộ đề dùng giơ lên và nêu tên gọi

- GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu HS lấy C. Củng cố, dặn dò( 5’)

- Trò chơi: Thi cách lấy và cất đồ dùng - Dặn hs về nhà chuẩn bị cho tiết học sau.

- HS lấy sách vở và đồ dùng học toán cho GV kiểm tra

- HS lấy sách toán ra xem - HS chú ý

- HS thực hành gấp, mở sách

- Trong tiết học có khi GV phải giới thiệu, giải thích (H1) có khi làm quen với q.tính (H2) có khi phải học nhóm (H4)

- HS chú ý nghe rồi nhắc lại.

- Phải đi học đều, học thuộc bài, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ.

- HS làm theo yêu cầu của GV - HS nghe và nhắc lại theo yêu cầu

- HS thực hành - HS chơi (2 lần) --- Ngày soạn : Ngày 7 tháng 9 năm 2019

Ngày giảng :Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2019 Toán

Tiết 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật trở lên.

2. Kĩ năng:

(4)

- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” để diễn đạt hoạt động so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

3.Thái độ: Giáo dục HS biết phân biệt nhiều hơn ít hơn.

II.Chuẩn bị

- GV: 5 Chiếc cốc, 4 cái thìa; 3 lọ hoa, 4 bông hoa, hình vẽ trong sgk.

- HS: SGK

III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kiểm tra đồ dùng học tập của hs.

- Nhận xét.

B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: So sánh số lượng cốc và thìa(12’)

- Đặt 5 chiếc cốc , 4 cái thìa lên bàn và nói “cô có một số cốc và thìa , chúng ta sẽ tiến hành so sánh số cốc và số thìa”.

- Gọi 1 hs lên đặt vào mỗi chiếc cốc một cái thìa.

+ Còn thừa cái cốc nào không có thìa?

- Nói “ khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì còn một cái cốc chưa có thìa ta nói: “ số cốc nhiều hơn số thìa”.

- Gọi hs lặp lại.

- Gọi hs nêu một số cách so sánh khác.

- Gợi ý để hs nêu.

2.HĐ2: So sánh số bông hoa và số lọ hoa; số cái chai và cái nút chai; thỏ và cà rốt(15’)

- GV thực hiện tương tự như số cốc và số thìa.

C. Củng cố, dặn dò(5’)

- Đặt một số đồ vật có sự chênh lệch gọi hs so sánh.

- Cho hs so sánh số quyển sách và số quyển vở trong cặp của em…

- Về nhà tập so sánh số cái tủ và số cái tivi ở nhà em; số cái bàn và số cái ghế . N/xtiết học.

- Hs lấy đồ dùng.

- Lớp quan sát và nhận xét.

-…Còn thừa một cái cốc không có thìa.

-… lặp lại số cái cốc nhiều hơn số cái thìa.

-… số cái thìa ít hơn số cái cốc.

- Nêu kết quả so sánh

- Hs thực hành so sánh

--- Hoạt động ngoài giờ

TÌM HIỂU VỀ THẦY CÔ, BẠN BÈ VÀ NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG

I – MỤC TIÊU

-

Hs được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô trong ban giám hiệu.

-

Giúp hs nắm và thực hiện tốt nội quy trường lớp.

-

Rèn nề nếp thực hiện tốt nội quy.

(5)

-

GD HS: Mạnh dạn, tự tin, thực hiện tốt nội quy, thêm yêu trường, lớp.

II - CHUẨN BỊ:

- Nội dung bài học

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I . Ổn định: Hát + Điểm danh.

1. Kiểm tra :

- Trang phục, vệ sinh cá nhân.

- Giáo viên nhận xét - Đánh giá.

2. Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.

Bước 1: Chuẩn bị:

- Yêu cầu các em tìm hiểu để nhớ mặt, nhớ tên các bạn ở tổ, trong lớp, các thầy giáo cô dạy bộ môn giờ sinh hoạt sau chơi trò chơi: “ Người đó là ai” và trò chơi: Vòng tròn giới thiệu tên”…

Bước 2: Tiến hành chơi:

- Gv hướng dẫn cách chơi trò chơi “ Người đó là ai”

- Tổ chức cho hs chơi thử trò chơi “ Người đó là ai”

- Tổ chức cho hs chơi thật trò chơi “ Người đó là ai”

- Gv hd cách chơi trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu tên.”

- Tổ chức cho hs chơi thử trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu tên”

- Sau đó cho hs chơi thật

- Giáo viên đọc cho học sinh nghe nội quy.

NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG

* Về nề nếp:

- Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học có giấy xin phép.

- Xếp hàng ra vào lớp, ra tập thể dục nhanh thẳng, đều dẹp.

- Hs mặc trang phục đến trường phù hợp với lứa tuổi, hs không mặc quần áo ngủ, không đeo trang sức đắt tiền đến lớp, không nhuộm tóc và sơn móng tay, không dem điện thoại di động đến lớp. Khuyến khích hs mặc đồng phục vào các ngày thứ hai đầu tuần, các ngày lễ và hoạt động ngoại khóa toàn trường ;

- Kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép đối với thầy cô giáo, khách lạ và người lớn tuổi đến trường. Không nói tục, chửi bậy.

* Về học tập:

- Học bài, làm bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát

- HS Lắng nghe

- HS Lắng nghe - HS chơi thử - HS Lắng nghe

- HS chơi theo cả lớp lần lượt từng HS lên giới thiệu tên của mình cho cả lớp nghe.

- Học sinh nghe học nội quy.

(6)

- Trong lớp giữ trật tự , chú ý lắng nghe cô giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, không quay cóp khi làm bài, phải trung thực trong thi cử.

- Sách vở đồ dùng học tập phải đầy đủ, bọc cẩn thận, có dán nhãn vở, giữ gìn sạch sẽ, không quăn mép, luyện chữ viết đúng mẫu chữ.

* Về vệ sinh, và công tác khác:

- Giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn bảo vệ của công (tài sản trong lớp trong trường) bảo vệ và chăm sóc cây xanh trong nhà trường.

- Đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định.

- Không xả rác ăn quà vặt bừa bãi.

- Đi học phải đội mũ nón, đầu mùa mưa, cuối mùa mưa phải mang áo mưa.

- Chấp hành tốt luật lệ giao thông ( đi bên phải, giơ tay xin đường khi qua đường, phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện).

- Tham gia sinh hoạt sao, Đội và các hoạt động khác.

4. Củng cố, Dặn dò:

- HS nhắc lại nội quy.

- Gv khen ngợi cả lớp đã biết được tên các thầy cô giáo dạy bộ môn lớp mình và các bạn trong tổ, trong lớp và nhắc nhở hs nhớ chào hỏi lễ phép khi gặp các thầy cô giáo

- Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở

- 2 HS nhắc lại

--- Học vần

CÁC NÉT CƠ BẢN

(Tiết 1+2) I.Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS làm quen, nhận biết được các nét cơ bản

- Bước đầu nhận biết được mối quan hệ của các nét cơ bản - Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1, tập một

2. Kĩ năng: Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1.

3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận trong khi viết bài.

II.Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ viết sẵn các nét cơ bản.

- HS: Vở tập viết 1, bút, phấn, bảng con.

III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A.KTBC (5’)

- GV lần lượt kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét

B. Bài mới

- Đưa đồ dùng để GV kiểm tra

(7)

*Giới thiệu bài ( 1’)

*Dạy bài mới

TIẾT 1

1.HĐ1: HD đọc – viết các nét cơ bản ( 30’)

*Nét ngang

- Treo mẫu nét ngang lên bảng và giới thiệu đây là nét ngang.

- Yêu cầu HS đọc

- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết.

* Các nét còn lại : Nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt.

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết.

TIẾT 2

2.HĐ2: Hướng dẫn tô các nét cơ bản(30’) - GV hướng dẫn HS lấy vở tập viết

- Cho HS nhắc lại các nét cơ bản đã học - Cho HS viết

- Quan sát, uốn nắn HS - Thu và chấm một số bài - Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- Yêu cầu: Hãy quan sát các nét và liên hệ trong thực tế xem giống những gì ở thực tế.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- Nối tiếp nhắc lại đầu bài

- Đọc đồng thanh, cá nhân - Quan sát viết mẫu

- Viết bảng con

- Nhắc lại các nét cơ bản - Viết vở

--- Ngày soạn : Ngày 8 tháng 9 năm 2019

Ngày giảng :Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2019

Buổi sáng:

Học vần

Bài 1: E (Tiết 1+2)

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nhận biết được chữ và âm E

- Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng: Viết được chữ E đẹp, đúng mẫu.

3.Thái độ: HS rèn chữ viết.

II.Chuẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, BĐD

(8)

- HS: SGK, VTV, BĐD III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

- Cho HS quan sát các tranh vẽ trong SGK và cho biết tranh vẽ gì?

- Các tiếng be, me, xe, ve giống nhau ở âm e.

- Ghi đầu bài lên bảng

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Dạy chữ ghi âm(30’)

*Nhận diện chữ

- GV viết lại chữ e và giới thiệu chữ em gồm 1 nét thắt

- Yêu cầu HS thảo luận và cho biết chữ e giống hình cái gì?

- Thực hiện thao tác vắt chéo sợi dây để làm thành chữ e

*Nhận diện âm và phát âm - GV phát âm mẫu

- GV chỉ bảng để HS phát âm nhiều lần.

- Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa âm e đọc - Tuyên dương HS

*Hướng dẫn viết chữ trên bảng con

- GV viết mẫu trên bảng lớp và hướng dẫn quy trình viết.

- Hướng dẫn HS viết lên không trung

- Hướng dẫn HS đếm số ô li và viết vào bảng con

- Nhận xét, tuyên dương HS viết chữ đẹp.

TIẾT 2 2.HĐ2: Luyện tập(30’)

*Luyện đọc

- Cho Hs luyện phát âm âm e - Nhận xét, tuyên dương

*Luyện nói

+ Cho Hs QS từng tranh và cho biết tranh vẽ gì?

+ Tranh vẽ những loài vật nào?

+ Mỗi loài vật và các bạn nhỏ đang học gì?

+ Việc học có cần thiết không?

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Quan sát tranh và trả lời cá nhân + Các tranh vẽ bé, me, xe, ve - Lắng nghe giới thiệu

- Thảo luận nhóm đôi: Giống sợi dây vắt chéo

- Quan sát

- Lắng nghe

- Đọc đồng thanh, cá nhân, dãy bàn

- Suy nghĩ cá nhân và nêu theo hiểu biết:

mẹ, vẽ, be,…..

- Quan sát

- Thực hiện thao tác theo hướng dẫn - Viết bảng con

- Cá nhân, nhóm, tổ, đồng thanh cả lớp.

- Quan sát tranh theo nhóm đôi và nói theo hiểu biết của mình

(9)

+ Khi được đi học, các em có thấy vui không?

+ Chúng ta có cần phải đi học đều và chăm chỉ không?

- Nhận xét, tuyên dương

*Luyện viết vở

- Cho Hs tập tô chữ e trong vở tập viết 1/1 - Uốn nắn tư thế cho HS

- Thu và chấm một số bài - Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò(5’) - Cho Hs đọc lai bài - Nhận xét tiết học

- Dặn Hs về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.

- Thực hành tập tô trong vở TV1/1

- Hs đọc lại bài - Hs lắng nghe

--- Toán

Tiết 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.

- Làm được các bài tập1, 2, 3.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn khi gặp bên ngoài.

- Làm được các bài tập1, 2, 3.

3.Thái độ

- HS phân biệt được hình vuông, hình tròn.

II.Chuẩn bị

- GV: Một số hình vuông, hình tròn, một số vật thật có dạng hình vuông, hình tròn.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV đưa 3 cái bút, 4 cái thước kẻ, hỏi: cái nào nhiều hơn? Cái nào ít hơn?

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Giới thiệu hình vuông(7’)

- Lần lượt đưa từng tấm bìa hình vuông lên cho hs xem, mỗi lần đưa đều nói “đây là hình vuông”

- Đính bảng từng hình vuông có kích cỡ, màu

- Hs trả lời, nhận xét.

- Lớp quan sát

… hình vuông

(10)

sắc khác nhau và hỏi: đây là hình gì?

- Hướng dẫn hs mở bộ đồ dùng và lấy tất cả hình vuông đặt lên trên bàn

- Khen những em lấy được nhanh và nhiều hình vuông

2.HĐ2: Giới thiệu hình tròn(5’) - Tiến hành tương tự hình vuông

* Nhận dạng hình qua các vật thật

+ Tìm xem trong lớp có những đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn ?

- Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh 3.HĐ3: Thực hành ( 15’)

- Bài 1: tô màu hình vuông - Bài 2: tô màu hình tròn

- Bài 3: dùng các màu khác nhau để tô màu hình vuông hình tròn

- Bài 4: cho hs xếp hình bằng que tính.

C. Củng cố-Dặn dò(5’)

*Trò chơi “ Ai nhanh, ai khéo”

- Đặt một số hình vuông , hình tròn và một số hình khác. Cho hs chơi theo đội, mỗi đội 5 em , chơi trong 2 phút. Đội nào lấy được nhiều hình vuông hoặc hình tròn hơn thì đội đó sẽ thắng.

- Tuyên dương đội thắng cuộc - Nhận xét tiết học

-… Lấy hình vuông trong hộp đặt lên bàn

- Mặt đồng hồ, lồng quạt treo tường, vành mũ, có dạng hình tròn.

- Khung cửa sổ, gạch hoa lát nền có dạng hình vuông, ...

- Dùng bút màu để tô theo gợi ý của gv

- Lấy que tính thực hành.

- Hai đội thi đua lên bảng chơi

---

Buổi chiều:

Luyện tiếng việt

Ôn tập các nét cơ bản

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- HS ôn lại các nét cơ bản 2. Kĩ năng:

- Viết được các nét cơ bản vào vở ô ly 3.Thái độ:

- Giáo dục HS tính cẩn thận trong khi viết bài.

II.Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ viết sẵn các nét cơ bản.

- HS: Vở ô ly, bút, phấn, bảng con.

III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(11)

A.KTBC (5’)

- GV lần lượt kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét

B. Bài mới

*Giới thiệu bài ( 1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Ôn lại cách đọc, viết các nét cơ bản - Gv gọi hs đọc tên các nét cơ bản

- Gọi hs nhận xét

- Cho hs viết lại các nét cơ bản vào bảng con - Quan sát uốn nắn hs

- Cho hs giơ bảng, nhận xét

- Cho HS viết các nét cơ bản vào vở ô ly - Quan sát, uốn nắn HS

- Thu và chấm một số bài - Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) - Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- Đưa đồ dùng để GV kiểm tra

- Nối tiếp nhắc lại đầu bài

- Hs lần lượt đứng tại chỗ đọc tên các nét cơ bản

- Theo dõi, nhận xét bạn đọc

- Hs viết các nét cơ bản vào bảng con - Quan sát nhận xét bài viết của bạn - Hs viết các nét cơ bản vào vở ô ly

- Lắng nghe

---

Luyện toán

Ôn tập

I. Mục tiêu

- Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.

- HS nhận biết được các hình vuông, tròn, tam giác.

- HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học

- Sách thực hành tiếng việt và toán III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của gv

1.Kiểm tra bài cũ.(5p’)

- Kiểm tra sách vở ,đồ dùng của học sinh 2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài.(1p’) b. Thực hành ( 25p’).

Bài 1:

- Gv nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs quan sát tranh nêu số lượng các đồ vật có trong bức tranh

- Yêu cầu hs so sánh số lượng đồ vật có trong tranh?

Bài 2:

Hoạt động của hs

- Hs thực hiện theo yêu cầu - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs thực hiện theo yêu cầu - Hs thực hành so sánh

(12)

- Gv nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs chỉ ra hình tròn, hình tam giác, hình vuông

- Cho hs tô màu vào các hình vuông - Kiểm tra bài của hs

- Nhận xét Bài 3:

- Gv nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs chỉ ra hình tròn, hình tam giác - Cho hs tô màu vào các hình tròn

- Kiểm tra bài của hs Bài 4:

- Gv nêu yêu cầu của bài - Hướng dẫn hs cách nối

- Yêu cầu hs chỉ ra hình nào còn thừa chưa được nối?

- Hình tam giác nhiều hơn hay ít hơn hình vuông?

- Hình tròn nhiều hơn hay ít hơn hình vuông?

- Gv kết luận

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài

- Hs chỉ ra hình tròn, hình vuông, hình tam giác

- Hs thực hành tô màu vào hình vuông - Nhận xét

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs chỉ ra hình tròn, hình tam giác - Hs thực hành tô màu vào hình tròn

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs thực hành nối

- Hình tam giác còn thừa 2 hình chưa nối

- Hình tam giác nhiều hơn hình vuông - Hình tròn ít hơn hình vuông

IV. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Tìm thêm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác ---

Luyện tiếng việt

Ôn luyện âm e

I. Mục đích yêu cầu

- Nhận biết được chữ và âm e.

- Đọc được âm e. Làm được các bài tập trong sách thực hành tiếng việt và toán.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách thực hành tiếng việt và toán lớp 1 III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

1.Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra sách vở ,đồ dùng của học sinh 2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài.(1p’) b. Thực hành ( 25p’).

Bài 1: Nói to tiếng có âm e. Nói thầm tiếng k có âm e - Cho hs quan sát các bức tranh có trong SGK

- Hỏi bức tranh vẽ gì?

Hoạt động của hs

- Hs thực hiện theo yêu cầu - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs quan sát

(13)

- Trong những bức tranh con vừa nêu bức tranh nào có tiếng chứa âm e?

- Nhận xét - Gv kết luận

- Cho hs đọc lại các tiếng có chứa âm e Bài 2: Tiếng nào có âm e

- Cho hs quan sát các bức tranh có trong SGK - Hỏi bức tranh vẽ gì?

- Trong những bức tranh con vừa nêu bức tranh nào có tiếng chứa âm e? Bức tranh nào có tiếng không chứa âm e?

- Nhận xét - Gv kết luận

- Cho hs nhắc lại các tiếng có chứa âm e Bài 3: Tìm chữ e trong bộ chữ của em

- Yêu cầu hs mở bộ đồ dùng của mình và lấy âm e - Yêu cầu hs dơ bảng

- Nhận xét

Bài 4: Nối chữ e với tiếng có âm e

- Cho hs quan sát các bức tranh có trong SGK - Hỏi bức tranh vẽ gì?

- Trong những bức tranh con vừa nêu bức tranh nào có tiếng chứa âm e? Bức tranh nào có tiếng không chứa âm e?

- Nhận xét

- Yêu cầu hs nối chữ e với tiếng có âm e - Gv kiểm tra hs nối

- Nhận xét

- Hs trả lời - Hs trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - 4 hs đọc to - Hs quan sát - Hs trả lời - Hs trả lời

- Nhận xét - Hs đọc bài

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs thực hiện theo yêu cầu - Hs dơ bảng

- Nhận xét

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs quan sát tranh

- Hs trả lời - Hs trả lời

- Hs nối IV. Củng cố, dặn dò:6p’

- Gv chấm bài và nhận xét.

- Dặn hs về nhà luyện viết âm e và chuẩn bị bài mới.

--- Ngày soạn : Ngày 9 tháng 9 năm 2019

Ngày giảng : Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2019 Tự nhiên xã hội

Tiết 1 :

CƠ THỂ CHÚNG TA

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- HS biết được trên cơ thể chúng ta gồm 3 phần chính : đầu, mình, tay chân.

2. Kỹ năng:

- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu, mình, tay chân và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai , mắt, mũi , lưng, bụng.

3. Thái độ: Tích cực phát biểu ý kiến

(14)

* QTE : HS biết rèn luyện thói quen, ham thích hoạt động giúp cơ thể phát triển tốt để thực hiện tốt quyền được sống còn và phát triển , quyền có sức khỏe và được chăm sóc sức khỏe, quyền được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí(HĐ3, HĐ củng cố).

II.Chuẩn bị

- GV : Các hình vẽ trong bài 1 - sách giáo khoa.

- HS : SGK, vở ghi.

III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A.Kiểm tra bài cũ( 5’) B.Bài mới:

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể(8’)

- YC HS quan sát người bạn bên cạnh mình và quan sát cơ thể mình rồi nêu những bộ phận bên ngoài cơ thể mà em biết.

- Tuyên dương những HS kể được nhiều bộ phận.

- Cho HS quan sát hình vẽ phóng to và chỉ vào hình rồi nêu tên

* Kết luận: Cơ thể của chúng ta có nhiều bộ phận bên ngoài như: tay, chân, miệng, mũi, mắt, tai, …

2.HĐ2: Hoạt động của các bộ phận(8’) - Cho Hs thảo luận nhóm đôi:

+ Các bạn ở các hình đang làm gì?

+ Cơ thể của chúng ta gồm có những phần chính nào?

- Cho HS biểu diễn một số hoạt động của đầu, tay, chân,bụng…

*Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm có 3 phần chính là: đầu, mình và tay, chân. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.

3.HĐ3: Tập thể dục(8’)

*QTE: Cho HS học bài thơ:

Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay

Thể dục thế này Là hết mệt mỏi

- HD HS thực hiện các động tác tay chân, lưng theo hướng dẫn của GV.

- Hát “Đôi bàn tay xinh”- - Nghe giới thiệu

- Thực hành quan sát và nêu ý kiến trước lớp.

- Vài Hs lên chỉ vào hình và nêu tên các bộ phận

- Thảo luận nhóm đôi và trình bày ý kiến

- Thực hành biểu diễn trước lớp

- Học bài thơ

- Thực hiện theo hướng dẫn

(15)

+ Tập thể dục xong, các em cảm thấy thế nào?

*QTE :HS biết rèn luyện thói quen, ham thích hoạt động giúp cơ thể phát triển tốt để thực hiện tốt quyền được sống còn và phát triển , quyền có sức khỏe và được chăm sóc sức khỏe, quyền được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí

C.Củng cố, dặn dò ( 5’)

*QTE: Cho HS thực hành chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- HD cách chơi: Thi kể các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

- Nhận xét, tuyên dương bạn nhanh và kể được nhiều nhất.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà vẽ các bộ phận của cơ thể mình và chuẩn bị bài sau.

- Nêu ý kiến trước lớp - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe luật chơi - Hs chơi

--- Học vần

Bài 2: Âm B (Tiết 1+2)

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nhận biết được chữ và âm B

- Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng:

- KNS: Có kĩ năng hợp tác với bạn bè, kĩ năng nghe, đọc, viết và nói, kĩ năng tư duy cá nhân, kĩ năng tự tin

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II.Chuẩn bị

- GV: Gióa án, SGK, BĐD - HS: SGK, BĐD

III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi HS đọc bài trước và tìm âm e trong bảng chữ cái

- Gọi HS viết chữ e theo dòng kẻ trên bảng.

- Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

HOẠT ĐỘNG HỌC

- 4 HS đọc bài và tìm trong bảng chữ cái - 2 HS thực hiện viết trên bảng

(16)

*Giới thiệu bài(1’)

- Cho HS quan sát các tranh trong SGK và cho biết tranh vẽ gì?

- GV viết các tiếng bé, bê, bà, bóng lên bảng và cho biết trong các tiếng này đều giống nhau âm b.

- Ghi đầu bài lên bảng

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Dạy chữ, ghi âm(30’)

* Nhận diện chữ

- GV viết lại chữ b và nói: Đây là chữ b được in theo mẫu chữ in thường gồm có 2 nét: nét sổ thẳng và nét cong hở trái.

- GV dùng sợi dây để tạo thành chữ b

*Ghép chữ và phát âm - GV đọc mẫu b

- Cho HS tìm âm b trong bảng chữ cái + Muốn có tiếng be ta ghép thêm âm nào?

- Cho HS TH ghép và gắn vào bảng cài - Phân tích tiếng be: âm nào đứng trước?

âm nào đứng sau?

- GV đánh vần mẫu , đọc trơn

*Hướng dẫn viết chữ trên bảng con

- GV gắn mẫu chữ viết thường lên bảng, cho HS quan sát và rút ra nhận xét về độ cao và các nét của con chữ.

- GV giới thiệu: Đây là chữ b theo kiểu chữ viết thường, cao 5 ô li, gồm có 2 nét là nét khuyết trên và nét thắt

- GV hướng dẫn viết từng nét và yêu cầu viết bảng con

- Chỉnh sửa, tuyên dương HS

- Tiến hành tương tự với tiếng be: Lưu ý nét nối giữa b và e.

TIẾT 2 2.HĐ2: Luyện tập(30’)

*Luyện đọc

- Gv chỉ bảng cho HS đọc nhiều lần - Chỉnh sửa phát âm cho HS

*Luyện nói

- Gv nêu chủ đề luyện nói: Việc học tập của từng cá nhân

- Cho Hs quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi:

- Quan sát, trả lời cá nhân: Tranh vẽ bé, bê, bà, bóng

- Nghe giới thiệu

- Quan sát

- Nghe, đọc nối tiếp + Ghép thêm âm e

- Thực hành tìm và cài trên bảng cài - Vài Hs thực hành ghép trước lớp - Âm b đứng trước, âm e đứng sau - Đọc đồng thanh, cá nhân nhiều lần - Quan sát, rút ra nhân xét

- Quan sát, viết bảng con

- HS viết bảng con

- Đọc cá nhân, đồng thanh, nhóm

- Vài Hs nhắc lại

- Quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi và nêu ý kiến

(17)

+ Ai đang học bài?

+ Ai đang tập viết chữ e?

+ Bạn voi đang làm gì?...

+ Các bức tranh này có gì giống nhau?

*Luyện viết vở

- Cho HS nhắc lại các nét và chiều cao của chữ và tiếng

- Cho Hs thực hành viết trong vở tập viết.

- Quan sát, uốn nắn học sinh - Thu bài nhận xét, tuyên dương C.Củng cố, dặn dò ( 5’)

- Cho HS đọc lại bài - Nhận xét tiết học

- Dặn Hs về nhà đọc lại bài.

- Thực hành tập tô trong vở tập viết

- 1,2 hs đọc yếu đọc lại bài

--- Ngày soạn : Ngày 10 tháng 9 năm 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2019

Buổi sáng:

Học vần

Bài 3: DẤU /( Tiết 1+2)

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh nhận biết được dấu sắc và thanh sắc /

- Trả lời 2- 3 câu hỏi đơn giản về bức tranh trong sách giáo khoa

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng: Đọc, viết được: bé và các chữ có dấu sắc.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II.Chuẩn bị

- GV: Giáo án, bộ đồ dùng - HS: SGK, BĐD

III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gọi hs đọc bài hôm trước và tìm tiếng có âm b

- Viết bảng con B.Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Giới thiệu thanh sắc(6’) - Quan sát: Tranh vẽ gì?

- Các tiếng lá, cá, khế chó, bóng là các tiếng có thanh sắc. Tên là dấu sắc.

- GV :Dấu sắc là một nét xiên phải. Giống

- Đọc: b, e, be - Viết: b, e, be

- Quan sát và trả lời: Vẽ lá, cá, khế, chó, bóng

- Đọc: thanh sắc ( 3 HS)

- Giống cây thước đặt nghiêng

(18)

hình gì?

- Cho HS tìm dấu sắc trong bộ chữ cái.

2.HĐ2: Ghép chữ, phát âm(10’) - Cho HS dùng bảng cài: be - bé - Nhận xét vị trí dấu sắc?

- Phân tích - đánh vần - đọc trơn

- GV HD viết: Đếm lên dòng li thứ tư viết 1 nét xiên phải ( GV viết lại 2 lần nữa) - Hướng dẫn viết “bé”: lưu ý dấu sắc + Vừa học dấu gì? Trong tiếng gì?

- Trò chơi lấy đồ dùng có dấu sắc.

TIẾT 2

3.HĐ3: Luyện đọc(8’)

- GV cho HS đọc bài của tiết 1 4.HĐ4: Luyện nghe, nói(10’) - Nói về tranh 1, 2, 3, 4

+ Giống nhau? Khác nhau?

- GV chốt lại

5.HĐ5: Luyện viết(15’)

- GV cho HS viết vào vở tập viết + B1: GV giải thích từng tranh

+ B2: Tô: GV hướng dẫn cách viết lại C. Củng cố- dặn dò(4’)

- Cho HS mở sgk đọc bài trên bảng lớp về tìm dấu thanh vừa học.

- Giáo viên nhận xét giờ học

- Tìm, đưa lên và đọc.

- Cài be. Tìm dấu sắc để được tiếng bé.

- Trên âm e

- Phân tích (1), đánh vần (6,7em), đọc trơn (1/2 lớp)

- Viết chân không, viết bảng con (giơ lên, đọc: cá nhân, nhóm, lớp

- Vừa học dấu sắc trong tiếng bé

- Đọc: cá nhân- nhóm- lớp (mở sách)

- Các bạn ngồi học trong lớp, bạn gái nhảy dây, bạn gái cầm bó hoa, bạn gái đang tưới rau

- Đều có các bạn nhỏ. Khác nhau là các hoạt động

- HS viết dòng một vào bảng con, vào vở.

- Đọc CN + ĐT sgk

- Về nhà học bài tìm hiểu thanh vừa học và xem bài sau.

--- Toán

Tiết 4: Hình tam giác

I.Mục tiêu

1. Kiến thức: Nhận biết được hình tam giác nói đúng tên hình.

2. Kĩ năng: Phân biệt được hình tam giác và các đồ vật có hình tam giác.

3. Thái độ: HS thích thú với những đồ vật có hình tam giác.

II.Chuẩn bị

- GV: Giáo án,ứng dụng CNTT - HS: SGK, Bộ đồ dùng học Toán 1 III.Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

+ Tiết trước em học bài gì ? - Hs trả lời

(19)

+ Giáo viên chiếu hình vuông, hình tròn hỏi : + Đây là hình gì ?

+ Trong lớp ta có vật gì có dạng hình tròn ? B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Giới thiệu hình tam giác(12’)

- Lần lượt chiếu hình tam giác lên cho hs xem, mỗi lần đưa đều nói “đây là hình tam giác”

- Đính bảng từng hình tam giác có kích cỡ, màu sắc khác nhau và hỏi: đây là hình gì?

+ Các hình tam giác này có giống nhau không ?

* KL : Dù các hình ở bất kỳ vị trí nào, có màu sắc khác nhau nhưng tất cả các hình này đều gọi chung là hình tam giác.

- HD HS mở bộ đồ dùng và lấy tất cả hình tam giác đặt lên trên bàn

2.HĐ2: Thực hành xếp hình(13’) Bài 1,2,3 : Hs tự tô màu vào các hình

Bài 4: GV HD HS dùng hình tam giác và hình vuông khác nhau để xếp hình như vật mẫu sgk.

C. Củng cố-Dặn dò (5’) Trò chơi Tìm hình nhanh

- Mỗi đội chọn 1 em đại diện lên tham gia chơi - GV để 1 số hình lộn xộn. Khi GV hô tìm cho cô hình …

- HS phải nhanh chóng lấy đúng hình gắn lên bảng .Ai gắn nhanh, đúng đội ấy thắng

+ Ở lớp ta có đồ dùng gì có dạng hình tam giác + Hãy kể 1 số đồ dùng có dạng hình tam giác - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.

- Hình vuông, hình tròn.

- Lớp quan sát và trả lời

- ... “hình tam giác”

- Không giống nhau : Cái cao lên, cái thấp xuống, cái nghiêng qua…

-… Lấy hình tam giác trong hộp đặt lên bàn

- Hs tô màu

- Dùng các HTG và HV có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình VD:cái nhà.Cái thuyền.Cái chong chóng. Nhà có cây. con cá …

- Học sinh tham gia chơi trật tự.

Sinh hoạt

Tuần 1

I.Mục tiêu

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Đánh giá ý thức của học sinh.

- HS có thói quen phê và tự phê.

- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. Nội dung:

(20)

1. Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần qua:

a. Về nề nếp học tập:

- Các tổ trưởng nhận xét về tình hình học tập của các bạn trong nhóm mình.

- Nêu đánh giá, xếp loại các thành viên trong nhóm.

- Giáo viên nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần qua:

+ Các HĐ đang dần được ổn định . + Hầu hết lớp có đủ đồ dùng học tập

+Nề nếp xếp hàng ra vào lớp cần có ý thức hơn.

b. Về nề nếp quy định của nhà trường:

+ Các HĐ đang dần được ổn định . + Hầu hết lớp có đủ đồ dùng học tập

+ Nề nếp xếp hàng ra vào lớp cần có ý thức hơn 2. Phương hướng tuần sau:

- Nhanh ổn định các nề nếp của trường, lớp.

- Khắc phục dần những khuyết điểm còn mắc.

---

Buổi chiều:

Luyện toán

Ôn luyện b, bé

I. Mục đích yêu cầu - Ôn tập các hình đã học

- Làm được các bài tập trong sách thực hành tiếng việt và toán.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách thực hành tiếng việt và toán lớp 1 III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

1.Kiểm tra bài cũ.(5p’)

- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh 2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài.(1p’) b. Thực hành ( 25p’).

Bài 1:

- Gv nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs tô màu vào các hình tam giác - Quan sát, hỗ trợ hs

- Nhận xét bài làm của hs Bài 2:

- Gv nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu hs nối

- Quan sát và hướng dẫn hs - Nhận xét bài làm của hs - Gv hỏi hs:

+ Ở phần a hình tam giác hay hình tròn nhiều

Hoạt động của hs

- Hs thực hiện theo yêu cầu - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs thực hiện theo yêu cầu - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs dùng bút chì để nối - Lắng nghe

- Hs lắng nghe câu hỏi của gv và trả lời + Hình tam giác nhiều hơn hình tròn

(21)

hơn?

+ Ở phần a hình tam giác hay hình tròn ít hơn?

+ Ở phần b số hình ở hàng trên nhiều hơn hay ít hơn số hình ở hàng dưới?

+ Ở phần c hình nào còn thừa ra?

- Nhận xét Bài 3:

- Gv nêu yêu cầu của bài

- Cho hs hoạt động theo nhóm 4

- Gv đưa ra các hình giống trong sách để hs thực hành ghép

- Gv quan sát các nhóm hoạt động

- Các nhóm lần lượt đưa ra các hình đã ghép được

- Nhận xét Bài 4:

- Gv nêu yêu cầu của bài - Hướng dẫn hs cách tô màu - Yêu cầu hs tô màu vào các hình - Quan sát, hỗ trợ hs

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:6p’

- Gv chấm bài và nhận xét.

- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

+ Hình tròn ít hơn hình tam giác

+ Số hình hàng trên nhiều hơn số hình ở hàng dưới

+ Số hình vuông còn thừa ra

- Theo dõi nhận xét câu trả lời của bạn - Hs lắng nghe yêu cầu của bài

- Hs làm theo yêu cầu của gv - Hs thực hành ghép các hình

- Các nhóm đưa ra các hình mà nhóm mình đã ghép được

- Quan sát và nhận xét nhóm bạn - Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs tô màu vào các hình - Hs lắng nghe gv nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs làm thep yêu cầu ---

Luyện tiếng việt

Ôn luyện b, bé

I. Mục đích yêu cầu

- Nhận biết được chữ và âm b.

- Đọc được âm b. Làm được các bài tập trong sách thực hành tiếng việt và toán.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách thực hành tiếng việt và toán lớp 1 III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

1.Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra sách vở ,đồ dùng của học sinh - Yêu cầu hs viết âm e

- Nhận xét, tuyên dương 2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài.(1p’) b. Thực hành ( 25p’).

Bài 1: Tìm tiếng có âm b

- Cho hs quan sát các bức tranh có trong SGK

Hoạt động của học sinh

- Hs thực hiện theo yêu cầu - Hs viết âm e

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs quan sát tranh

(22)

- Hỏi bức tranh vẽ gì?

- Trong những bức tranh con vừa nêu bức tranh nào có tiếng chứa âm b?

- Nhận xét - Gv kết luận

- Cho hs đọc lại các tiếng có chứa âm b Bài 2: Tên bạn nào trong lớp em có âm b

- Cho hs đứng tại chỗ nêu tên bạn trong lớp có âm b - Nhận xét

- Cho hs tìm tên của bạn mình ngoài lớp học coa âm b - Nhận xét, tuyên dương

Bài 3: Tìm chữ b trong bộ chữ của em

- Yêu cầu hs mở bộ đồ dùng của mình và lấy âm e - Yêu cầu hs dơ bảng

- Nhận xét

Bài 4: Ai, con gì, cái gì được gọi là bé?

- Cho hs quan sát các bức tranh có trong SGK - Bức tranh vẽ gì?

- Vậy ai được gọi là bé?

- Con như thế nào được gọi là bé - Đồ vật như thế nào được gọi là bé?

- Hs trả lời - Hs trả lời - Nhận xét - Hs đọc

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs đứng tại chỗ nêu

- Nhận xét - Hs nêu

- Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs mở bộ đồ dùng

- Hs tìm âm b và dơ bảng - Hs lắng nghe yêu cầu của bài - Hs quan sát tranh

- Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời IV. Củng cố, dặn dò:6p’

- Gv chấm bài và nhận xét.

- Dặn hs về nhà luyện viết âm b và chuẩn bị bài mới.

Nguyễn Huệ, ngày...tháng...năm 2019 Tổ trưởng kí duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

*TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có